Lich Su Nghe Thuat (giao trinh)

Page 1

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀCH KHOA BỘ MÔN KIẾN TRÚC

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC

(Chưa hoàn chỉnh, tiếp tục cập nhật)

BIÊN SOẠN: HS. TRẦN VĂN ĐÀ NẴNG, 2007

TÂM

CHƯƠNG 1 TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

NGHỆ THUẬT THỜI KỲ ĐẦU 1. NHỮNG BỨC HỌA ĐẦU TIÊN Thời tiền sử ôm trùm một mảng niên đại hơn hai triệu năm, nhưng nghệ thuật mới xuất hiện chừng khoảng 30.000 năm từ thời đồ đá cũ. Những hình vẽ sớm nhất của loài người còn tìm thấy được trong các hang động có lẽ chưa ai hiểu được ý nghĩa thật sự của chúng, nhưng sự sống lệ thuộc vào việc săn bắn khiến những bức tranh vẽ về những thú vật đó không đơn thuần chỉ để trang trí, mà có thể là thể hiện tín ngưỡng và thỏa mãn mơ ước được chế ngự linh hồn con vật, tước đi sức mạnh của nó trong mỗi cuộc săn. Sự liên quan này thấy rõ ở tính chất tự nhiên và sự chính xác lạ lùng về mặt cơ thể học của những con thú. Những người thợ săn “họa sĩ” - Năm 1897, tại một hang đá ở miền Bắc Tây Ban Nha, người ta phát hiện được hình vẽ “con bò rừng” dài 195cm, được xác định vào khoảng 15.000 12.000 tCN (H1), mà lúc đầu người ta vẫn nghĩ là một vụ lừa bịp. - Trong một hang động tại Lascaux ở Pháp, cũng có hình vẽ “Bò” khoảng 15.000 - 10.000 tCN (H2). - Một bức tranh nữa trong hang động ở Tây Ban Nha (H3). + Dụng cụ: Có thể là cọng sậy rỗng, một que củi cháy dở hay những vật cứng để khắc, vạch lên đá mềm là những vách, nóc hang. + Màu sắc: Dùng chất khoáng thiên nhiên như đất sét, đá có màu đỏ, vàng, nâu và màu đen từ than gỗ. Được bôi lên bằng tay hay phết lên bằng bàn chải làm từ cây sậy hoặc lông thú cùng với chất kết dính là mỡ động vật.

H1. Con bò rừng. 15.000-12.000 tCN. Tây Ban Nha.

+ Hình vẽ: Thường là những con thú, đôi khi có cả con người. Phương tiện thể hiện tuy rất đơn sơ, nhưng hiệu quả thì đáng kinh ngạc. Nó càng TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

huyền bí và cực kỳ sống động trong cảnh vắng lặng kỳ dị và mờ tối trong hang đá. Trong thời kỳ mà sự sống còn tuỳ thuộc rất lớn từ kết quả của việc săn bắn và thiên nhiên nhiên còn rất bí ẩn với sức mạnh đáng sợ của nó thì ý nghĩa của những hình vẽ rất có thể là chức năng tế lễ và cả ma thuật.

H2. Trích đoạn “Hang bò rừng”. 15.000-10.000 tCN. Lascaux, Pháp (trên). H3. Đàn nai, hang động ở Tây Ban Nha.

H4. Bản đồ Ai Cập.

2. THỜI THƯỢNG CỔ 2.1.

AI CẬP:

Đất nước Ai Cập là một vùng sa mạc rộng mênh mông, nhưng đây là một trong những cái nôi văn hóa cổ nhất của loài người. Lịch sử Ai Cập thời hoàng kim được chia thành 3 thời kỳ. Từ thời Cựu Vương triều bắt đầu từ năm 3100 tCN với đời vua thứ 1, đến Trung Vương triều, rồi Tân Vương triều kết thúc năm 1085 tCN với đời vua thứ 20. Nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại phát triển khá hoàn chỉnh, gồm âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, điêu khắc và hội họa cũng rất xuất sắc. Trong đời sống của người Ai Cập cổ đại thì hội họa phần lớn được dành cho sự an lạc của người chết. Đó là loại hình chân dung lột tả gương mặt người mới TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

qua đời bằng sáp nóng trên gỗ ván mỏng để đặt vào quan tài. Thần thái, thậm chí tâm trạng được truyền đạt với bút pháp gân khỏe hơn hẳn loại tranh tường. Do tập trung tại di chỉ vùng Fayum nên loại tranh này được gọi chung là chân dung Fayum. - Chân dung Fayum (H5). Thời Tân Vương triều, tranh tường phát triển phong phú, nét vẽ linh hoạt, màu sắc tươi tắn hài hòa, mô tả khá đầy đủ các cảnh sinh hoạt của hoàng gia hay chức sắc quyền quý.

H5. Chân dung người phụ nữ. Vẽ sáp nóng trên gỗ. Ai Cập cổ đại.

- Tranh tường Ai Cập cổ đại (H6) - Những con ngỗng ở Meidoum (H7): Khoảng 2530 tCN. Ngoài ra còn có thể loại tô vẽ lên tượng, thậm chí gắn đá màu hay cẩn gỗ mun vào mắt cho thêm sinh động và cả hình thức phù điêu tô màu cũng khá phổ biến. - ông thư lại Kai (H8): Đây là loại tượng khá phổ biến vì họ được trọng thị. Bức tượng này được tạc vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 tCN, hiện được lưu giữ tại bảo tàng Louvre. Lúc vừa khai quật, công nhân hoảng sợ bỏ chạy vì pho tượng trông sinh động như người thật.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

H6. Tranh tường Ai Cập cổ đại.

H7. Những con ngỗng ở Meidoum. Hầm mộ Ai Cập. 2530 tCN (trên). H8. Ông thư lại Kai. Đá vôi phủ màu. 2500 tCN (phải).

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Màu sắc trong hội họa Ai Cập cổ đại chỉ gồm có các màu: Đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, nâu, đen và trắng. Công thức vẽ người: Hết sức độc đáo, thành một phong cách riêng biệt. Đó là chuẩn thức tả mặt nhân vật trông nghiêng nhưng hai mắt nhìn thẳng, ngực quay về phía người xem, chân nghiêng không nhón gót. Điều kỳ diệu là người xem không hề thấy vướng mắt trước chuẩn thức bất ngờ này mà còn thấy sinh động. Tuy nhiên, đến thời Tân Vương triều thì công thức rất “Ai Cập” này đã bị thay đổi từ đời vua Akhênatôn, người bị coi là pharaôn dị giáo 2.2. NGHỆ THUẬT MINOS: Minos là tên một vị vua huyền thoại của đảo Crète, mà lịch sử nghệ thuật Hy Lạp khởi nguồn từ hòn đảo này, còn gọi là Hy Lạp trên biển (thời kỳ đồ đồng: 30001500 tCN). H9. Bản đồ đảo Cret.

Hội họa của người Crète vẫn chịu ảnh hưởng phương pháp cách điệu hóa của người Ai Cập, nhưng lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nên cách thể hiện cho thấy tính tự nhiên và mềm dẻo không có trong nghệ thuật Ai Cập. Các bức tranh phản ánh sự hiểu biết về đại dương và các loài thủy tộc. Ngoài ra, hình những nghệ sĩ nhào lộn trên lưng bò mộng cũng là một đề tài quen thuộc. - Tranh tường hình vận động viên nhào lộn qua một con bò ở Knossos (H10).

H10. Tranh t ư ờng tr ên t ư ờng cung đi ện ở Knossos. Cret.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Tranh tường hình cá heo tại cung điện ở Knossos (H11).

H11. Tranh tường hình cá heo tại cung điện ở Knossos. Cret.

2.3. NGHỆ THUẬT MYCÈNES: (Hy Lạp đất liền -1400 tCN) Nền văn minh Mycènes kế tục nền văn hóa cổ của đảo Minos, và trở thành nền văn hóa vượt trội hơn hết (còn gọi là nền văn hoá thời kỳ đồ đồng của Hy Lạp đất liền). Suy tàn và sụp đổ khoảng 1100 tCN. Lịch sử và những truyền thuyết giai đoạn cuối của thời kỳ này là cái nền cho những truyện kể về sau này của thi hào Hy Lạp Homer (850 tCN) như: Iliad và Odyssey. Hội họa của người Mycenae chịu ảnh hưởng của Minos và Ai Cập. Tranh tường của Mycènes cũng được thực hiện bằng cách tô màu thủy noãn lên hồ khô. Chủ đề bao gồm những hoạt cảnh hằng ngày và cảnh thiên nhiên, nhưng sang trọng hơn và cùng với nghệ thuật Minos, tạo nên cái nền cho nền nghệ thuật Hy Lạp xuất hiện sau này.

3. THỜI CỔ ĐẠI 3.1.

HY LẠP:

H11. Bản đồ Hy Lạp.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Lãnh thổ Hy Lạp gồm lục địa Hy Lạp và vô số các đảo nằm rải rác trong vùng biển ê -giê. Cư dân là những cộng đồng nhỏ, tách biệt với nhau bởi những vùng núi, là cơ sở hình thành những “thành bang” mà thường xuyên cạnh tranh và gây chiến lẫn nhau bởi lẽ đất đai màu mỡ rất hiếm. Vào thế kỷ 13 tCN (khoảng năm1250), người Mycenae liên tục bị nạn ngoại xâm đe dọa, cho đến thế kỷ 12 tCN thì các thành phố bắt đầu bị phá huỷ hoặc bị bỏ phê và Hy Lạp bước vào thời kỳ đen tối (còn gọi là kỷ nguyên Bóng tối). Mãi đến thế kỷ 8 tCN Hy Lạp mới thoát khỏi kỷ nguyên Bóng tối và để đến năm 650 tCN thì Hy Lạp được coi là nền văn minh tiến bộ nhất Châu âu. Người Hy Lạp cổ đại đã đạt được những đỉnh cao về văn học, kịch nghỷ, triết học, chính trị, quân sự, thể thao và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ nhất tại Aten vào thế kỷ 5 tCN. Việc ưa chuộng các môn thể thao, nhất là điền kinh và sự tôn thờ vị thần bảo trợ của quê hương đã để lại dấu ấn đậm nét trong hầu hết các đồ vật xinh đẹp mà người Hy Lạp dùng để dâng cúng thần linh, vừa để sử dụng và thỏa mãn ý thích của mình. Thật đáng tiếc là những bức tranh tuyệt đẹp của người Hy Lạp cổ đại cho đến ngày nay thì không còn nữa. Chúng chỉ được nhắc đến theo lời ca tụng của các văn nhân ngày xưa, vì thời gian đã huỷ hoại hầu hết khi chúng được vẽ trên gỗ. Nhưng dù sao thì việc trang trí trên những chiếc bình cũng cho phép chúng ta hình dung khái quát về vẻ đẹp trong hội họa Hy Lạp cổ đại. - Hình khỏa thân các vận động viên chạy đua trên chiếc bình dùng làm giải thưởng cho người thắng cuộc (H12).

H12. Hình vận động vi ên chạy đua.Hy Lạp cổ đại.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Hình vẽ nữ thần sắc đẹp Aphrodite và thần Pan, năm 350 tCN trên vỏ bọc gương soi bằng đồng (H13). - Đĩa vẽ hình cá (H14).

H13. Vỏ bọc gương soi. Đồng.

H14. Trang trí đĩa vẽ hình cá.

Trong khi đó, với chất liệu bền vững hơn như: đồng, gốm, đá cẩm thạch…nghệ thuật điêu khắc cũng như kiến trúc của người Hy Lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại rất nhiều tác phẩm giá trị mà có ảnh hưởng sâu đậm cho đến tận ngày nay. - Laocoon (H15): Khoảng năm 30 tCN, được tìm thấy năm 1506. Mô tả cái chết của ba cha con tăng lữ tên Laocoon trong câu chuyện về thành Tơroa. - Vệ nữ Milo (H16): Cuối thế kỷ 2 tCN, được tìm ra năm 1820. Chuẩn mực vẻ đẹp của người phụ nữ cổ Hy Lạp. - Tượng Nữ thần chiến thắng (H17): Khoảng năm 190 tCN, được tìm thấy năm 1863, bằng đá cẩm thạch. Đặt ở mũi con tàu chiến. H15. Laocoon. Đá cẩm thạch. 30 tCN.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

H16. Venus ở Milo. Thế kỷ 2 tCN.

H17. Nữ thần chiến thắng. 190 tCN.

- Đền Parthenon (H18): Được xây dựng trong khoảng năm 447 đến 432 tCN, để thờ nữ thần Athena, vị thần bảo trợ thành Aten. Là một ngôi đền trong quần thể các điện, đền thờ tại Acropolis.

H18. Đền Parthenon. Phidias. 447-432 tCN.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

3.2.

NGHỆ THUẬT ETRUSCAN

Nền văn minh bí ẩn của người Etrurie định cư ở khu vực Etrurie, miền Bắc Italia xuất hiện vào thời kỳ mà văn minh Hy Lạp đã lan tràn ở miền Nam Italia vào thế kỷ 8 tCN . Tuy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp, nhưng nghệ thuật Etruscan vẫn giữ được phong cách riêng. Một số tác phẩm sơ khai, như bích hoạ trong mộ của gia đình Léopard ở Tarquinia, là những bức tranh sống động và đầy màu sắc. Tuy nhiên, phần lớn những tác phẩm còn lại cho đến nay thì u ám hơn nhiều, diễn tả ý thức về thiên nhiên bất kham trong cuộc sống, như “Vũ điệu tang lễ” trong phần mộ của Rivo di Puglia. Nếu như người Ai Cập than khóc sự mất mát một đời người thì người Etrurie khóc cho một định mệnh không thể tránh khỏi. 3.3.

ĐẾ QUỐC LA M Ã (Những người chinh phục thế giới):

H19. Bản đồ Đế quốc La Mã bành trướng ra các vùng lân cận.

