Bao thang 9 2013

Page 1


1 Muïc luïc Quản lí bản tin

Giao lộ thông tin

Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung

{2}

Tin tức kinh tế trong nước

{5}

Tin tức kinh tế quốc tế

Phòng quản lí khoa học

Lăng kính khoa học

ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

{7}

Thị trường vàng Việt Nam dưới góc nhìn sinh viên

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

{9}

Các nhân tố ảnh hưởng đến vàng sau Betton Woods

Biên tập: Hoàng Trung, Phương Dung Nội dung: Phương Dung, Trịnh Duy Hoàng, Đinh Thị Thanh Nhàn, Lê Đình Giáp, Võ Thị Hoàng Hải , Hồng Ngọc

{12}

đến nền kinh tế

Nhìn ra thế giới {13}

NEUers - bạn có gì ? {15}

Ñòa chæ: Phoøng 121-nhaø 11Ñaïi hoïc Kinh teá quoác daân Email: yesnew.neu@gmail.com

Giá vàng thế giới đang hướng tới mức $ 1000 ?

Thiết kế và trình bày: Hoàng Trung

Moïi yù kieán ñoùng goùp xin göûi veàù

Cầu vàng và những ảnh hưởng

Cà phê Hà Nội


2

Giao lộ thông tin

vv

2

Tin tức

Kinh tế trong nước Tình hình kinh tế tháng 9 nói riêng và quý III/2013 nói chung chưa có nhiều khởi sắc. Sức mua vẫn thấp trong khi giá cả hàng hóa leo thang, tín dụng tăng chậm lại, thị trường bất động sản vẫn chìm trong im lặng, thậm chí thị trường chứng khoán còn giảm sâu. Như vậy, triển vọng phục hồi của nền kinh tế vẫn còn lắm chông gai, rất cần các chính sách giải quyết, điều chỉnh của Chính phủ kịp thời.

Chín tháng đầu năm Đáng lưu ý, nhập siêu 9 GDP Việt Nam tăng tháng đầu năm 2013 ước khoảng 124 triệu USD; CPI tháng 9/2013 tiếp 5,14% bằng 0,1% tổng kim ngạch tục tăng nhờ chỉ số giá Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất khẩu, thấp hơn nhiều nhóm giáo dục tăng (KHĐT) đã công bố tốc so với chỉ tiêu được giao là mạnh độ tăng trưởng GDP chín tháng đầu năm 2013 tăng khoảng 5,14% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,02%; dịch vụ tăng khoảng 6,25%. Đây là một con số khả quan khi mức tăng GDP đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước (4,73%) và có sự nhích lên qua từng quý (quý I: 4,89%, quý II: 5%).

7-8%. Riêng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu gần 4 tỷ USD (nếu tính cả dầu thô xuất siêu khoảng 9,4 tỷ USD). Như vậy, dù xuất khẩu được coi là một điểm sáng nhưng Bộ KHĐT nêu khu vực FDI tiếp tục đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu.

Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 9/2013 tăng 1,06% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, có tới 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ góp phần làm tăng chỉ số CPI tháng 9 với mức tăng dao động từ 0,04%-9,38%. Mức tăng cao nhất thuộc về nhóm giáo dục, tăng thấp nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế. Riêng nhóm bưu


2

Giao lộ thông tin

chính viễn thông và nhóm giao thông đã giảm nhẹ. Lý giải việc CPI tháng 9/2013 tăng vượt dự báo trước đó, PGS.TS Ngô Chí Long cho rằng nguyên nhân chính là do chỉ số giá nhóm giáo dục tăng mạnh tới 9,38%. Tháng 9 là thời điểm tựu trường, nên sức tiêu thụ trong nhóm hàng này đã tăng đột biến, bên cạnh đó việc tăng học phí tại các địa phương cũng tác động lớn tới việc tăng chỉ số giá. Ngoài ra, ông Long dự báo “Mức tăng CPI trong 9 tháng tăng mạnh đã khiến dư địa từ nay đến cuối năm trở nên hẹp hơn. Hơn nữa, theo chu kỳ các tháng cuối năm sức mua sẽ tăng cao đồng thời các đơn vị đẩy mạnh tiến độ hoàn thành kế hoạch, mức giải ngân cũng sẽ tăng và yếu tố thiên tai, dịch bệnh … là những nhân tố rình rập, khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 8% sẽ gặp nhiều thách thức. Do vậy, các cơ quan quản lý cần phải thận trọng để đưa ra các giải pháp kịp thời khi các dấu hiệu bùng phát lạm phát xuất hiện”. Không nằm trong các mặt hàng tính CPI, chỉ số giá vàng tăng 1,97% do tác động từ sự điều chỉnh của giá vàng thế giới. Trái lại chỉ số giá USD trên thị trường giảm 0,26%.

Cuộc đua tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng Quý III/2013 đang bước vào giai đoạn cuối, trong khi tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng mới chỉ đạt được phân nửa so với mục tiêu đề ra cho cả năm là 12%. Điều đó đã buộc các ngân hàng phải cùng nhau chạy đua trong cuộc nước rút tín dụng cuối năm. Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 6,45% so với cuối năm 2012, trong khi tốc độ tăng trưởng huy động đạt 10,49%. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng vẫn ì ạch cho tới nay chính là do nhu cầu và khả năng vay vốn đều giảm. Thật vậy, nếu xem xét kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua (theo quý II, có tới

vv

3

30% doanh nghiệp thua lỗ trong số các doanh nghiệp niêm yết vốn. Cũng khối doanh nghiệp niêm yết, có hơn 300 doanh nghiệp có hệ số DER - nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu vượt trung bình ngành, trong đó 100 trường hợp vay nợ ngắn hạn vượt vốn chủ sở hữu) có thể thấy rằng cho dù có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì cũng khó đủ điều kiện để tiếp cận vốn. Tổng giám đốc một ngân hàng tại Hà Nội cho rằng, giờ là lúc “ngân hàng phải luỵ khách hàng”. Một phần là để chuẩn bị nhu cầu vốn cuối năm, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục tăng huy động bằng cách tăng lãi suất kỳ hạn dài, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, quà tặng, quay số trúng thưởng cho khách gửi tiền (một cách thức để lách quy định trần lãi suất của NHNN). Mặt khác phải tìm mọi cách mời chào khách vay, trong đó giảm lãi suất vẫn là biện pháp cạnh tranh trực tiếp nhất.


2

Giao lộ thông tin

Nhiều doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết, đáng mừng hay nên lo? Forbes Việt Nam đã công bố 50 công ty tốt nhất thị trường chứng khoán (TTCK) vào đầu tháng 9 vừa qua. Nằm trong top đầu danh sách là các thương hiệu đã quen thuộc của giới đầu tư trong và ngoài nước như: Vinamilk, PV Gas, Đạm Phú Mỹ, Dung dịch khoan dầu khí. Đặc biệt, trước đó, Việt Nam có 10 doanh nghiệp (DN) lọt vào danh sách 200 DN niêm yết tiêu biểu năm 2013. Điều đó đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của cộng đồng DN niêm yết Việt Nam. Đây là một tin vui khi mà danh sách các DN được niêm yết ngày càng tăng. Tuy nhiên, niềm âu lo cũng theo đó mà tăng lên bởi lượng DN niêm yết thua lỗ và làm ăn kém hiệu quả lại ngày càng lớn hơn. Quay trở lại với báo cáo từ quý II, trong số gần 700 DN niêm yết trên 2 sàn chứng khoán, có tới 145 DN thua lỗ 6 tháng đầu năm với tổng giá trị trên 3.300 tỷ đồng. Đáng nói là con số nợ nần của các DN rất cao, tổng cộng trên 515.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay chiếm gần

278.000 tỷ đồng, một số DN đang nợ nần và thua lỗ nghiêm trọng. Theo các chuyên gia tài chính, con đường tháo gỡ duy nhất cho hiện trạng trên nói riêng và các DN gặp khó khăn nói chung đó chính là phải quyết liệt tái cơ cấu thông qua xử lý dứt điểm nợ xấu, hàng tồn kho, các khoản phải thu,… để tạo ra sự cân bằng tài chính. Các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia mua lại nợ xấu tại Việt Nam? Theo ông John Sheehan, cựu Giám đốc ngân hàng Mỹ Lehman Brothers, hiện có nhiều nhà đầu tư ngoại muốn tham gia quá trình xử lý nợ xấu Việt Nam. Chẳng hạn như các tổ chức tài chính TPG Growth LLC, Standard Chartered hay tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) - công ty đầu tư tư nhân của Ngân hàng Thế giới. Liệu đây có thể coi là một hy vọng mới với tiến trình xử lý nợ xấu Việt Nam? Theo kinh nghiệm của các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính 1997-1998, nguồn lực từ bên ngoài là rất quan trọng khi có tới 60%

vv

4

các khoản nợ xấu của 2 quốc gia này đã được nước ngoài mua. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tổ chức tài chính chuyên nghiệp trên không hoàn toàn là tốt. Bởi như lời ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc Điều hành Công ty Chứng khoán HSC thì hiện nay nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới quan tâm bước đầu. Tất cả còn phụ thuộc vào các đặc điểm và kỳ hạn của các khoản nợ. Chắc chắn, họ sẽ đánh giá các khả năng mua lại nợ xấu tại một số giai đoạn: "Còn quá sớm để kết luận các nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng sẽ tiến hành mua thực". Thật vậy, cơ chế mua bán nợ xấu bằng VAMC hiện vẫn chưa chú trọng nguyên tắc mua bán theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, việc các ngân hàng muốn giấu nợ xấu, không mặn mà lắm với việc bán nợ cho VAMC cũng khiến cơ hội cho nhà đầu tư ngoại nhỏ hơn và có thể khiến họ chùn bước. Thêm vào đó là sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với thế giới, tính thiếu minh bạch và hành lang pháp lý chưa phù hợp sẽ là các yếu tố cản trở khả năng tham gia của nhà đầu tư ngoại. Đinh Thị Thanh Nhàn


2

Giao lộ thông tin

vv

5

Tin tức kinh tế quốc tế Thị trường xăng dầu Tình hình giá xăng dầu trong tháng 9 có diễn biến phức tạp, so sánh bình quân 15 ngày đầu tháng 9 với bình quân tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới tăng khoảng 0,21 - 1,73% tùy từng loại nhưng vào những tuần cuối tháng 9, giá xăng dầu liên tiếp giảm. Cụ thể, chốt ngày 19/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 1,68 USD, tương ứng với mức giảm 1,6%, xuống còn 106,39 USD mỗi thùng. Phiên 18/9, giá dầu hợp đồng kỳ hạn loại này đã vọt mạnh hơn 2% lên trên 108 USD mỗi thùng. Hôm qua, mở phiên giá dầu tiếp tục đi lên, có lúc chạm ngưỡng 108,99 USD, trước khi giảm mạnh vào cuối phiên. Phiên giao dịch hàng hóa năng lượng tính đến đêm ngày 23/09, giá dầu thô loại hợp đồng kỳ hạn tiếp tục giảm mạnh ngày thứ ba liên tiếp do căng thẳng Trung Đông ngày càng được hạ nhiệt, đưa mức giảm 3 ngày qua lên hơn 4%. Tình hình cuộc khủng hoảng tại Syria tiếp tục có sức chi phối trên thị trường năng lượng, nhưng theo hướng ngược lại so với chính sách đối đầu vài tuần trước. Việc Syria chấp thuận thực hiện nghị quyết do Nga, Mỹ đưa ra về việc bàn giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế, đã giúp nước này thoát nguy cơ bị Mỹ và phương Tây tấn công quân sự, vì thế làm giá dầu giảm nhiệt đáng kể. Bên cạnh yếu tố Syria, thị trường còn chịu tác động bởi báo cáo cho biết việc cung

ứng dầu tại Libya đang tăng dần trở lại. Tháng trước, thị trường dầu thô thế giới đã vài lần xáo trộn khi đường ống dẫn dầu từ Libya đã phải đóng cửa do bị tấn công. Vậy nên việc mở lại đường ống này rất quan trọng, góp phần hạ nhiệt giá dầu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 trên sàn hàng hóa New York giảm mạnh 1,16 USD, tương ứng với mức giảm 1,1%, xuống còn 103,59 USD mỗi thùng, thấp nhất kể từ ngày 8/8 tới nay. Tính chung 3 phiên giảm vừa qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ hợp đồng kỳ hạn loại này trên sàn New York giảm 4,1%. Thị trường vàng Thị trường vàng tháng 9 của thế giới có nhiều biến động bất ngờ. Trong 15 ngày đầu tháng 9/2013, giá vàng thế giới giảm liên tục. Sau khi đạt mức 1.416,3 USD/ounce vào ngày 03/9/2013, giá vàng đã giảm xuống mức 1.324,4 USD/ ounce vào ngày 16/9/2013. Yếu tố làm cho giá vàng giảm là các giải pháp ngoại giao cho vấn đề Syria được đưa ra khiến Hoa Kỳ chưa tấn công quân sự vào nước này. Trong khi đó, nhu cầu vàng tại Ấn Độ lại có dấu hiệu giảm. Ngoài ra, lo ngại Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ sớm thu hẹp chương trình kích thích kinh tế QE3 khi nền kinh tế Hoa Kỳ đã và đang đạt tăng trưởng ổn định cũng là yếu tố khiến giới đầu cơ vàng đẩy mạnh bán ra làm giá vàng giảm. Thế nhưng vào ngày 19/09, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gây bất ngờ lớn khi


Giao lộ thông tin

giữ nguyên quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 85 tỷ USD. Giá vàng thế giới đội thêm hơn 4,2% sau tuyên bố của FED, đảo ngược xu hướng giảm mạnh trước đó. Phản ứng trước quyết định ít ai ngờ tới này của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ, giá vàng có cú lội ngược chiều ngoạn mục bằng phiên tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6/2012 tới nay. Lúc đóng cửa phiên giao dịch tại thị trường New York ngày 20/9, giá vàng giao ngay tăng 55,3 USD/oz so với chốt phiên liền trước, tương đương tăng trên 4,2%, chốt ở 1.366,3 USD/oz. Đây là phiên tăng giá mạnh nhất của vàng từ ngày 1/6/2012, tức là gần 16 tháng trở lại đây. Với mức giá đóng cửa này, giá vàng đã tăng khoảng 70 USD/oz, tương đương 5,5%, từ mức đáy của 6 tuần là hơn 1.291 USD/oz thiết lập trước đó trong phiên. Thế nhưng vào ngày 23/09, giá vàng lại giảm xuống sau khi một quan chức Fed cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ khởi động giảm nới lỏng tiền tệ trong tháng 10 tới. Tính đến ngày 25/09, lúc 6h25, giá vàng giao ngay đứng tại 1.324,6 USD/oz. Cập nhật lúc 16h04 giá vàng giao ngay đứng tại $1,323.57/oz. Tuy nhiên, giá vàng thế giới vẫn có hi vọng khi Mỹ đang đàm phán về vấn đề trần nợ và việc có phải đóng cửa Quốc hội hay không.

