7 minute read

Hình 3.6 Nấm Paecilomyces sp. phát triển trên các môi trường khác nhau sau

Khi bị tuyến trùng tấn công: - Trên mặt đất: cây bị lùn cằn cỗi và chuyển màu vàng. Cây bệnh nặng có thể chết. - Dưới mặt đất: hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng. nốt sưng bắt đầu to lên khi bệnh phát triển nặng, lúc đầu bướu có màu trắng, sau chuyển thành nâu, cuối cùng có thể bị nát ra, khi đó rễ bị thối đen.

1.3 Một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng thực vật 1.3.1 Chọn giống

Advertisement

Cần chọn giống không bị nhiễm bệnh và các giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở những vùng canh tác khác nhau…thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, không lấy giống từ vườn bị tuyến trùng, xử lý giống trước khi trồng bằng một số loại thuốc phòng trị nhiễm tuyến trùng với nồng độ 0,1% (10gram/lít nước) trong 20 phút.

1.3.2 Ngăn ngừa

Để ngăn ngừa sự lây lan phát triển của tuyến trùng người ta có thể chọn giống sạch bệnh, giống chịu bệnh, kiểm tra vệ sinh đồng ruộng, xử lý các nông cụ và hạn chế tưới tràn.

1.3.3 Luân canh

Đây được coi là biện pháp quản lý tuyến trùng đơn giản. Các cây luân canh là cây miễn nhiễm hoặc có khả năng chống chịu cao với một hoặc một vài loại tuyến trùng. Dùng những cây trồng xen mà rễ của chúng bài tiết ra các chất mang tính xua đuổi tuyến trùng: cúc vạn thọ (Tagetes patula, T. erecta) làm giảm số lượng Pratylenchus pratensis và P. Crenatus. Gieo 1 – 2 lần trong 3 – 4 năm trên đất nhiễm Pratylenchus sp.. Đất trồng thuốc lá luân canh với cây trồng nước, trồng đậu và không trồng cây họ cà, kết hợp với trồng xen cây cúc vạn thọ.

1.3.4 Biện pháp canh tác

Các biện pháp bao gồm: Gieo trồng sớm, làm khô ruộng, làm ngập nước, luân canh, xen canh, bón chất hữu cơ… Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây.

1.3.5 Biện pháp hóa học

Từ những năm 1970 trở lại đây các loại thuốc hóa học khác nhau đã được sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại thuốc xông hơi, các loại thuốc không xông hơi. Tuy nhiên biện pháp này lại gây hậu quả xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt thuốc hóa học cũng làm cho nhiều loại tuyến trùng trở nên kháng thuốc. Do đó cũng chỉ nên dùng thuốc hóa học trong trường hợp cần thiết và phải sử dụng chúng một cách hợp lý. Đưa thuốc vào độ sâu 35 – 40 cm đã cày bừa kỹ, ẩm độ 75% và nhiệt độ phải phù hợp trong thời điểm cần xử lý với từng loại thuốc. Dùng thuốc vào đúng giai đoạn mẫn cảm nhất của tuyến trùng, có thể thực hiện trước khi trồng, sau khi thu hoạch và trong bảo quản.

1.3.6 Biện pháp vật lý

Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, hầu hết tuyến trùng ký sinh thực vật bị phá hủy ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút. Do đó sử dụng các biện pháp như:  Xử lý khói (khử trùng đất bằng khói).  Phơi nắng: đồng ruộng được phay đất và tháo nước cạn sau đó phủ các tấm polyetylene, hiệu quả được chứng minh đạt kết quả tốt.  Khử trùng bằng nhiệt điện: được áp dụng trong các nhà kính hoặc vườn cây quý, khi nhiệt độ được duy trì ở 500C trong vòng một giờ thì hầu hết tuyến trùng bướu rễ trong đất bị chết, bằng nhiệt vi sóng.  Đốt đồng sau khi thu hoạch, khử trùng nguyên liệu gieo trồng bằng nhiệt.  Chiếu xạ: làm giảm khả năng thụ tinh, làm chậm sự phát triển cơ quan sinh dục, giảm lượng trứng đẻ, làm trứng nở chậm và làm biến đổi hình thái tuyến trùng.

 Tất cả các phương pháp trên đều đem lại hiệu quả cao nhưng giá thành cao và chỉ ứng dụng ở qui mô nhỏ như nhà lưới hoặc phòng thí nghiệm.

1.3.7 Biện pháp sinh học

Tuyến trùng ký sinh thực vật bị tấn công bằng các loại thiên địch trong đất như: virus, vi khuẩn, nấm, đơn bào, côn trùng và tuyến trùng ăn thịt. Sử dụng các vi sinh vật đối kháng có ở trong đất, các tuyến trùng ăn thịt, nấm ký sinh bậc 2 dùng để tiêu diệt tuyến trùng.

