SAEPS

Page 1

SAEPS Dự án Hỗ trợ

giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học Chương trình Hợp tác Phát triển về Văn hoá giữa Việt Nam và Đan Mạch

2006 - 2010

Xin trân trọng cảm ơn: Tất cả các đối tác và các thành viên tham gia Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mỹ thuật Cấp Tiểu học Việt Nam - Đan Mạch

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Mạng lưới Các nhà phát triển Giáo dục Mỹ thuật từ các tỉnh Ninh Bình, Hà Nội, Hoà Bình, Nam Định, Thanh Hoá và Thái Nguyên thông qua dự án này đã bắt đầu cùng nhau trao đổi về hoạt động giáo dục mỹ thuật ở cấp tiểu học.

Dự án trân trọng mời các bạn tham khảo các kinh nghiệm tổng kết tại http://kif.learningpeople.net/wp/

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)


Với tôi, các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển. (Kirsten Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch, Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mỹ thuật Tiểu học)

bối cảnh

Mục lục Bối cảnh GIỚI THIỆU về SAEPS GIÁO DỤC MỸ THUẬT NGÔN NGỮ MỸ THUẬT DẠY và HỌC MỸ THUẬT TIẾP THU THẨM MỸ Năng lực TRẢI NGHIỆM Năng lực về CÁC KỸ NĂNG và KỸ THUẬT Năng lực BIỂU ĐẠT Năng lực PHÂN TÍCH và GIẢI THÍCH Năng lực GIAO TIẾP và ĐÁNH GIÁ LỜI KẾT

3 4 5 6 8

10 12 14 15 17 18 19

Chiến lược giáo dục 2001-2010 của Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tư duy sáng tạo và giáo dục toàn diện với các yếu tố thẩm mỹ. Các môn nghệ thuật chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường tiểu học từ năm 2002.

Để hỗ trợ công tác triển khai giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học, dự án “Hỗ trợ Giáo dục Mỹ thuật Cấp tiểu học” (gọi tắt là SAEPS) khởi đầu bằng việc nâng cao năng lực và đào tạo giáo viên mỹ thuật ở trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên và sau đó là trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Hà Nội. SAEPS được thực hiện với sự hợp tác của trường Đại học Sealand, Đan Mạch. Dự án nhằm phát triển các phương pháp mới trong giảng dạy mỹ thuật, các tài liệu hỗ trợ giảng dạy và hỗ trợ đào tạo tại chức tại các trường tham gia thí điểm.

• Lấy người học làm trung tâm • Khuyến khích sự tương tác • Kích thích tư duy sáng tạo • Kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế

Các phương pháp và tài liệu này đã được giới thiệu tới các giáo viên tiểu học và giảng viên các trường cao đẳng được chọn từ các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, và Thanh Hoá. Các thành viên tham gia SAEPS đã thí điểm giảng dạy và tổng kết các kinh nghiệm của mình để trình bày và thảo luận tại Hội thảo Quốc gia diễn ra vào ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2010.

Dự án là một trong 7 hợp phần của Chương trình Hợp tác phát triển Văn hoá Việt Nam - Đan Mạch giai đọan 2006-2010.

Dự án đã thành lập Nhóm Nòng cốt của Dự án Mỹ thuật (gọi tắt là CAPT). Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, các thành viên của nhóm CAPT đã xây dựng các phương pháp sư phạm và các tài liệu giảng dạy với những đặc trưng như: Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)

5


6

giới thiệu về saeps

1

2

3

4

5

Bộ môn Mỹ thuật hiện được giảng dạy trong nhà trường theo Chương trình Quốc gia được trình bày trong cuốn “VỞ TẬP VẼ” cho các khối lớp từ 1 đến 5.

Cuốn “VỞ TẬP VẼ” gồm 35 bài học cho từng khối lớp. Mỗi bài tập có các mục đích và mục tiêu riêng. Các bài học đều là các bài tập riêng lẻ, rời rạc, không liên kết với nhau. Trong một năm học, giáo viên phải đề cập hết các chủ đề và bài tập thuộc các nội dung nêu trong chương trình của Bộ như “vẽ tranh”, “vẽ đồ vật”, “trang trí”, “thưởng thức mỹ thuật” và “điêu khắc”. Mục tiêu chính của dự án Hỗ trợ Giáo dục Mỹ thuật Cấp tiểu học là truyền cảm hứng cho các giáo viên tiểu học để khuyến khích họ kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp giảng dạy mới. Các nhiệm vụ chính của dự án gồm: • Xem xét lại chương trình của Bộ và xác định những khía cạnh có thể phát triển thêm • Xác định các phương pháp dạy và học lấy học sinh làm trung tâm • Xây dựng các quy trình tương tác và tích hợp về 5 nội dung: vẽ tranh, vẽ đồ vật, trang trí, điêu khắc và thưởng thức mỹ thuật • Xác định các cách tiếp cận để phát triển và nâng cao kỹ năng và kiến thức về không gian – hình ảnh • Xác định các học thuyết liên quan để hỗ trợ và phát triển giáo dục mỹ thuật Việt Nam • Tổ chức đào tạo tại chức và hỗ trợ cho các trường tiểu học thí điểm • Tổng kết kinh nghiệm để chia sẻ tại Hội thảo Quốc gia

giáo dục mỹ thuật Thế giới chúng ta đang sống có biết bao những hình ảnh thị giác. Những hình ảnh này ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta hiện diện, tạo dựng ý nghĩa và giao tiếp trong thế giới của mình.

Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mỹ thuật Cấp Tiểu học (SAEPS) tập trung vào tổ chức các quy trình học tập mỹ thuật mà trong đó từng học sinh có thể khám phá, thể hiện và suy nghĩ về các trải nghiệm, quan điểm, cảm xúc và khả năng tưởng tượng của mình. Các quy trình này lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác và dùng các phương pháp tích hợp. Các giáo viên dạy mỹ thuật tham gia vào chương trình thí điểm đã nhận thấy rằng những học sinh được tham gia vào các quá trình học này có hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh. SAEPS coi các em học sinh như là những người đồng sáng tạo nên văn hoá.

Các giác quan Giáo dục Mỹ thuật kích thích mọi giác quan và kết hợp nhiều trải nghiệm của học sinh. Những trải nghiệm này chính là các yếu tố đầu vào trong các quy trình dạy và học mỹ thuật. Hình thức giao tiếp thông qua hình ảnh sẽ giúp học sinh mở rộng vốn ngôn ngữ của mình.

Nghe rồi sẽ quên, Nhìn rồi sẽ nhớ, Chỉ có tự làm thì sẽ hiểu. (Ngạn ngữ Trung Quốc)

Ngôn ngữ mỹ thuật kích thích người học suy nghĩ và thực hành cùng đôi tay, vừa làm vừa nghĩ suy cùng cái đầu , kết hợp các kỹ năng nghe nói và đem lại sự hiểu biết và niềm vui.

Quy trình mỹ thuật này khởi đầu bằng vẽ tự do theo nhạc, rồi tới sáng tạo các câu truyện và trang trí. Học sinh hoạt động theo nhóm.

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)

7


8

ngôn ngữ mỹ thuật

Các thành viên nhóm CAPT đã nghiên cứu học thuyết của Gardner và thực hành thiết kế các áp phích về 7 kiểu trí tuệ được xác định.

Trí tuệ Không gian – Thị giác

Trí tuệ vận động cơ thể

Trí tuệ Nhịp điệu – Âm nhạc

là khả năng hình dung các đồ vật và các chiều không gian, và sáng tạo ra tranh, ảnh. Người học thích các hoạt động mỹ thuật và thủ công, thích vẽ và sáng tạo.

là sự nhanh nhạy của cơ thể và khả năng điều khiển các vận động. Người học thích múa, thể thao; dễ dàng sử dụng cơ thể để gửi đi các thông điệp (“ngôn ngữ cơ thể”).

là khả năng nhận biết các giai điệu và âm thanh, nhạy cảm với âm nhịp và nhịp điệu. Người học thích hát, ngân nga, gõ nhịp; nhớ được các giai điệu và thích chơi nhạc.

Trí tuệ Ngôn ngữ - Lời nói

Trí tuệ Toán học -Logic

Trí tuệ hướng ngoại

Trí tuệ hướng nội

là khả năng áp dụng tư duy logic, sử dụng các con số và nhận biết các mô hình trừu tượng. Người học thích suy nghĩ và chơi với các con số; giải quyết các vấn đề bằng toán học.

là khả năng giao tiếp và quan hệ giữa người này với người khác. Người học dễ kết bạn; thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm; và hiểu về người khác. Loại hình trí tuệ này còn được gọi là trí tuệ “xã hội”.

là những trạng thái nội tâm, tinh thần, tự suy nghĩ và nhận thức. Người học thích nghĩ về các cảm xúc, suy nghĩ của bản thân; thích hiểu rõ về các cách xử trí và giải quyết vấn đề của mình.

Dự án SAEPS được xây dựng dựa trên học thuyết về trí tuệ con người của nhà tâm lý Howard Gardner. Trong cuốn “Cấu trúc trí tuệ” (“Frames of Mind”) xuất bản năm 1985, Gardner định nghĩa “trí tuệ” là sức mạnh và khả năng giải quyết các vấn đề hay sáng tạo ra sản phẩm có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa. Howard Gardner cũng chia ra 7 kiểu trí tuệ, mỗi kiểu có một thứ ngôn ngữ riêng.

Định nghĩa và nội dung về Trí tuệ Không gian – Thị giác được đưa ra đã tạo cảm hứng cho các nhà giáo dục mỹ thuật trên toàn thế giới và thách thức cách hiểu cổ điển, cứng nhắc về mỹ thuật và giáo dục mỹ thuật. Howard Gardner cũng nhận định rằng hầu hết các chương trình giảng dạy chú trọng đến trí tuệ Ngôn ngữ - lời nói và trí tuệ Toán học – logic hơn cả.

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

là khả năng sử dụng từ và ngôn ngữ. Người học thích thể hiện ý tưởng và cảm xúc bằng lời; thích làm thơ và giao tiếp theo các cách cơ bản và chính xác.

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)

9


10

dạy và học mỹ thuật Dự án phát triển văn hoá SAEPS hiểu rằng Giáo dục Mỹ thuật có sứ mệnh đặc biệt là phát triển cho học sinh: • trí tuệ không gian – thị giác • khả năng hình dung các vật thể và các chiều không gian • khả năng sáng tạo ra các hình ảnh về thị giác và không gian

SAEPS đã chọn lựa và tổng kết các tài liệu về “Các phương pháp dạy và học” nhằm kích thích trí tuệ không gian – thị giác và kết hợp được các kiểu trí tuệ khác. Tài liệu này đã được cung cấp cho các giáo viên mỹ thuật tiểu học nhằm truyền cho họ cảm hứng để chuẩn bị, phát triển, tổ chức và đánh giá liên tục các quy trình dạy và học mỹ thuật tương tác và lấy người học làm trung tâm nhằm hướng tới • tạo sự hứng thú cho học sinh • khuyến khích học sinh phát triển các kỹ năng thẩm mỹ • kết hợp các tác phẩm mỹ thuật với thực tế • thúc đẩy khả năng tập trung • tạo ra một diễn đàn để học sinh thảo luận và giải quyết vấn đề • khuyến khích học sinh sử dụng và tìm tòi các kiến thức liên quan thích hợp • tạo cho học sinh các cơ hội học tập cùng nhau • giúp học sinh mở rộng nhận thức, trải nghiệm và Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

liên hệ với bản thân, cuộc sống và xã hội • khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh

Dự án cũng chú trọng sự tương tác và việc đánh giá liên tục. Các giáo viên mỹ thuật được khuyến khích thực hiện đánh giá liên tục trong suốt quá trình học tập mỹ thuật nhằm • hiểu được trình độ của từng học sinh • có những hành động thiết thực để cài thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của từng học sinh. Giáo viên thúc đẩy và hỗ trợ học sinh học tập và phát triển bằng cách đặt ra các câu hỏi mở trong suốt quá trình học: Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào? Cái gì?

Quá trình tiếp nhận SAEPS

Công tác triển khai thí điểm các tiết dạy mỹ thuật với cách tiếp cận mở, sáng tạo và giàu tính tương tác đã được các em học sinh tham gia vui vẻ và nhiệt tình. Các giáo viên tham gia thí điểm cũng nhận thấy rằng các tiết học này đã thúc đẩy khả năng tự nhận thức, trách nhiệm, ý thức độc lập, năng lực giao tiếp, hợp tác của học sinh, đồng thời khuyến khích các em nâng cao hiểu biết về văn hoá và phát triển các kỹ năng sống.


12

tiếp thu thẩm mỹ Dự án SAEPS đã đem đến cho các giáo viên mỹ thuật cảm hứng để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mỹ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau. SAEPS cho rằng sự tiếp thu thẩm mỹ chỉ xảy ra khi học sinh đã • Thể hiện được các trải nghiệm của mình thông qua các hoạt động mỹ thuật thực tế • Tự mình thử các chất liệu được chọn • Làm giàu thêm các cách biểu đạt riêng của mình • Phân tích và nhận thức được các lựa chọn khác nhau trong tiết học • Lấy cảm hứng từ các biểu đạt khác, ví dụ. hình ảnh chiếc xe đạp trong các ấn phẩm văn hóa

Các trải nghiệm từ thực tế cuộc sống khởi nguồn cho khả năng biểu đạt, bao gồm cả cảm hứng từ các sản phẩm văn hoá Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

Theo cách tiếp cận này thì sẽ KHÔNG có sự tiếp thu thẩm mỹ nếu một người, ví dụ, chỉ nhìn và thưởng thức một chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp đó phải trở thành chủ đề cho một quy trình mỹ thuật. Chỉ khi ấy, việc tiếp thu thẩm mỹ mới xảy ra. SAEPS cũng đã giới thiệu 5 loại năng lực được phát triển qua các quá trình tiếp thu thẩm mỹ. Giáo viên mỹ thuật có thể sử dụng các năng lực này như là những chỉ dẫn khi chuẩn bị giáo án, tổ chức và đánh giá các giờ dạy và các quá trình mỹ thuật của mình.

13

Năng lực 5 năng lực sau đây sẽ được hình thành và phát triển thông qua giáo dục thẩm mỹ

1. Năng lực Trải nghiệm

2. Năng lực Kỹ năng và Kỹ thuật 3. Năng lực Biểu đạt 4. Năng lực Phân tích và Giải thích 5. Năng lực Giao tiếp và Đánh giá

Từ quan sát các trò chơi nhập vai và thực tế cuộc sống, học sinh vẽ tranh và tập hợp chúng thành một “ngân hàng” làm cơ sở để sáng tạo các bố cục/câu chuyện Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)


14

năng lực trải nghiệm Dự án SAEPS dựa trên một thực tế là học sinh sẽ thực sự thích thú khi được làm việc với một chủ đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân. Khi suy xét để lựa chọn một chủ đề/chủ điểm phù hợp, giáo viên có thể đặt ra cho mình các câu hỏi sau:

• Có thể sử dụng những trải nghiệm nào trong cuộc sống của học sinh? Tại sao? • Chủ đề/Chủ điểm nào phù hợp với trình độ hiện tại/lớp cụ thể? • Tôi có cần sử dụng âm nhạc và diễn kịch, tổ chức một chuyến tham quan, hay mời khách mời liên quan đến chủ điểm này không? (Các kinh nghiệm trực tiếp) • Tôi có cần chuẩn bị sách hay tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề này không? (Các kinh nghiệm gián tiếp) • Có thể sử dụng những hình ảnh nào từ thế giới xung quanh để: + Phân biệt chủ đề/chủ điểm được chọn (các kinh nghiệm khác biệt)? + Tạo cảm hứng cho hoạt động thực tế (các tác phẩm khác nhau)?

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

15

Phương pháp tiếp cận theo chủ đề SAEPS tập trung làm việc theo chủ đề tức là kết hợp tất cả các nội dung học thành một chuỗi liên tục nhiều phần, trong đó phần này là điểm khởi đầu cho phần sau.

CHỦ ĐỀ

sơ đồ ý tưởng

đề tài

CHỦ Điểm

Sau khi chọn được một CHỦ ĐỀ, ví dụ chủ đề “An toàn giao thông”, cả lớp có thể cùng suy nghĩ và chia sẻ ý tưởng và cùng nhau tạo ra một SƠ ĐỒ Ý TƯỞNG về các tiếp cận theo chủ đề liên quan đến chủ đề cụ thể này. Điều quan trọng là phải thu hút được sự chú ý của học sinh và khuyến khích các em suy nghĩ và nêu ra các chủ điểm hay và phù hợp. Cuối cùng, cả lớp thống nhất về một CHỦ ĐIỂM cho tiết học mỹ thuật và mỗi học sinh bắt đầu phác thảo ĐỀ TÀI riêng của mình.

Theo các giáo viên tham gia thí điểm thì mỗi tuần có một tiết học mỹ thuật dài 35 phút và hoàn toàn có thể liên kết các tiết học của các tuần với nhau bằng một chủ đề chung; mỗi tiết học vẫn có các mục đích và mục tiêu riêng biệt. SAEPS hỗ trợ giáo viên tổ chức các quá trình mỹ thuật tích hợp và linh hoạt về các chủ đề phù hợp với học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. Các quá trình học linh hoạt theo chủ đề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh với các phong cách học khác nhau. Học sinh có thể chọn cách học theo tuần tự hoặc cách học tổng thể tùy theo sở thích riêng của mình. Các chủ đề được đề cập trong Chương trình học của Bộ cho phép giáo viên có thể linh hoạt dạy theo chủ đề phù hợp với sự hứng thú và sự phát triển của học sinh, ví dụ như:

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)


16

năng lực về

các kỹ năng và kỹ thuật Dự án SAEPS đã xây dựng và giới thiệu các kỹ thuật như sau:

• “Vẽ cùng nhau”: từ quan sát đến sáng tác câu truyện • “Chân dung biểu đạt”: giới thiệu vẽ biểu đạt • “Vẽ theo nhạc”: khuyến khích trí tưởng tượng • “Xây dựng cốt truyện”: xé và dán các nhân vật, xây dựng bối cảnh, câu truyện • “Sử dụng các vật tìm được”: lắp ghép thành các tác phẩm biểu đạt 2 chiều và 3 chiều • “Đất nặn và/hoặc uốn tạo dáng” • “Con rối” và “Áp phích”

Các tài liệu này đã được giới thiệu tới các giáo viên mỹ thuật tiểu học để họ có thể lấy đó làm cảm hứng và phát triển thêm. Các kỹ năng mỹ thuật được đề cập trên đây hoàn toàn không nhằm mục đích để giáo viên “sao chép” máy móc vào giảng dạy mỹ thuật tại các trường tiểu học.

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học

Các giáo viên mỹ thuật nên có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện riêng của lớp mình dạy bằng cách đặt ra các câu hỏi như:

• Tôi sẽ cho lớp làm tác phẩm 2 chiều, 3 chiều và/ hay 4 chiều? • Tôi muốn giới thiệu và sử dụng các kỹ thuật nào? Phác hoạ, vẽ, xé dán, lắp ghép, hay tạo dáng? • Xung quanh tôi có loại chất liệu nào tự nhiên sẵn có? • Tôi nên sử dụng bao nhiêu kỹ thuật và loại chất liệu nào trong một tiết dạy mỹ thuật? Tại sao? • Tôi sẽ tập trung vào những khía cạnh nào? Đường nét, hình dạng, màu sắc, tỷ lệ, ánh sáng, v.v. SAEPS đã khuyến khích các giáo viên dạy mỹ thuật suy nghĩ về các mục tiêu và kết quả của từng phần trên cơ sở hiểu rõ chương trình giảng dạy và các lý thuyết sư phạm để có thể tạo ra giờ dạy có ý nghĩa và phù hợp cho học sinh .

năng lực biểu đạt Dự án SAEPS đã phát triển các quá trình mỹ thuật nhằm tạo cảm hứng để học sinh khám phá năng lực biểu đạt của mình và cảm thấy thích thú khi thể hiện các nội dung biểu đạt độc lập của riêng mình.