2

vv

6

hạ giá bán gạo. Thương nhân Việt Nam giảm giá bán với gạo 5% tấm, 25% tấm và 100% tấm khoảng 5 USD/tấn xuống khoảng 355 - 365 USD/tấn , 325 - 335 USD/tấn và 315 - 325 USD/tấn tương ứng. Ấn Độ giảm giá bán với gạo 25% tấm, 100% tấm và gạo đồ khoảng 5 USD/tấn khoảng 5 USD/tấn xuống 375 - 385 USD/ tấn, 310 - 320 USD/tấn và 410 - 420 USD/ tấn. Pakistan hạ giá gạo 5% tấm và gạo 25% tấm khoảng 5 USD/tấn xuống khoảng 390 - 400 USD/tấn và 340 - 350 USD/tấn. Trong báo cáo tháng 9/2013, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2013 lên 10 triệu tấn năm 2013, từ mức 9,7 triệu tấn dự báo trước đó. Dự kiến năm 2014, xuất khẩu gạo Ấn Độ đạt khoảng 9,3 triệu tấn, tăng 3,3% so với dự báo trong tháng trước. Ấn Độ sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2014, năm thứ 3 liên tiếp nhờ sức mua mạnh từ Iran. USDA nâng dự báo nhập khẩu của Iran khoảng 300.000 tấn cho năm 2013 và 2014 lên khoảng 1,8 triệu tấn và 1,75 triệu tấn tương ứng . Trong khi đó, USDA dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013 và 2014 khoảng 7,4 triệu tấn và 7,8 triệu tấn tương ứng (không đổi so với dự báo trước đó). Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2013 và 2014 khoảng 7 triệu tấn và 8 triệu tấn tương ứng (không đổi so với dự báo Thị trường gạo trước đó). Xuất khẩu gạo của Mỹ năm 2014 Giá gạo trong tháng 9 của các nước xuất khoảng 3,15 triệu tấn, tăng khoảng 50.000 khẩu trên thế giới có vài biến động nhẹ, tấn so với dự báo tháng trước do diện tích trong các chủng loại gạo, giá gạo Thái Lan và năng suất trồng tăng. vẫn đứng cao nhất, thứ 2 là Việt Nam, chia Võ Thị Hoàng Hải nhau ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là Pakistan và Ấn Độ. Giữa tháng 9, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan


2

Lăng kính khoa học

vv

7

Thị trường vàng Việt Nam dưới góc nhìn sinh viên Nằm trong hoạt động thường kỳ của ban nghiên cứu-CLB YES, sinh hoạt khoa học đang dần khẳng định được vị thế của nó khi không những giúp cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu hiểu một cách sâu sắc về những vấn đề nổi bật trong nền kinh tế mà còn mang đến cho bạn đọc cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về kinh tếlĩnh vực mà chúng ta đang theo đuổi. Kỳ này ban nghiên cứu CLB YES xin gửi đến bạn đọc chủ đề nghiên cứu của chúng tôi trong tuần đầu tiên của năm học mới: vàng. Vàng là một loại kim loại có giá trị, là nguyên tố thứ 79 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Với các đặc tính quý báu mà các kim loại khác không có, cùng với nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa, vàng đã trở thành vật ngang giá. Cho đến khi đồng tiền pháp định ra đời, vàng vẫn chiếm một vị trí quan trọng, vẫn thực hiện một số chức năng của đồng tiền. Nền kinh tế nước ta đặc biệt nhạy cảm với vàng do tâm lý giữ vàng và coi vàng là “của để dành”. Theo số liệu thống kê của Standard Chartered Bank, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ tư tại châu Á sau Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.

Cũng theo ngân hàng này, điểm đặc biệt ở Việt Nam đó là vàng, USD và tiền đồng đều được sử dụng rộng rãi như tiền tệ. “Vàng vừa được dùng như một loại tiền, vừa như một phương tiện cất giữ, trong một số trường hợp, vàng thậm chí còn được coi trọng hơn cả tiền giấy”, báo cáo viết. Số liệu của Hiệp Hội Vàng Thế giới (WGC) cũng cho thấy, tổng lượng vàng tích trữ tại Việt Nam hiện đạt khoảng 1.000 tấn, tương đương 45% GDP, trong khi đó, tại đa số các nước khác trên thế giới, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 3% GDP. Có lẽ chính vì vậy mà vàng đã tác động sâu đến từng lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ một biến động nhỏ của giá vàng cũng khiến cho các biến số vĩ mô khác bị thay đổi theo. Với cán cân thanh toán, nhập siêu vàng làm thâm hụt tài khoản vãng lai với tỷ trọng không hề nhỏ trong giai đoạn 2005-2011 (trừ 2009, 2011). Tình trạng nhập siêu tương đối lớn về vàng qua nhiều năm làm giảm dự trữ ngoại hối, tăng tỷ giá, ảnh hưởng tiêu cựcđến tính thanh khoảnđối với khoản nợ quốc tếcũng như hành vicủa các nhà đầu tư nước ngoài và nguồn vốn FDIchảy vào Việt nam, do đó một cách gián tiếp

nó cũng ảnh hưởng không tốt tới cán cân tài khoản vốn. Theo số liệu của NHNN, dự trữ ngoại tệ 2008-2011tụt từ 24 tỷ USD còn 13 tỷ USD. Do tình trạng nhập siêu liên tục nên hoạt động nhập khẩu vàng đã làm giảm dự trữ ngoại hối đáng kể. Nhận thức được nguy cơ này, ngày 15/03/2010, Chính phủ đã ra nghị định hạn 24 quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu là hoạt động độc quyền nhà nước và giao cho NHNN là cơ quan tổ chức thực hiện. Về hoạt động đầu tư đáng chú ý là nguồn vốn FDI vào nước ta, nhu cầu về vàng rất lớn, trong khi đó 95% lượng vàng phải nhập khẩu đồng nghĩa với việc một lượng lớn ngoại tệ phải dùng để chi cho việc nhập khẩu vàng. Dự trữ ngoại hối giảm kéo theo giảm sút khả năng thanh toán của các khoản nợ quốc tế. Điều này làm tăng tính rủi ro cho hoạt động đầu tư vào Việt Nam và tạo ra xu hướng thoái vốn. Đặc biệt sự kỳ vọng vào xu hướng tăng của giá vàng sẽ kéo theo sự dịch chuyển của đường cầu vàng. Để đảm bảo giá vàng ở mức cân bằng, NHNH buộc phải nhập khẩu vàng. Có 2 con đường nhập khẩu vàng: chính


2

Lăng kính khoa học

thức và không chính thức. Khi ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng chính thức, một lượng lớn ngoại tệ sẽ bị rút ra từ NHNN để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Còn nếu ngân hàng nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng chính thức thì sẽ có một khối lượng vàng được nhập lậu vào Việt Nam. Để nhập được lượng vàng này, một số đầu mối phải thu gom USD trên thi trường tự do để thanh toán, tạo sức cầu với USD và khiến USD trở nên khan hiếm. Tức là dù nhập khẩu vàng bằng con đường nào thì cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và tạo sức ép lên tỷ giá. Thực tế cho thấy có những thời điểm như cuối năm 2010 đầu năm 2011, giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Điều này khiến cho các doanh nghiệp thi nhau gửi đơn xin nhập khẩu vàng lên NHNN làm ảnh hưởng lớn đến tỷ giá USD/VND. Bởi để có thể nhập khẩu vàng, các doanh nghiệp này phải mua được ngoại tệ trên thị trường và làm tăng tỷ giá. Tỷ giá tăng mạnh trong tháng 2.2011 cũng có một phần nguyên nhân là do giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh trong thời gian này. Mặc dù vàng không nằm trong nhóm hàng hóa tiêu dùng điển hình để tính CPI nhưng khi giá vàng tăng, giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm liên quan đến vàng nói riêng và ngành vàng bạc đá quý nói chung sẽ tăng, làm cho giá bán của nhóm hàng này tăng. Ngoài ra, như phân tích

ở trên, giá vàng tăng làm cho tỷ giá ngoại tệ tăng, đặc biệt là USD, với những sản phẩm phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ nước ngoài thì tỷ giá tăng sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa đó. Hơn nữa, tâm lý của người Việt là neo giá của một số hàng hóa có giá trị lớn với giá vàng. Do đó giá vàng tăng thì giá hàng hóa cũng tăng theo. Lượng vàng còn tồn tại trong dân rất lớn, khoảng 500 tấn, cùng với tâm lý nắm giữ vàng, xem vàng như tiền của người dân khiến cho tồn tại lượng tiền ngoài tầm kiểm soát của chính phủ, làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ. Sớm nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của vàng đến nền kinh tế, chính phủ và ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp, nổi bật trong đó là nghị định 24/2012/NĐ-CP. Theo quy định của Nghị định 24, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng với đầu mối đại diện nhà nước để sản xuất vàng miếng là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, thương hiệu SJC.

vv

8

Các doanh nghiệp đã từng được cấp phép sản xuất vàng miếng trước kia giờ đều bắt buộc tạm ngừng sản xuất. Nghị định 24 có 2 mục tiêu chính: Thứ nhất là, không để biến động của giá vàng làm ảnh hưởng tới tỷ giá, vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là, ngăn chặn và đẩy lùi được tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. Huy động ngược trở lại nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy khó khăn nhưng vẫn có thể khả thi với điều kiện mọi người chúng ta nhận định, đánh giá đúng giá trị đích thực của vàng, nhu cầu thực tế về vàng để cùng nhau biến số tiết kiệm khổng lồ, hoặc những hũ vàng lớn đang được gửi giữ hộ hoặc chôn giữ cất giấu ở trạng thái “bất động” thành nguồn lợi hữu dụng và hiệu quả để tiền tệ có thể lưu thông và phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cho bản thân, cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế đất nước. Leâ Ñình Giaùp


2

Lăng kính khoa học

vv

9

Các nhân tố ảnh hưởng đến vàng sau Betton Woods Lê Đình Giáp Các NHTW giữ một vai trò Tại sao phải tìm hiểu vàng giữa các nước là khác các nhân tố ảnh hưởng nhau, dẫn đến việc xuất nhập quan trọng trong ảnh hưởng khẩu vàng là điều tất yếu, do đối với giá vàng. đến giá vàng? Bạn có để ý rằng, vàng là một trong những chủ đề nóng, thường xuyên được báo chí đề cập tới trong thời gian gần đây? Bạn đã từng nghĩ, nó quan trọng nhường nào mà người ta phải lao tâm khổ tứ mỗi khi thị trường xảy ra biến động? Lịch sử tiền vàng kéo dài hàng nghìn năm và phổ biến khắp các nước. Tính ít hao mòn giá trị qua thời gian cũng như những biến cố thăng trầm của xã hội loài người, vàng đã tạo dựng một niềm tin to lớn ở nhân loại rằng: “Vàng luôn quý ở bất kì thời đại nào”. Do đó, nó được xem là nơi an toàn nhất để cất trữ giá trị. Giá vàng, trước hết nó là biểu hiện bằng tiền của lượng giá trị kết tinh trong vàng. Khi rút khỏi chế độ tiền tệ, vàng trở về với thuộc tính của một loại hàng hóa đặc biệt, cũng chịu những tác động của các lực lượng thị trường, thông qua cung- cầu ảnh hưởng đến giá cả. Do sự vận động liên tục của giá cả quanh trục giá trị đã biến vàng thành một kênh đầu tư hấp dẫn, hút một luồng vốn không nhỏ của nền kinh tế vào một khu vực không tạo ra giá trị gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, cung cầu

đó, những biến động trong giá vàng sẽ ảnh hưởng tới cán cân thanh toán, tỷ giá, dự trữ ngoại tệ, lạm phát và hoạt động đầu tư nước ngoài. Sự thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và chính sách hạn chế nhập khẩu vàng của Ấn Độ gần đây đã minh chứng cho điều đó. Vì vậy, việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá vàng là một việc làm cần thiết. Các nhân tố tác động đến giá vàng:

Lạm phát Vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ giá trị mà không phụ thuộc vào sức khỏe của bất kỳ nền kinh tế nào. Do đó, nó là công cụ tài chính tối ưu để chống lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát leo thang, đồng tiền mất giá, người dân sẽ có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút .Các quỹ đầu tư, đầu cơ cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ không bị hao mòn do lạm phát. Khi đó, mãi lực vàng sẽ gia tăng, Dg dịch phải và giá vàng tăng.

Ngân hàng Trung ương

Dự trữ vàng: Các NHTW ngày càng có xu hướng gia tăng dự trữ bằng vàng thay thế cho USD. Tính đến cuối năm 2004, các NHTW nắm giữ tới 19% tổng lượng vàng trên mặt đất trong dự trữ của mình. Mười năm sau Hiệp định Washington về vàng (WAG), từ tháng 9 năm 1999 đến 2009, đã hạn chế doanh số bán vàng của các NHTW thành viên (Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) đến dưới 500 tấn một năm. Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ , là người bán vàng quan trọng trong giai đoạn này. Trong năm 2009, thỏa thuận này đã được kéo dài thêm một năm nữa, nhưng với một giới hạn doanh thu hàng năm nhỏ hơn 400 tấn. Mặc dù, ngân hàng trung ương thường không thông báo mua vàng trước, một số, chẳng hạn như Nga, đã bày tỏ sự quan tâm ngày càng tăng dự trữ vàng của họ vào cuối năm 2005. Đầu năm 2006, Trung Quốc, chỉ nắm giữ 1,3% vàng trong dự trữ, và họ đang tìm kiếm cách để cải thiện trên dự trữ chính thức của họ. Ấn Độ gần đây cũng đã mua hơn 200 tấn vàng cho dự trữ. Việc các NHTW tăng dự trữ vàng thay cho USD sẽ tác động


10 vv

10

Lăng kính khoa học đến giá vàng qua 2 hướng. Thứ nhất, NHTW mua vàng sẽ làm Dg dịch phải và giá vàng tăng. Thứ hai, khi NHTW dùng USD mua vàng, sẽ làm Sg-SR dịch trái (do vàng từ lưu thông đã đi vào dự trữ) và Susd trên thị trường thế giới sẽ tăng (USD từ dự trữ đi vào lưu thông). Sg dịch trái làm giá vàng tăng. Trong khi, cung USD tăng sẽ làm giá trị USD giảm xuống mà vàng lại được định giá bằng USD cho nên giá vàng sẽ tăng. Vì vậy, khi các NHTW tăng dự trữ vàng, giá vàng nhất định sẽ tăng. Chính sách tiền tệ và lãi suất Lãi suất liên quan chặt chẽ với giá vàng. Khi lãi suất tăng lên, giá trị của đồng tiền sẽ được cải thiện, mãi lực vàng giảm xuống nên giá vàng sẽ giảm. Kết quả là, giá vàng có thể tương quan chặt chẽ với ngân hàng trung ương thông qua các quyết định chính sách tiền tệ được thực hiện bởi chúng liên quan đến lãi suất. Ví dụ, nếu tín hiệu thị trường cho thấy khả năng lạm phát kéo dài, ngân hàng trung ương có thể quyết định ban hành chính sách như giảm cung tiền, tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá vàng để dập tắt lạm phát. Một phản ứng ngược lại với nguyên tắc chung này có thể được nhìn thấy sau khi ngân hàng Trung ương châu Âu lần đầu tiên tăng lãi suất vào ngày 7 tháng 4 năm 2011, kể từ năm 2008. Giá vàng đáp trả bằng một phản ứng yếu ớt và sau đó leo cao hơn để đạt mức cao mới vào một ngày sau đó. Một tình huống tương tự đã xảy ra

ở Ấn Độ. Trong tháng 8 năm 2011 khi lãi suất đang ở mức cao nhất trong hai năm qua, giá vàng cũng đã đạt đỉnh.

Giá dầu Dầu mỏ, thứ nhất là nguồn năng lượng đặc biệt quan trọng đối với nền sản xuất Thế giới hiện nay. Khi giá dầu tăng cao, sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đường tổng cung dịch trái, nền kinh tế sẽ bước vào trạng thái suy thoái kèm lạm phát. Khi đó, vai trò “hầm trú ẩn” của vàng sẽ là rất lớn. Cầu vàng gia tăng, giá vàng tăng cùng với sự leo thang của giá dầu. Thứ hai, khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng Trung Đông. Các nước khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng, do đó chính nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn đã ảnh hưởng đến giá cả 2 loại hàng hóa này nên nhiều nhà phân tích thường nhìn vào diễn biến giá dầu trong hiện tại và dự đoán diễn biến trong tương lai của dầu để từ đó dự đoán cho xu hướng dao động của vàng. Thứ ba, cần lưu ý rằng, Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới nên mỗi biến động trong thị trường dầu mỏ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và do đó sẽ ảnh hưởng tới sự dao động của giá vàng.

Giá trị USD Vì là một loại hàng hoá nên giá

vàng cũng bị ảnh hưởng, tác động bởi sức mua hay giá trị của các đồng tiền mua nó mà ở đây chủ yếu là đồng USD. Khi giá trị USD tăng thì giá vàng giảm và ngược lại khi giá trị USD giảm thì giá vàng tăng. Thông báo của FED (18/09/2013) rằng, sẽ tiếp tục nới lỏng gói định lượng QE3 thông qua từ tháng 6 năm 2011 trong khi vẫn giữ ở mức lãi suất thấp là yếu tố đè nặng lên đồng USD. Điều này trái ngược với phần còn lại của thế giới, nơi các ngân hàng trung ương đã bắt đầu tăng lãi suất trong một nỗ lực để ngăn chặn lạm phát. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách đáng kể mà Mỹ phải đối mặt rất có thể sẽ tiếp tục giữ đồng đô la giảm giá trong khi hỗ trợ giá vàng. Một đồng đô la yếu có lợi hơn cho các nhà đầu tư vàng. Cổ phiếu thị trường mới nổi đã tăng làm đồng tiền của nước họ phát triển mạnh mẽ. Các công ty, đặc biệt là Mỹ trong y tế, năng lượng, vật liệu và công nghệ lĩnh vực, với một dấu chân trong thị trường toàn cầu, tìm hàng hóa của họ có giá cạnh tranh hơn khi đồng USD ở mức thấp. Ví dụ, dự luật yếu giúp IBM vượt quá thu nhập của mình trên thu nhập trong quý đầu tiên. Trong khi lạm phát và thâm hụt ngân sách sẽ cần phải được giải quyết trong năm tới, các nhà đầu tư có thể bù đắp chi phí cao hơn bằng cách đảm bảo rằng họ tham gia trong các lĩnh vực của thị trường có khả năng tiếp tục được hưởng lợi từ đồng


vv

2 11

Lăng kính khoa học USD suy giảm. Nói cách khác, một đồng đô la yếu lại có tác Nền kinh tế châu Âu dụng làm kinh tế Mỹ phục hồi Cuộc khủng hoảng nợ công và một khi kinh tế đã phục hồi xảy ra ở Châu Âu trong thời thì giá vàng lại sẽ giảm. gian vừa qua, cũng là một trong những nhân tố làm tăng mãi lực vàng với tư cách là nơi Sức khỏe của các nền cất trữ giá trị, qua đó làm giá kinh tế lớn vàng tăng cao. Mỹ Sức khỏe của nền kinh tế Mỹ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của giá vàng. Nó liên quan một cách mật thiết với giá trị USD, chính sách tiền tệ của FED, tỷ lệ lạm phát và giá dầu… Khi nền kinh tế Mỹ bước vào thời kì thịnh vượng thì giá trị USD tất nhiên sẽ tăng, FED sẽ duy trì một chính sách tiền tệ nhằm tăng lãi suất và ngăn chặn lạm phát, các nhà đầu tư hoàn toàn cũng rất lạc quan với sự phát triền của kinh tế Thế giới mà nền kinh tế Mỹ là một trong những động lực quan trọng. Cổ phiếu, Bất động sản lúc này, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn và người ta ít nghĩ đến vàng hơn như một “hầm trú ẩn” an toàn của giá trị hay kênh đầu tư tối ưu. Do đó, Dg sẽ thấp hơn và giá vàng sẽ giảm. Ngược lại với điều đó, và có vẻ như sát với thực tế hiện nay hơn, là khi kinh tế Mỹ bước vào thời kì suy thoái. Cuộc đại suy thoái kinh tế ở Mỹ 2008 đã nhanh chóng dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, làm giá vàng liên tục phá vỡ kỉ lục tăng cao qua các năm với đỉnh 1889,70 USD/ oz vào tháng 08/2011, tức là gấp 53 lần so với giá vàng Breton Wood (1944-1971).

Vàng và cổ phiếu Thị trường cổ phiếu được ví như “Phong vũ biểu” của nền kinh tế. Một sự lao dốc thảm hại của các mệnh giá chứng khoán cho thấy tình hình tồi tệ như thế nào của nền kinh tế. Ngược lại, ở thời kì kinh tế thịnh vượng, sự tăng giá cổ phiếu đem lại sự giàu có một cách nhanh chóng cho chủ nhân sở hữu chúng. Hoàn toàn đối lập với vàng, giá trị cổ phiếu nhanh chóng thay đổi với những biến động của chu kì kinh doanh. Nếu vàng là nơi đầu tư hiệu quả lúc kinh tế suy thoái thì thiên đường của cổ phiếu là lúc kinh tế tăng trưởng cao. Do đó, các chỉ số chứng khoán thường diễn biến đối lập với sự biến động của giá vàng.

Bất ổn Địa chính trị Khủng hoảng chính trị, chiến tranh, khủng bố, thiên tai… : là các yếu tố tác động mạnh tới giá vàng. Vàng là nơi trú ẩn an toàn của giá trị nên khi có bất ổn xảy ra, nhu cầu giữ vàng sẽ gia tăng, Dg dịch phải và giá vàng sẽ tăng.