Sử dụng các loại phân ủ (compost) có nguồn gốc thực vật cũng là một hướng mới trong phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật. Sự phân hủy chất hữu cơ sẽ giải phóng các hợp chất gây độc cho tuyến trùng ký sinh. Đặc biệt, sự phân giải các chất từ phế thải thực vật sẽ giải phóng các axit hữu cơ như axetic, propionic và butyric, nồng độ các chất này có thể được lưu giữ một vài tuần trong đất và có thể giết chết một vài loại tuyến trùng. Bón phân kali cân đối giữa N.P.K bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt , khả năng chống chịu cao, tạo điều kiện pH trong đất trung hòa kiềm để giảm khả năng sinh sản của tuyến trùng. Phân vi lượng (Bo, Mn, Cu,…) làm giảm tuyến trùng bướu rễ cà chua 50 – 60%, năng suất tăng 30 – 40% (Treskov, 1962). Các chất phế thải khác nhau có thể bổ sung vào đất làm tăng lượng hữu cơ trong đất như: phân từ các động vật nuôi, bùn cống rãnh, rác thải đô thị, rơm rạ, bèo lục bình, và các phế thải sau thu hoạch, phế thải trong các nhà máy chế biến nông nghiệp các loại phế thải khác sau khi chưng cất dầu (bánh dầu của cây dầu mè, neem…) đều có thể được sử dụng như là nguồn hữu cơ bổ sung cho đất cũng như rất có hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng.

1.4 Giới thiệu về nấm kí sinh Paecilomyces sp. 1.4.1 Vị trí phân loại và phân bố của nấm Paecilomyces sp.

Vị trí phân loại của nấm Paecilomyces sp. theo hệ thống phân loại thuộc lớp Nấm bất toàn Deuteromycetes, họ Moniliaceae, bộ nấm bông Monilales, lớp nấm bất toàn Hyphomycetes và thuộc ngành phụ Nấm bất toàn Deuteromycotina (Wang. X. X., 2007). Hệ thống phân loại nấm bất toàn (theo Saccardo, 1880, 1886) chủ yếu

là căn cứ vào đặc điểm của bào tử trần, bộ máy bào tử trần cũng như đặc điểm phát sinh bào tử trần. Có rất nhiều loài trên thế giới, khoảng 31 loài và phân bố trên diện rộng trong đó có thể kể đến là Paecilomyces farinosus, Paecilomyces fumosoroseus, Paecilomyces amoeneroseus, Paecilomyces javanicus, Paecilomyces tenuipes, Paecilomyces cicadae, Paecilomyces lilacinus... (trích dẫn bởi Nguyễn Phước Vĩnh, 2008).

Nấm Paecilomyces sp. dễ dàng tìm thấy ở đất tơi xốp, phân hữu cơ và thức ăn, xác bã hữu cơ, dư thừa thực vật. Chúng hiện diện ở những nơi ẩm ướt cả trong phòng và ngoài tự nhiên. Một số loài quan trọng trong phòng trừ sinh học như:  Paecilomyces carneus: phân lập từ đất và xác chết côn trùng.  Paecilomyces farinosus: phân lập từ đất.  Paecilomyces fumosoroseus: phân lập từ đất bơ, gelatin, côn trùng.  Paecilomyces lilacinus: phân lập từ xác bã hữu cơ, đôi khi ở côn trùng chết, rừng cao su (Crop Protection Compennium, 2002).

1.4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Paecilomyces sp.

Theo sự mô tả đặc điểm các loài trong chi Paecilomyces của tác giả Samson (1974, 1988, 2004) thì có một số nhóm loài có hình thái rất giống nhau. Mặt khác khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, nấm có một số thay đổi về mặt hình thái tuỳ thuộc vào những điều kiện và môi trường nuôi cấy khác nhau. Nấm Paecilomyces sp. đặc trưng bởi những đặc điểm:  Đại thể: Khuẩn lạc lúc đầu màu trắng sau chuyển sang màu hồng, tím nhạt, cũng có loài màu vàng, lục nhạt hoặc vàng nâu. Sợi nấm mềm, phát triển, đa số có vách ngăn ngang, trong suốt và rộng từ 2,5 – 4 µm. Khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo hay một số cơ chất tự nhiên, khuẩn lạc thường mọc theo hình tròn đồng tâm, dạng thảm nhung hoặc dạng bó sợi.  Vi thể: Cuống bào tử phân nhánh, đơn độc hoặc thành bó, mức độ phân nhánh của nấm phình to, phân bố không đều hoặc thành vòng, có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn đường kính của sợi nấm, phía trên nhỏ và uốn cong. Thể bình

This article is from: