Yesnews 02 2014

Page 1

Page1

Yesnews 02 - 2014


Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Tổng biên tập: Nguyễn Thị Lan

Giao lộ thông tin

Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Phương, Dương Thị Hải Yến, Đỗ Thị Phương Dung, Nguyễn Hồng Ngọc, Trịnh Duy Hoàng, Phan Huy Hoàng.

Thiết kề và trình bày: Phan Huy Hoàng

Tin tức kinh tế trong nước tháng 02 - 2014.……..………..…3

Tin tức kinh tế thế giới tháng 02 – 2014………..…...………..6

Lăng kính khoa học  Thuốc ngoại – giá cao lỗi tại ai?……………..………….. …..8  Dịch vụ y tế ở Cu Ba……....……………………………..…...10

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnews.neu@gmail.com

Phát hành ngày 28/02/2014

Page2

Yesnews 02 - 2014

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Nhìn ra thế giới  Những hi vọng và hiểm họa khi đặt cược và các phương pháp điều trị ung thư……………………………………………..…..13  Bitcoin – Kẻ thách thức các ngân hàng trung ương…….…19


Giao lộ thông tin

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 2-2014 Tháng 2, tháng của một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm, tháng Tết Nguyên đán. Vậy nhưng, thay vì khởi sắc đầu năm, nền kinh tế tháng 2 gặp phải nhiều khó khăn, gây nhiều trăn trở đối với Chính phủ cũng như là các doanh nghiệp, nhân dân,… Cầu tiêu dùng, chỉ số lạm phát, ngân hàng thừa vốn,…. là những câu chuyện nổi bật của kinh tế tháng 2. 1. CPI tiếp tục tăng thấp do sức mua suy yếu

ạch. Vậy đâu là lý do dẫn đến hiện tượng trái ngược trên? Có nhiều ý kiến cho

thành CPI. Tuy nhiên, các mức tăng đều khá nhỏ. Nhóm hàng có sức tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ với mức tăng 1,15% so với tháng trước. Tiếp đến là nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,6%, nhóm văn hóa và giải trí du lịch tăng 0,61%. Các nhóm hàng khác tăng không đáng kể và có 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Đó là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

rằng đó là nhờ tính hiệu quả của công tác thực hiện bình ổn giá tại các địa phương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ số lạm phát thấp bắt nguồn từ sức mua suy yếu của người dân. Hơn nữa, có nhiều doanh nghiệp còn không dám vay vốn vì cầu tiêu dùng quá yếu. Hiện nay các doanh nghiệp xi măng, sắt thép phải đình trệ sản xuất để tránh lỗ,…

Ngoài ra, trong tháng 2, chỉ số giá vàng tăng 1,87% và chỉ số giá USD giảm 0,03%.

Page3

Yesnews 02 - 2014

Nếu xét trong vòng 10 năm

nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2/2014 có mức tăng thấp nhất. Thật vậy, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, CPI tháng này chỉ tăng 0,55% so với tháng 1 và tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,65% so với cùng tháng năm ngoái. Rõ ràng, tháng 2 năm nay đã chiếm trọn lễ Tết Nguyên Đán và Rằm tháng Giêng. Thế nhưng, thay vì hiện tượng sốt giá và khan hiếm hàng hóa, sức mua trong dân tháng 2 năm nay lại khá ì

Trở lại với diễn biến chỉ số giá, tháng 2 ghi nhận sự tăng giá của 9/11 nhóm hàng cấu

2. Ngân hàng đau đầu với tình trạng “thừa tiền” Trong khi chỉ số giá tháng 2 thấp kỷ lục thì nhiều ngân hàng thương mại trong nước lại phải khốn đốn với tình trạng “thừa tiền”. Đó cũng chính là lý do khiến các ngân hàng đang đua nhau giảm lãi suất để giải quyết tạm thời tình trạng trên. Chẳng hạn như Eximbank, trong 1 tháng đã có 2 lần


giảm lãi suất. Đợt cắt giảm lần thứ 2, Eximbank đã đưa lãi suất kỳ hạn 1 tháng xuống mức 6,5%/năm, kỳ hạn 2 và 3 tháng lãi suất giảm 0,2%/năm, còn lần lượt 6,6%/năm và 6,8%/năm. Tương tự, ngân hàng Sacombank cũng thực hiện cắt giảm lãi suất huy động 2 lần trong tháng. Cụ thể, ngân hàng sẽ giảm thêm 0,1%/năm cho các kỳ hạn. Với các khoản tiền gửi trên 50 triệu đồng, ngân hàng áp dụng mức lãi suất kỳ hạn 1 tháng còn 6,5%/năm, 2 tháng còn 6,6%/năm. Đối với tiền gửi dưới 50 triệu đồng, kỳ hạn 2 tháng cũng chỉ còn 6,1%/năm.

Page4

Yesnews 02 - 2014

Ngân hàng Techcombank cũng giảm lãi suất kỳ hạn 1 tháng cuối kỳ còn 6,55%/năm, kỳ hạn 2 và 3 tháng lần lượt là 6,64%/năm và 6,84%/năm. Còn ngân hàng Đông Á, giảm các mức lãi suất với kỳ hạn dưới 6

tháng còn 6,9%/năm.

mức

6,7-

Bên cạnh việc hạ lãi suất, nhiều ngân hàng đã phải mua trái phiếu Chính phủ nhằm giải quyết tạm thời đầu ra dù lãi suất trái phiếu rất thấp. Thế nhưng thật đáng tiếc, khi việc kéo giảm lãi suất so với khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách. Bởi lẽ không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, lãi suất thấp. Không những vậy, sức mua yếu ớt của nền kinh tế cũng khiến nhiều doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất mà chỉ hoạt động cầm chừng nên không vay vốn ngân hàng! 3. Chuyển giao vấn đề tỷ giá cho Vụ chính sách tiền tệ Theo Quyết định số 145/QĐNHNN, Vụ chính sách tiền tệ

sẽ thay Vụ Quản lý ngoại hối giúp Thống đốc điều hành tỷ giá và quản lý thị trường ngoại tệ. Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết, năm 2013 nhờ sự phản ứng kịp thời, linh động của Ngân hàng nhà nước (NHNN) mà thị trường ngoại hối và tỷ giá luôn đạt được sự ổn định. Nhờ đó, đã tăng niềm tin vào VND, giảm tình trạng đô la hóa, dự trữ ngoại hối Nhà nước được nâng cao.

Ngoài ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá hết sức linh hoạt trong năm nay nhưng không quá 2% nhằm đảm bảo hỗ trợ cho xuất khẩu, vừa không gây áp lực lên lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. 4. 2 tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 2 tỷ USD Theo công bố của Tổng cục Thống Kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong hai tháng đầu ước đạt 42, 4 tỷ USD.


Trong đó, xuất khẩu đã tăng 12,3% (2,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013, ước đạt 21,06 tỷ USD. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện tăng 22,9% (tương ứng tăng 614 triệu USD), hàng dệt may tăng 30,1% (742 triệu USD), giày dép 27,4% (324 triệu USD).

Page5

Yesnews 02 - 2014

2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng đáng kể, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 20,82 tỷ USD. Đóng góp phần lớn cho việc tăng tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu là khu vực doanh nghiệp FDI, khi khu vực này nhập khẩu tới 11,8 tỷ USD.

Như vậy, ước tính sau 2 tháng, cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 244 triệu USD. Đặc biệt, doanh nghiệp FDI xuất siêu 2,09 tỷ USD, trong khi đó doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu 1,85 tỷ USD. Rõ ràng, thành tích xuất siêu của Việt Nam rất không bền vững, khi mà xuất siêu vẫn phụ thuộc

vào hàng gia công, lắp ráp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,… đây là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Vì thế, cần có cái nhìn đúng đắn đối với tình hình xuất nhập khẩu hiện nay để từ đó có những giải pháp hiệu quả nhằm duy trì tính bền vững của hoạt động này, góp phần duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp được khảo sát đã đưa ra nhiều lý do để họ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Đa phần các lý do đều liên quan đến vấn đề quy mô thị trường và cơ hội kinh doanh hiệu quả, chi phí lao động, dân số tương đối trẻ cũng như niềm tin vào những thách thức kinh tế và vấn đề hành chính sẽ sớm được cải thiện.

5. Lần đầu tiên, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt 59 điểm Ngày 25/2, phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát chỉ

số môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu quý 1/2014. Qua đó, chỉ số của Việt Nam lần đầu tiên tăng lên 59 điểm từ mức 50 điểm của năm 2012. Đây là một kết quả đáng tự hào, khẳng định lòng tin của các doanh nghiệp châu Âu đối với thị trường Việt Nam.

Chủ tịch EuroCham, ông Preben Hjortlund chia sẻ: “Thật khả quan khi thấy chỉ số BCI quý này đã vượt trên mức trung bình và tới mức 59. Việc tăng 9 điểm dường như cho thấy kết quả này còn nhiều hơn cả sự lạc quan sau Tết với một niềm tin thực sự trong cải thiện điều kiện kinh doanh và triển vọng mong đợi. Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực của chúng tôi làm việc với Chính phủ Việt Nam để tạo ra lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm đảm bảo tiến độ tích cực này”. Thanh Nhàn (Tổng hợp)


Giao lộ thông tin

TIN TỨC KINH TẾ THẾ GIỚI THÁNG 2-2014 Nga tổ chức thành công thế vận hội mùa đông với mức chi vượt dự toán. Sự bất đồng chính trị giữa chính phủ và phe đối lập khiến Ukraine đứng trước tương lai mù mịt, kinh tế kiệt quệ. Trong khí đó, động thái bán tháo trái phiếu Mỹ của Trung Quốc làm giảm lòng tin đối với tài sản này... là những tin tức nổi bật trong tháng 2. Ngoài ra đây cũng là thời điểm diễn ra các hội nghị, cuộc đàm phán quan trọng như: hội nghị G20, đàm phán TPP… với những mục tiêu và thỏa thuận mới. 1. Trung Quốc liên tục bán trái phiếu kho bạc Mỹ Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Mỹ đã bán trái phiếu kho bạc do Washington phát hành trong tháng 12/ 2013. Đây là đợt bán nợ Mỹ mạnh nhất cùa Trung Quốc trong vòng 2 năm trở lại đây.

Page6

Yesnews 02 - 2014

Số liệu mới nhất do bộ tài chính Mỹ công bố ngày 18/2 cho thấy, trong tháng cuối cùng của năm 2013, Trung quốc đã giảm 47,8 tỷ USD trong giá trị nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ, tương đương mức giảm 3,6 % còn 1,27 nghìn tỷ USD. Kể từ tháng 12/2011 tới nay, chưa khi nào Trung Quốc bán ròng nợ Mỹ mạnh như vậy. Việc Trung Quốc bán ròng mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ diễn ra trong bối cảnh FED cắt giảm quy mô của chương trình nới lỏng định lượng QE3. Động thái của Trung Quốc cho thấy, các ngân hàng trung ương đàng trở nên lo ngại hơn về việc chấp nhận rủi ro kéo dài khi mà FED đã cương quyết với vấn đề cắt giảm QE3.

Trong vài tháng tới, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục xả hàng nợ Mỹ, có thể gây tâm lý lo ngại cho những ai đang có ý định mua tài sản này.

2. Nga chi mạnh tay cho Olympic Sochi Thế vận hội mùa đông 2014 tại Nga diễn ra trong 17 ngày ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi đã kết thúc vào 24/2; với sự tham gia của 6000 VĐV trên 85 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới tranh tài ở 15 môn thể thao mùa đông. Đây là thế vận hội được coi là tốn kém nhất trong lịch sử với chi phí lên đến 50 tỷ USD. Mức chi phí này cao gấp nhiều lần so với con số 12 tỷ USD mà Nga cam kết sẽ đầu tư khi vận động tranh quyền đăng cai Olympic mùa đông 2014, nguyên nhân là do đầu tư vào nhiều công trình Olympic tăng vọt so với dự toán ban đầu. Theo các chuyên gia kinh tế, lợi ích của việc tổ chức các sự kiện thể thao thường không bền vững. Điển hình như Hi Lạp đã chi khoảng 11 tỷ USD để tổ chức Olympic

Athens năm 2004, và đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng nợ công của nước này. Dù vậy, hãng xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng, tuy không đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng không ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, bởi khoản đầu tư 50 tỷ USD chỉ tương đương 2,5% GDP Nga năm 2013.

3. Bất ổn chính trị tại ukraine và những gánh nặng về kinh tế

Mâu thuẫn giữa chính phủ và phe đối lập đẩy Ukraine rơi vào căng thẳng từ cuối năm 2013 và biến thủ đô Kiev thành một chiến trường đẫm máu với gần 100 người thiệt mạng sau 3 tháng, không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế


Page7

Yesnews 02 - 2014

của nước này: người dân không có việc làm, không có thu nhập, sức mua hàng hóa kém, hệ thống ngân hàng đóng băng, tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh và cao, nguy cơ bị vỡ nợ đối với các khoản vay nước ngoài… Để giải quyết những vấn nạn về kinh tế ấy Bộ tài chính nước này nói Ukraine cần có một khoản 35 tỷ đôla trong vòng hai năm tới.. Bên cạnh đó Ukraine hiện đang có một chương trình vay 15 tỷ đôla từ Nga, và đã nhận được khoản vay đầu tiên trong thỏa thuận này, trị giá một phần năm tổng khoản vay. Nhưng các khoản giải ngân tiếp theo từ Nga có vẻ sẽ khó xảy ra nếu như Ukraine có một chính phủ mới hướng theo EU. Nếu như EU và Hoa Kỳ lấp vào chỗ trống, thì gần như chắc chắn là họ sẽ đòi thực hiện theo một chương trình chính sách đồng ý với IMF. Nhưng những trải nghiệm của Ukraine với IMF thời gian gần đây thì không lấy gì làm dễ chịu. Chính vì vậy mà liệu Ukraine có vượt được qua cuộc khủng hoảng lần này không vẫn còn là một là một vấn đề bất định.

4. G20 đặt mục tiêu tăng 2.000 tỉ đô la GDP Một trong những sự kiện kinh tế nổi bật trong tháng 2/2014 là hội nghị G20 tại

Sydney, Úc vào ngày 2223/2. Tại hội nghị, Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 đã đưa ra tuyên bố chung cam kết phấn đấu nâng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên thêm 2.000 tỉ đô la Mỹ trong 5 năm tới, đồng thời bổ sung thêm hàng chục triệu công ăn việc làm. Các nước G20 chiếm 85% sản lượng toàn cầu và 2/3 dân số thế giới.Vì vậy, khi G20 thực hiện được mục tiêu đề ra trên thì sẽ đưa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở lại với chiều hướng cân bằng, bền vững và mạnh mẽ. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết chiến lược trên có thể đóng góp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới thêm 0,5 điểm phần trăm. IMF hy vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới sẽ đạt các mức 3,7% và 3,9%.

5. TPP và sản lượng kinh tế thế giới

Ngày 22/2, tất cả bộ trưởng kinh tế của 12 nền kinh tế tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tập trung tại khách sạn Grand Copthorne, Singapore bắt đầu nhóm họp vòng đàm phán đầu tiên trong năm 2014. Vòng đàm phán lần này sẽ có những tiến triển tích cực song khả năng để đi đến thỏa thuận cuối cùng là không lớn. Bởi lẽ việc Mỹ vẫn có cơ quan xúc tiến thương mại là trở ngại lớn nhất. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thống nhất được về các vấn đề nông sản và ôtô cũng là yếu tố rất quan trọng. Mục tiêu của TPP là thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính vì vậy nó có những tác động tích cực tới sản lượng kinh tế thế giới, theo ước tính của giới chuyên gia thì Hiệp ước Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giúp sản lượng kinh tế thế giới tăng thêm 600 tỷ USD – tương đương với GDP của Saudi Arabia. Chính vì vậy sự thành công của cuộc đàm phán TPP là niềm mong đợi của không ít quốc gia. Hồng Phương – Hải Yến (Tống hợp)


Lăng kính khoa học

Giá thuốc cao bất hợp lý, đặc biệt là giá thuốc ngoại không còn là vấn đề xa lạ đối với đại bộ phận dân chúng. Tuy nhiên phản ứng từ các cơ quan chức năng đối với vấn đề này chưa thật thỏa đáng. Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về thị trường thuốc của Việt Nam hiện nay và lý giải vấn đề dưới góc độ kinh tế. Từ phía cung… Nhìn vào số liệu từ thị trường các nhà cung cấp thuốc tân dược, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có khoảng 39.000 điểm bán lẻ dược phẩm; 2.357 doanh nghiệp đăng kí chức năng kinh doanh dược phẩm trong khi đó con số doanh nghiệp sản xuất là 276. Nói cách khác số doanh nghiệp phân phối lớn gấp gần 9 lần số doanh nghiệp sản xuất. Với số lượng doanh nghiệp như vậy, trên thực tế chúng ta chỉ mới tự sản xuất đủ để đáp ứng được 50% nhu cầu trong nước, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Bản thân số lượng thuốc sản xuất trong nước, xét về chủng loại, vẫn chỉ dừng lại ở những loại thuốc thông thường mà chưa có sự quan tâm đến các loại thuốc đặc trị. Một phần hạn chế là do trình độ nghiên cứu của nước ta còn thấp mà nguyên nhân sâu xa là do thiếu trang bị kĩ thuật và thiếu nguồn lực tài chính. Để có thể nghiên cứu được những loại thuốc đặc trị, đòi hỏi phải sử dụng một nguồn tài chính tương đối lớn, chi phí này sau khi thuốc được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất sẽ được tính vào giá thành. Tuy nhiên các doanh nghiệp nội chưa thể đủ nguồn lực để thực hiện những nghiên cứu như vậy. Vì vậy, hiện nay các loại thuốc đặc trị vẫn là lãnh địa thống trị của các nhà sản xuất ngoại. Sự độc quyền một cách hiển nhiên của thuốc ngoại làm cho giá thành của nó được đội lên một cách bất thường. Mặc dù theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia phân phối thuốc tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể lách luật thông qua hình thức M&A. Tóm lại, về phía cung, sự độc quyền về các loại thuốc đặc trị có khả năng thay thế thấp là một điều khá rõ ràng.

Page8

Yesnews 02 - 2014

… Đến phía cầu Tỷ lệ người dùng thuốc nội tại các cơ sở khám chữa bệnh khá thấp và càng lên bệnh viện tuyến trên thì tỷ lệ này càng giảm. Cụ thể ở tuyến huyện là 61,5%, ở tuyến tỉnh đạt 33,9% và 11,9% đối với tuyến trung ương. Đối với người mua thuốc, việc phân biệt được các loại thuốc cũng như công dụng của từng loại gần như bất khả thi, họ chỉ đơn giản là mua theo sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Sự thiếu hụt thông tin là một trong những bất lợi lớn nhất của người mua thuốc, bởi vì giờ đây họ sẽ ở vai trò người chấp nhận giá, như vậy họ sẽ phải mua thuốc với một mức giá bất kì mà nhà cung cấp đưa ra mà không thể có sự lựa chọn khác.


Một lý do nữa giải thích cho tỷ lệ sử dụng thuốc nội thấp là bản thân người bệnh, với tâm lý không gì quý giá bằng sức khỏe, cũng muốn sử dụng thuốc ngoại hơn so với thuốc nội kể cả khi chi phí cao hơn. Vì vậy họ thường ít khi có nhu cầu tìm kiếm các loại thuốc thay thế trong nước có chức năng tương tự khi được bác sĩ tư vấn một mặt hàng thuốc ngoại. Rủi ro đạo đức Để hình thành kênh tiêu thụ, các công ty dược phẩm sẽ thông qua trình dược viên để giới thiệu các loại thuốc tới bác sĩ và dược sĩ. Khi họ đồng ý sử dụng thuốc của hãng thì hãng sẽ trích hoa hồng. Việc này sẽ tạo ra những rủi ro đạo đức nhất định. Với vai trò người tư vấn, các bác sĩ có thể chủ động tư vấn thuốc cho bệnh nhân theo hướng có lợi nhất cho mình, tức là tư vấn những loại thuốc mà họ được các hãng dược khuyến khích sử dụng. Một số lý do mà các bác sĩ đưa ra cho hành động này là vì những loại thuốc đặc trị đó chưa được sản xuất trong nước, hoặc nêu có thì cũng có chất lượng kém xa so với thuốc ngoại. Con số nhà sản xuất nội đạt tiêu chuẩn GMP lên tới 121 công ty. Nhiều công ty nước ngoài cũng chọn Việt Nam làm nơi sản xuất thuốc dưới hình thức nhượng quyền hoặc gia công. Vì vậy lời bào chữa rằng chất lượng thuốc nội không đảm bảo khó có thể thuyết phục. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn chưa có cách gì để kiểm soát về vấn đề đạo đức mà hoàn toàn phụ thuộc vào các bác sĩ. Giải pháp phần ngọn Giải pháp từ các cơ quan ban ngành mà cụ thể là Bộ y tế vẫn mới chỉ dừng lại ở những giải pháp phần ngọn, bao gồm quy định về mức tăng giá thuốc, tăng tường kiểm soát các thỏa thuận liên kết giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – bác sĩ…. Trong khi gốc rễ của vấn đề nằm ở việc thuốc nội không thể cạnh tranh với thuốc ngoại. Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề, biện pháp trọng yếu nhất cần quan tâm là tăng cường nguồn lực cho nghiên cứu phát triển các loại thuốc thay thế cho thuốc ngoại với giá rẻ hơn, bao gồm chi cho nghiên cứu cơ bản và chi mua bằng sáng chế. Do các công ty dược trong nước chưa có nguồn lực tài chính nên Chính phủ có thể hỗ trợ dưới dạng cho vay với lãi suất thấp, tuy nhiên phải có lộ trình thực hiện và cơ chế giám sát để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả. Một lợi thế của Việt Nam là có nền y học cổ truyền đã phát triển từ lâu. Đặc điểm của Đông y là chỉ sử dụng những loại cây cỏ bình thường và phù hợp với thể trạng người Việt. Do đó, những loại thuốc Đông y là một trong những lợi thế nhưng chưa được khai thác nhiều ở trong nước.

Page9

Yesnews 02 - 2014

Câu chuyện lương y Để kết thúc vấn đề, tác giả xin phép được để cập tới một khía cạnh khác của ngành y dược, đó là về y đức. Các bác sĩ và dược sĩ là một mắt xích rất quan trọng trong câu chuyện phân phối thuốc của chúng ta. Nhưng hành vi của họ lại là vấn đề hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của nhà chức trách mà thuộc về những chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là, một khi chúng ta vẫn còn dễ dãi với những chuẩn mực về đạo đức con người nói chung và các y bác sĩ nói riêng thì vẫn sẽ chẳng có gì đảm bảo rằng họ sẽ thực hiện trọn lời thề Hippocrates. Duy Hoàng


Cu Ba, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, luôn chứa đựng nhiều ẩn số đối với các nước không cùng thể chế chính trị. Bên cạnh những vấn đề nhạy cảm về nhân quyền như tự do ngôn luận, tự do biểu tình... hay các góc khuất trong nội bộ chính phủ thì những thành tựu mà quốc gia này đạt được cũng mang lại cho thế giới đầy những sự bất ngờ và không kém phần ngưỡng mộ. Y tế là một trong những lĩnh vực như vậy. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công nhận đây là nước sở hữu hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Phương Dung

Mô hình được mọi người bệnh ao ước

Page10

Yesnews 02 - 2014

Không phải ngẫu nhiên mà thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ bang Iowa Tom Harkin chấp nhận bỏ hơn 3 ngày để vượt qua 186 dặm đường đến tìm hiểu về cơ chế vận hành của bộ máy ngành y ở đây. Với tư cách một lãnh đạo, những gì ông được quan sát thật đáng để suy ngẫm. Dù là một nước nghèo, “nhưng họ có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp hơn chúng ta”, ông chia sẻ với phóng viên, “tuổi thọ của họ giờ còn cao hơn cả chúng ta. Thật thú vị, hệ thống y tế công cộng rất đáng chú ý”. Dịch vụ y tế ở Cu Ba được cung cấp và điều khiển hoàn toàn bởi Chính phủ. Nơi đây gần như không có những khái niệm như bác sĩ tư, bệnh viện tư hay phòng khám tư, thậm chí dịch vụ y tế tư nhân bị cấm hoàn toàn ở đất nước này. Dường như là một thái độ cực đoan đối với hình thức tư hữu, nhưng đáp lại những sự băn khoăn của thế giới bên ngoài, Chính phủ Cu Ba đã cho thấy họ hoàn toàn có thể tự làm tốt công việc của mình, bởi chắc chắn rằng không một quốc gia nào trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vừa miễn phí, vừa chất lượng cao như quốc gia này. Yếu tố giá cả và chất lượng tưởng như luôn song hành cùng hướng trong nền kinh tế thị trường, nhưng ở Cu Ba – một nước nghèo trên thế giới - điều đó lại hoàn toàn khả thi.

Không chỉ vậy, ở Cu Ba, người dân còn được chăm sóc bởi bác sĩ gia đình. Mỗi bác sĩ sẽ phu trách khoảng 148 người trong khu vực (2012). Mỗi năm một lần, người dân sẽ được thăm khám tại nhà, những người bị bệnh nặng, kéo dài sẽ được chăm sóc thường xuyên hơn. Năm 2008, ở đây có khoảng 33000 bác sĩ như vậy. Họ đều tốt nghiệp trường y, có một năm thực tập và hai năm đào tạo thêm sau khi nhận bằng. Dựa vào tình trạng sức khỏe, người bệnh được chia thành bốn nhóm từ I đến IV. Ví dụ, người hút thuốc được xếp ở cấp độ II, còn người bị viêm phổi mãn tĩnh là cấp độ III. Các phòng khám địa phương có trách nhiệm thường xuyên báo cáo với chính quyền về số người bệnh ở mỗi nhóm và ở những tình trạng như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn… Ở Cu Ba, vấn đề phòng bệnh và chữa bệnh ở giai đoạn sớm được ưu tiên hàng đầu. Những người mắc bệnh cũng được chữa khỏi nhanh nhất có thể. Tỉ lệ tiêm chủng ở đây đạt cao nhất thế giới, năm 2011 là trên 95% theo số liệu của UNICEF. Đây cũng là nước có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất thấp (5/1000 năm 2011), ngang ngửa với các nước phát triển như Mỹ (6/1000), Canada (5/1000). Tỉ lệ người trưởng thành nhiễm HIV cũng cực kì thấp, 0,2% năm 2011, trong khi ở Canada là 0,3%, ở Mỹ là 0,6%. Theo một con số thống kê trên báo Monthly Review, ở thời điểm cả


thành phố New York có tới 43000 ca nhiễm AIDS thì ở Cu Ba chỉ có 200 bệnh nhân (dân số hai nơi tương đương nhau). Là một nước bị bao vây cấm vận suốt trong thời gian dài, Cu Ba không có cơ hội được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới nói chung và những thành tựu của ngành y nói riêng. Mặc dù vậy, họ vẫn tự thân vận động và cho ra những thành tựu của riêng mình khiến cả thế giới phải nể phục. Cho đến nay, Cu Ba đã sản xuất thành công nhiều loại vắc-xin cho nhiều loại bệnh như viêm màng não, viêm gan B, và cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư và AIDS. Những căn bệnh lần lượt chấp nhận thất bại trước đội ngũ y bác sĩ qua thời gian: bệnh bại liệt (1962), sốt rét (1967), sởi Đức (1995)…

Những cái được

Page11

Yesnews 02 - 2014

Với một dịch vụ y tế được coi là lý tưởng trên thế giới, Cu Ba đã tạo được niềm tin đối với người dân về sự chăm sóc mà họ được đón nhận. Ít nhất, mỗi người dân đều thường xuyên được quan tâm đến sức khỏe chứ không phải chờ đến khi có bệnh mới chữa. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi với một nước nghèo như Cu Ba, đầu tư cho công tác phòng bệnh sẽ đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với chữa bệnh. Nền y học phát triển cũng mang lại cho Cu Ba nhiều cơ hội gia tăng lợi ích kinh tế. Lợi ích đó đến từ những hoạt động du lịch chữa bệnh, “xuất khẩu bác sĩ”, tiếp nhận sinh viên quốc tế... Các du khách từ nhiều nước đến Cu Ba không chỉ để du lịch đơn thuần mà còn tận hưởng dịch vụ y tế chất lượng ở đây với chi phí hấp dẫn, nhất là với những du khách đến từ khu vực Mỹ Latinh. Câu nói của danh thủ huyền thoại Maradona: “Cu Ba có những bác sĩ giỏi nhất thế giới” là một minh chứng cho câu chuyện này.

Không chỉ tiếp nhận bệnh nhân từ các nước, Cu Ba còn đưa bác sĩ tới các nước khác. 124000 chuyên gia y tế đã được đưa tới 154 quốc gia trên thế giới. Cùng với đó là các cuộc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, giúp họ phát triển công nghệ sinh học, sản xuất thuốc giá rẻ trong nước. Trên 20000 sinh viên quốc tế đã được gửi tới đây để học tập, trải nghiệm nền y học tiên tiến nhất thế giới.

Những tồn tại xung quanh Sau cuộc cách mạng năm 1959, Cu Ba giành lại độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chế độ độc tài Batista và những năm tháng cách mạng đã để lại cho đất nước nhiều gánh nặng kinh tế, hơn nữa, bản chất công bằng vốn có của chế độ cũng không cho phép nước này bứt phá để phát triển như nhiều nước khác. Dù có nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế, song hệ thống chăm sóc y tế của Cu Ba vẫn “giải quyết đươc những vấn đề mà chính chúng ta còn chưa thể định hình” (Theo TS. Edward W. Campion và TS. Stephen Morrisey, Tạp chí y học chuyên ngành New England). Tuy nhiên, để làm được điều phi thường đó, Cu Ba đã phải bỏ ra một chi phí cơ hội rất lớn. Về kinh tế, nước này phải chi khoảng 430 USD/người, tương đương 10% GDP năm 2011. Sau kì họp thứ 2 Quốc hội khóa VIII, Cu Ba đã thông qua khoản ngân sách 31,8 tỉ USD, trong đó khoảng 54% GDP là dành cho các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục... Đầu tư nhiều như vậy nhưng mỗi bác sĩ chỉ được nhận một mức lương thấp rất thấp, khoảng 30 – 50 USD/tháng, trong khi ở Mỹ con số này lên tới vài trăm nghìn đô la một năm, thậm chí, bác sĩ còn là một trong những nghề kiếm được nhiều tiền nhất ở đất nước phát triển này, nhất là bác sĩ phẫu thuật. Dù bác sĩ là một trong những đối tượng được trọng vọng nhất ở đất nước ở khu vực Ca-ri-bê này, cũng


là nghề được nhiều sinh viên ước ao, thế nhưng, cũng có không ít người đã rời bỏ đất nước đi tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở những chân trời mới do không chấp nhận cách đãi ngộ này. Họ bị coi như những kẻ đào ngũ. Mức lương của các bác sĩ được đưa đi “xuất khẩu” cũng không khá hơn trong nước là bao (khoảng 50$ một tháng), bởi lẽ đó là sự đánh đổi nếu Cu Ba muốn thu về ngoại tệ. Ví dụ, Cu Ba đưa bác sĩ sang Venezuela, đổi lại Venezuela cho Cu Ba dầu, và lượng dầu đó có thể xuất khẩu với giá trị lớn

Page12

Yesnews 02 - 2014

Trang thiết bị y tế lỗi thời, cũ kĩ cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Nó khiến cho các hoạt động y tế diễn ra không được trôi chảy, tốn nhiều thời gian, chưa kể độ chính xác có thể giảm theo thời gian. Khả năng tài chính còn yếu, lại phải chịu cấm vận kinh tế khiến Cu Ba khó lòng có thể cải thiện được tình trạng này ngay tức khắc. Đây có lẽ là thiếu sót lớn nhất trong dịch vụ y tế công cộng nơi đây Ngoài ra, trên một số trang báo còn đề cập đến nhiều vấn đề nội tại ít biết của nơi này. Trang Al Jazeera phơi bày tình trạng buôn lậu thuốc trên thị trường chợ đen, mà nguồn cung cấp đến nhiều từ các y tá, bác sĩ và những lao công trong bệnh viện. Không chỉ vậy, phóng viên Lucia Newman của trang này còn cho thấy thực trạng người dân phải xếp hàng dài chờ khám bệnh. Nếu không muốn vậy, người đến khám hoặc phải có quan hệ với bác sĩ, hoặc phải đút lót tiền cho bác sĩ nếu muốn được làm việc trước. Thêm vào đó là điều kiện cơ sở vật chất khá tồi tàn như thiếu nước thường xuyên, bồn cầu không xả nước,… làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Bài học nào cho Việt Nam? Đầu tư một hệ thống y tế vừa đạt chất lượng tốt, vừa miễn phí ở nước ta dường như là nhiệm vụ bất khả thi ở thời điểm hiện tại, ít