Một số yếu tố khác Sự can thiệp của chính quyền

vào quá trình khai thác khoáng sản, chính sách quản lý tài chính của các chính quyển, tin tức liên quan đến các công ty khai thác vàng, các mỏ vàng, …cũng có ảnh hưởng nhất định tới giá vàng. Việc kinh doanh vàng trên sàn giao dịch ETFs: sự ra đời của loại hình kinh doanh này đã tạo nên cơ hội kinh doanh vàng thuận tiện, hiệu quả cao cho giới đầu tư và là một trong những nhân tố tác động đến giá vàng tăng cao trong những năm gần đây. Giới đầu cơ đang có nhiều động thái tác động nhiều đến giá vàng thế giới. Sự phân tích kỹ hành động của giới đầu cơ có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh vàng. Tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quen với việc giá vàng tăng cao. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hay giảm mạnh. Giá kim loại khác như đồng, bạch kim,…cũng có tác động tới giá vàng theo tỷ lệ thuận.

Kết luận Mặc dù các vấn đề thể hiện trên đây không thể bao quát hết toàn bộ những yếu tố gây ảnh hưởng đến biến động thị trường nhưng những yếu tố này được đánh giá có tầm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp một cách mạnh mẽ đến giá vàng. Một khi có được tầm nhìn tổng quan về các yếu tố tác động này thì nhà đầu tư mới làm quen với thị trường vàng, sẽ có được nhận định chính xác hơn trước những thông tin được công bố hàng ngày trên thị trường.


vv

2 12

Lăng kính khoa học

Caàu vaøng & Tính đến giữa tháng 7, tổng cộng Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 44 phiên đấu thầu vàng với lượng vàng bán ra là 1.193.600 lượng, tương đương 45.9 tấn. Điều đáng nói ở đây là việc lượng vàng này lại không đi vào sản xuất hay lưu thông mà chủ yếu để phục vụ nhu cầu đầu cơ, tích trữ. Bài viết của tác giả với mục tiêu đưa ra cái nhìn tổng quát về bức tranh thị trường vàng.

Cầu vàng vẫn cao

30/7 là hạn tất toán cho các doanh nghiệp và ngân hàng, tuy nhiên không vì thế mà những phiên đấu thầu vàng kém đi phần náo nhiệt. Nguyên nhân của việc này là do nhu cầu vàng từ phía ngân hàng, doanh nghiệp và người dân vẫn còn lớn. Ngoài phần dành cho tất toán thì phần còn lại được chào bán cho người dân vì tâm lí chung của người dân vẫn muốn giữ vàng. Đây vừa là một kênh đầu tư, vừa là một kênh chống lạm phát . Cầu vàng cao ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn mà chủ yếu vẫn là ở những yếu tố kinh tế vĩ mô như đầu tư, tiết kiệm, dự trữ ngoại tệ…..

Giảm tiết kiệm và đầu tư

Khi xu hướng đầu cơ vàng kiếm lời tăng cao, người dân sẽ rút tiền tiền tiết kiệm để chuyển sang mua vàng, tiết kiệm giảm kéo theo cung tiền giảm và đầu tư giảm. Cụ thể, với cung tiền M2, nếu không kể vàng thì hệ số nhân tiền là 4,8, tuy nhiên khi tính cả vàng thì hệ số này chỉ còn 2. Điều này cho thấy hoạt động giữ vàng ảnh hưởng tới vòng chu chuyển tiền tệ như thế nào.

Dự trữ ngoại tệ giảm

Để giải quyết “cơn khát” vàng, buộc lòng Ngân hàng Nhà nước phải nhập khẩu vàng. Điều này tác động đến dự trữ ngoại tệ. Hiện nay dự trữ của Việt Nam đang ở mức 12 tuần nhập khẩu, mức tối thiểu được IMF khuyến cáo. Như vậy, việc nhập khẩu vàng không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ của nền kinh tế. Nhập khẩu quá mức một mặt hàng

Trịnh Duy Hoàng

Nhöøng aûnh höôûng ñeán

neàn kinh teá không phục vụ cho mục đích sản xuất hay tiêu dùng, sẽ làm cho cán cân thanh toán không còn cân bằng, tình trạng thâm hụt ngoại tệ sẽ kéo dài và có nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ giá. Trên thực tế sau một thời gian ổn định mở mức 20.828 thì mới đây, ngày 28/6, tỷ giá đã tăng lên 21.036.

Giá vàng vẫn cao

Tại sao giá vàng vẫn chênh lệch so với giá vàng thế giới? Nguyên nhân là nằm ở phía cầu. Trong khi nguồn cung được kiểm soát độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước sau nghị định 24 về kinh doanh vàng miếng, thì phía cầu vẫn đang ở mức cao, giữ cho giá vàng vẫn cao so với giá thế giới. Cầu cao ngoài lí do hạn tất toán của các NHTM và doanh nghiệp thì phải kể đến tâm lí giữ vàng của người dân. Điều này thể hiện lo ngại lạm phát và nhu cầu giữ vàng vẫn còn tồn tại phổ biến.

Thay lời kết

Một khi kì vọng về lạm phát vẫn còn cao, đầu tư vẫn còn chưa đủ sức hấp dẫn thì vàng vẫn là một sự lựa chọn hàng đầu. Điều này sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, cầu vàng cao dẫn đến nhập khẩu vàng tăng, từ đó lại khiến cán cân bất ổn gây ảnh hưởng đến tỷ giá và cán cân. Những bất ổn này đến lượt nó lại làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, gây tình trạng bi quan và người dân lại tiếp tục đầu tư vào vàng. Để giải quyết vấn đề này, cần những động thái cứng rắn và rõ ràng hơn từ Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí có thể tham gia mua bán để ổn định giá thị trường thay vì chỉ giám sát phần gốc như hiện nay.


vv

2 13

Nhìn ra thế giới

Giá vàng thế giới đang hướng tới mức $ 1000 ? Sự tăng nhanh của giá vàng trong những năm vừa qua - từ $800 mỗi ounce vào đầu năm 2009 tới trên $1.900 vào mùa thu năm 2011 - đã cho thấy giá vàng mang tất cả các đặc trưng của một bong bóng. Giờ đây, giống như tất cả các tài sản khác mà giá cả tăng lên đột biến phá vỡ các nguyên tắc cơ bản về cung - cầu, “bong bóng vàng” đang xẹp dần. Khi giá vàng đã ở mức đỉnh điểm, nhiều nhà đầu tư hoang tưởng vẫn hạnh phúc dự đoán rằng giá vàng sẽ lên tới $2.000, $3.000 và thậm chí tới $5.000 chỉ trong một vài năm tới. Tuy nhiên, giá vàng hầu như chỉ đi xuống kể từ đây. Vào tháng Tư, vàng được bán dưới $1.300 mỗi ounce và giá cả vẫn lơ lửng ở dưới mức $1.400, giảm gần 30% so với mức cao năm 2011. Có nhiều lý do tại sao bong bóng vàng lại vỡ, và vì sao giá vàng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống mức thấp hơn nữa, chỉ còn $1.000 vào năm 2015. Thứ nhất, giá vàng có xu hướng tăng đột biến khi có những rủi ro kinh tế, tài chính hay địa chi ́nh trị nghiêm trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngay cả mức độ an toàn của tiền gửi

ngân hàng và trái phiếu chính phủ còn khiến nhiều nhà đầu tư phải hoài nghi. Nếu bạn lo lắng về một sự sụp đổ tài chính (financial Armageddon), đây thực sự là lúc để bạn bắt đầu tích trữ súng, đạn dược, thực phẩm đóng hộp và vàng miếng. Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản thảm khốc nhất, vàng cũng không bao giờ là một lựa chọn tốt cho đầu tư. Thật vậy, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và 2009, giá vàng đã sụt giảm mạnh một vài lần. Trong một cuộc khủng hoảng tín dụng lan rộng, một lượng lớn vàng mua vào sẽ tạo nên sức ép bán ra. Kết quả là, giá vàng có thể thay đổi, lên xuống rất thất thường, ở đỉnh cao của một cuộc khủng hoảng. Thứ hai, vàng trở nên có giá trị nhất khi có nguy cơ lạm phát cao, khi ấy hẳn vàng sẽ là phương tiện tốt nhất để cất giữ giá trị. Nhưng, mặc cho chính sách tiền tệ rất tích cực của nhiều ngân hàng trung ương với các vòng nới lỏng định lượng liên tiếp đã tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần nguồn cung tiền trong hầu hết các nền kinh tế phát triển, trên thực tế lam phát toàn cầu vẫn đang ở mức thấp và sẽ

tiếp tục giảm hơn nữa trong thời gian tới. Lý do rất đơn giản: trong khi lượng tiền cơ sở tăng lên, tốc độ chu chuyển của tiền sụt giảm, với việc các ngân hàng tích trữ thanh khoản dưới các hình thức dự trữ dôi ra. Các khoản nợ tư nhân và nợ công liên tục giảm khiến cho tốc độ tăng cầu luôn ở mức thấp hơn tốc độ tăng của cung. Vì vậy, các công ty có ít hơn sức mạnh thị trường do công suất dư thừa, trong khi khả năng thương lượng của người lao động giảm đi do tỷ lệ thất nghiệp cao. Thêm vào đó, các tổ chức công đoàn tiếp tục suy yếu, trong khi toàn cầu hóa đã góp phần làm hạ giá thành sản xuất khi ngày càng nhiều hàng hóa được gia công tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác, từ đó giảm tiền lương và triển vọng công việc của lao động phổ thông tại các nền kinh tế tiên tiến. Với lạm phát tiền lương thấp, mức giá chung của hàng hóa không thể tăng lên. Lạm phát hiện nay tiếp tục giảm hơn nữa trên quy mô toàn cầu trong khi giá cả hàng hóa được điều chỉnh giảm để thi ́ch ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Và giá vàng đang nối tiếp xu hướng đi xuống của lạm phát thực tế và dự kiến.


vv

2 14

Nhìn ra thế giới Thứ ba, không giống như các tài sản khác, vàng không đem lại một khoản thu nhập nào. Trong khi cổ phiếu có cổ tức, trái phiếu có phiếu giảm giá (coupons), và bất động sản thì có thể cho thuê, vàng chỉ đơn thuần là một trò chơi dựa trên việc tăng/ giảm giá. Giờ đây, khi nền kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục, các tài sản khác - chứng khoán, thậm chí bất động sản - đã “hồi sinh” và mang lại được lợi nhuận rất cao. Thật vậy, thị trường chứng khoán tại Mỹ và trên toàn cầu đã chứng tỏ ưu thể vượt trội so với vàng kể từ khi giá vàng tăng mạnh hồi đầu năm 2009. Thứ tư, giá vàng tăng mạnh khi lãi suất thực (điều chỉnh theo lạm phát) ngày càng diễn biến xấu đi sau các vòng nới lỏng định lượng. Thời điểm để mua vàng là lúc lợi tức thực tế từ tiền mặt và trái phiếu có xu hướng giảm. Nhưng triển vọng tích cực của nền kinh tế Mỹ và các nước khác trên thế giới cho thấy theo thời gian, Cục dự trữ liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác sẽ dừng áp dụng các chi ́nh sách nới lỏng tiền tệ và chính sách lãi suất bằng không, khiến cho lãi suất thực tế sẽ tăng lên, chứ không hề giảm. Thứ năm, một số cho rằng nợ công sẽ khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng khi trái phiếu chính phủ trở nên rủi ro hơn. Nhưng hiện tại, điều ngược lại đang xảy ra. Rất nhiều trong số các quốc gia có nợ công cao có một lượng dự

trữ vàng rất lớn mà họ có thể quyết định bán ra thị trường để tránh khủng hoảng nợ. Thật vậy, việc Síp, một trong những nền kinh tế nhỏ nhất eurozone bán một phần nhỏ khoảng 400 triệu euro - dự trữ vàng của nước này đã khiến giá vàng giảm đi 13% trong tháng 4. Các nước như Ý, với lượng dự trữ vàng khổng lồ (trên 130 tỉ đô), có thể chịu những cám dỗ tương tự, làm cho giá vàng còn giảm xuống hơn nữa. Thứ sáu, một số người với quan điểm chính trị bảo thủ, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, thổi phồng vàng theo cách mà rốt cục sẽ phản tác dụng. Theo với những người cực đoan này, vàng là hàng rào duy nhất chống lại các rủi ro gây ra bởi âm mưu chiếm đoạt các tài sản tư nhân của chính phủ. Họ cũng tin rằng sự quay trở lại của chế độ bản vị vàng là không thể tránh khỏi, nếu không, siêu lạm phát sẽ xảy ra do ngân hàng trung ương đang giảm giá trị của tiền giấy. Tuy nhiên, không có bất kỳ âm mưu nào, trong khi lạm phát thì tiếp tục giảm và việc sử dụng vàng làm tiền tệ là không khả thi, do đó lập luận trên hoàn toàn không có cơ sở. Tiền tệ có ba chức năng: phương tiện thanh toán, phương tiện lưu trữ giá trị và đơn vị hạch toán. Vàng có thể là một phương tiện cất trữ giá trị, nhưng nó không phải là một phương tiện trung gian để trao đổi, thanh toán. Bạn không thể trả vàng khi mua

hàng ở tiệm tạp hóa. Nó cũng không phải là một đơn vị tính toán. Giá cả hàng hóa và dịch vụ, và các tài sản tài chính, đều không được ghi chép theo một hàm lượng vàng được ấn định nào cả. Vì vậy, chế độ bản vị vàng vẫn chỉ là một "tàn tích dã man" của John Maynard Keynes, không có giá trị nội tại và được sử dụng chủ yếu như một hàng rào chống lại những nỗi sợ hãi không có căn cứ. Đúng vậy, tất cả các nhà đầu tư chỉ nên để một phần dự trữ vàng rất khiêm tốn trong danh mục đầu tư của họ như một hàng rào hạn chế những “rủi ro đuôi” (những rủi ro xác xuất rất nhỏ). Tuy nhiên, các tài sản thực khác có thể cung cấp một hàng rào tương tự, và những “tail risk” này - trong khi không thể loại bỏ hoàn toàn - chắc chắn hiện nay đã thấp hơn rất nhiều so với lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi giá vàng có thể tạm thời nhi ́ch lên cao hơn trong một vài năm tới, nó vẫn sẽ thay đổi hết sức thất thường và sẽ có xu hướng thấp hơn theo thời gian, khi nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục. Cơn sốt vàng thực sự đã qua. Hồng Ngọc (dịch)


vv

15

NEUers - Bạn có gi?

