10 minute read

1.3.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT (thể chất và tâm lý

bộ. Về tư duy, từ tư duy cụ thể, tư duy lấy cái tôi làm trung tâm đã phát triển tới tư duy logic, trừu tượng. Về mặt học tập, động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực học tập đều được nâng cao. Vì các môn học nhiều thêm, nội dung đã phân biệt, nên tư duy trừu tượng logic được dịp phát triển mạnh. Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao. Do thân hình lớn vổng lên, chuyển hoá trong cơ thể mạnh mẽ, hiếu động luôn chân luôn tay, tựa như toàn thân chỗ nào cũng dư thừa sức lực, nhất là trong những hoạt động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham, mọi trường hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân. Có khi làm đến cật lực mà lòng cảm thấy rất hào hứng, quên mất sự điều chỉnh sao cho thoả đáng, do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tóm lại, thời kỳ này đã thể hiện đầy đủ người thanh niên có lý tưởng, có lòng tiến thủ và dồi dào sức khỏe.

b.Tính tình: Ở bước đầu và bước vào giữa của tuổi dậy thì, có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính tình rất không ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Sở dĩ gọi là tính lưỡng cực trong tính nết của thanh niên là, họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và phủ định, tích cực và tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn.... Ví dụ xem một bộ phim có ý nghĩa, nghe buổi nói chuyện cảm động, liền hạ quyết tâm, noi gương nhân vật anh hùng điển hình, làm người tốt việc tốt. Nhưng khi bị bạn bè hoặc bạn học châm chọc dè bỉu, thì họ lại dễ thối chí bỏ cuộc, cho mình là ngốc nghếch. Tính hai cực ở thanh niên, tất nhiên có nguồn gốc ở cơ chế sinh lý, nhưng nó có nguyên nhân xã hội. Nếu phân tích theo cơ chế sinh lý thì, tính nết là kết quả của hoạt động phối hợp của vỏ đại não và thần kinh giao cảm dưới lớp vỏ đó. Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển rất mau lẹ, nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hoàn hảo, nên có đặc trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường. Còn nếu phân tích theo nguyên nhân xã hội thì thanh niên có

Advertisement

nhiều nhu cầu rất mãnh liệt, ra sức muốn biểu hiện sức lực của mình. Nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính cách phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân, cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nguyện vọng và hiện thực không thống nhất được, nên dẫn đến những xao động rất lớn trong tính tình. Nhưng nhìn chung vẫn là tính nết mạnh mẽ, tình cảm phong phú và nhiệt tình sôi sục, đó vốn là mặt chủ đạo của tuổi này. c. Hướng phát triển cá tính: Ở thời kỳ này sự tự quan sát, tự đánh giá, tự thể hiện, tự đôn đốc, tự khống chế... đều được tăng cường. Đây là thời kỳ mà học sinh đã bắt đầu có cảm nghĩ mình là người lớn, thầm lặng cảm thấy mình đang lớn dần thành người lớn. Vì tự ý thức được như thế nên tính tự giác cũng được nâng cao nhanh chóng, luôn hướng lên trên, ngả theo lẽ phải, nôn nóng tìm kiếm cái cốt lõi của cuộc sống. Ý thức xã hội được tăng cường mau chóng, rất nhạy bén với mọi biến động của xã hội, dám nói lên ý kiến và nhận định của bản thân và khao khát muốn được người khác đánh giá, hết sức quan tâm đến sự phát triển tài năng bản thân và trau dồi đạo đức, phẩm chất. Khả năng tự kiềm chế dần được nâng cao, hành vi thiếu tự chủ dần giảm bớt, biết khống chế hành vi của mình theo khuôn phép của xã hội. Nếu so với người lớn thì ở tuổi này còn dễ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài, bởi tính nết, tình cảm. Đây là thời kỳ quan trọng để phát triển tính cách và ý thức đạo đức. d. Hướng phát triển tâm lý giới tính Ở tuổi dậy thì có thể chia tâm lý về giới tính ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn có ý thức phân biệt người khác giới, khi đến tuổi 14-15, thiếu niên nam nữ bắt đầu phát dục, đặc trưng thứ 2 về giới tính đã lộ rõ, biến đổi về sinh lý dẫn đến biến đổi về tâm lý, ý thức được sự khác nhau giữa hai giới, bắt đầu có thái độ né tránh bạn khác giới. Khi không né tránh được thì thẹn thùng, xấu hổ. Trong giai đoạn này thân thể đã phát triển đến mức gần như người lớn,

thanh niên nam nữ thích gần nhau, nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau. Giai đoạn “mối tình đầu” cũng là cuối kỳ tuổi dậy thì. e. Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai Học sinh Trung học phổ thông là những người đang học ở các lớp cuối của hệ thống giáo dục phổ thông. Việc chọn nghề và tính tự quyết mang tính đạo đức - xã hội là quan trọng nhất của lứa tuổi này. Về bản chất thì đây là các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề bởi vì chúng không chỉ trả lời cho câu hỏi học sinh đặt ra “Mình sẽ là ai?” trong khuôn khổ của sự phân công lao động xã hội (lựa chọn ngành nghề), mà còn trả lời câu hỏi “Mình sẽ là người như thế nào?” (sự tự quyết mang tính đạo đức). Việc chọn nghề gì sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời của học sinh, vì thế, khác với học sinh trung học cơ sở, ý thức chọn nghề ở học sinh Trung học phổ thông có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách. Tự quyết nghề nghiệp là một quá trình nhiều giai đoạn, có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, đó như là một loạt các nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trước người thanh niên và người thanh niên này phải giải quyết trong một thời gian xác định. Thứ hai, như một quá trình ra quyết định, qua đó, một mặt, cá nhân thiết lập sự cân bằng giữa những mong muốn với thiên hướng của mình, mặt khác, giữa mong muốn của mình với hệ thống phân công lao động xã hội. Thứ ba, như một quá trình hình thành phong cách sống của cá nhân mà hoạt động nghề nghiệp là một phần trong đó. Như vậy, chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân, mà còn cả với xã hội nữa. 1.4. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp 1.4.1. Đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ [10]

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. - Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tếxã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. - Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. - Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào

tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: - Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. 1.4.2. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dục của bậc học, của khối lớp về kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học kỳ để

This article is from: