chân dung biểu đạt

Page 1

Chân dung biểu đạt Egon Schiele, Chân dung tự họa người đàn ông đặt tay lên má, 1910

Một cách tiếp cận vẽ tranh chân dung 1


1. “Vẽ mù”

Hoạt động Vẽ mù, vẽ bán mù hoặc tranh tự họa biến tấu là một phương pháp vẽ tranh mà họa sĩ không nhìn vào giấy. Hoạt động này phát triển khả năng làm việc tập trung cao; hoạt động này có thể áp dụng dưới hình thức làm theo cặp đôi hoặc cá nhân (nếu làm việc cá nhân thì cần phải trang bị một chiếc gương).

Bài tập

Mỗi sinh viên được phát một tờ giấy khổ A4, kẹp trên bảng vẽ, một bút chì mềm hoặc một bút dạ đen. Sau khi giáo viên hướng dẫn về cách vẽ mù, giáo viên yêu cầu sinh viên ngồi vẽ chân dung trong khoảng 15-20 phút. Sinh viên phải tuyệt đối giữ trật tự. Để làm được điều này, giáo viên có thể đưa ra giả định là mỗi sinh viên hãy tưởng tượng rằng mình đang ngồi trên một quả bong bóng mỏng manh, nó có thể sẽ vỡ bất kỳ lúc nào chỉ bằng một tiếng động nhỏ.

Hãy để tay của mình chuyển động trên giấy vẽ theo đúng tốc độ quan sát của mắt. Bạn cần chú y: mắt quan sát các đường nét khuôn mặt của mẫu vẽ. Bạn không được phép nhìn vào giấy, cũng như nhấc bút khỏi giấy vẽ. Khi làm hoạt động này bạn cần phải thật kiên nhẫn và từ tốn. Vẽ theo giác quan như vẽ mù không tính đến kiến thức chủ quan.

Mẹo

Sinh viên nên cầm bút dạ như thế này:

2


Kết quả\ Mục tiêu/ Mục đích Học xong nội dung này, sinh viên sẽ có Giáo viên sẽ: •

thể:

Giúp sinh viên phân biệt các nét phác

Vẽ tranh dựa vào sự quan sát và kết hợp giữa tay và mắt

Tập trung quan sát các đường nét trên

thảo •

Khuyến khích sinh viên nắm được sự kết hợp giữa sự chuyển động của mắt

khuôn mặt

và tay. •

Khuyến khích sinh viên làm việc cẩn

vẽ mù

thận và tập trung và biết giữ trật tự. •

Trải nghiệm và nắm được giá trị của

Thể hiện được các nét riêng của

Khuyến khích sinh viên nhận thức và

khuôn mặt thông qua phương pháp vẽ

trao đổi kinh nghiệm qua quá trình vẽ

tranh

Trình bày được quan điểm, trải nghiệm bản thân về phương pháp này.

Vẽ mù

Vẽ cách điệu

Có thể bạn cho rằng các bức tranh theo kiểu vẽ mù và vẽ cách điệu có đôi chút khác lạnhư thể tranh của "Picasso" hay tranh của các họa sĩ biếm họa. Phương pháp vẽ tranh này có lẽ sẽ hữu ích khi chúng ta muốn nói tới chất lượng của tranh vẽ theo chủ nghĩa biểu cảm hoặc bắt đầu nghiên cứu về tranh biếm họa.

3


Câu hỏi mấu chốt Giáo viên có thể hỏi sinh viên một số câu hỏi gợi ‎ sau để giúp sinh viên tập trung quan sát các đường nét trên khuôn mặt của mẫu vẽ: • Bạn quan sát thấy đường nét gì tại và xung quanh miệng, tai, mắt, mũi, cằm, gò má? • Bạn có nhận thấy đường nét nào trên đầu(tóc) không? Các nét đó bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào? • Các nét vẽ cổ và nét vẽ mặt gặp nhau ở đâu? • Cổ và vai, ngực được kết nối như thế nào? • Bạn thấy đường nét nào nơi quần áo quanh cổ và trên hai vai? Điều quan trọng là giáo viên phải duy trì được không khí tập trung thực sự trong suốt hời gian làm họa động này. Giáo viên nên dùng giọng nhỏ và chậm để nhấn mạnh sự yên tĩnh. Nhắc nhở những sinh viên có dấu hiệu gian dối trong khi vẽ. Giáo viên có thể áp dụng cách vẽ này để cho sinh viên vẽ các đồ vật trong và ngoài lớp học.

2. Các đường nét và mầu sắc biểu cảm Trải các bức vẽ của sinh viên trên nền nhà hoặc treo trên tường. Yêu cầu sinh viên cùng nhau xem tranh. Yêu cầu sinh viên thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động vẽ mù hoặc vẽ cách điệu.

4


Mục tiêu/ Mục đích Giáo viên sẽ:

Kết quả Học xong nội dung này, sinh viên sẽ có thể:

Phát triển khả năng gợi nhớ và thể hiện được những hình ảnh quan sát được

Thuyết trình được về giá trị của bức tranh.

Nắm được về các đường nét và hiệu quả của chúng trong thể hiện trạng thái biểu cảm

Giúp sinh viên nắm được về chủ nghĩa và phong cách biểu cảm

Giúp sinh viên nhận biết được các • Hiểu, giải thích và sử dụng được các ngôn ngữ hình họa biểu cảm bức vẽ "tả thực" và "ly tưởng"

Giúp sinh viên nắm được giá trị và ưu điểm của phương pháp vẽ tranh này.

Đánh giá và phê bình được các búc tranh theo mục tiêu của hoạt động này đưa ra.

Câu hỏi mấu chốt • • • • • • • •

Chúng ta vừa làm gì? Tại sao? Bạn có thích bài tập này không? Tại sao? Có bức tranh nào trong số các sản phẩm thực sự giống mẫu không? Bạn nhận thấy trạng thái tình cảm nào trong từng bức tranh? Ngoài tính tự nhiên, các bức tranh có giá trị gì không? Bức nào được vẽ chi tiết nhất, hiệu quả của những chi tiết này như thế nào? Có ai trong lớp "gian lận" khi vẽ tranh không? Làm thế nào bạn nhận ra điều đó? Bài tập vẽ mù này liệu có nên dùng trong dạy mỹ thuật cho trẻ em không? Chúng ta đã được hình thành kỹ năng nào?

Từ phác thảo biểu cảm tới tranh biểu cảm bằng màu sáp

5


Chủ nghĩa biểu cảm là tên gọi của một giai đoạn lịch sử nghệ thuật từ năm 1905 đến 1914. Trường phái biểu đạt được phát triển mạnh nhất ở Đức và Pháp, với 02 nhóm nghệ thuật Đức có tên " The Bridge" và "The Blue Rider". Trương phái biểu đạt chính là sự chống lại trường phái Ấn tượng Pháp. Thay vì đề cao giá trị tả thực bề ngoài, các họa sĩ theo chủ nghĩa biểu cảm muốn thể hiện những trải nghiệm, cảm xúc nội tâm chủ quan theo phong cách nghệ thuật riêng. Phong cách biểu đạt là một thuật ngữ mỹ thuật được dùng để nói tới các tác phẩm có tính phá cách. Motif rất siêu thực nhưng lại dễ dàng nhận ra. Các tác phẩm theo chủ nghĩa biểu đạt thường được thể hiện bằng các gam mầu mạnh, đường nét đậm và các nét nguệch ngoạc. Các tác phẩm biểu đạt trông có vẻ thô cứng. Phong cách biểu đạt rất có giá trị để thể hiện được cái sâu xa từ bên trong. Họa sĩ thường dùng phong cách vẽ này khi muốn thể hiện trạng thái, tình cảm, cảm giác và suy nghĩ.

Để giúp sinh viên chọn được mầu sắc, hình thức và nội dung đạt chất lượng, giáo viên cần đi quanh lớp và đặt câu hỏi cho từng sinh viên. Giáo viên không nên áp đặt hay làm hộ sinh viên. Giáo viên chỉ nên đặt câu hỏi để gợi y‎ và hướng dẫn sinh viên. Câu hỏi mấu chốt • • • • •

Bạn muốn thể hiện điều gì và bạn thể hiện nội dung đó như thế nào? Tại sao bạn sử dụng những mầu này? Bố cục tranh của bạn có theo như những gì bạn muốn thể hiện không? Trong bức vẽ mù của bạn, bạn muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do? Bức vẽ của bạn có biểu cảm không? Nó có theo phong cách biểu cảm không?

6


Trong quá trình vẽ tranh, giáo viên có thể dừng lại ít phút và trao đổi với sinh viên về các bức tranh để sinh viên suy nghĩ về hình thức và nội dung bức tranh. Bạn có thể cho lớp nghỉ giải lao khoảng 20 phút và cùng xem tranh. Thảo luận về mầu sắc, bố cục, nội dung. Sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và cảm hứng sáng tạo. Hoạt động này có giá trị gì trong việc giúp chúng ta hiểu và phát triển nghệ thuật? Trong quá trình tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể giới thiệu hoặc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ trong nước và quốc tế.

3. Góp ‎ý, thảo luận, trình bày tranh Mục tiêu/ Mục đích

Kết quả

Giáo viên sẽ:

Học xong nội dung này, sinh viên sẽ có thể:

Khuyến khích sinh viên phân tích và

suy ngẫm về các thành tố nghệ thuật họ chọn •

đã đề ra •

Thúc đẩy khả năng vẽ tranh của sinh viên thông qua hình thức thảo luận Nâng cao hiểu biết và nhận định của

Dánh giá tranh theo mục tiê, mục đích Giải thích được về những lập luận và lựa chọn của bản thân

Trưng bày tác phẩm theo cách riêng và có chủ đích.

sinh viên về việc trưng bày tác phẩm

7


Ban nên kết thúc bài giảng bằng một triển lãm trưng bày các tác phẩm của cả lớp với quy mô lớn hơn, có thể là mời các lớp khác, phụ huynh hay một nhóm người nào đó. Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm và trách nhiệm với tác phẩm. Nhưng trước khi triển lãm, bạn cần thảo luận về các tác phẩm cùng sinh viên thật cẩn thận, kỹ càng.

8


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.