nhất là sau khi cân nhắc lợi ích – chi phí. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi những thành tựu khoa học của Cu Ba để nâng cao chất lượng y tế trong nước. Bên cạnh đó, hình thức khám chữa bệnh sử dụng bác sĩ gia đình cũng là một mô hình chúng ta có thể sử dụng, giúp chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, đồng thời kiểm soát bệnh tốt hơn, nhất là khi nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm thường xuyên xảy ra dịch bệnh như SARS, cúm H5N1, H7N9… Cũng là một nước xã hội chủ nghĩa, cũng là một nước còn nghèo, Việt Nam hoàn toàn có lý do để học hỏi mô hình dịch vụ y tế tiên tiến của đất nước Cu Ba anh em. Hiện nay, chúng ta vẫn duy trì các chương trình hợp tác với nước bạn, gửi sinh viên sang học tập. Các hoạt động như vậy cần được thúc đẩy hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực y tế mà Cu Ba có ưu thế lớn. Bên cạnh những thành tựu mà nước bạn đạt được, chúng ta cũng không thể bỏ qua những thiếu sót trong hệ thống để rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình. Ví dụ như về vấn đề lương của đội ngũ bác sĩ, chúng ta cần đặc biệt quan tâm để các bác sĩ của mình có thể đảm bảo cho cuộc sống riêng. Có như vậy, họ mới có thể chuyên tâm làm việc, đầu tư trau dồi chuyên môn, và hơn cả là không để xảy ra các vấn đề tiêu cực về y đức. Không có gì là hoàn hảo, mọi thứ đều có giá của nó. Tùy vào hoàn cảnh của từng nước mà xét xem cái giá đó có chấp nhận được hay không. Chúng ta không thể áp dụng nguyên mô hình của nước khác mà không có một sự điều chỉnh nào. Nhưng dù sử dụng phương án nào, điều quan trọng hơn cả là nỗ lực của ngành y muốn được cải tiến chính mình vì mục đích cơ bản và tối thượng – vì con người. Nếu không có nỗ lực đó, mọi mô hình đều trở nên không phù hợp và rơi vào bế tắc.


Nhìn ra thế giới

Page13

Yesnews 02 - 2014

Những vũ khí mới đang xuất hiện trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư. Đó là tin vui không chỉ đối với các bệnh nhân mà với cả các công ty dược. Đối mặt với doanh số bán hàng liên tục giảm khi các loại thuốc hiện có đều đã hết thời hạn được hưởng đặc quyền từ bằng sáng chế, những công ty dược lớn nhất trên thế giới hiện nay đang nỗ lực đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ nơi mà các phương pháp điều trị ung thư đầy hứa hẹn đang được phát triển, với hy vọng sẽ nắm chắc được những đột phá về doanh thu tiếp theo. Vào ngày 25/8 năm ngoài, Amgen, công ty công nghệ sinh học lớn nhất thế giới về doanh số, cho biết sẵn sàng trả 10.4 tỉ USD để mua lại Onyx, một doanh nghiệp Mỹ khác. Mục tiêu béo bở mà công ty này nhắm tới không gì khác chính là Kyprolis, một giải pháp điều trị căn bệnh đa u tủy, một loại ung thư máu. Ngày hôm sau, AstraZeneca, một công ty kinh doanh dược phẩm của Anh, cho biết sẽ chớp lấy thời cơ để thâu tóm Amplimmune, một công ty Mỹ đang trong tiến trình nghiên cứu cách thức kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư. Có rất nhiều lí do khiến cho ung thư đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn hàng đầu. Đầu tiên là bởi hiện nay hiểu biết của nhân loại về

căn bệnh ung thư đang được nâng cao rất nhanh chóng. Trong thế kỷ 20, việc điều trị còn chủ yếu dựa vào phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Những biện pháp này giờ đây xem ra quá tầm thường. Liệu pháp miễn dịch – tác động vào khiến hệ thống miễn dịch có thể tấn công các tế bào ung thư - từ lý thuyết đã bắt đầu đi vào thực tế. Những nghiên cứu về gen cũng đã giúp các nhà khoa học xác định được những đột biến cụ thể dẫn tới ung thư. Một hướng đi sáng sủa nữa cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này là biểu sinh, cái làm thay đổi cách thức một gen hoạt động mà không hề can thiệp vào các chuỗi DNA. Thứ hai, các cơ quan quản lý đang đẩy nhanh tiến trình phê duyệt các loại thuốc điều trị ung thư. Trong số 39 loại thuốc được phê duyệt của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm của Mỹ (FDA) năm 2012, có đến 11 loại là dành cho căn bệnh ung thư. Trong đó có Kyprolis, loại thuốc được "xét duyệt cấp tốc", dựa trên một thử nghiệm lâm sàng đơn giản hơn bình thường, để được sử dụng như một giải pháp cuối cùng trong điều trị đối với bệnh nhân đa u tủy. Lí do thứ ba - lí do gây tranh cãi nhất – là giá của các loại thuốc điều trị ung thư có thể được đẩy lên đến mức cao “cắt cổ”, đặc biệt là ở Mỹ


(xem bảng). "Chẳng có sự lựa chọn nào khác cả, vì vậy bạn hoàn toàn có thể đưa ra một mức giá cao," ông Howard Liang đến từ ngân hàng đầu tư Leerink Swann giải thích. Một lộ trình điều trị điển hình bằng Kyprolis kéo dài cho thấy, 5 tháng có thể tốn mức chi phí lên đến khoảng 50.000 USD.

Page14

Yesnews 02 - 2014

Vì vậy, không hề ngạc nhiên khi hàng loạt các nhà sản xuất dược phẩm lớn đang quan tâm đến việc phát triển các loại thuốc cho ung thư của riêng mình, thiết lập quan hệ đối tác với các công ty nhỏ hơn đang nghiên cứu triển khai các phương pháp điều trị đầy hứa hẹn, và tiến đến mua lại hoàn toàn các công ty đó. Kyprolis lần đầu tiên được phát triển bởi một công ty nhỏ tên là Proteolix, sau đó công ty này đã được mua lại bởi Onyx, và bây giờ đến lượt Onyx bị thâu tóm bởi Amgen. Trong năm 2009, Bristol-Myers Squibb, một gã khổng lồ trong lĩnh vực dược phẩm của Mỹ, đã bỏ ra 24 tỉ USD để thôn tính Medarex, doanh nghiệp đang sở hữu một loại thuốc miễn dịch đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Loại thuốc này được sử dụng cho căn bệnh ung thư da melanoma, và hiện đang được bán tại Mỹ với mức giá 120.000 USD cho một đợt điều trị. Tuy nhiên vẫn có nhiều những rủi ro. Thậm chí cả các loại thuốc được cho là có triển vọng mang lại doanh số khổng lồ trên toàn thế giới vẫn có thể thất bại thảm hại. FDA mới chỉ phê duyệt Kyprolis duy nhất cho những bệnh nhân đã thử ít nhất hai phương pháp điều trị khác. Doanh thu hàng năm của nó có khả năng đạt tới 3 tỷ USD, ngang ngửa với Goldman Sachs. Nhưng điều này đòi hỏi sự thừa nhận vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, và số liệu cho thấy Kyprolis còn nên được sử dụng cho những bệnh nhân giai đoạn sớm hơn. Với AstraZeneca. mục đích của công ty này khi mua lại Amplimmune chủ yếu là vì hai loại thuốc điều trị ung thư mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của thử nghiệm. "Nếu bạn không

sẵn sàng chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không thể tồn tại được trong lĩnh vực này," Bahija Jallal,

một lãnh đạo tại công ty AstraZeneca, nói. Các loại thuốc mới được nghiên cứu có thể kéo dài sự sống của các bệnh nhân ung thư – tính bằng ngày – với cái giá là hàng nghìn nghìn USD.

Câu hỏi lớn nhất về lâu dài là liệu chính phủ và các công ty bảo hiểm y tế có tiếp tục tăng mức chi trả hay không. Onyx and Bayer là một công ty của Đức chia sẻ lợi nhuận của Nexavar, một loại thuốc điêu trị ung thư thận. Năm ngoái, các cơ quan quản lý Ấn Độ đã cấp cho một doanh nghiệp địa phương "giấy phép bắt buộc" để bán loại thuốc tương tự Nexavar với mức giá chỉ bằng một phần nhỏ so với mức mà Bayer đưa ra. Phản ứng ở các nơi khác có ít quyết liệt hơn. Nhưng các công ty hiện nay lại đang phải đối mặt với một sự soi xét khác đối với mức giá của họ, đặc biệt là ở châu Âu. Trong tháng Tư năm 2013, hơn 100 chuyên gia về bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (một loại ung thư máu khác) đã ký tên vào bản kiến nghị phản đối mức giá quá cao của các loại thuốc. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, Amgen vẫn sẽ tiếp tục bội thu với mức giá cao ngất cho dòng thuốc Kyprolis của mình. Nguyễn Hồng Ngọc (dịch)


Xuất hiện và làm mưa làm gió trên các phương tiện truyền thông, Bitcoin có thể được coi là một trong hiện tượng đình đám nhất năm 2013. Có vẻ hơi cực đoan, nhưng không thiếu người nói rằng kỉ nguyên của tiền điện tử, tự do và hạnh phúc đã tới. Ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ sẽ chẳng còn gì ngoài tàn dư của một thế hệ đã quá lỗi thời trước công nghệ thời đại mới. Để hiểu thực hư chuyện này ra sao, hãy cùng tìm hiểu vài nét tiêu biểu về Bitcoin - một xu thế mà “có thể” bạn sẽ không muốn bỏ lỡ.

Page15

Yesnews 02 - 2014

Lại thêm một tiến bộ công nghệ làm thay đổi thế giới? Đồng tiền điện tử có thể không phải xa lạ với chúng ta (credits của Facebook hay thậm chí Vcoins của VTC là những điển hình). Nhưng đồng tiền điện tử chẳng do một ai phát hành như Bitcoin là thứ đầu tiên chúng ta từng nghe tới. Bitcoin được tạo thành trong một hệ thống máy tính ngang hàng (peer-to-peer) giống như BitTorrent hay Skype bằng các thuật toán. Ý tưởng này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009 bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto. Thông qua hệ thống này, Bitcoin được “sản xuất” thông qua quá trình xử lý dữ liệu phức tạp (hoạt động này được gọi là “đào” – mining) được thực hiện bởi những người có máy tính kết nối với hệ thống. Họ được “thưởng” Bitcoin với mỗi lần máy tính của họ giải thành công, và số tiền được thưởng sẽ giảm 50% cứ sau mỗi 210000 Bitcoin được tạo mới. Hệ thống được thiết lập sao cho các thuật toán ngày càng khó lên và số Bitcoin tối đa tồn tại là 21 triệu (hiện nay đã có khoảng trên 10 triệu Bitcoin được lưu hành). Người ta cũng có thể mua Bitcoin bằng tiền thật thông qua các trung gian và được cung cấp một ví tiền điện tử. Hiện nay Bitcoin được sử dụng để mua bán nhiều đồ dùng trên internet, thậm chí nhiều quán cà phê, trường đại học tại một số quốc gia cũng bắt đầu chấp nhận khách hàng trả tiền bằng Bitcoin. Cây ATM đầu tiên giao dịch tiền ảo Bitcoin được đặt tại Canada hồi đầu tháng 10/2013 . Tại Việt Nam, công ty TNHH Hiệp Đồng (đơn vị chủ quản diễn đàn mua sắm nổi tiếng của cha mẹ) đã chính thức chấp nhận Bitcoin trong thanh toán tiền quảng cáo . Nhiều người cho rằng Bitcoin sẽ trở thành một xu hướng mới trong tương lai không xa vì các lợi ích mà nó đem lại. Việc chuyển tiền trở nên nhanh chóng và rẻ hơn nhiều so với các hình thức khác vì tài khoản của khách hàng được kết nối ngang hàng với nhau mà không cần phải qua


trung gian thanh toán. Tất cả những gì bạn phải làm là tải một phần mềm hoạt động như “tài khoản ngân hàng”, đặt mật khẩu cho nó, sao lưu vào ổ cứng và cất giấu tại một nơi an toàn. Bạn chỉ cần biết tên tài khoản của đối tác là có thể thực hiện được giao dịch chuyển tiền trong vòng vài giây. Bitcoin là loại tiền tệ được sinh ra và phát triển trong một môi trường mã hoá toán học, không bị kiểm soát bởi bất cứ chính phủ, ngân hàng trung ương nào nhưng lại luôn bị ràng buộc bởi quy luật hình thành nên nó, và vì thế là những “phép toán không thể sai lầm”. Trừ khi gỡ bỏ hoàn toàn internet, nếu không thì có thể nói chính phủ hoàn toàn bất lực trong việc đóng cửa các giao dịch Bitcoin. Những biện pháp cưỡng chế sẽ chỉ khiến Bitcoin đi vào thị trường ngầm, điều mà chẳng một cơ quan quản lý nào mong muốn xảy ra. Chỉ một vài tiện ích nêu trên của Bitcoin đã đủ khiến thế giới phải rùng mình. Thực tế là, cho tới tháng 4/2011 Bitcoin gần như có giá trị bằng 0, tháng 2/2013 1 Bitcoin có giá tương đương $20. Tuy nhiên chỉ đến cuối năm 2013, giá trị của 1 Bitcoin đã lên tới trên $500, thậm chí trước đó đã có lúc đạt trên $1000. Hiện giá bán một đồng Bitcoin tại Việt Nam là 21,5 triệu đồng và người mua có thể mua tối thiểu 0,05 đồng và cao nhất là 100 đồng Bitcoin . Giao dịch sẽ được thực hiện qua tài khoản mà khách hàng đăng ký trên các website cho phép giao dịch Bitcoin miễn phí. Nhiều người nắm giữ Bitcoin từ những ngày đầu tiên đã đột nhiên trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Nhu cầu sử dụng Bitcoin ngày càng lớn dần, và trong thời gian ngắn đồng tiền điện tử này gần như đã chứng minh mình là một phương tiện cất giữ giá trị đáng tin tưởng.

Không phải ai cũng bị thuyết phục

Page16

Yesnews 02 - 2014

Ngày 18/12/2013, đồng Bitcoin đã rớt giá tới 50% từ mức trên $1000 xuống chỉ còn $500 do động thái của Trung Quốc cấm các tổ chức tài chính tại nước này giao dịch bằng Bitcoin. Người ta thường gọi Bitcoin là một tài sản bong bóng, một tài sản đầu cơ (speculative asset) nhiều hơn là một loại tiền tệ. Liệu Bitcoin có phải là một hiện tượng bong bóng hay không còn chưa rõ, nhưng có thể chắc chắn tin tức về Bitcoin là một quả bong bóng không ngừng phình to. Hàng loạt các bài viết trên các trang mạng giới thiệu về Bitcoin, hàng tá diễn đàn được mở ra để người ta tranh luận về tương lai của nó. Ở Việt Nam, thậm chí nhiều trang web giới thiệu về Bitcoin đã tồn tại mặc dù chưa thực sự có ai sử dụng phương thức giao dịch này. Bên cạnh nhóm người ủng hộ và tin tưởng vào tương lai sáng lạn của đồng tiền điện tử, một nhóm khác lại có vẻ khá hãi hùng trước những tội ác mà Bitcoin có thể tiếp tay thực hiện một cách dễ dàng. Giao dịch của người tham gia sử dụng Bitcoin được xác định và lưu trữ trên hệ thống, nhưng gần như không thể truy tìm ra được vì số lượng quá lớn máy tính rải rác trên khắp hành tinh. Đây chính là vũ khí thuận lợi để hình thành một số thị trường phi pháp online giao dịch bằng bitcoin như buôn bán ma tuý, buôn bán trẻ em, mua bán dâm, thuê mướn ám sát,… Thực tế là một trong những thị trường như vậy đã được hình thành và vẫn đang tiếp tục hoạt động công khai . Người ta có thể dễ dàng vận chuyển tiền đi khắp nơi bằng cách lưu trữ Bitcoin vào một chiếc USB và bước qua bên kia biên giới. Để “đào” được một số đồng Bitcoin, một dàn máy tính “khủng” phải chạy xuyên ngày đêm, tiêu tốn một lượng không nhỏ điện năng, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống (theo Bitcarbon.org ước tính hàng năm hệ thống máy tính này sinh ra khoảng 0,03% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của thế giới ). Vì thuật toán sẽ ngày càng khó (và được dự đoán là tăng nhanh hơn nhiều hiệu suất của máy tính do tiến bộ công nghệ), số giờ tiêu tốn điện năng của dàn siêu máy tính này sẽ không ngừng tăng cao - một mối đe doạ thực


sự tới môi trường. Bên cạnh đó, sẽ ra sao nếu ngân hàng trung ương ngày càng có ít ảnh hưởng tới tiền tệ lưu thông trong xã hội nếu mọi người đều chuyển qua dùng Bitcoin. Một khi tiền được phát hành bởi ngân hàng trung ương bị thu hep đến mức nhất định, sẽ không còn chính sách tiền tệ, thậm chí chẳng còn ngân hàng trung ương. Và với tiện ích của mình, Bitcoin hẳn sẽ xoá sổ dịch vụ chuyển tiền quốc tế của các tổ chức tài chính uy tín - rồi các công ty này sẽ ra sao? Một điều khá thú vị là có không ít chuyên gia kinh tế không tin tưởng vào thành công của Bitcoin, thậm chí một vài người còn thờ ơ với sự tồn tại của nó. Họ có luận điểm của mình, bởi thực tế Bitcoin mang trong mình những đặc điểm không giống với các thế hệ tiền tệ trong lịch sử, nói cách khác là không đủ thuyết phục để trở thành một loại tiền tệ mới thay thế tiền giấy ngày nay. Vàng là nơi cất trữ giá trị và nó có giá trị sử dụng (người ta có thể sử dụng vàng làm trang sức, làm răng, hay ứng dụng trong công nghệ điện tử), tiền giấy cất giữ giá trị vì ngân hàng trung ương cam kết sẽ bảo đảm giá trị của đồng tiền do họ phát hành. Còn Bitcoin, một sản phẩm điện tử sinh ra từ hàng giờ tiêu tốn điện năng, có vẻ không phải là một nơi lý tưởng để cất giữ giá trị một trong các chức năng cơ bản của tiền tệ. Trong một blog trên NYTimes về Bitcoin, Krugman có viết: “Tôi đã và đang tiếp tục có những cuộc đối thoại với các kỹ sư công nghệ thông minh đang bay bổng vì Bitcoin - nhưng khi tôi cố gắng để khiến họ giải thích cho tôi tại sao Bitcoin là một nơi cất trữ đáng tin cậy của giá trị, họ dường như luôn trở lại với lời giải thích về cái cách nó là một phương tiện tuyệt vời của trao đổi. Ngay cả khi tôi cố gắng tin lời giải thích này (mà thực tế là tôi không, hoàn toàn không), nó không giải quyết vấn đề của tôi. Và tôi vẫn chưa thể khiến phóng viên của tôi nhận ra rằng đây là những câu hỏi khác nhau.” Thêm nữa, tính chất khó khăn ngày càng tăng của các thuật toán để đào Bitcoin cũng đồng nghĩa với chi phí để sản xuất chúng sẽ ngày càng đắt đỏ. Người ta sẽ sớm đặt giá cao hơn cho mỗi đồng Bitcoin mà họ trao đổi, đồng nghĩa với tình trạng giảm phát sẽ và chắc chắn sẽ xảy ra (một điều còn tồi tệ hơn cả lạm phát) cho dù được dự tính trước. Ngay cả Milton Friedman cũng từng khuyên Fed trở thành một cỗ máy cung tiền có kế hoạch, nhưng với lượng tiền tăng theo thời gian chứ không phải giảm như Bitcoin. Điều này khiến nhiều người đặt hoài nghi về tính khả thi của Bitcoin khi nó đi ngược lại lý lẽ kinh tế thông thường.

Page17

Yesnews 02 - 2014

Lời kết Buổi bình minh của Internet, ngay cả những người giỏi nhất cũng bó tay trước câu hỏi nó có thể được ứng dụng tới mức nào trong cuộc sống. Một vài kẻ phiêu lưu dám khẳng định Internet sẽ là kho lưu trữ CD ca nhạc miễn phí cho tất cả mọi người (hãy nhìn những gì Internet ngày nay đã làm được!). Bitcoin có lẽ cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Người ta có thể tha hồ dự đoán điều gì sẽ xảy ra nhưng kết quả nhiều khả năng sẽ khác xa so với tất cả những gì chúng ta tưởng tượng. Nếu muốn là nhà đầu tư mạo hiểm, hãy thử đánh cược với Bitcoin: biết đâu đấy bạn sẽ trở thành tỷ phú ngày mai thì sao! Huy Hoàng


Page18

Yesnews 02 - 2014


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.