
7 minute read
2.2.2Thí nghiệm của học sinh
- Bước 1: Xác định các câu hỏi định hướng. - Bước 2: Các thao tác tiến hành thí nghiệm + Chọn hóa chất, dụng cụ: dung dịch axit sunfuric đặc, nước, hai cốc thủy tinh 100ml, 2 pipet. + Thao tác chuẩn bị thí nghiệm: nhấp chuột kéo biểu tượng lọ hóa chất axit sunfuric đặc và lọ đựng nước ra ngoài giao diện làm thí nghiệm; nhấp chuột kéo biểu tượng cốc thủy tinh 100ml và biểu tượng pipet, làm hai lần; sắp xếp vị trí hóa chất và dụng cụ. + Thao tác tiến hành thí nghiệm: cho vào cốc số 1 axit sunfuric đặc, cho vào cốc số 2 nước; sau đó cho vào cốc số 1 nước và cho vào cốc số 2 axit sunfuric đặc; quan sát hiện tượng bằng cách quan sát sự dịch chuyển của các ion; giải thích hiện tượng quan sát được. - Bước 3: Chia sẻ/ trao đổi của các nhóm trên các tiêu chí: vị trí đặt hóa chất/dụng cụ, cách lấy hóa chất/dụng cụ, cách sắp xếp hóa chất/dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, giải thích hiện tượng. - Bước 4: Tổng kết, lưu ý khi thực hiện thí nghiệm: trong thực tế không được thực hiện pha loãng axit sunfuric đặc trái quy tắc vì rất nguy hiểm, sử dụng axit sunfuric đặc phải thực hiện ở trong tủ hút.
2.2.2 Thí nghiệm của học sinh
Advertisement
2.2.2.1 Lý luận về thí nghiệm của HS Thí nghiệm của HS được tiến hành khi nghiên cứu tài liệu mới hoặc khi củng cố, hoàn thiện kiến thức mới. Thí nghiệm HS khi nghiên cứu tài liệu mới giúp HS hình thành khái niệm khoa học chính xác, có hiệu quả. Từ đó, HS sẽ có nhận thức sâu sắc về kết quả mà họ thực hiện được . Do đó, nội dung bài học được khắc sâu vào nhận thức của HS. Thí nghiệm của HS khi củng cố, hoàn thiện kiến thức mới có nhiệm vụ là củng cố, ôn tập những kiến thức mà HS đã học được
trước đó. Bên cạnh đó, HS cũng được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích hiện tượng quan sát được. Thí nghiệm của HS có thể chia làm 4 loại. Loại 1 là thí nghiệm đồng loạt khi học bài mới để nghiên cứu một hay một vài nội dung của bài học. Loại 2 là thí nghiệm thực hành ở lớp nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Loại 3 là thí nghiệm ngoại khóa như các thí nghiệm vui về hóa học được tổ chức ngoài giờ lên lớp, tại nhà,… Loại 4 là thí nghiệm ở nhà là những thí nghiệm GV giao cho HS làm ở nhà riêng. 2.2.2.2 Thí nghiệm của HS được được thiết kế bằng phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile Chemistry 6.05
Thí nghiệm so sánh sự giống nhau giữa axit sunfuric đặc và loãng


CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu 1: Axit sunfuric đặc thể hiện tính axit khi tác dụng với chất gì? Câu 2: Fe, Cr, Al khi tác dụng với axit sunfuric đặc nguội thì xảy ra hiện tượng gì? Câu 3: Cần phải chọn hóa chất như thế nào để minh họa được sự giống nhau về tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric đặc và loãng?
Quy trình thiết kế thí nghiệm so sánh sự giống nhau giữa axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng: - Bước 1: Xác định các câu hỏi định hướng. - Bước 2: Các thao tác tiến hành thí nghiệm + Chọn hóa chất, dụng cụ: dung dịch axit sunfuric đặc, dung dịch axit sunfuric loãng, dung dịch Ba(OH)2, bột CuO, muối CaCO3, 8 ống nghiệm thủy tinh, 3 pipet và hai tờ giấy chỉ thị màu vạn năng. + Thao tác chuẩn bị thí nghiệm: nhấp chuột kéo lần lượt các biểu tượng hóa chất ra ngoài giao diện làm thí nghiệm; nhấp chuột kéo biểu tượng ống nghiệm thủy tinh và pipet, lặp lại đến khi đủ số lượn, nháp chuột kéo biểu tượng giấy chỉ thị màu vạn năng ra giao diện làm thí nghiệm; sắp xếp vị trí hóa chất và dụng cụ. + Thao tác tiến hành thí nghiệm: cho vào cặp ống nghiệm thứ nhất lần lượt dung dịch axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng, tương tự với ba cặp ỗng nghiệm còn lại. Đối với cặp ông nghiệm thứ nhất, nhúng đầu giấy chỉ thị màu vạn năng vào trong hai ống nghiệm, quan sát hiện tượng; giải thích hiện tượng quan sát được. Tương tự với ba cặp ống nghiệm còn lại, cho hóa chất phản ứng vào, quan sát hiện tượng và giải thích.

- Bước 3: Chia sẻ/ trao đổi của các nhóm trên các tiêu chí: vị trí đặt hóa chất/dụng cụ, cách lấy hóa chất/dụng cụ, cách sắp xếp hóa chất/dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, giải thích hiện tượng. - Bước 4: Tổng kết, lưu ý khi thực hiện thí nghiệm: sử dụng axit sunfuric đặc phải thực hiện ở trong tủ hút, tuyệt đối không được đùa nghỉ khi làm thí nghiệm với dung dịch axit sunfuric đặc.
Thí nghiệm so sánh sự khác nhau giữa axit sunfuric đặc và loãng


CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu 1: Trong dung dịch axit sunfuric đặc, S+6 thể hiện tính gì? Điều này dẫn đến tính chất gì của axit sunfuric đặc? Câu 2: Cần phải chọn hóa chất như thế nào để thể hiện được sự khác nhau về tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric đặc và dung dịch axit sunfuric loãng.
Quy trình thiết kế thí nghiệm so sánh sự khác nhau giữa axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng: - Bước 1: Xác định các câu hỏi định hướng. - Bước 2: Các thao tác tiến hành thí nghiệm + Chọn hóa chất, dụng cụ: dung dịch axit sunfuric đặc, dung dịch axit sunfuric loãng, bột Cu, bột Fe, bột S, 6 ống nghiệm thủy tinh, 2 pipet và ba đèn Bunsen. + Thao tác chuẩn bị thí nghiệm: nhấp chuột kéo lần lượt các biểu tượng hóa chất ra ngoài giao diện làm thí nghiệm; nhấp chuột kéo biểu tượng ống thủy tinh và đèn Bunsen, lặp lại đến khi đủ số lượng; sắp xếp vị trí hóa chất và dụng cụ. + Thao tác tiến hành thí nghiệm: cho vào cặp ống nghiệm thứ nhất lần lượt dung dịch axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng, tương tự với hai cặp ống nghiệm còn lại. Đối với cặp ông nghiệm thứ nhất, thả vào mỗi ống nghiệm khoảng 1g bột Cu, quan sát hiện tượng; giải thích hiện tượng quan sát được. Tương tự với hai cặp ống nghiệm còn lại, cho hóa chất phản ứng vào, quan sát hiện tượng và giải thích. - Bước 3: Chia sẻ/ trao đổi của các nhóm trên các tiêu chí: vị trí đặt hóa chất/dụng cụ, cách lấy hóa chất/dụng cụ, cách sắp xếp hóa chất/dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, giải thích hiện tượng. - Bước 4: Tổng kết, lưu ý khi thực hiện thí nghiệm: để so sánh tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric, cần đung nóng.

Thí nghiệm minh họa tính háo nước của axit sunfuric đặc


CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu 1: Dung dịch axir sunfuric đặc thể hiện tính gì khi phản ứng với các hợp chất hữ cơ? Câu 2: Cần phải chọn hóa chất như thế nào để thể hiện được tính háo nước của dung dịch axit sunfuric đặc? Câu 3: Đổ trực tiếp axit sunfuric ra ngoài môi trường gây tác hại gì? Quy trình thiết kế thí nghiệm minh họa tính háo nước của dung dịch axit sunfuric đặc. - Bước 1: Xác định các câu hỏi định hướng. - Bước 2: Các thao tác tiến hành thí nghiệm + Chọn hóa chất, dụng cụ: dung dịch axit sunfuric đặc, đường saccarozo dạng rắn, 1 ống nghiệm thủy tinh, 1 pipet. + Thao tác chuẩn bị thí nghiệm: nhấp chuột kéo lần lượt các biểu tượng hóa chất ra ngoài giao diện làm thí nghiệm; sắp xếp vị trí hóa chất và dụng cụ.