Năm 509 tCN, La Mã đã hình thành và là một nhà nước cộng hoà. Vào năm 31 tCN, Hy Lạp sụp đổ, thì ít lâu sau, nền cộng hoà La Mã cũng nhường chỗ cho đế chế và đế quốc La Mã đã trở thành sức mạnh hàng đầu của thế giới phương Tây trong suốt hơn 3 thế kỷ. Bằng các cuộc chiến tranh, quân đội viễn chinh La Mã đã nới rộng lãnh thổ ra khắp vùng Địa Trung Hải, và đế chế ở tột đỉnh hưng thịnh vào thế kỷ 2 sCN, với trung tâm là thành Roma. Nghệ thuật của người La Mã chịu ảnh hưởng nặng nề nghệ thuật của người Hy Lạp. Họ sáng tạo dựa theo phong cách Hy Lạp và sao chép nhiều tranh, tượng của người Hy Lạp bởi sự ngưỡng mộ và thán phục. Vì lẽ đó mà nghệ thuật Hy Lạp, La Mã không khác nhau mấy.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Hội họa La Mã cũng phong phú về thể loại, như tranh tĩnh vật, chân dung, nhưng được quan tâm hơn cả là loại tranh phong cảnh, mà nhất là loại tranh phong cảnh ảo được tạo ra trên những bức tường trong nội thất. Cách mà họ gợi mở ra không gian có cảm giác như thật là vẽ thêm những khung kiến trúc như: hàng hiên, vòm và lan can bao bọc lấy phong cảnh ở phía sau nó. Tiếc rằng vẻ đẹp của loại tranh này cũng chỉ còn lại một ít mảnh vụn. - Phong cảnh. (H20): Tác giả đã tạo được chiều sâu không gian theo phép “phối cảnh khí quyển” mà mãi về sau này mới được nguyên cứu. Tranh La Mã thế kỷ 1 cho thấy khuynh hướng tự nhiên còn chưa được biết tới, nhưng trữ tình cùng bút pháp rất hiện đại. - “Nữ thần Flore hay mùa Xuân”: Tả người phụ nữ trẻ yêu kiều đi ra xa một cách khoang thai trong tấm màn sương hư ảo. H21.Phong cảnh. La Mã cổ đại.

- Chân dung vẽ bằng sáp màu (LA Mã CĐ -tr.38): Được tìm thấy trong một ngôi mộ thời La Mã ở Ai Cập. Cho ta thấy rõ ảnh hưởng đậm nét của nghệ thuật Ai Cập. - Tranh ghép đá màu ở Pompeii (LA Mã CĐ -tr.62): Bức tranh từ thời La Mã nhưng cho thấy một nhóm diễn viên Hy Lạp đang tập một vở kịch. Người La Mã cổ đại rất thích loại kịch điệu bộ và diễn viên mang các mặt nạ được trang trí công phu.

H22. Chân dung phụ nữ. La Mã cổ đại.

TRẤN VĂN TÂM

H23. Tranh ghép đá màu. Pompeii. La Mã cổ đại.

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Điêu khắc và kiến trúc của nền văn minh La Mã cổ đại may mắn hơn nhiều so với Hội họa. Những bức tượng ca ngợi vẻ đẹp cơ thể con người hay các công trình kiến trúc đồ sộ vẫn còn tồn tại nhiều, điều đó chứng minh cho vinh quang của đế quốc hùng mạnh một thời này. - Bình Portland bằng thủy tinh thổi (H24). - Tượng chân dung bằng đồng (H25): Khoảng 130 sCN. - Thần sấm sét (H26): Là Jupiter, vua của các vị thần La Mã, tương đương với thần Zeus của Hy Lạp. - Đấu trường Colosseum (H27): Được xây dựng cho mục đích tiêu khiển với những môn thể thao đẫm máu. Được thiết kế rất tốt. Chứa được 50.000 người với 80 lối ra vào và khi cần có thể căng một tấm vải bạt khổng lồ để che mưa nắng. Thời gian đầu, đấu trường thường cho ngập nước để tổ chức các trận thuỷ chiến.

H24. Bình thủy tinh Protland.

H25. Tượng chân dung. đồng. khoảng 130. H26. Thần sấm sét.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

4. NGHỆ THUẬT CỔ CƠ ĐỐC VÀ SƠ TRUNG CỔ Sự suy tàn của đế quốc La Mã bắt đầu từ thế kỷ 2. Việc chia đế quốc làm hai do sự hỗn loạn trong thế kỷ 3 đã làm phần đế quốc phương Tây sụp đổ sớm, trước sự xâm lăng của các bộ tộc Nhật nhỉ man (người Đức) vào thế kỷ 5. Trong khi đó, ở phương Đông, dần dần nổi lên một đế quốc cơ đốc mới ở Byzance (Istambul ngày nay). Cùng với nó tồn tại một ngàn năm là hình thức nghệ thuật mới lấy cảm hứng từ Cơ đốc giáo (đạo Giatô). 4.1.

NGHỆ THUẬT BYZANCE

Nghệ thuật cơ đốc nguyên thuỷ khác với truyền thống Hy-La ở chổ chọn chủ đề hơn là phong cách Cái làm nền tảng cho nền nghệ thuật Byzance là sự nhuần nhã chừng mực, tính khắc khổ mang nặng cảm xúc và vẻ trang nghiêm độc đoán và cứng nhắc.”Hoàng đế Justinien và các đại thần” cho thấy sự cao ngạo và xa cách của một vị hoàng đế Byzance giữa thế kỷ 6, kết hợp với các nhân vật đứng đầu giáo hội, quân đội, tạo nên sức mạnh thống nhất của giáo hội và nhà nước. Năm 730, hoàng đế Léon 3 lại ra sắc chỉ bài trừ hình ảnh con người trong tôn giáo, để thay vào đó bằng cành lá và các họa tiết trừu tượng. Bất bình, các họa sĩ bỏ sang phương Tây. Mãi cho đến năm 843 thì sắc lệnh mới bị huỷ bỏ. Nghệ thuật vẽ tranh cổ điển hồi sinh. - Huy chương bằng vàng.Thế kỷ 6 (H27). - Quả cân bằng đồng mang hình một vị hoàng đế La Mã . Thế kỷ 7 (H28). - Nhà thờ Hagia Sophia: ở Istambul (H29).

H27. Huy chương vàng. Thế kỷ 6.

TRẤN VĂN TÂM

H28. Chân dung hoàng đế La Mã. Quả cân đồng. Tk 7.

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

H29. Nhà thờ Hagia Sophia. Istambul.

4.2. THỜI KỲ TĂM TỐI CỦA TÂY ÂU Người ta thường gọi thời gian từ thế kỷ 5 đến khoảng năm 1100 là thời Thượng Trung cổ hay thời kỳ tăm tối. Thời kỳ này không hẳn là thời kỳ nghèo nàn về mặt nghệ thuật hay thoái bộ mà là mang mầm mống của những cách tân khoa học và kỹ thuật sắp tới và báo trước những biến đổi phi thường. Lúc này, hội họa là phương tiện giáo dục ý thức tôn giáo hữu hiệu cho dân chúng và phần lớn người thất học. Hội họa của thời kỳ này chủ yếu phổ biến loại sách viết tay, được trang trí hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ. 4.3. NGHỆ THUẬT “CAROLINGIEN” Được mang tên nhân vật chính trị hùng mạnh nhất đầu thời Trung cổ là Charlemagne, còn gọi là Charles đại đế, từ đó có tính từ “Carolingien” để chỉ thời kỳ này. Từ năm 768 đến 814, ông chinh phục Bắc âu, ổn định cơ đốc giáo, khôi phục nghệ thuật cổ xưa của Hy Lạp, La Mã. Năm 800 (815?), ông lên ngôi hoàng đế và là mạnh thường quân của nghệ thuật. ông đã tạo điều kiện để nghệ thuật Byzance kết hợp với nghệ thuật Cơ đốc nguyên thuỷ, tạo nên phong cách “Carolingien”. Hội họa của thời kỳ này phản ánh thông điệp của Chúa Cơ Đốc, đồng thời với sự hùng mạnh, huy hoàng của đế quốc ông ta mà ngày nay chủ yếu còn thấy được trên những cuốn sách viết tay, chứng tỏ nó là một phương tiện giáo dục được người đương thời quan tâm.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

CHƯƠNG II

NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths, đã từng tràn vào cướp phá thành Roma năm 410. Về sau thì nó được dùng để chỉ cho kiểu thức kiến trúc và phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kỳ La Mã và trước thời Phục Hưng. Kiểu thức “Gô tích” này hình thành ở lĩnh vực hội họa vào cuối thế kỷ 13, sau kiến trúc khoảng một thế kỷ. Nó nổi bật ở lòng yêu chuộng màu sắc tươi mát, vẻ đẹp của thế giới hiện thực, hình khối vững vàng và tương phản với kiểu thức La Mã và Byzance. 1. NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH NGUYÊN THỦY Thời kỳ đầu của nghệ thuật Gô Tích rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng vẻ trang nghiêm mang sức mạnh tinh thần của thời trước. Vì vậy, chủ đề của nghệ thuật Gô tích nguyên thủy là chủ đề về tôn giáo, các bức tranh được dùng như những “quyển sách hình”, nhưng hội họa Gô Tích nguyên thủy tỏ ra hiện thực hơn nghệ thuật La Mã và Byzance. Nó đã có sự quan tâm đến phép phối cảnh và ảo ảnh của không gian thực, sự thanh tao tinh tế và biểu hiện giá trị tinh thần mạnh mẽ hơn. Cuối thế kỷ 13, khi mà nghệ thuật Byzance còn thống trị hội họa Ý, thì họa sĩ Cimabue (khoảng 1240-1302) đã mở đường cho chủ nghĩa hiện thực. ông nổi tiếng bởi bức tranh “Maestà “ (nghĩa là “uy nghiêm”), mô tả Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng ngồi trên ngai. Tuy vẫn còn gắn với truyền thống Byzance nhưng ông đã tạo được cảm xúc trong tranh cùng với vẻ dịu dàng, tao nhã. Nếp áo thì mềm mại và không gian có chiều sâu hơn. Cũng với bức “Maestà“, họa sĩ Duccio (giữa thế kỷ 13-1318) đã thành công hơn cả người cùng thời Cimabue trong việc cách tân nền hội họa. Bức tranh duy nhất còn lại này của ông về sau cũng bị cắt thành từng mảnh và đem bán. - Giotto (1267-1337): Là họa sĩ người . Sự tìm tòi có tính cách mạng về hình thể và cách mô tả không gian nặng tính “kiến trúc” và hiện thực của ông, đã đưa hội họa một bước tiến bộ lớn. Tác phẩm của ông được coi là tột đỉnh của hội họa Gôtích, còn ông được xem như ông Tổ của hội họa phương Tây và là người đi trước thời đại của mình, dự báo trước Thời Phục Hưng sau này.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- “Issac đọc kinh ban phước lành cho Jaccob” (GIOTTO-tr.3): Là bức tranh đầu tiên dùng luật phối cảnh, làm cho tính hiện thực tăng lên, tạo nên bước ngoặc lớn cho hội họa. - “Cái hôn của Judas” (GIOTTO-tr.12): Một bích họa mô tả lúc Judas chỉ điểm Jesus cho nhà cầm quyền bằng cách ôm hôn ông. Tác phẩm gợi ý sự chuyển động ở mỗi nhân vật, nhưng trung tâm của cảnh náo loạn là khoảnh khắc im lìm bi thảm. Chính các gương mặt đã phản ánh thảm kịch của con người. - “Đức Mẹ và Chúa hài đồng” (GIOTTO-tr.24): Tranh được vẽ lên gỗ. Vẻ cao quí của nhân vật chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. 2. GÔ TÍCH QUỐC TẾ Cuối thế kỷ 14, phong cách Gô Tích quốc tế ra đời từ sự kết hợp của nghệ thuật Ý và nghệ thuật Bắc Âu, tạo nên vẻ thanh lịch quyến rũ và lối trang trí rực rỡ. Các họa sĩ hoạt động rộng khắp châu Âu, tư tưởng luân lưu và hoà trộn với nhau để đến đầu thế kỷ 15 thì phong cách Gô Tích quốc tế đã lan tràn đến Pháp, Ý, Anh, Đức, Áo. - “Bức tranh hai tấm của Wilton” (không tác giả và mượn tên từ ngôi nhà tìm thấy nó ở Anh): Không rõ quốc tịch nên thuộc phong cách quốc tế. Nó thể hiện sự tinh tế tuyệt mỹ, mô tả vua Richard 2 nước Anh quỳ trước Đức Mẹ và Chúa Hài đồng. - Năm 1347, trận dịch đen từ những con đường thương mại nối với Trung Hoa tràn vào và hoành hành khắp châu Âu, dân số giảm mất 40 % và sự huỷ diệt ghê gớm của nó đã gây ám ảnh về cái chết và hâm nóng lại nhiệt tâm tôn giáo. Nghệ thuật thời kỳ này với một số tác phẩm cho thấy sự tác động lớn của đại họa này. Trong khi đó, một số tác phẩm Gô Tích khác vẫn giữ được niềm lạc quan, tiêu biểu là Sassetta (1392-1450) với bức tranh trên gỗ: “Gặp gỡ giữa thánh Antoine và thánh Paul” (LSHH-tr.25-h.4). Đến thế kỷ 15, phong cách Gô Tích quốc tế phát triển theo hai hướng. Một ở miền Nam: Florence, và là nguồn gốc của thời đại Phục Hưng ở Ý. Hướng kia diễn ra ở phương Bắc: Hà Lan, nơi đánh dấu bước đầu của thời đại Phục Hưng ở Bắc Âu. Tại Hà Lan, phong cách hội họa mới từ chối vẻ thanh lịch quyến rũ, ở lối trang trí rực rỡ và những đề tài về tôn giáo của phong cách Gô Tích quốc tế đương thời, để thay vào đó tinh thần hiện thực, mô tả cuộc sống đời thường. - Jan Van Eyck (1390-1441): Họa sĩ người Hà Lan. ông tỏ ra say mê các chi tiết nhỏ nhặt nhất và mô tả chúng hết sức tinh vi, sống động và ý thức rõ về cái đẹp thật sự từ những vật bình thường nhất. ông cũng là người phát minh ra chất pha màu trong suốt có gốc dầu lanh thay cho chất pha màu bằng lòng trắng trứng trước đây. Việc phát minh kỹ thuật này đã làm cho bộ mặt hội họa thêm phần sáng sủa và đậm đà hơn, TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

mang lại uy tín rất lớn cho bản thân bởi ông được coi là người đã sinh ra kỹ thuật vẽ sơn dầu sau này. + “Con cừu thiêng” (VAN EYCK-tr.9): Là tấm tranh trung tâm, một phần của bức tranh lớn nhất và phức tạp nhất ở Hà Lan thế kỷ 15 có tên là Ban thờ Genter. Nó được mô tả hết sức tỉ mỉ, và con cừu thiêng là biểu tượng cho sự hy sinh của Chúa. + “Vợ chồng Arnolfini” (PHốI CảNH -tr.17): Mô tả khoảnh khắc trang trọng khi người chồng cầm tay người vợ trong lễ đính hôn. Các chi tiết trong tranh được vẽ một cách tỉ mỉ tuyệt vời và đều được giải thích như một biểu tượng, tất cả đều có mục đích nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của sự kết hợp nam -nữ, luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. - Campin (hoạt động năm 1406-1444): Họa sĩ người Hà Lan, một trong những nhà cải cách lớn của Bắc âu. + “Chân dung thiếu phụ” (LSHH-tr.36-h.5): Được coi là bức chân dungđầu tiên lột tả cá tính tâm lý đối tượng. + “Giáng sinh”: … 3. GÔ TÍCH HẬU KỲ: ở thế kỷ 16, một số họa sĩ thế hệ trước còn trung thành với truyền thống Gô Tích, trong khi thế hệ sau đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại Phục Hưng Ý. Hai khuynh hướng nghệ thuật cùng song song tồn tại như thế ở Bắc âu trong nữa đầu thế kỷ. Thời kỳ này, các nghệ sĩ Gô Tích tỏ ra suy ngẫm nhiều về cuộc đời, về những thói hư tật xấu của con người hay những ám ảnh về cái chết, sự trừng phạt. - Bosch (1450-1516): Họa sĩ người Hà Lan. Đặc biệt nổi tiếng bởi phong cách độc đáo với những tác phẩm hư ảo, quái dị, đầy hình ảnh ma quỉ và quái vật. Có lẽ bị giày vò vì những xáo trộn xã hội và chính trị mà tranh ông biểu thị tinh thần bi quan, sự ưu tư. Song, lại có tính giáo dục cao, lên án cái ác và ca ngợi người tốt. + Bộ ba tranh “Thiên đường, ngày phán xử cuối cùng, địa ngục” (BOSCH-tr.10,11): Chủ đề bức tranh này liên quan tới lời tiên tri của một nhà thiên văn người Đức vào năm 1499 rằng: Thế giới sẽ bị huỷ diệt vào ngày 25-1-1524. Theo sách Thánh thì khi đó Chúa sẽ phán xét công -tội của mỗi người. Nhiều họa sĩ về sau đã lấy cảm hứng từ đề tài này, bởi vừa để thoã mãn trí tưởng tượng, vừa dùng răn đe, giáo dục con người. Riêng với Bosch thì ông thể hiện với phong cách độc đáo và quái dị nhất, tính giáo dục rõ nhất. + “Thuyền của lũ điên” (BOSCH-tr.7): ông đặt loài người vào một chiếc thuyền nhỏ trên biển thời gian và tất cả bọn họ đều điên. ông cho rằng TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

đó là cuộc đời của chúng ta với những toan tính, những khát khao, và theo đuổi những mục tiêu không thể đạt tới. Trong khi con thuyền trôi mãi theo dòng thời gian và cũng không bao giờ tới được bến. ông làm chúng ta ngạc nhiên nhưng không khỏi tự hỏi lòng mình có đang ngồi trong chiếc thuyền điên dại đáng buồn của nhân loại không? + “Cái chết của gã keo kiệt” (BOSCH-tr.8): Đây là cuộc chiến đấu cuối cùng trước lúc chết mà gã keo kiệt là kẻ thua cuộc. Trong lúc hấp hối, kẻ tham lam vẫn thèm thuồng với tay nhận lấy túi tiền đầy cám dỗ của ma quỉ, để rồi chúng sẽ chiếm lấy linh hồn ông ta. Đây chính là bài học cho mỗi chúng ta. - Grunewald (1470-1528): Người Đức, là họa sĩ cuối cùng của nghệ thuật Gô Tích. Tranh ông mô tả sự khủng khiếp của thống khổ một cách kinh khủng và xác thực. + “Chúa bị đóng đinh” (LSHH-tr.37-h.7).

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

CHƯƠNG III

NGHỆ THUẬT THỜI PHỤC HƯNG 1. THỜI KỲ PHỤC HƯNG. Từ “Phục Hưng” dùng để chỉ một thời kỳ canh tân văn hóa trải dài 3 thế kỷ, là sự quay trở lại với truyền thống văn học, triết học và những sáng tạo nghệ thuật, kỹ thuật của thời Hy -La cổ đại. Hội họa thời kỳ này ra đời vào cuối thế kỷ 13, tạo nên một giai đoạn hội họa mới, lấy cuộc sống thực tế con người làm cơ sở, mà ảnh hưởng của nó nhanh chóng lan tràn khắp Châu âu, đạt cực điểm vào cuối thế kỷ 15, và mất dần ảnh hưởng từ khi thời kỳ “kiểu cách” hình thành ở thế kỷ 16. 1.1. PHỤC HƯNG SƠ KHAI Người mở đường thời Phục Hưng là Giotto (1267-1337), người được xem là ông Tổ của hội họa Phương Tây, tuy thuộc vào thời kỳ Gô Tích trước đó, nhưng ý thức về tính hiện thực của ông đã báo trước cho phong trào Phục Hưng. - Masaccio (1401-1428): Họa sĩ người ý theo bước Giotto, nhưng mới là nhà sáng lập cách mạng của nền hội họa thời Phục Hưng. Thuần thục hơn trong việc ứng dụng về hình thể ba chiều, không gian kiến trúc thực và phép phối cảnh. + “Adam và Eve bị đuổi khỏi thiên đường” (LSHH-tr.72-h.8): Đau đớn vì mù quáng, than khóc không chút giả dối. + “ Chúa Ba Ngôi”: Các nhân vật rất thực với vẻ mặt đầy thương xót, đau khổ trước cái chết của Chúa. Trên vách đá mô tả trong bích họa có dòng chợ: “ Tôi đã là người như bạn và bạn sẽ là bộ xương như tôi”. Càng khẳng định thêm tính chất tạm bợ của cuộc đời. - Angelico (1400-1455): Là một tu sĩ người ý, sau trở thành họa sĩ. Tuy chỉ vẽ về đề tài tôn giáo thiêng liêng nhưng tranh của ông rất hiện thực. Trước khi vẽ, ông cầu nguyện rất lâu và thành kính, sau đó mới vẽ. ông không bao giời thay đổi một nét bút, bởi tin rằng Chúa bề trên dang dẫn dắt tay ông vẽ. Vì sùng đạo như thế mà suốt đời ông chỉ vẽ tranh cho nhà thờ. + “Trảm hình” (NCCHH- tr.8-h.1): Mô tả cái chết của các thánh rất thực tế. + “Truyền tin” (MàU & SắC Độ -tr.12): Màu sắc sử dụng để giúp diễn tả những cảm xúc sâu sắc. - Mantegna (1431-1506): Họa sĩ vĩ đại đầu tiên của Bắc ý, là người khát vọng tự do và cô độc. Nghệ thuật của ông gạt bỏ phong cách hội họa mềm dẻo và vẽ hết sức nghiêm túc, rất TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

thích những phẩm chất hiện thực mạnh mẽ của điêu khắc, nhưng mang tinh thần bảo thủ khắc nghiệt. + “Cái chết của Chúa Jesus” (MANTEGNA-tr.18): Là bức tranh độc đáo hoàn thiện luật viễn cận và thể hiện kỹ thuật toàn sắc xám ảnh hưởng chất đá của điêu khắc. + “Judith và Holopherne” (MANTEGNA-tr.11): Nhấn mạnh sự dững dưng, lãnh đạm. - Botticelli (1444-1510): Họa sĩ người ý, là người không mấy quan tâm đề tài từ Kinh Thánh như các nghệ sĩ cùng thời, mà thích vẽ các thần Hy Lạp. Tranh ông thể hiện cảm xúc mạnh mẽ với chất lãng mạn trữ tình. Đặc biệt có lối vẽ chân phụ nữ dài rất độc đáo. Đôi chân trông không đi mà như đang khiêu vũ, xiêm áo thì trong suốt và để lộ thân hình tuyệt đẹp. + “Mùa Xuân” (BOTTICELLI-tr.5): Vẻ đẹp của nàng Xuân mình phủ đầy hoa cùng dáng vẻ các nhân vật thanh thoát. Thần Venus giơ bàn tay ban phát tình yêu cho muôn loài, trong không khí vui tươi của mùa xuân bất tận. + “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (BOTTICELLI-tr.20): Mô tả cảnh ra đời của nữ thần tình yêu, tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh cữu, mà đối với Phương Tây thì Venus của Botticelli là “ hoa hậu “ của mọi thời đại. 1.2. PHỤC HƯNG CAO TRÀO Đây là thời kỳ đã sản sinh ra những nghệ sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại. - Leonard de Vince (1452-1519): Họa sĩ người ý, là thiên tài độc nhất vô nhị, một trí tụê bách khoa toàn năng, một nhà bác học lớn, một họa sĩ vĩ đại, một huyền thoại của thời Phục Hưng, người hoàn thiện nguyên tắc vẽ phối cảnh. ông chỉ vẽ 30 tác phẩm và còn lại 20 tác phẩm trong các bảo tàng. Để lại 23 cuốn vở dầy 25.000 trang ghi chép những sáng tạo, phát minh về kiến trúc, thủy lợi, thiên văn, toán học, cơ học, vật lý, âm nhạc, giải phẫu và nhiều lĩnh vực khác. + “Mona Lisa” (LEONARDO-tr.18): Hay “La Gioconda”, với nụ cười bí hiểm. Nó luôn thay đổi theo thời điểm khi xem tranh với tâm trạng và kinh ngiệm sống của người xem. Có giả thuyết cho rằng nàng buồn rầu vì mới mất người con gái. ông phải tìm người pha trò, tấu nhạc để nàng vui, làm cho nàng có nụ cười thoáng qua rồi tan biến. Bức tranh đã gây ra biết bao nhiêu tranh cãi và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế hệ họa sĩ về sau: Bản sao của L.H.O.O.Q; Mona Lisa của Bettero … + “Chân dung của Ginevra Benci” (LEONARDO-tr.9): Vẻ đẹp kiêu kỳ, kín đáo như cố kiềm chế cảm xúc của nhân vật. + “Bữa ăn tối cuối cùng” (LEONARDO-tr.12): Lựa chọn đỉnh điểm tâm lý, diễn tả tuyệt vời nội tâm của 12 vị thánh tông đồ. Đúng vào lúc Chúa vừa nói: “Một người trong các ngươi sẽ phản ta” TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Để thể hiện chân thật cảm xúc của nhân vật trong tranhÂ, ông đã quan sát kỹ mọi trạng thái tâm lý của những người câm điếc. - Michelangelo (1475-1564): Là họa sĩL, nhà điêu khắc, nhà thơ lừng danh của nước ý thời Phục Hưng. Tính cách khác hẳn Leonard de Vince, là người thẳng thắn và khó tính. ông trở thành nhà điêu khắc nổi tiếng trước khi là một họa sĩ vĩ đại. + Tranh vẽ trên trần nhà thờ Sixtine (MICHELANGELO-tr.9,10,11): Một loạt các bức tranh với hình thể cường tráng, cơ bắp cuộn như là “tượng nặn”, thể hiện chỉ trong bốn năm rưỡi. + “Ngày phán xét cuối cùng” (MICHELANGELO-tr.11): Một trong những tranh vẽ tại nhà thờ Sixtine. + “Cô đồng Erythereé” (LSHH-tr.133-h.13). - Raphael (1483-1520): Là họa sĩ người ý, có sức lao động mãnh liệt và sáng tác hàng nghìn bức tranh. Người vẽ Đức Mẹ nhiều nhất và bằng những nét đẹp thánh thiện, hoàn hảo nhất. Hình tượng Đức Mẹ trong tranh ông trở thành điển hình của sự dịu dàng, trong sáng nhất. + “Đức Mẹ Madonna” (RAPHAEL-tr.2): Nét đẹp thánh thiện, hài hòa nhất. Tuy vẻ đẹp ấy mơ hồ trong trí tưởng tượng mỗi con người. + “Lễ đăng quang của Đức Mẹ Maria” (RAPHAEL-tr.8). + “Trường Athene”: (RAPHAEL-tr.12,13): Là bức tranh hoành tráng. Tập trung các nhà toán học, thiên văn, các triết gia của thế giới cổ Hy Lạp. - Tiziano (Titien.1480,1490-1576): Là họa sĩ hiện đại nhất thời Phục Hưng. Tranh ông thường ẩn dấu ý đồ chính trị hay những suy ngẫm về cuộc đời thông qua các đề tài Kinh Thánh, thần thoại Hy Lạp. + “Danae” (TIZIANO-tr.17): ông muốn làm nổi bật vẻ tươi trẻ và nồng nhiệt của cô gái, với sự tàn tạ của vẻ đẹp phù du trước thời gian (người hầu già). + “Vệ nữ và Adonis” (TIZIANO-tr.21): Phô bày vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể nhưng cũng là sự cảnh báo một kết cục bi thảm cho sự bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ. - Tintoret (1518-1594): Cũng là họa sĩ người ý. Nặng về bản năng, vẽ trong xúc cảm cao độ, đường nét linh hoạt, chuyển động. + “Christ đi trên mặt nước” (LSHH-h.17-tr.168). + “Thiên đàng”: Cao 10m, rộng 25m, gồm Chúa Ky tô, Đức Mẹ đồng trinh và hơn 500 nhân vật là các thánh và thiên thần. + “Chuyển thi thể của Thánh Marc” (NGHệ THUậT LG -tr.114-h.283): áp dụng luật phối cảnh.A TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Durer (1471-1528): Người Đức. Là họa sĩ vĩ đại nhất của nền nghệ thuật Phục Hưng ở Bắc âu thế kỷ 15-16. Nổi tiếng về tranh chân dung và tranh khắc hoành tráng. + “Chân dung tự họa” (DURER-tr.7): Một thanh niên quý phái, kiêu kỳ, là ý thức về nhân phẩm, có ẩn ý đồng nhất mình với Chúa Cứu thế. Phản ứng lại với đánh giá chỉ như là thợ thủ công, là dân tỉnh lẻ của người đơiỡ. + “Bốn vị thánh tông đồ” (DURER-tr.14,15): Hiện thân cho bốn tính cách, hợp thành một thể thống nhất, cũng như sự thống nhất tạo nên Giáo hội, xã hội loài người. • ĐIÊU KHẮC: - Michelangelo (1475-1564): Vừa là nhà điêu khắc, nhà thơ, họa sĩ vĩ đại của ý thời Phục Hưng. + “Trận đánh của người Centauri” (MICHELANGELO-tr.3): Phù điêu, 1490. Tác phẩm đầu tiên của ông, tôn thờ sức mạnh. + “Pieta” (MICHELANGELO-tr.8): Đá,1498-1499. “Thánh mẫu của ông thể hiện sự trong sạch, vẻ tươi mát vĩnh cửu của tuổi thanh xuân”. + “David” (MICHELANGELO-tr.14): Đá cẩm thạch,1501-1504. Người anh hùng David chiến thắng người khổng lồ Goliat trong thần thoại Hy Lạp, là mẫu mực hoàn hảo nhất của cơ thể con người. + “Thần đưa tin” (THờI PHụC HưNG 1-tr.bìa1,m.trong): Của Giambologna.

2. THỜI KỲ KIỂU CÁCH Ở Ý (manierisme – 1520-1580). Đặc điểm của thời kỳ này là vẽ rất kỹ và tỉa tót. Là thứ nghệ thuật cung đình vô cùng tinh tế và luôn tìm kiếm cái lạ, thường quá đáng, kết hợp màu sống động và sắc bén, bố cục phức tạp và phóng túng, là sự táo bạo về kỹ thuật với đường nét ẻo lả. - Correggio (1489-1534): Họa sĩ người ý, là thiên tài của vẻ đẹp duyên dáng bình dị, là bậc thầy về sự hòa hợp tuyệt vời của ánh sáng và bóng tối. + “Chúa Giê -su và Maddlain”: (CORREGGIO-tr.8): Đề tài mang tín giáo dục. + “Giáng sinh” (CORREGGIO-tr.23): ánh sáng từ hài nhi tỏa ra. - El Greco (1541-1614): Họa sĩ người Tây Ban Nha có biệt tài kéo dài thân thể không hề giống bất cứ ai, ánh sáng kỳ ảo khó tìm ra cách lý giải, màu sắc đậm đà và là bậc thầy về tranh hoành tráng. + “Đám tang công tước Oragaz” (EL GRECO-tr.22): Tác phẩm là sự kết tinh mọi thàmh tựu nghệ thuật thiên tài của họa sĩ. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “Thánh Martin và người ăn mày” (EL GRECO-tr.12): Mô tả người đàn ông vừa thanh tú vừa mạnh mẽ, tình cảm.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

CHƯƠNG IV

TRƯỜNG PHÁI BARỐC VÀ ROCOCO Trường phái Barốc còn gọi là “dị điển”, là khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện ở Roma đầu thế kỷ 17, để phản ứng lại cái phức tạp và giả tạo của phong cách kiểu cách của thế kỷ 16. Phong cách này dành ưu tiên biểu lộ cảm xúc chân thực nhưng vẫn toát lên vẻ hào nhoáng, quyến rũ và sự trang trí quá tải.

1. BARỐC Ở Ý - Le Caravage (Caravaggio, 1573-1610): Là họa sĩ người ý. Cũng như Giotto và Masaccio, Le Caravage là một nhân vật bản lề trong lịch sử nghệ thuật. ông là người đầu tiên thoát ra được lối vẽ đương thời và mạnh dạn tìm cho mình bút pháp thực tế và đôi khi khiêu khích. ánh sáng trong tranh ông trở thành một trường phái mang chính tên ông mà ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ họa sĩ sau này. + “Người chơi đàn luýt” (LE CARAVAGE-bìa.1): Mô tả người thanh niên có nét dịu dàng như một thiếu nữ với những chi tiết của sự quyến rũ đầy tính nhục cảm. + “Cái chết của Đức Mẹ đồng trinh” (LE CARAVAGE-tr.21): Một không khí trầm mặc, lắng đọng và bi thương nhưng hiện thực tàn nhẫn, phũ phàng. - Tiepolo (1693-1770): Họa sĩ người ý, là đại diện quan trọng của nghệ thuật Barốc giai đoạn muộn. Tính phô trương, hào nhoáng ngày càng tăng, báo hiệu trào lưu nghệ thuật Rococo sẽ tới sau này. + “Giovane và con vẹt” (TIEPOLO-tr.16): Là bức tranh chân dung Barốc điển hình với vẻ vui tươi, vô tư và sự đỏm dáng. + “Rinaldo và Armida” (TIEPOLO-tr.17): Sự hoan lạc và vẻ trữ tình có phần giả tạo, và kiểu cách càng gần hơn với loại tranh vườn tình phổ biến ở nghệ thuật Rococo sau này.

2. BARỐC Ở HÀ LAN - Van Duyk (1559-1641): Là họa sĩ chuyên vẽ tranh cung đình, nhất là chân dung mà nhân vật toát ra vẻ quí phái và thanh lịch. + “Nữ hầu tước”: Sự thanh lịch kiêu kỳ. + “Vợ Nicola Cattareo” (NGHệ THUậT LG -tr.159-h.401): ánh mắt nhìn kiêu sa và kiểu cách cầm cành hoa tỏ rỏ giá trị của một quí tộc. + “Vua Charles 1 nước Anh đi săn”: Vẻ quí phái, uy nghi rực rỡ. - Rembrandt (1606-1669): Sự kỳ ảo về ánh sáng lộng lẫy và bóng tối sâu thẳm trong tranh đã làm ông được phong là “ông hoàng của ánh sáng”. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “Cuộc tuần tra ban đêm” (REMBRANDT-tr.15,16): Là kiệt tác của ông. + “Samson bị muỡ” (REMBRANDT-tr.5): Cái dữ dội của nỗi đau thân xác và tinh thần vì bị phản bội. - Vermeer (1632-1675): Vẽ tài tình về ánh sáng soi rạng, rực rỡ và tinh xảo trong chất liệu hay những chi tiết nhỏ nhặt nhất. + “Cô gái thợ đăng ten” (VERMEER-tr.13): Vẻ đẹp bình dị của thiếu nữ đảm đang, đối nghịch với những bức tranh phê phán những phụ nữ đua đòi, chạy theo cám dỗ. + “Rót sữa” (VERMEER-tr.17): Trong vùng ánh sáng tĩnh lặng. 3. BARốC ở ĐứC: - Rubens (1577-1640): Người Đức. Là họa sĩ vĩ đại nhất thuộc trường phái Barốc của Bắc âu. Tranh ông có nhiều màu sắc rực rỡ và phong phú về các loại hình hội họa. + “Hạ thánh giá” (RUBENS-tr.4): Xử lý ánh sáng và vẻ hiện thực bi thương. + “Hành trình khiêng thánh giá”: Phẩm chất sôi sục nhất của phong cách Barốc. 4. BARốC ở TâY BAN NHA: Chịu ảnh hưởng công giáo rất nặng, nên tranh chủ yếu lấy cảm hứng từ đức tin tôn giáo. - Velázquez (1599-1660): Thể hiện rất thực tế sự vật hiện tượng, mà ngày nay chúng ta gọi là hiện thực chủ nghĩa. + “Thần Vệ nữ ở Rokeby” (GOYA-tr.20): Cảnh trong gương và ảo ảnh. + “Các thị nữ” (PHốI CảNH 2-tr.13): áp dụng luật phối cảnh. Tác giả thể hiện chính mình đang vẽ chân dung vua và hoàng hậu đang được phản chiếu trên gương, trong bức vẽ. 5. Sự QUAY LạI CủA CHủ NGHĩA Cổ ĐIểN ở PHáP: Đối lập với chủ nghĩa Barốc ấy là chủ nghĩa cổ điển Pháp dưới thời vua Louis 14. - Poussin (1594-1665): Là họa sĩ cổ điển nhất trong các họa sĩ cổ điển. Tranh ông ca ngợi con người bằng cách phô diễn vẻ đẹp toàn mỹ của cơ thể. + “Lễ truyền tin” (POUSSIN-tr.9): Không khí thiêng liêng, thần thánh bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. + “Chiến thắng của thần Neptune và Amphitrite” (POUSSIN-tr.17): Đây là chuyện tình của thần biển Neptune. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Lorrain (1600-1682): Cùng với Poussin, ông được coi là cha đẻ của nghệ thuật tranh phong cảnh: Tràn ngập một ánh sáng dịu óng vàng những tia nắng chiều hôm. + “Hải cảng” (NCCHH-h.2-tr.9). 6. PHONG TRàO ROCOCO: Là một biến thể kịch phát của phong trào Barốc. Kiểu thức này phát triển ở Pháp, rồi ảnh hưởng ra phần lớn các nước Châu âu trong thế kỷ 18. Nó chỉ một kiểu thức trang trí sửa đổi vẻ cứng rắn cổ điển bằng sự tự do và rườm rà. Nghê thuật Rococo chủ yếu là phô trương vẻ bên ngoài hào nhoáng và tự cho là nhẹ nhàng, phong phú (lố lăng). - Watteau (1684-1721): Là họa sĩ người Pháp đã đi tiên phong cho kiểu thức “lố lăng” này. Trong tranh ông là sự phù phiếm và một nỗi buồn thầm lặng. + “Đáp thuyền đi đảo Cythère”: Là đi tham gia một lễ hội phong tình nhưng tàn cuộc thì tình yêu cũng sứt mẻ. - Boucher (1703-1770): Là một họa sĩ người Pháp, tiêu biểu cho phong cách Rococo hoa mỹ và hời hợt mà có một thời bị xem là họa sĩ hạng hai. Bởi ông thể hiện một thẩm mỹ ẻo lả, hoang đàng với nét vẽ vô cùng yểu điệu, chi tiết được tỉa tót tỉ mỉ. Về sau, người ta mới đánh giá đúng và tôn vinh ông. + “Diana sau khi tắm” (BOUCHER-tr.17): Là kiệt tác hoàn hảo của nghệ thuật Rococo được thể hiện với kỹ thuật tuyệt khéo. + “Cô gái nằm” (BOUCHER-tr.24): Tuyệt tác của hội họa Pháp thế kỷ 18. - Guardi (1712-1793): Họa sĩ người ý. ông là người kết thúc cho phong trào Rococo. Nghệ thuật của ông có tính ấn tượng nhẹ nhàng, toát ra từ vẻ quyến rũ vì không gian và ánh sáng của nó. + “Một hải cảng với phế tích ở ý”. Chương 5: TRườNG PHáI TâN Cổ ĐIểN Và TRườNG PHáI LãNG MạN. Trường phái Tân cổ điển ra đời do sự bác bỏ phong cách Barốc và Rococo cuối thế kỷ 18. Là phong cách có khả năng chuyển tải những giá trị đạo đức cao thượng như công lý, danh dự, lòng ái quốc, và nguồn cảm hứng lấy từ thời Hy Lạp -La Mã cổ đại. Trường phái lãng mạn lại tìm đường đi trong tính cách hiện đại, thay vì trở lại cội nguồn cổ đại. ưu tiên cho tình cảm mãnh liệt thay vì cho kỷ luật nghiêm khắc, trên tinh thần sáng tạo và tưởng tượng. Hai phong trào rất khác nhau nên nảy sinh nhiều cuộc tranh luận rất quyết liệt. Nhưng rồi thì chủ nghĩa lãng mạn dần chiếm ưu thế từ nữa đầu thế kỷ 19. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

1. GOYA (1746-1828): Là họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 18, thiên tài kiệt xuất của Tây Ban Nha. Lúc đầu chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Tân cổ điển, rất thành công trong tranh vẽ chân dung chỉ trích, về sau là người báo trước cho phong cách lãng mạn. Tranh ông rất hiện thực, phê phán xã hội xâu sắc, xúc cảm lãng mạn, tính triết lý cao. + “Gia đình của Charles 4” (GOYA-tr.13): Thể hiện đúng bản chất: phù phiếm và tự mãn. + “Ngày 3 tháng 5 năm 1808” (GOYA-tr.17): Bản hùng ca bất tử của nhân dân thành phố Madrid chống quân Pháp chiếm đóng. 1. TâN Cổ ĐIểN ở PHáP: Chủ nghĩa Tân cổ điển tức là tiếp thu sự quay trở lại của cổ điển. Nó đạt đến sự phát triển trọn vẹn vào giữa thế kỷ 18. - David (1748-1825): Là họa sĩ người Pháp. ông quan tâm bố cục tranh để khai thác mọi yếu tố, làm cho tất cả hỗ trợ cho nhau và từ đó hiện ra ý nghĩa chung. + “Lời thề của ba anh em Horace” (DAVID-tr.11): Khối ý chí mạnh mẽ đối lập với vẻ mềm yếu, đau khổ của đám phụ nữ càng làm cho không khí quyết liệt thêm căng thẳng. + “Chân dung Henriette de Verninac” (DAVID-tr.23): Không khí nghiêm và lạnh lùng của bức tranh điển hình cho lý tưởng của chủ nghĩa Tân cổ điển, trái ngược hẳn với cái duyên dáng, kiểu cách của Rococo. + “Lễ đăng quang” (DAVID-tr.21): Mô tả lễ đăng quang của Napoleon. Bức tranh là một “bảo tàng” chân dung và các loại gấm vóc, kim tuyến, nhung lụa. - Ingres (1780-1868): Họa sĩ người Pháp. ông là học trò của David, nổi tiếng về cách vẽ lưng phụ nữ (dài hơn thực tế nhưng hoàn hảo), và được cho là họa sĩ vẽ nét xuất sắc nhất Châu âu. + “Người đàn bà tắm” (INGRES-tr.24): Vẻ thanh nhã, tự do của tranh ông góp phần làm nên bản sắc nghệ thuật Pháp. + “Nữ nam tước James de Rothschild” (INGRES-tr.15): Hoà sắc hài hòa tột độ Chất vải lụa, da thịt được tả thật hơn cả mắt ta nhìn thấy. 2. CHủ NGHĩA LãNG MạN ở PHáP: Các họa sĩ lãng mạn chủ tâm trước hết ở chỗ truyền đạt cảm xúc, bằng cách sử dụng tác dụng mạnh mẽ của màu sắc, sự đa dạng trong thái độ con người hoặc kịch tính của chủ đề. - Géricault (1791-1824): Người khởi xướng chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp, chuyên khai thác kịch tính của chủ đề, sự thống khổ của con người và cái chết. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “Chiếc bè Medusa đắm” (DELACROIX-tr.3): Một sự kiện thời sự nóng bỏng và kinh hoàng bởi sự nhẫn tâm của những con người đại diện cho nhà nước. + “Người bị ám ảnh”: Chân dung vẽ người điên … - Delacroix (1798-1863): Họa sĩ người Pháp. Cùng với Géricault, bị giới nghệ thuật đương thời cho là hai tên phản loạn. Các tác phẩm của ông là những bi kịch bất hạnh, những cảm xúc mãnh liệt, đồng thời là chất trữ tình lãng mạn. Ngoài ra là người chuyên vẽ tư thế chuyển động mạnh mẽ, sử dụng màu sắc rực rỡ và trở thành một trong những họa sĩ điều sắc giỏi nhất. + “Thần tự do dẫn dắt nhân dân” (DELACROIX-tr.14): Đây là bức tranh chính trị hiện đại đầu tiên, là bản anh hùng ca về tự do. Hàm ý còn là: Tự do đang dẫn dắt nghệ thuật lãng mạn lại tính chuyên chế của các quy tắc cổ điển. + “Cô gái mồ côi ở nghĩa trang” (DELACROIX-tr.2): Biểu lộ lòng khao khát sống của sức trẻ. - Constable (1776-!837): Họa sĩ người Anh, say mê vẽ phong cảnh nông thôn êm đềm, lãng mạn và là điển hình cho phong cách Anh. + “Xe rơm” (CONSTABLE-tr.14): Không khí trong lành, cảnh vật bình yên với cái ấm nóng rất dịu của miền quê. + “Xưởng đóng thuyền” (CONSTABLE-tr.21): Không khí yên bình nơi xưởng đóng thuyền của cha ông. - Turner (1775-1851): Là họa sĩ người Anh. Sùng bái ánh sáng thiên nhiên. ông mê say vẽ biển cả và mặt trời. Có thể coi ông là người tiên phong của chủ nghĩa ấn tượng và nghệ thuật phi hình thể hiện đại. + “Ngư dân trên biển” (TURNER-tr.4): ấn tượng con người nhỏ bé trước sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên thật choáng ngợp. + “Bão tuyết” (TURNER-tr.21): Biển trong cơn cuồng nộ, con tàu ngiêng ngã. Đây có thể tưởng như là một bức tranh trừu tượng mà thực ra người đương thời không thể hiểu. * ĐIêU KHắC: - Rodin (1840-1917): Là nhà điêu khắc lãng mạn kiệt xuất người Pháp. + “Người suy tưởng” (RODIN-tr.7): Đồng,1890-1904. Sự vật lộn, suy ngẫm trong tư tưởng, nỗi thống khổ của cảm xúc tràn lên toàn bộ thân thể nhân vật. + “Những thị dân thành Calals” (RODIN-tr.20): Đồng, 1889. Là nhóm tượng tĩnh tại, nhưng lại rung động bởi những tấn kịch nội tâm dữ dội. Chương 6: CHủ NGHĩA ấN TượNG TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