Một vài ví dụ về các quá trình học tập mỹ thuật

• Tôi sẽ tạo cảm hứng để học sinh làm việc từ trí nhớ, trí tưởng tượng và/hay qua quan sát? Tại sao? • Liệu cách tiếp cận mới đối với (ví dụ: vẽ phác hoạ) có thúc đẩy khả năng tập trung và quan sát của học sinh hay không? • Vẽ biểu đạt? • Vẽ phác hoạ các chuyển động? • Tôi sẽ hướng dẫn – không phải đánh giá – học sinh của mình như thế nào? • Làm thế nào tôi có thể liên tục hỗ trợ và thúc đẩy từng học sinh thể hiện các nội dung biểu đạt riêng của mình?

Nghe nhạc và vẽ cùng nhau, mỗi học sinh chọn cho mình một hình theo một tiêu chí nhất định, ví dụ: phần yêu thích, những màu sắc yêu thích, hoặc chủ đề yêu thích.

Trong giáo dục mỹ thuật, không có câu trả lời hay giải pháp chính xác và cũng không có giới hạn về số lượng của những câu trả lời và giải pháp đó. Nhiệm vụ của giáo viên là thúc đẩy các quá trình bằng việc đặt các câu hỏi như:

Trưng bày các tác phẩm giữa quá trình để tạo cảm hứng cho nhau và xác định vấn đề cần tập trung trong bước tiếp theo

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)

17


năng lực về

18

phân tích và giải thích Chất liệu – Kỹ thuật bằng cách nào ?

Tại sao ?

Hình thức Chức năng

Ngôn ngữ hình ảnh : + Bố cục + Đường nét + Màu sắc + Tương phản + V.v…

Bạn muốn nói cái gì? Người xem nhìn thấy cái gì?

cho đối tượng nào ?

cái gì ?

Dự án SAEPS khuyến khích học sinh tìm cảm hứng từ các tác phẩm của các bạn cùng lớp và các bạn lớp khác, từ các họa sỹ trong nước và quốc tế nhưng không phải là sao chép lại tác phẩm của họ.

Thế giới quanh ta có biết bao hình ảnh đòi hỏi chúng ta phải có khả năng phân tích để có thể hiểu được những hình ảnh này và bối cảnh xã hội của chúng. Một bức tranh hay một ấn tượng thị giác đều có ngôn ngữ riêng của nó, cũng giống như trong ngôn ngữ lời nói vậy. Học sinh học được thứ ngôn ngữ này khi các em “đọc”/ hiểu được những hình ảnh do mình tạo ra, hoặc những hình ảnh các em gặp trong và ngoài lớp học. Tài liệu “Các phương pháp tiếp cận với các tác phẩm mỹ thuật” giới thiệu và tổng kết các cách thức để trải nghiệm các hình ảnh, và dự án khuyến khích giáo viên mỹ thuật xem xét đến các vấn đề như:

• Tôi cần đặt những câu hỏi gì cho học sinh để em ấy suy nghĩ sâu hơn về tác phẩm của mình? • Tôi sẽ đặt những câu hỏi gì để khuyến khích các em tham gia sâu hơn vào quá trình mỹ thuật? • Tôi muốn cả lớp tập trung vào vấn đề gì? Tại sao? Khi nào? Như thế nào? • Các chất liệu – kỹ thuật • Hình thức/kỹ năng mỹ thuật: bố cục, đường nét, màu sắc, tương phản, chức năng. • Nội dung: Các em muốn nói lên điều gì? • Chức năng: Người xem sẽ thấy điều gì?

Hãy ghi nhớ mô hình dưới đây, các giáo viên mỹ thuật sẽ biết cách để thúc đẩy và hỗ trợ từng học sinh trong quá trình các em học mỹ thuật. Dự án khuyến khích các giáo viên chia sẻ với học sinh của mình các khía cạnh khác nhau của mỹ thuật và các em sẽ tự sử dụng chúng.

Ý nghĩa - chủ đề - đề tài – họa tiết

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

Tài liệu dành cho Hội thảo Quốc gia (bản thảo)

19


20

năng lực

giao tiếp và đánh giá Dự án SAEPS chú trọng để học sinh thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết học mỹ thuật. Giáo viên và học sinh phải liên tục thảo luận về ý nghĩa và mục đích của hoạt động cũng như cách thức thực hiện. Khi hoàn thành một tiết học, học sinh và giáo viên phải cùng nhau đánh giá chất lượng của những gì đã làm và lợi ích của chúng. Các học sinh tiểu học và các sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm vui vẻ, tự hào giới thiệu về các tác phẩm của mình

Cuối mỗi quá trình giáo viên nên đặt các câu hỏi cho học sinh như:

• Chúng ta muốn giao tiếp với ai? • Ai sẽ xem các tác phẩm của chúng ta? • Chúng ta có thể tập hợp các tác phẩm và câu truyện của mình thành một cuốn sách không? • Chúng ta có thể tổ chức một triển lãm không? • Chúng ta có thể giới thiệu các tác phẩm của mình bằng lời, bằng một vở kịch và/hoặc bằng hình ảnh không?

Khi đánh giá tiết học, giáo viên mỹ thuật nên đặt ra cho học sinh những câu hỏi sau: • Chúng ta đã đặt ra những mục tiêu gì và liệu đã đạt được những mục tiêu đó chưa? • Những kinh nghiệm và đánh giá này có thể là điểm khởi đầu cho các hoạt động mỹ thuật tiếp theo hay không? • Chúng ta muốn tìm hiểu và học thêm về cái gì?

Điều kiện cơ sở vật chất cho môn mỹ thuật rất khác nhau giữa các trường tiểu học. Tuy nhiên, giáo viên ở các trường đã có những cách khác nhau để giới thiệu các tác phẩm của học sinh, ban đầu có thể là dùng dây để treo tranh cho tới khi có những điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn.

Dự án Hỗ trợ giáo dục mỹ thuật - cấp tiểu học - SAEPS

lời kết Bằng sự sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, các giảng viên và giáo viên dạy mỹ thuật tham gia vào dự án SAEPS đã phát triển và thực hiện thí điểm các quy trình mỹ thuật tích hợp. Đó là các quy trình học tập mỹ thuật mà qua đó vận dụng và phát triển nhiều loại hình trí tuệ của học sinh. Các giáo viên mỹ thuật trong mạng lưới mỗi tỉnh thuộc dự án đã thường xuyên truyền cảm hứng và hỗ trợ lẫn nhau. Các giáo viên này cũng đã lập ra các kế hoạch bài giảng với các mục đích và mục tiêu cho từng bài học cho 4 tuần dạy thí điểm. Họ cũng đã thực hiện đánh giá về nội dung của các tài liệu hỗ trợ giáo viên và điều chỉnh những ý tưởng giới thiệu trong các tài liệu này để phù hợp với các điều kiện giảng dạy tại địa phương mình.

SAEPS cũng nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo, và các Phòng Giáo dục và Đào tạo của 6 tỉnh tham gia dự án. Một số tỉnh còn tạo điều kiện để các giáo viên mỹ thuật trong mạng lưới có thể dự giờ lẫn nhau và qua đó họ có thể trải nghiệm phương pháp học mới cùng các đồng nghiệp.

Các trường tiểu học và các lớp lớp học thí điểm đã tham gia vào các quá trình học tập mỹ thuật hết sức nhiệt tình, tập trung, hợp tác và sáng tạo.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.