
7 minute read
1.2.2. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục
from Quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ độn
by CaleRenner
Chỉ đạo – lãnh đạo vừa có ý nghĩa chỉ thị, vừa tác động ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử dụng đúng quyền lực của người quản lý. Chỉ đạo - lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chỉ đạo - lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. Nội dung công tác chỉ đạo bao gồm: chỉ đạo lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau: người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạtcủa hoạt động; đối chiếu, đo lường kết quả sự thành đạt so với chuẩn mực đã đề ra; điều chỉnh những sai lệch và hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần [23].
Advertisement
Ngoài bốn chức năng cơ bản này, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc xử lý thông tin kịp thời và có độ tin cậy cao sẽ giúp cho tổ chức có quyết định đúng đắn. Viện sỹ Berg cho rằng: “thông tin là thể nền của quản lý”[4].
Thông tin là nguồn lực nhưng không giống như những nguồn lực vật chất, thông tin tự nó không tham gia vào việc xác định giá trị của mình. Thông tin không có giá trị nội tại mà giá trị của thông tin được xác định bởi người sử dụng nó để ra quyết định. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Quốc Chí đã nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: “không có thông tin không có quản lý” [8]. Hay như nhà toán học Liên Xô (cũ) Konmogorop khẳng định: “ bản chất của hoạt động quản lý là sự vận động của thông tin”[4].
1.2.2. Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội với bản chất là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ con người nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc nói riêng và loài người nói chung được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và không ngừng phát triển. 10
Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhắm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra. Các quan hệ QLGD thể hiện tính khách quan và chủ quan. Mặt khách quan thể hiện ở chỗ, các quan hệ quản lý giáo dục chịu sự chi phối của đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của giai cấp nắm quyền quản lý nhà nước và vận động theo các quy luật giáo dục, quy luật quản lý. Mặt chủ quan thể hiện ở chỗ, các mối quan hệ đó đều thông qua con người, do con người xây dựng lên và hoàn thiện chúng để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý. Quản lý giáo dục có sự khác biệt với các lĩnh vực khác, nhất là quản lý kinh tế - xã hội, thể hiện ở một số đặc trưng chung: - Rất khó xác định rõ ràng các mục đích cụ thể, tường minh, lượng hóa của các thiết chế giáo dục. - Việc đạt được các mục đích phải mất nhiều năm và rất khó đo lường, đánh giá cụ thể kết quả các mục đích đó. - Sự hiện diện của trẻ em, thanh thiếu niên là tâm điểm của các cơ sở giáo dục – đào tạo và trong quá trình giáo dục đào tạo làm tăng thêm độ khó khăn trong việc đo lường đánh giá kết quả. - Người quản lý và người giáo viên ở các cơ sở đào tạo đều có chung một căn bản chuyên nghiệp, với những giá trị được chia sẻ, được đào tạo và có những kinh nghiệm không khác nhau nhiều. Chính vì có sự khác biệt như vậy nên quản lý giáo dục cũng có các mô hình quản lý riêng, vừa có đặc điểm chung của các mô hình quản lý kinh tế - xã hội, vừa có đặc thù riêng chỉ có ở quản lý giáo dục. Trước thế kỷ XX đã có nhiều nhà sư phạm đặt nền móng cho việc nghiên cứu quản lý giáo dục. Những tài liệu mô tả hoạt động của “những người quản lý nhà trường” có thể được coi là tài liệu đầu tiên đã xuất hiện vào thời kỳ Phụchưng trong cuốn sách của nhà giáo dục người Đức Johann Sturm (1507-1589). Nhà sư phạm lỗi lạc Cô-men-xki (1592-1670) khi đặt nền móng cho hệ thống các nhà trường đã tạo cơ sở ra đời của vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý giáo dục là “Tổ chức hệ thống giáo dục” trên quy mô toàn bộ xã hội. Mặt khác, Cô-men-xki lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục học đã nhấn mạnh đến 11
sứ mệnh cao cả của người giáo viên, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao đối với họ như là một tấm gương trong việc giáo dục, giảng dạy học sinh. Nhà sư phạm người Nga U-sin-xki (1824-1870) đã dành những phần đáng kể trong toàn bộ những công trình giáo dục đồ sộ của mình để nghiên cứu về tính chất, mục tiêu giáo dục của nhà trường, về tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường với những quan điểm giáo dục dân chủ, dân tộc và nhân dân. Tại Mỹ, nhà giáo dục-thực dụng chủ nghĩa John Dewey (1859-1952) đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục. Ông đã đưa ra những quan điểm thực dụng chủ nghĩa về giáo dục và đã có những đóng góp để hình thành nên quan niệm về mối liên hệ giữa nhà trường và xã hội, nhận định về một nền giáo dục hướng tới một kết quả cụ thể. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX xuất hiện những công trình nghiên cứu có tính hàn lâm của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) về những khía cạnh khác nhau của quản lý giáo dục. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã lần lượt cho ra đời những tài liệu vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn về quản lý hai quá trình sư phạm chủ yếu diễn ra trong nhà trường: quản lý quá trình dạyhọc và quản lý quá trình giáo dục. Năm 1987, Viện Quản lý và Kinh tế Giáo dục thuộc Viện hàn lâm sư phạm (Liên Xô cũ) đã tổng kết các thành tựu nghiên cứu về trường học trong nhiều năm trong cuốn “Những cơ sở của quản lý nội bộ trường học”.[23] Tại các nước phương Tây, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục cũng rất sôi động. Năm 1968, các tác giả Jacob W.Getzels, James M.Lipham, Roald F.Campbell đã cho ra đời cuốn sách “Quản lý giáo dục như một quá trình xã hội: Lý thuyết, nghiên cứu, thực tiễn”. Đầu những năm 90, UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc – đã xuất bản cuốn sách có tính cẩm nang về kỹ năng quản lý giáo dục mang tựa đề “Kế hoạch hóa giáo dục vi mô” (Micro-Level Educational Planning and Management). Năm 1991, tác giả Thomas J.Seriovanni công bố công trình: “Nghề hiệu trưởng-một triển vọng thực tế được phản ánh”. 12