1. Sự RA ĐờI CủA NGHệ THUậT HIệN ĐạI. 2. Sự đụng độ giữa cái Cũ và cái Mới: Cái CUẻ: CHủ NGHĩA TâN Cổ ĐIểN (Pháp)(Neo-classicism): Đó là cái nhìn quen thuộc, khuôn mẫu đơn điệu, là những tiêu chí được đề lên thành qui tắc sáng tác bất di bất dịch. - Đại diện: David. - Kế nghiệp: Ingres. + Giới hạn nội dung: Chủ đề cao cả, lẫm liệt. + Hình thức: Yêu cầu bố cục chính diện với các nhân vật tập trung giữa tranh, phía tiền sảnh, trên mảng nền tối phía sau, từa tựa như trên sân khấu. + Ngôn ngữ tạo hình: Coi nhẹ màu sắc, để quy giá trị nghề nghiệp vào đường nét hình họa hoàn mỹ và thủ pháp vờn khối chuẩn mực theo tinh thần điêu khắc Hy Lạp cổ xưa. Cái MớI: CHủ NGHĩA LãNG MạN (Romantism): - ở Pháp: Géricault với ” Chiếc bè Mudisa đắm”. Delacroix với “Tàn sát ở Scio”. - ở Anh: Constable: Đưa vào tranh ánh sáng khác lạ, tương phản rực rỡ. Turner: Vẽ trực tiếp ngoài trời, trong khi hội họa đương thời vẫn ung dung tạo ra rừng cây, mây trời … tại xưởng vẽ. + Nội dung: Thời sự nóng bỏng. + Hình thức: Bố cục tự do, phóng túng. + Ngôn ngữ tạo hình: Bảng màu mãnh liệt, dữ dội. Bút pháp tung hoành. 3. Các sự kiện khác khích lệ sự ra đời của nghệ thuật hiện đại: - Tranh khắc Nhật Bản du nhập vào phương Tây và được coi như một phát hiện thẩm mỹ quan trọng, được các họa sĩ “chống hàn lâm” coi như mẫu mực mớivề nhãn thức hội họa. + Với phương pháp bố cục rất khác với phương pháp truyền thống Phương Tây, các họa sĩ Nhật Bản đã kết hợp những vùng màu sắc đồng nhất với những đường viền được cách điệu hóa, nhấn mạnh những họa tiết bề mặt của tranh in hơn là ảo ảnh về không gian ở ngoài mặt phẳng bức tranh. Chính quan niệm thẩm mỹ này đã làm cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ ấn Tượng. + So sánh sự ảnh hưởng của tranh Nhật Bản đối với hội họa ấn tượng: * “Sóng” (Hokusai-1831-tr.3) với “Gần bờ Biển” (Gauguin-1892tr.9). * “Thoa phấn lên cổ” (Utamaro-tr.6) với “Vấn tóc” (Trường phái HHAT - tr.25- Mary Cassatt-1891). TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Những khám phá mới về quang học, phân tích và lý giải ánh sáng và màu sắc, bổ sung cho con mắt nghệ thuật những cơ sở khoa học, giúp tạo ra những hiệu quả ánh sáng thiên nhiên truyền đạt lên tranh. - Sự phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật nhiếp ảnh, gợi mở cho các họa sĩ những tứ sáng tác mới mẻ. Nhìn chung cách nhìn mới đã giúp các họa sĩ loại bỏ dần các sắc đen ra khỏi tranh, phân giải sáng tối thành những vệt màu nhỏ đan xen, tạo ra thứ bóng tối rung rinh ẩn hiện, làm mặt tranh mỗi ngày một sáng lên. - Năm 1863 đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa quan trọng: Do vẽ quá phóng túng, vượt trường quy, tranh của một loạt tác giả bị loại khỏi Triển lãm Quốc gia. Các họa sĩ bị loại tập hợp tác phẩm, tổ chức cuộc “Triển lãm của các Họa sĩ bị loại” làm xôn xao dư luận, như một tuyên ngôn đoạn tuyệt với hội họa kiểu cũ. Mười năm tiếp theo đó là thời kỳ luyện bút. 2. CHủ NGHĩA ấN TượNG. Năm 1874, nhóm các họa sĩ bị loại này lại chính thức ra mắt công chúng. Hầu như cả Paris đều phản đối, công kích lối vẽ không theo qui tắc, hình nét và mảng khối lòe nhòe này. Theo như đánh giá của một nhà báo đương thời là “một sự thất bại lừng lẫy”. Và cũng từ tên bức tranh “ấn tượng mặt trời mọc” của Monet, mà một nhà phê bình mỉa mai gọi họ là những họa sĩ “ấn tượng”, Chính cái tên này lại trở thành một trào lưu có tính bước ngoặc quan trọng bậc nhất trong lịch sử mỹ thuật về sau này. Bút pháp của hội họa ấn Tượng là những nét màu, chuyển hẳn thành những vệt ngắn gọn hay lốm đốm, lấm tấm nhỏ cùng với bảng màu trong trẻo, sáng sủa đã dần thay thế cho các mặt sơn di nhẵn hay vờn khối quen thuộc trước kia. Chủ đề chỉ là cảnh sinh hoạt hiện đại chốn phồn hoa đô hội rất đỗi bình thường. - Manet (1832-1883): Là người Pháp, thuộc họa sĩ hiện thực hơn là ấn tượng, nhưng ông rất đồng tình và là người khai mở ra trường phái ấn Tượng. Xuất thân từ giới tư sản nhưng trang ông có sự giản dị đáng kinh ngạc. + “Bữa ăn trên cỏ” (MANET-tr.6): Bức tranh sống sượng, đi ngược lại phái Hàn lâm. Nó đạp đổ thói quen, trái với thẫm mỹ, bị giới phê bình phản đối kịch liệt. + “Olympia” (MANET-tr9): Bức tranh hiện thực, thẳng thắn, thách thức dư luận, và là bức tranh thứ ba bị loại khỏi triễn lãm. - Monet (1840-1926): Họa sĩ người Pháp, và là họa sĩ của ánh sáng, sương, khói và mây trời. Đó là những cảm xúc sống động, tươi mới, những cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên. + “ấn tượng mặt trời mọc” (MONET-tr.11): Ghi lại ấn tượng chớp nhoáng một buổi sáng tinh mơ ở một hải cảng. + “Cửa phía Tây nhà thờ Rouen” (MONET-tr.18,19): Màu sắc được giải phóng, phơi bày sự biến động của màu sắc dưới tác động của ánh sáng trong từng thời điểm khác nhau. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Degas (1840-1926): Họa sĩ người Pháp, có sắc thái rất riêng. Luôn chú trọng tới sự chính xác về hình thể đối với tác dụng của màu sắc, với việc miệt mài truyền đạt ánh đèn sân khấu hắt lên dáng hình uyển chuyển của các vũ nữ ba lê. ông còn là một nhà điêu khắc lớn. + “Vũ nữ trên sàn diễn” (DEGAS-tr.19): Chất xốp của những vạch phấn màu bừng lên thứ ánh sáng rực rỡ tươi mát của chất da thịt. Những tranh vẽ về vũ nữ của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. + “Cái chậu tắm” (ĐEGAS-tr.20): Màu sắc phong phú trên da thịt. - Renoir (1841-1919): Là họa sĩ người Pháp, bị cuốn hút bởi những đốm nắng xuyên qua vòm lá, nhảy nhót trên váy áo và gương mặt các thiếu phụ Paris hoa lệ. Có sở trường về những cái quyến rũ, vui tươi, đầy sức sống của tuổi trẻ. + “Thuyền trên sông Seine” (RENOIR-tr.5): Vô số sắc độ của những vệt màu, pha trộn trong mắt người xem. + “Bữa ăn trên thuyền” (RENOIR-tr.9): Nét vẽ uyển chuyển với sự quan sát tinh tế, tạo nên cái thanh cao trong những phút nghỉ ngơi, vui chơi thỏa mái. 1. TâN ấN TượNG: Cách phân dải màu sắc của hội họa ấn Tượng đã được nâng lên một tầm cao mới gọi là hội họa sắc điểm (còn gọi là phân điểm), bởi Seurat và Signac cùng một số họa sĩ khác. Những xu hướng với kỹ thuật đốm màu này về sau được gộp lại và gọi chung là hội họa Tân ấn Tượng. Tranh sắc điểm lấy tri thức khoa học làm nền, được lý trí tạo nên có phần khô cứng, chất sống như bị ngưng đọng, song đạt cường lực thị giác tối đa, vượt xa các lối vẽ cũ. - Seurat (1859-1891): Là họa sĩ người Pháp, muốn khoa học hóa hội họa. ông tạo ra một phương pháp mà những chấm màu nhỏ li ti được tính toán tỉ mỉ theo quy luật màu sắc và ánh sáng, bô ỳcục rõ ràng chính xác nhưng vẫn thể hiện sức rung cảm nghệ thuật mãnh liệt. + “Bến tắm” (SEURAT-tr.9). + “Chiều chủ nhật trên đảo Bình Lớn” (SEURAT-tr.14). + “Ngọn đèn biển ở cảng Honfleur” (SEURAT-tr.18). - Signac (1863-1934): Họa sĩ người Pháp. ông gởi hết cả tâm hồn và cá tính để sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo, xứng đáng là bậc thầy của trường phái “Điểm họa”. + “Phòng ăn” (SIGNAC-tr.8): Những chuyển biến phong phú của những sắc màu nhẹ nhàng, tế nhị đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bức tranh. + “Những cánh buồm và những cây thông” (SIGNAC-tr.23): Sự tương phản đặc trưng giữa màu vàng và màu xanh của phái Dã Thú, cùng với sự ảnh hưởng của tranh khắc gỗ Nhật Bản. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

2. HậU ấN TượNG: Hậu ấn Tượng chỉ là một cái tên cho tất cả những khuynh hướng xuất hiện ngay sau chủ nghĩa ấn Tượng từ cuối thế kỷ 19. Các họa sĩ đã tìm cách vượt qua những giới hạn của chủ nghĩa ấn Tượng để thể hiện không chỉ cái họ quan sát mà ở cái họ cảm thấy. - Cézanne (1839-1906): Là họa sĩ người Pháp, chú trọng ưu tiên tới hình thể và cấu trúc đã gợi ý, báo hiệu cho chủ nghĩa Biểu Hiện, Lập Thể, Trừu Tượng về sau này. + “Bắt cóc” (CéZANNE-trbìa.1): Là chủ đề quen thuộc, gây ấn tượng trên hết do sự hung bạo thảm khốc mà nó biểu lộ. + “Tĩnh vật với cái bình, bát đường và những quả táo” (CéZANNEtrbìa.1): Sự sung mãn cho mắt nhìn và cảm xúc. - Gauguin (1848-1903): Là họa sĩ người Lháp, chịu nhiều ảnh hưởng của trường phái ấn Tượng, nhưng màu sắc trong tranh ông tươi sáng, nồng ấm và rực rỡ hơn trong vẻ đẹp nguyên sơ thanh bình cùng những con người thuần phác, bình dị ở đảo Tahiti của xứ sở nhiệt đới. + “Thiếu nữ Tahiti bên bờ biển” (GAUGUIN-tr.17): Cảm hứng dạt dào từ thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình. + “Gần bờ biển” (GAUGUIN-tr.9): Aớnh hưởng tranh khắc gỗ Nhật Bản ( “Sóng” của Hohusai). + “Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu?” (GAUGUIN-tr.20,21): Bức tranh mang tính triết học và những suy ngẫm về cuộc đời. - Van Gogh (1853-1890): Họa sĩ người Hà Lan, mà hội họa của ông là sự đam mê cuộc sống đời thường, là tình yêu mãnh liệt hướng về con người lao động nhân hậu, về những kiếp sống đọa đày cùng cực. Hội họa của ông còn là sự đối chọi, hoặc đồng lõa với những màu nguyên, những quệt bút dữ dằn. + “Những người ăn khoai” (VAN GOGH-tr.4): Thời kỳ đầu với những màu tối quen thuộc. + “Sao đêm” (VAN GOGH-tr.16): Bầu trời không lặng im yên tĩnh, nó chứa đựng những chuyển động dữ dội, diệu kỳ. + “Hoa hướng dương” (VAN GOGH-tr.23): Những cánh hoa quằn quại, trăn trở, rất có hồn và sống động. • ĐIêU KHắC: - Degas (1834-1917): Là một họa sĩ, nhà điêu khắc lớn người Pháp. + “Vũ nữ ba lê 14 tuổi” (TPHH ấN TượNG -tr.16): Đồng, cao 72.4cm, 1878. Phác thảo tượng khỏa thân.

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “Vũ nữ ba lê 14 tuổi” (DEGAS-tr.24; TPHH ấN TượNG -tr.16): Đồng, cao 98.4cm, 1881. Tạo ấn tượng mạnh bởi cho tượng mặc váy tuyn, ruy băng xa tanh thật. Chương 12: NGHệ THUậT THế Kỷ 20 1. PHáI TượNG TRưNG Chủ nghĩa Tượng Trưng lúc đầu là một phong trào văn học lấy trí tưởng tượng làm nguồn sáng tạo chủ yếu, chẳng bao lâu sau, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hội họa. Hội họa Tượng Trưng lấy hình thức khác để chống lại những ràng buộc của chủ nghĩa Hiện Thực và chủ nghĩa ấn Tượng. Các họa sĩ sử dụng những màu gợi ý và hình ảnh cách điệu để thể hiện tư tưởng, cảm xúc của họ. - Chavannes Tranh ông biểu hiện những hoài niệm vang bóng một thời, xa lánh cuộc sống phù hoa. Gam màu trầm lắng, nhẹ nhàng. Bố cục bề thế, chất trang trí hoành tráng. + “Người ngư dân nghèo”: Bỏ hẳn bóng tối. - Moreau (1826-1898): Là họa sĩ người Pháp, khác Chavannes, ông tìm về những chủ đề xa xưa của huyền thoại Đông phương hay Hy Lạp, vào thế giới ảo huyền lung linh của dĩ vãng. Nhân vật và cảnh trí trong tranh ông đầy tính ẩn dụ, bảng màu óng ả, lộng lẫy nhưng còn âm hưởng hàn lâm. + “Thần Jupite và thần Semele” (MOREAU-tr.10): Tính trang trí lộnglẫy, công phu và tất cả nhuộm ánh sáng thần bí. + “Salome” (MOREAU-tr.23): Bức tranh hoàn toàn mang tính tượng trưng. - Redon (1840-1916): Là họa sĩ người Pháp, vẽ rất thành công về biển cả. Do gần gũi với thi ca biểu tượng cuối thế kỷ 19, nên tranh ông thường đi vào thế giới mộng ảo, vô thức, dào dạt chất thơ hoang tưởng. + “Nàng Ophelia giữa hoa” (REDON-tr.7). + “Con thuyền kỳ bí” (REDON-tr.23). 2. PHáI Dã THú (FAURISM) Sự suy tôn Van Gogh, Gauguin và rời xa các tiêu chí hội họa cổ điển với bảng màu nguyên chất hết sức dữ dội của các tác phẩm mới tại một phòng riêng trong cuộc Triễn lãm Mùa Thu ở Pari năm 1905 đã gây những phản ứng khác nhau trong công chúng. Việc nhà phê bình Louis Vauxcelles gọi phòng tranh này là “chuồng dã thú”, đã đưa cái tên”dã thú” bước vào lịch sử hội họa thế giới. - Matisse (1869-1954):

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Là họa sĩ người Pháp, được suy tôn là thủ lĩnh phái Dã Thú. Aớnh hưởng bảng màu táo bạo của Van Gogh nhưng chắc chắn nghiền ngẫm, luôn biết kiềm chế. + “Nhảy múa” (MATISSE-tr.9): Mô tả các thần thái sinh động của các cô gái cùng điệu múa vui tươi. + “Cá vàng” (MATISSE-tr.16): Một bức tranh giàu cảm xúc. - Derain (1880-1954): Họa sĩ người Pháp. Hội họa của ông có tính cách giải phóng, cải cách triệt để, mở đường. + “Vũ điệu” (DERAIN-tr.24). + “áùnh mặt trời phản chiếu trên mặt nước” (DERAIN-tr.9): Biến hiện thực thành một ảo ảnh, biến phong cảnh xứ lạnh thành Luân Đôn thành xứ sở nhiệt đới. Trào lưu Dã Thú là cuộc “tổng khởi nghĩa” của bảng màu trong hội họa đương đại. Bức tranh vứt bỏ sáng tối, rút gọn vào những mảng màu gay gắt không khoang nhượng, đưa hội họa ra một không gian chói chang. • ĐIêU KHắC: - Derain (1880-1954). + “Mặt nạ đẹp”. + “Mặt nạ đau khổ”. + “Bí mật”. (DERAIN-tr.12): Đất nung, 1939. Cả ba mặt nạ bộc lộ sự ngây thơ, mộc, giản dị đầy chất dân gian Châu Phi. - Matisse (1869-1954): + “Người phụ nữ hình rắn” (MATISSE-tr.18): Đồng, cao 56,5cm,1909. + “Lưng thiếu nữ’” (MATISSE-tr.19): Phù điêu đồng,1929. 3. HộI HọA LậP THể (CUBISM) Hội họa lập thể là một trong những phong trào nghệ thuật nổi bật nhất và có tính cách mạng nhất. Sự giản hóa tột độ về màu và hình, chỉ giữ lại những khối góc gách đủ cho người xem cảm đoán mơ hồ hình người, cảnh vật là những cải cách ngoạn mục về hội họa. - Léger (1881-1955): Họa sĩ người Pháp, là họa sĩ của cái đẹp mang dáng dấp công nghiệp, của lao động và niềm lạc quan. + “Người đàn ông và điếu thuốc” (LéGER-tr.9): Người đàn ông được ghép từ những hình ống. Đây cũng là một kiểu đặc trưng mà người ta đặt ông cái TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

tên “họa sĩ ống”. + “Chuyến du ngoạn trên nền đỏ” (LéGER-tr.17): Niềm lạc quan, yêu đời. - Braque (1882-1963): Là họa sĩ người Pháp, một nhà tạo hình đặc biệt phì nhiêu, cuồn cuộn sáng tạo, nhưng luôn luôn giữ sự mạch lạc hoàn toàn trong bút pháp. + “Người Bồ Đào Nha” (BRAQUE-tr.7): ánh sáng được san bằng và như được khúc xạ qua tầng tầng lớp kính. + “Hoa Tuylip” (BRAQUE-tr.15): Hình thể tự do, những nhịp điệu uốn lượn sôi động của hiện thực. - Picasso (1881-1973): Là họa sĩ người Tây Ban Nha, là một trong những họa sĩ có óc sáng tạo nhất và độc đáo nhất thuộc mọi thời đại. + “Người chơi đàn ghita mù” (PICASSO-tr.5): Thuộc thời kỳ Xanh, thời kỳ mà nhân vật trung tâm là những kẻ hành khuất, những người hẩm hiu dưới đáy xã hội. + “Mẹ con” (PICASSO-tr.8): Thuộc thời kỳ Hồng, nhưng vẫn là những ánh hồng xam xám, héo úa, bớt buồn mà không bớt tư lự lo âu. + “Các cô gái ở Avignoon” (PICASSO-tr.12): Đánh dấu khởi điểm cho trường phái Lập Thể. ông đã nhào nặn các hinh, những mảng màu, những đường nét góc cạnh mang đầy tính biểu cảm. • ĐIêU KHắC: - Picasso (1881-1973): + “Các tượng gỗ” (PICASSO-tr.11): 1907. Aớnh hưởng điêu khắc dân gian Châu Phi, ông giản hóa tối đa các hình thể. + “Đàn ghita” (PICASSO-tr.19): Bìa -giấy-vải,1920. + “Đầỡu bò” (PICASSO-tr.3): Sắt -da. Được tạo bởi ghi đông và yên xe đạp. 4. XU HướNG Vị LAI (FUTURISM) Đầu thế kỷ 20, sự tiến bộ của ngành cơ khí, và nhất là của phương tiện vận chuyển cơ giới đã ảnh hưởng đến tư tưởng nghệ thuật. Tháng giêng năm 1909, nhà thơ Biểu Tượng người ý Marinetti (1876-1944) cho ra bản “ Tuyên ngôn tạo lập chủ nghĩa Vị Lai”, kêu gọi giới văn học nghệ thuật “tiêu diệt và xóa sổ quá TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

khứ”. Quá đáng hơn, hô hào “phá huỷ tất cả các bảo tàng và mọi mô hình thẫm mỹ đã được tạo dựng”, chỉ để tôn sùng tốc độ và sức mạnh, kể cả bạo lực của chiến tranh. Được một số văn nghệ sĩ hưởng ứng, trong đó có nhóm họa sĩ ý tự lấy tên “chủ nghĩa Vị Lai” để nhấn mạnh quyết tâm hướng về tương lai của họ. Nhóm Vị Lai phát triển ngôn ngữ sắc điểm của Tân ấn Tượng, ấn Tượng, giải quyết xuất sắc bố cục, xử lý những hướng chuyển hình nét và mảng màu để tạo cảm thức về tốc độ, về dịch chuyển thời gian gấp gáp. Tất cả tạo cho hội họa Vị Lai một sắc thái rất rực rỡ, rất động và rất cương. - Giacomo Balla (1871-1958): - Umberto Boccioni (1882-1916): + “Đường phố đi vào nhà”: Tiếng động và sự náo nhiệt của đường phố dường như có thể nghe và thấy được. Một ví dụ nữa cho tính chuyển động trong hội họa Vị Lai là “Thợ mài” của họa sĩ người Nga Malevich (1878-1935)(MALEVICH-tr.8). Hội họa Vị Lai không ảnh hưởng rộng rãi mà gói gọn trong nước ý. Tuy những đổi mới có giá trị nhất định, song có lẽ do cảm thức mãnh liệt mà phần nào còn thiếu tầm sâu tư tưởng, nên chỉ rộ lên như một trào lưu thoát ly thực tiễn xã hội. 5. TRàO LưU BIểU HIệN (EXPRESSIONNISM) Cái tên Biểu Hiện được thừa nhận từ cội nguồn là xu hướng “Hậu Dã Thú” phát triển mạnh tại nước Đức. Các họa sĩ Đức này đã sớm dựa vào bảng màu dữ dằn của phái Dã Thú để đi xa hơn, xoáy sâu vào nội dung tình cảm, biểu hiện qua bút pháp bạo liệt, phóng túng. Sau này, cùng với sự góp mặt của một số họa sĩ nước ngoài, nội dung sáng tác của họ thể hiện sự bất bình, yếm thế, phản ánh xã hội đương thời, có phần thiên về những mặt đau thương, nhứt nhối. - Munch (1863-1944): Họa sĩ người Nauy, tranh ông đượm một nỗi buồn vĩnh cữu, những nỗi khổ đau thấp thoáng hay ẩn hiện trong sáng tác của ông là những ám ảnh thường trực về bệnh hoạn, sinh lý hay chết chóc, đôi khi tới mức kinh hoàng. + “Tiếng thét” (MUNCH-tr.3): Biểu hiện mạnh, nhanh, trực tiếp nhất tình cảm mạnh mẽ tức thời của mình về một nỗi sợ hãi. Dự đoán cuộc đại chiến thế giới đẫm máu. + “Đứa con ốm” (MUNCH-tr.12): Không khí tang tóc, thấm đẫm tình mẫu tử. - Ensor (1860-1949): Họa sĩ người Bỉ. Có tâm trạng u uất, lo âu về cái chết như Munch, nhưng ông ngạo mạn đưa vào tranh những nhân vật đeo mặt nạ vui, buồn đủ vẻ. Thể hiện nhân sinh quan yếm thế “cười ra nước mắt” trước xã hội đương thời. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “âm mưu” (ENSOR-tr.17): Đây là những bộ mặt nạ, hay chính là bộ mặt thật của con người? + “Những người quan tòa khôn ngoan” (ENSOR-tr.22): Mô tả đặcbiệt ánh mắt, và sự thêm thắt làm lệch cán cân công lý của các quan tòa. Nghệ thuật Biểu Hiện ở Đức hoạt động vô cùng khó khăn bởi sự hoảng sợ và căm ghét nghệ thuật Môđéc của chế độ phát xít. Nhiều nghệ sĩ đã phải trốn ra nước ngoài và đều cống hiến lớn cho nghệ thuật nhân loại. Chương 17:

HộI HọA SIêU HìNH (PITTURA METAPHISICAL)

Hội họa Siêu Hình hướng về những hoang ảnh cô đơn, vắng lặng, tính chất bí ẩn và nhất là cách vẽ những địa điểm và đồ vật thật kề nhau theo bối cảnh và phối cảnh lạ thường. Các họa sĩ sáng tác đơn độc, tách khỏi xu hướng đương thời. - Chirico (1888-1978): Họa sĩ người ý, là người khởi xướng, nhưng sớm rời bỏ xu hướng này và quay lại với chủ nghĩa Cổ Điển truyền thống. Tranh ông có không khí mông lung mộng ảo, tư duy triết học và những trầm uất nặng nề của bản thân. + “Siêu hình tuyệt hảo” (CHIRICO-tr.15): Hai mặt đối lập luôn tồn tại: ánh sáng và bóng tối, cái thiện và cái ác, cái tốt và xấu trong mỗi con người. + “Tội lỗi thiêng liêng” (CHIRICO-tr.16): Các đồ vật thật nhưng bối cảnh không thật. Biểu lộ sự tang tóc, thương tâm. - Morandi (1890-1964): Chuyên vẽ tĩnh vật về những chai lọ trơ trọi trên mặt bàn, nhưng tất cả đều thực và chung một nỗi cô đơn ám ảnh. + “Tĩnh vật” (MORANDI-tr.9): Vẻ khô lạnh, trí tuệ, đầy một chất thơ bí hiểm. + “Tĩnh vật” (MORANDI-tr.17). + “Phong cảnh” (MORANDI-tr.21): Cảnh vật hoang vắng, không gian như phủ một nỗi buồn mênh mông. Chương 18:

TRàO LưU ĐAĐA (DADAISM)

Đada là một cái tên vô nghĩa, được lấy ra ngẫu nhiên trong một cuốn từ điển. Nó được chọn để ghi tôn chỉ của một nhóm nghệ sĩ có tài và táo tợn, gặp nhau tại Thụy Sĩ hồi đầu Đại chiến thứ nhất (1914-1918). Họ cùng căm ghét chiến tranh, và “nghệ thuật cần chống lại tất cả những gì đã được tôn thờ, khẳng định”. Chủ trương phái Đada phản đối mọi diễn tả cụ thể, khao khát đạt tới sự thanh thản tâm linh thông qua những hình tượng riêng tư, hoàn toàn tự do, không TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

nệ bất cứ điều gì. Giá trị của họ ở chổ giải phóng triệt để tư duy sáng tạo, và cố gắng dung hợp nhiều hình thái nghệ thuật khác nhau: thi ca, hội họa, âm nhạc, kỹ thuật in ấn… - Hans Arp: Tác phẩm của ông tưởng như đơn giản nhưng gợi được nhiều cảm xúc, bởi sự nhẹ nhàng, xao động, đằm thắm. + “Râu - người - rốn” (HANS ARP-tr.6): Thảm treo tường bằng giấy, màu, bìa. + “Cành cây” (HANS ARP-tr.20): Tranh thảm. + “Môi” (HANS ARP-tr.7): Phù điêu bằng bìa. - Duchamp (1887-1934): Là họa sĩ người Pháp, một con người ngông nghênh và cực đoan. Là người mở đường của những trào lưu nghệ thuật mới, cuối thế kỷ 20. + “Vì sao không hắt hơi” (DUCHAMP-tr.3): Gồm 152 viên đá, chiếc cặp nhiệt độ, cái mai sắp đặt lại với nhau. + “Bản sao của L.H.O.O.Q..” (DUCHAMP-tr.4): Lật đổ mọi thần tượng cũ, nàng Monalía tuyệt đẹp được ông vẽ thêm râu. + “Người khỏa thân xuống cầu thang” (DUCHAMP-tr.5): Tuyên chiến với các nhà Mỹ học, làm cho những khái niệm nghệ thuật kinh điển bị lung lay. • ĐIêU KHắC: - Hans Arp: + “Thiếu nữ” (HANS ARP-tr.9): Thạch cao. + “Quỳ” (HANS ARP-tr.17): Đồng. + “Con rắn” (HANS ARP-tr.11): Đồng. + “Nàng tiên cá” (HANS ARP-tr.10): Đồng. - Duchamp (1887-1934): + “Không khí của Paris” (DUCHAMP-tr.19): ôỳng thuỷ tinh,1919. + “Dụng cụ làm ráo nước” (DUCHAMP-tr.20): Sắt,1914-1964. + “Nguồn nước”: (DUCHAMP-tr.12): Sứ, 1964. Dùng vật liệu có sẵn, khai mở nghệ thuật sắp đặt. Là một chiếc bồn tiểu đem triển lãm. Chương 19:

XU HướNG SIêU THựC (SURREALISM)

Lý thuyết gia trụ cột là nhà thơ người Pháp: Breton. Năm 1924 soạn “Tuyên ngôn Siêu Thực”. Năm 1930 viết tiếp tuyên ngôn thứ hai. Quan điểm của xu hướng này nhấn mạnh vai trò của mộng mị và tiềm thức trong biểu đạt nghệ thuật. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Sáng tác Siêu Thực dựa trên tiền đề “nổi loạn” chống lại cả các thể chế xã hội đã đẩy thế hệ trẻ vào cuộc chém giết lớn của Đại chiến lần thứ nhất. Còn tín điều của nó là quy vào hai từ: cá thể và cô độc. - Max Ernst (1891-1976): Họa sĩ người Đức, với nhãn thức thuần khiết tâm linh. ông tận dụng triệt để khả năng biểu cảm của các chất liệu: giấy, vải, mực, sơn…. Của kỹ thuật gia công: vờn, tỉa, cắt, dán, xé, bôi, xoa….Hình tượng trong tranh ông mơ hồ hư ảo quái dị và nham nhở, xen trộn chủ động với ngẫu hứng tình cờ. + “Con voi Celebes” (ERNST-tr.7): Tác giả có những cảm nhận và cái nhìn thật lạ lùng, tất cả là sự phi lý. + “Cấu tạo con người” (ERNST-tr.20): Người cũng là cây lá và côn trùng. Là những điều kỳ dị và những ẩn dụ phi lý. - Klee (1879-1940): Họa sĩ người Thụy Sĩ. Chủ đề trong tranh ông rất đa dạng, nét vẽ rất kỹ lưỡng tinh vi đầy chất đồ họa, trên nhiều nền để đa dạng phủ màu óng ả. Sáng tác của ông đôi khi ẩn ý hài hước, song bao trùm vần là niềm âu lo man mác. + “Con cá vàng” (KLEE-tr.12): Là một kiệt tác của ông, tác phẩm như một ẩn dụ ca ngợi những người anh hùng, những tài năng sáng tạo? + “Thuỷ thủ” (KLEE-tr.15): Một cái nhìn về huyền thoại rất riêng, một thế giới riêng, một phong cách riêng. - Salvado Dali (1904-1984): Là một họa sĩ Siêu Thực tiêu biểu người Tây Ban Nha, hết sức mẫn cảm về các mâu thuẫn xã hội, các nghịch lý trong cuộc sống, thể hiện những tương phản thực -ảo, những ác mộng căng thẳng. Đặc biệt là tài diễn tả cực kỳ tinh xảo và cụ thể đến từng tiểu tiết những vật thật hay hình tượng quái dị. + “Sự dai dẳng của ký ức” (S.DALI-tr.9): Buổi chiều nắng đẹp gợi ký ức trở về và đọng lại. + “Căn phòng siêu thực” (S.DALI-tr.13): Chân dung cô Mar West là một căn phòng thẩm mỹ rất sống động. + “Bộ mặt của chiến tranh” (S.DALI-tr.23): Bức tranh là lời tố cáo phản đối chiến tranh, lời kêu gọi thức tỉnh lương tâm nhân loại. - Magritte (1898-1967): Là họa sĩ đứng đầu trường phái Siêu Thực Bỉ, với vẻ hấp dẫn và độc đáo của chất thơ, cái đơn giản và cái vô lý. + “Chiếc gương giả dối” (MAGRITTE-tr.6): Con mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng thực ra nó chỉ phản chiếu trời mây bên ngoài: Tìm cái đối nghịch nhau ẩn TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

trốn đâu đó. + “Những kẻ đồng hành của nỗi sợ” (MAGRITTE-tr.14): Hay mơ mộng tất có khi gặp ác mộng. • ĐIêU KHắC: - Giacometti (1901-1966): Họa sĩ, nhà điêu khắc xuất sắc nhất thế kỷ 20, có cách thể hiện độc đáo và mới mẻ. + “Con chó” (GIACOMETTI-tr.4): Đồng, cao 72cm,1951. + “Bộ mặt thiên nhiên” (GIACOMETTI-tr.6): Đồng, cao 55cm,1954. + “Ba người đang đi” (GIACOMETTI-tr.11): Đồng, cao 72cm, 1948. Những con người sống chung với nhau nhưng vẫn cô đơn, mỗi người đi theo một hướng. - Max Ernst (1891-1976): Các tác phẩm điêu khắc của ông cũng kỳ dị không kém các tác phẩm hội họa. + “Dương cữu” (MAX ERNST-tr.23): Vữa, cao 247cm, 1948. Vua và hoàng hậu như bò với heo. + “…” (MAX ERNST-tr.22). 6. HộI HọA HồN NHIêN (LES NAIFS) Ngược với hội họa mang những phát kiến cao siêu, tính triết lý hay nội tâm sâu sắc, là lối vẽ hoàn toàn bằng trực cảm chân thành và giản dị. Đó là hội họa Hồn Nhiên. - Rousseau (1844-1910): Họa sĩ người Pháp, vốn tự học qua việc chép tranh, hình họa thô vụng đến ngô nghê, nhưng với cảm nhận chân thành và năng khiếu dùng màu xuất sắc, ông phát huy mạnh bán sắc qua cách vẽ, thành công đặc biệt trong những bố cục miêu tả rừng già nhiệt đới hư cấu, với cây lá xum xuê và muông thú lạ. + “Người dụ rắn” (ROUSSEAU-tr.15): Với 50 màu xanh khác nhau, bức tranh là cảnh tượng huyền bí mênh mông, một cái đẹp hoang sơ, mộng mị, toát ra một chất thơ bí ẩn. + “Giấc mơ” (ROUSSEAU-tr.18): Thiên nhiên hoang dã căng đầy sức sống. + “Bóng đá” (ROUSSEAU-tr.23): Cái duyên và cái hài hước. 7. HộI HọA TRừU TượNG (ABSTRACTIONISM) TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Năm 1911, một số họa sĩ ở Đức lập ra nhóm “Kỵ binh xanh”. Việc tìm kiếm cách thể hiện mới dựa trên tính chất biểu tượng tinh vi của cường độ màu sắc ở nhóm này đã mở đường cho sự trừu tượng. Với sự trừu tượng hóa, nghệ thuật đã vượt thêm một cột mốc mới trong việc giải phóng mình khỏi thực tại cụ thể, bằng cách tạo ra cho mình một ngôn ngữ có khả năng diễn đạt những ý niệm và cảm giác thuần tuý. - Kandinsky (1866-1944)): Là họa sĩ người Nga, một thành viên của nhóm “Kỵ binh xanh”, là họa sĩ Trừu Tượng đầu tiên đã gạt bỏ sự thể hiện tượng hình và vẽ tác phẩm phi hình thể đầu tiên vào năm 1910. + “Những thế giới nhỏ” (KANDINSKY-tr.11): Bức tranh gây sửng sốt bởi không có hình, vật cụ thể mà chỉ là những nét và màu là những tín hiệu. + “Những vòng tròn” (KANDINSKY-tr.13): Như là bầu trời đêm bí ẩn lấp lánh ánh sao. - Mondrian (1872-1944): Họa sĩ người Hà Lan. Nghệ thuật của ông là sự đơn giản hóa, và giai đoạn càng về sau, nó đặc biệt tỏ ra có giá trị rất lớn với các kiến trúc sư và ảnh hưởng đến những công trình kiến trúc hiện đại. + “Cây táo nở hoa” (MONDRIAN-tr.10). + “Tranh số 3” (MONDRIAN-tr.13): Những ngôi nhà chen chúc trong thành phố. + “Bố cục. Đỏ, vàng, xanh, đen” (MONDRIAN-tr.17): Gạt bỏ những cái rườm rà và tạo được cái quyến rũ của sự cân bằng. - Miro (1893-1983): Là họa sĩ kiêm điêu khắc người Tây Ban Nha. ông sớm bộc lộ nhãn thức tưởng tượng, biến các sự vật đạt tới ngôn ngữ ký hiệu giản hóa triệt để. ý tứ trong tranh thường bí hiểm, bởi hầu hết là phát triển những ý tứ tâm linh, lánh xa thực tại sụ thể. + “Mặt trời đỏ” (MIRO-tr.9). + 3 bức tranh “Màu xanh” 1,2,3 (MIRO-tr.10,11): Bầu trời xanh thẫm bí ẩn. ông khái quát cái mênh mông, vĩ đại bằng những biểu hiện tối thiểu, đơn giản nhất. + “Bình minh và chim” (MIRO-tr.21): Aớnh hưởng bởi cái đẹp của Phương Đông. • ĐIêU KHắC: Điêu khắc Trừu Tượng có thể sử dụng mọi chất liệu và mọi kỹ thuật gia công. Đi sâu vào những thế dáng, khối hình mới mẻ trong không gian ba chiều. - Điềm Phùng Thị: TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “7 ngôn ngữ” (MALEVICH-tr.24): Các mẫu này sắp xếp có thể tạo ra những bố cục lạ, đa nghĩa, sinh động, uyển chuyển. + “ánh Kim Đồng” (MALEVICH-tr.24): Đồng. + “Trẻ em” (ĐKVN?-h.180). - Solo Lewith: Khối môđun” (MALEVICH-tr.23): 1969-1983. - Các học trò, nghệ sĩ áp dụng phong cách của Malevich, tạo nên các tác phẩm: “ấm”, “Chén”, “Nhà cao tầng”, “Kiến trúc” (MALEVICH-tr.20). - Calder (1898-1976): Là người tiên phong tạo dựng nên điêu khắc động, nghệ thuật của ông sống động và hoành tráng. + “Con người” (CALDER-tr.13): Thép, cao 22m,1969. + “Chuyển động tĩnh” (CALDER-tr.17): Thép, cao 8m, 1970. Có sử dụng động cơ điện trong tác phẩm, là một chú khủng long nhỏ đang chơi đùa với đồ chơi đang quay tít trong không gian. - Henry Moor (1898-1986): Nhà điêu khắc hàng đầu nước Anh, tạo nên phong cách độc đáo, đầy bản sắc và nhất quán. + “Gia đình” (MOOR-tr.11): Đồng,1948-1949. Gạt bỏ hầu hết các chi tiết, chắt lọc đến mức có thể, để biểu đạt tinh thần gia đình vĩnh cửu: sự yên bình, tin cậy, nương tựa, nâng đỡ lẫn nhau. + “Phụ nữ nữa nằm nữa ngồi” (MOOR-tr.18): Bức tượng gợi hình ảnh hoang sơ phóng túng, đối lập với kiến trúc mà những nguyên tắc cấu tạo hình khối chặt chẽ. 8. NGHệ THUậT PHươNG ĐôNG 1. NGHệ THUậT HồI GIáO: Nghệ thuật Hồi Giáo nổi tiếng độc đáo bởi kiểu trang trí dùng hình hình học, hinh cây lá hay hoa và tỉ mỉ trong tô chữ. 2. NGHệ THUậT TRUNG HOA2: - Chu Phỏng (khoảng T.K 8): Là con nhà quý tộc, làm quan đến chức Thư vĩ, đứng đầu một châu hay một tỉnh. Đề tài chủ yếu của ông là những những cảnh sinh hoạt và vẻ đẹp quyền quý TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

