
4 minute read
2.1.5. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế của thực trạng trên
- GV sử dụng thí nghiệm thì không biết cách tận dụng thí nghiệm để tổ chức DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dạy học theo các giai đoạn của phương pháp TN. GV chỉ tiến hành thí nghiệm một cách đơn giản là minh họa lại kiến thức đã thuyết trình, thông báo. - GV chưa tận dụng được kiến thức cũ và ít có liên hệ kiến thức được học với thực tế. - GV chỉ chú ý tới việc thông báo giảng giải những nội dung chính sao cho rõ ràng, dễ hiểu. Rất ít GV thấy được tiềm năng của phần này trong việc phát triển tư duy của HS, phát triển các kỹ năng, kỹ xảo của hoạt động trí và chân tay, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. - Hầu hết GV chưa biết cách khai thác kiến thức và tổ chức giờ học tạo ra hứng thú nhận thức ở HS, tổ chức cho HS thảo luận và làm thí nghiệm theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ, đồng thời phát triển kĩ năng thực hành và hình thành kiến thức một cách vững chắc. * Về phương pháp học của HS: - Nhìn chung trình độ HS chưa cao. Phương pháp học của HS vẫn còn nặng nề về nghe, ghi nhớ và tái hiện. HS chưa quen với lối học chủ động, tích cực. - HS chưa có nhiều kĩ năng thực hành khiến cho GV mất thời gian trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm. - Việc học tập của HS còn mang nặng tính chất đối phó với các kì thi nên chưa khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo của HS. * Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cần phải kể đến như: - Việc đánh giá giờ dạy của GV còn nhiều bất cập, theo một khuôn cứng, chưa có hướng dạy học mở, làm cho GV có tâm lí ngại thay đổi PPDH. - Phương tiện và thiết bị dạy học cần thiết đã được trang bị nhưng chất lượng chưa đảm bảo, nhiều thiết bị thí nghiệm sử dụng một vài lần là bị hỏng. Trường không có phòng học bộ môn, do đó để có thể tổ chức một giờ học GV phải di chuyển dụng cụ thí nghiệm đến phòng học của mỗi lớp gây khó khăn và mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như làm thất lạc hay hư hỏng. - Số lượng HS đông (gần 45 HS/lớp) 2.1.5. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn, hạn chế của thực trạng trên Để có thể khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên, theo tôi cần có những điều kiện cơ bản sau: - Trường cần trang bị phòng học bộ môn để thuận lợi cho GV tổ chức dạy học tích cực, phòng thí nghiệm cần có cán bộ có chuyên môn phụ trách, thiết bị dạy học phải đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, giảm sĩ số HS của mỗi lớp.
- GV cần tăng cường vận dụng các PPDH tích cực vào từng giờ dạy sao DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cho GV là người tiên phong trong việc đổi mới cách dạy và điều chỉnh, định hướng cách học của HS theo hướng tích cực. Chủ động tạo môi trường học tập thoải mái, thay đổi sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với nhau. - Đổi mới quy chế cho điểm, kiểm tra đánh giá hiện nay cho phù hợp với mục tiêu dạy học mới. Cần thiết phải đánh giá cả quá trình học tập của HS chứ không chỉ chỉ riêng đánh giá kết quả học tập của HS. Đồng thời cần phát huy vai trò tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS. - Đổi mới đánh giá giờ dạy của GV, tập trung vào đánh giá việc tổ chức, điều khiển các hoạt động tích cực của HS. - Sử dụng nhưng không lạm dụng các phương tiện dạy học và thiết bị dạy học hiện đại. Ở trên tôi đã phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy và học của GV và HS, cũng như đề xuất một số biện pháp khắc phục. Vậy thì, làm thế nào để xây dựng những kiến thức trên một cách khoa học, phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, các kiến thức phải được kiểm nghiệm và được thực hành áp dụng trong từng tình huống cụ thể, mà những việc này được thực hiện trong thời gian của một giờ học chính khóa? Nếu tổ chức thành công thì kiến thức bài học là do HS tự chiếm lĩnh, HS sẽ khắc ghi kiến thức sâu sắc và bền vững, cũng như linh hoạt vận dụng các kiến thức đã học vào những hiện tượng thực tế,… góp phần giải quyết cơ bản những khó khăn, hạn chế nêu trên. Ở trong đề tài này, để đáp ứng yêu cầu đặt ra, tôi mạnh dạn nêu ra và áp dụng PPDH tích cực là dạy học theo góc bài “Tán sắc ánh sáng”, sẽ được tôi trình bày ở phần tiếp sau đây.
Advertisement