trong cung đình. Tranh ông hoàn thiện trong bố cục, màu sắc. Sáng tác của ông được xếp vào hàng thần phẩm. + “Những cô gái bên hoa” (CHU PHỏNG -tr.19,18): Là tác phẩm đặc sắc nhất của ông, vẽ những phi tần đẹp nhất và được vua sủng ái nhất. Mô tả cảnh họ thong thả dạo chơi trong vườn thượng uyển, đợi yết kiến vua. - Lý Thành (919-967): Sống vào thời kỳ triều Đường sụp đổ, đầu đời Tống. Có tài lỗi lạc nhưng nghiệp lớn không thành. Trong cảnh ẩn mình chạy loạn, núi non hiểm trở, hùng vĩ ở Sơn Đông đã gợi cảm hứng cho ông vẽ những bức tranh rất u tịch và hoài cổ. ông là một họa sĩ vĩ đại trong ba họa sĩ đỉnh cao về tranh sơn thủy, loại tranh mà có ý nghĩa triết lý cao siêu về con người và thiên nhên. + “Chùa Tiên tĩnh lặng” (Lý THàNH -tr.5): Nghĩa là chùa Tiên trên vách núi hiểm trở buổi tĩnh lặng của họa sĩ. + “Bãi hoang trong rừng lạnh” (Lý THàNH -tr.16). - Trương Trạch đoan (Thế kỷ 12): Sinh vào thời Bắc Tống, làm quan đến chức Hàn lâm đồ họa viện. Là họa sĩ hiện thực vĩ đại, để lại cho nhân loại 2 tác phẩm nổi tiếng là “Tây hồ tranh tiêu đề” (Cuộc thi ở Tây hồ) và “Thanh minh thượng hà đồ” (Tiết thanh minh trên sông). + “Tiết thanh minh trên sông” (T.T.ĐOAN - tr.19 đến 6): Là loại tranh cuốn, cao 24cm, dài 528,7cm, gồm 600 nhân vật. Bức tranh tái hiện sinh động cuộc sống đương thời về kinh đô Bắc Tống Biện Kinh náo nhiệt, sầm uất nhưng rất gần gũi với hiện tại. - Tề Bạch Thạch (1864-1957): Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, học nhiều nghề, cho đến năm 60 tuổi mới chính thức bước vào hội họa. ông chuyên vẽ về chim, hoa, lá, đá. Bút pháp tung hoành hùng tráng, tạo hình đơn giản, giàu chất cảm. Thần thái sống động, màu sắc sáng sủa. + “Mai đỏ” (T.B.THạCH -tr.10): Là loại tranh thủy mạc phối hợp điểm màu. Bút pháp mau lẹ, điệu nghệ thể hiện cái rắn rỏi của cành mai và hoa khoe sắc thắm, bộc lộ cái khí phách và sự trong sạch của người quân tử. + “Tôm bơi trong cỏ lưỡi mác” (T.B.THạCH -tr.20). + “Hoa sen” (T.B.THạCH -tr.19): Một trong những chủ đề chính trong tranh ông. Nó tượng trưng cho mùa hè, sự vươn lên từ khó khăn đen tối, và vẻ đẹp TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

thanh nhã đầy hương sắc. 9. NGHệ THUậT HậU Mô ĐéC. Thuật ngữ Hậu Môđéc đề cập tới các hiện tượng mỹ học nảy sinh trên bình diện thế giới từ sau Đại chiến lần 2. Kế tục tinh thần “xóa sổ cái cũ” do phái Đada dấy lên từ 1915, nhưng những trào lưu thời kỳ này thường ào lên nhất thời và bộc lộ mấy nét giống nhau: - Hầu hết đều yểu mệnh. Được cổ vũ ồn ào vài ba năm rồi lặng lẽ biến mất. - Tính chất ngông nghênh, ngạo mạn và cực kỳ chủ quan. Thủ lĩnh nào cũng tự cho mình là mới, là nhất, còn tất cả đều phải phế bỏ. - Về tư duy và tay nghề, thì hầu hết đều có phần sơ lược, mang sắc thái nghiệp dư tự phát. Việc thể hiện thường trông cậy vào gia công cơ giới, sản xuất công nghiệp (Ví dụ nghệ thuật Minimal).Buổi đầu có thể gây xôn xao dư luận chuộng lạ, nhưng khán giả chóng chán trước những “tác phẩm” ngẫu hứng, vội vã (như happening) hoặc ít thuyết phục vì thiếu vắng nội dung. Các chủ soái trẻ này thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố chủ trương sáng tác phi nghệ thuật, hay phản nghệ thuật. Cho dù các đợt sóng tân kỳ ấy không làm thay đổi những khao khát chính đáng của xã hội về một nền nghệ thuật nhân văn trong sáng, lành mạnh, ta vẫn điểm qua mấy xu hướng tiêu biểu và ghi vào lịch sử mỹ thuật đương đại vì nó đã từng diễn ra. 10. NGHệ THUậT POP -ART Sau Đại chiến lần 2, các nước công nghiệp phục hồi khá nhanh chóng, và công nghệ tiên tiến giúp nâng cao đời sống vật chất. Xã hội hậu chiến ngả sang lối sống vật chất kiểu Mỹ, và nghệ thuật tạo hình nảy sinh xu hướng chống trừu tượng, khước từ những suy cảm sâu sắc về cái đẹp, tư tưởng thực dụng chiếm ưu thế, lấn dần vào phạm trù thẩm mỹ. Pop-Art có nghĩa là “nghệ thuật đại chúng”, song do bối cảnh xã hội chi phối, khái niệm “pop” ngã sang “dân dã”, dễ dãi, điều này làm cho Pop -art từ nơi phát sinh là nước Anh, tích cực đề cao “con người -máy móc -chuyển động” thì khi lan tràn sang Mỹ đã gặp điều kiện thuận lợi để nảy nở ồ ạt và trở thành “to lớn -táo bạo -thô ráp”. Siqueiros, một nhà phê bình đã phẫn nộ: “Pop-art là bi kịch của nghệ thuật” (1966). - R. Harnilton (1992… + “Thật ra cái gì làm cho các căn hộ hôm nay đa dạng và hấp dẫn đến thế?” (LSHH-p.bản Pop -art-h.91): Phô trương những những lực hút, cám dỗ của đời sống vật chất hiện đại. - Jasper Johns (1930-1995): Là họa sĩ tiêu biểu của phái nghệ thuật đại chúng Pop -art Hoa Kỳ, ông tôn vinh cái thông thường nhất, rẻ tiền nhất, nhàm chán nhất, được sản xuất hàng loạt nhiều nhất trên nước Mỹ. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

+ “Cờ” (JASPER JOHNS-tr.3): Vừa là cờ, vừa là bức tranh. + “Nền tranh” (JASPER JOHNS-tr.15): Vẽ và treo cả những đồ vật thật lên tranh. - Warhol (1928-1987): Là một họa sĩ thương mại, nhưng có một tâm hồn rất nhạy cảm, ông làm đảo lộn nghệ thuật. + “Marilyn” (WARHOL-tr.8): âm bản có in màu, càng làm cho vẻ đẹp của Marilyn Monroe thêm bí hiểm. + “Hộp xà phòng” (WARHOL-tr.11): Vỏ hộp các -tông đầy rẫy trong đời sống công nghiệp. 11. NGHệ THUậT TốI THIểU (MINIMAL) Xu hướng Tối Thiểu xuất hiện trong những năm 1960. Nghệ thuật Tối Thiểu là giản hóa tột độ hình tượng, đến chỉ còn là một khối vuông, khối trụ hay khối dẹt kỷ hà, nhân lên nhiều bản giống nhau, bày thành một dãy theo phương pháp module của công nghiệp hay kiến trúc. Tính “nghệ thuật” ở đây chính là qui về khối hình, chất liệu và cách sắp xếp. - Ad Reihardt (1913-1967): Người khởi xướng chính của trường phái Tối Thiểu. + “Tranh trừu tượng số 5”: Toàn sắc lam đen giảm nhẹ. * ĐIêU KHắC: - Tony Smith (1912-1980): Là nhà điêu khắc Hoa Kỳ sáng tác theo hai cách. ông vừa xếp hàng đơn tố hình tháp đặt trên bãi cỏ (10 đơn tố,1975), mặt khác, cũng dựng những khối hình độc lập đồ sộ rõ tính kỷ hà, sơn đen (khói,1967). 12. XU HướNG CựC THựC (HYPERREALISM) (SIêU HIệN THựC) Xu hướng này rộ lên ở Mỹ vào quãng năm 1965-1970. Phái này chủ trương chép nguyên dạng một bức ảnh chụp và phóng to thành “tranh”. Vờn tỉa hết sức kỹ lưỡng. Màu sắc cũng dựa theo ảnh nhưng cường điệu đập vào mắt. Nét tiêu biểu được ưa chuộng, là trong tranh bao giờ cũng có những vật sáng loáng phản chiếu, như ánh kính, mặt gương, và đặc biệt rất Mỹ là những bộ phận mạ kền của ôtô. - Don Eddy (1944-…): Rất thích vẽ những tủ kính và vỏ ôtô. + “Mũi ôtô” (NTMĐ&HMĐ-p.bản -h.93). - Chuch Close (1940-…): TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Truyền thần phóng to các chân dung của người thân (tới 3-4m2). Thời kỳ đầu chỉ vẽ đen trắng, từ 1971 mới vẽ màu. • ĐIêU KHắC: Đối lập với điêu khắc Trừu Tượng, điêu khắc Cực Thực xuất hiện tại Mỹ vào thập niên 60 với các tác giả chuyên sao chép, đổ khuôn rồi tô vẽ như người thật. Đặc biệt mẫu là người thật. - Duane Hanson (1925-…): + “Bà béo” (NTMĐ-HMĐ, P.bản,h.95). - John De Andrea (1941-…): Chọn nhân vật khỏa thân, đổ khuôn, tô vẽ giống như thật, nhằm tạo ra “sự siêu giống” + “Đôi lứa” (1971). 13. NGHệ THUậT ĐịA HìNH (LAND-ART) Là một trào lưu thịnh hành cùng hội họa Cực Thực, từ Mỹ lan sang Châu âu vào thập niên 70 - 80. Xu hướng này nhằm tạo bố cục gắn với cảnh trí thiên nhiên hoang vắng, trống trải, thực hiện bằng thủ công hay cơ giới. - Walter De Maria (1935-…): Người chủ xướng nghệ thuật Địa Hình. + “Cánh đồng sắt”: Trồng xuống đất 400 cọc thép. Mỗi cọc cao 6m. + “Kilômét thẳng đứng của Trái Đất”: Dùng kỹ thuật hiện đại đóng xuống lòng đất một thanh đồng thau lớn, dài 1 kilômét, chỉ để lại trên mặt đất một đoạn ngắn. - Christo (1935-1995): Là người Bungari, thích bao gói mọi thứ. + “Những hòn đảo được quây, vịnh Biscayne, Florida” (CHRISTOtr.18): Bọc 11 hòn đảo bằng lụa hồng. Tốn 603.850m2. Gợi nên hình tượng các hoa sen nở trong hồ cảnh. + “Tượng đài chiến thắng Emmanuel” (CHRISTO-tr.13): Đóng gói tượng vị anh hùng La Mã. 14. HAPPENNING (Sự Cố) Trào lưu ngắn ngủi này xuất hiện tại Mỹ, Anh, Pháp vào cuối thập niên 6070, nhưng từ năm 1955, nhóm Gutai ở Osaka, Nhật Bản đã thể hiện rồi. ý niệm cơ bản của Happenning là tạo ra sự cố gì đó trước mắt khán giả, và nếu khán giả cùng tham gia thì càng hay. TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

- Họa sĩ cùng khán giả xúm vào bôi bùn nhem nhuốc lên một chiếc xe du lịch bóng loáng. - Bôi bánh kem nhoe nhoét lên khắp thân hình khỏa thân của một cô gái nằm trên bàn, được khán giả cổ vũ nhiệt liệt. 15. NGHệ THUậT THâN THể (BODY-ART) Ra đời tại Pháp vào đầu thập niên 70, chủ trương “sáng tác” trên thân thể người sống. Bôi, vẽ là chính nhưng đôi khi còn chằng trói, hành hạ đến gây thương tích và máu thật, máu giả trộn lẫn vào nhau gây ấn tượng tàn bạo trên những thân thể hớ hênh. Chính vì vậy nghệ thuật này chỉ đáp ứng yêu cầu của một số ít khán giả có thị hiếu không lành mạnh, ít nhiều trụy lạc, bệnh hoạn. Các họa sĩ tiêu biểu như ở Pháp có Michel Journiac (1943-…), và nữ họa sĩ Gina Pane (1939-1991). Hoa Kỳ có Bince Nauman (1943-…), và họa sĩ gốc ý Vito Anconci (1940-… ), tự dùng chính thân mình để “sáng tác”. Nghệ thuật Thân Thể thường được “sáng tác” trong một phòng kín đáo với một nhóm khán giả “chọn lọc”, hoặc được ghi hình để dể phổ biến. Việc đáp ứng yêu cầu một số khán giả có thị hiếu không lành mạnh nên xu hướng ngắn ngủi này cũng sớm bị chết yểu. 16. NGHệ THUậT ý NIệM (CONCEPTUAL) Cũng là một trào lưu lan tràn ở Châu âu vào thập niên 70. Mục tiêu của nghệ thuật ý Niệm là phi vật chất hóa, coi ý niệm của tác giả quan trọng hơn bản thân “tác phẩm”. Do vậy tác phẩm có thể là bất cứ thứ gì, thậm chí là lời nói, dòng chữ hay nhắn qua điện thoại, micrô… - Ben (1935-…): Họa sĩ người Pháp, gốc Thụy Sĩ. ông cầm một tấm biển viết mấy chữ “cứ nhìn tôi là đủ”, ngồi trước khán giả. Đó là tác phẩm. 17. MộT Số TRàO LưU NGHệ THUậT KHáC. * NGHệ THUậT THô (Art brut): Cho súc vật vẽ, hoặc khai thác cách vẽ của người bệnh tâm thần, nhằm đề cao “sáng tạo vô thức” * TRANH LửA (Fire Pai tinting): Dùng đèn xì nung chất sơn men chảy nhoè 1ên mặt tranhỡ làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao.t * NHâN TRắC HọA (Anthro pomtríc): Phủ sơn lên người mẫu nữ rồi ”in” lên tấm “toan” trắng. * OP-ART: Sáng tạo, tầm sâu trí tuệ, phát kiến, văn hóa thị giác cao. Mục đích của Op -art là tìm cách gây tác động thẫm mỹ qua các biểu hiện quang học thuần túy. * … - Vasarely (1908-…): TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Là họa sĩ PhápL, gốc Hunggari. ông kết hợp tinh tế tính khoa học với tính thẫm mỹ thông qua hiệu quả các mạng lưới nét -đốm-gạch, tác động qua võng mạc trong mắt người xem, tạo hình vẽ phẳng nhưng trông như lồi lõm, hay rung rinh, nhảy nhót. + “Vega 200” (ĐườNG NéT -tr.18): Bức tranh dùng kỷ xảobằng đường nét để tạo hiãûu qua, laìm noï dæåìng nhæ näøi väöng lãn åí giæîa tåì giáúy

TRẤN VĂN TÂM

Trang 1


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.