CÀ� PHÊ� HÀ� NỘ�I HƯƠNG VỊ PHỐ� XÁ�

Nhắc đến cà phê Việt, người ta thường nhắc đến cái gì? Giá trị xuất khẩu cà phê thô “còi cọc” không mặc vừa chiếc áo rộng thùng thình tạo ra bởi mức sản lượng đứng thứ hai thế giới? Khát vọng vươn ra biển lớn của thương hiệu hàng đầu Trung Nguyên? Hay trào lưu cà phê take-away hấp dẫn giới trẻ với sự đánh chiếm của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf... cùng một loạt quán mọc lên ăn theo xu hướng? Tất cả đều có phần đúng, và còn nhiều những gạch đầu dòng khác nữa nhưng sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua một phần quan trọng làm nên cái gọi là cà phê Việt: Đó là những quán cà phê cổ ra đời từ nhiều năm về trước, sống bền bỉ giữa lòng phố xá bộn bề, đặc biệt là các quán ở Hà Nội, mảnh đất với những ly cà phê làm nức lòng kẻ ở người đi.


NEUers - Bạn có gì ?

2

vv

16

N

hững ai đã trót yêu cà phê Hà Nội hẳn đều biết đến tứ trụ Nhân, Nhĩ, Dĩ, Năng (có dị bản là Nhân, Nhĩ, Dĩ, Giảng) và những tên tuổi như Lâm, Mai, Sử, Duy Trí, Đinh, Quỳnh... Có quán vẫn được duy trì như Lâm, như Mai, có quán không còn tìm thấy dấu tích như Dĩ, có quán lặng lẽ đóng cửa như Quỳnh... Người Hà Nội ngồi quán cà phê không chỉ để uống cà phê hay giải khát đơn thuần – đó không phải phong cách của người Tràng An xưa nay vốn nổi tiếng sành sỏi trong chuyện ăn chơi! Ăn hay uống còn là một nét văn hóa – văn hóa ẩm thực. Chính thứ văn hóa ấy đã làm nền tảng cho sự ra đời của văn hóa cà phê khi làn gió phương Tây thổi vào nước ta những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Các quốc gia châu Á khác thường chọn trà là thức uống chủ đạo. Người Việt ta cũng uống trà nhiều, cũng thưởng trà, một phần do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng cà phê Việt, theo thời báo New York, vẫn được đánh giá là một đối trọng của Ý – một quốc gia có phong cách thưởng thức cà phê vô cùng tinh tế. Nếu nhìn tổng quát thị hiếu đối với cà phê ở Hà Nội nói chung, có thể thấy rõ rằng các quán cà phê mang phong cách phương Tây có sức hút ngày các lớn với các món đồ uống đa dạng, hương vị dễ làm hài lòng người thưởng thức, chủ yếu là giới trẻ. Còn với những người đã đi làm hoặc có mức sống trung bình, các quán bình dân nhiều như nấm sau mưa là sự lựa chọn phổ biến. Nhiều quán xưa đã phải chuyển mình để tồn tại với quy luật thị trường bằng cách đa dạng hóa thực đơn với trà Lipton, Dilmah, sữa chua và các món sinh tố, điển hình có cà phê Nhân bán cả đồ ăn nhanh. Nhưng người đến với cà phê cổ Hà Nội vì sinh tố hay đồ ăn nhanh thì ít, đến vì hoài niệm, vì những gì xưa cũ thì nhiều. Mỗi quán đều có những dấu ấn riêng, từ không gian đặc quánh hương vị Hà thành đến những giọt đắng được pha chế theo tỉ lệ bí mật. Chính cái cốt cách thanh tao, sự dung dị, mộc mạc ấy đã làm nên những nét chấm phá nổi bật trên bản đồ cà phê mảnh đất nghìn năm tuổi. Nếu dựa vào yếu tố giá cả để đánh giá thì các quán cũ chỉ ở nhóm bình dân, mà số quán ở nhóm này nhiều vô kể. Có thể tạm coi đó là một thị trường cạnh tranh, tuy nhiên trong khi các “ông lớn” thi nhau bày ra kế hoạch này, chiến lược kia để tranh giành thị phần của nhau thì các quán cổ về cơ bản sống khá yên ổn. Có lẽ chính sự cổ xưa và thương hiệu được gây dựng qua hàng chục năm chính là nhân tố làm nên sự khác biệt. Có nhiều quán mang phong cách cũ kĩ, rêu phong nhưng không quán nào có được sự thâm trầm cổ kính thật sự. Có nhiều quán hấp dẫn với nhiều loại đồ dễ uống nhưng trong nhóm đồ - dễ - uống ấy gần như không quán nào tạo được sự khác biệt. Cà phê cổ Hà Nội, phải chăng đã làm nên thị trường độc quyền giữa lòng sự cạnh tranh? Chắc chắn là vậy, bởi lẽ đâu phải quán cà phê nhỏ lẻ nào cũng có thể làm nên tên tuổi vang danh khắp chốn. “Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một quán cà phê trong hàng trăm con phố nhỏ của mảnh đất này. Nhưng thưởng thức cà phê trứng ở một quán có từ thời Pháp


NEUers - Bạn có gì ?

2

vv

17

thuộc lại là một câu chuyện hoàn toàn khác”, tờ Wall Street Journal viết về cà phê Giảng. Không phải chỉ có những người trung, cao niên, những người đã trải qua thăng trầm cùng thành phố mới đến những quán cũ để ôn lại kỉ niệm. Thực tế là có rất nhiều đối tượng trẻ tìm đến với những quán này. Chắc chắn một điều rằng họ phải thực sự thích uống cà phê thì mới tìm đến những quán cà phê đích thực. Thêm nữa, người viết tin họ có trong mình chút gì đó xưa cũ, nghệ sĩ, đủ để cảm nhận được cái ngon, cái đẹp của loại đồ uống kén người thưởng thức này. Với khách uống cà phê ở Hà Nội, đặc biệt người Hà Nội gốc, không gian của quán là yếu tố rất quan trọng tác động đến sự lựa chọn của họ. Nó không chỉ đơn giản là sạch sẽ, thoáng mát mà còn phải gợi cho họ cảm xúc để thưởng thức thứ mà họ đang cầm trên tay. Đó là Mai nhìn ra hồ Thiền Quang xinh đẹp, quán tuy đông nhưng vẫn có thể tìm ra một góc cho riêng mình, trầm tư nghĩ ngợi. Đó là Giảng náu mình trong con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Hữu Huân hay xôn xao bên đường Yên Phụ tấp nập. Đó là Lâm mộc mạc, tao nhã từ khung cửa, bộ bàn ghế tới những bức tranh treo tường. Đó là Đinh, là Năng, là Sử... Một số quán phải trải qua thời gian di chuyển địa điểm hoặc mở thêm cơ sở, nhưng phần lớn vẫn cố gắng giữ lại những nét Hà Nội, cổ kính, rêu phong, như những con phố trong tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, những nét khiến cho ai nhìn thấy cũng bất giác tự biến mình thành người hoài cổ. Không như nhiều quán cà phê bình dân thường lấy cà phê đóng gói pha cho khách, các quán cà phê cổ lại làm nên tên tuổi của mình nhờ cà phê tự rang xay, không phụ gia, các loại hạt được phối trộn theo tỉ lệ chỉ gia chủ mới biết. Bởi vậy, cà phê không chỉ sạch mà còn thơm ngon, nguyên chất, mỗi quán một màu sắc riêng. Người yêu cà phê không chỉ thích ngửi mùi thơm cà phê khi đã pha trong cốc mà còn thích cái mùi cà phê rang còn nguyên sơ ấm áp. Nhất là vào những ngày cuối thu se lạnh hay những ngày đông giá, đi ngang qua những con phố cà phê được hít hà mùi cà phê rang xay quyện trong làn không khí lạnh, trong lòng như ấm lại và trào dâng cảm xúc. Cà phê Hà Nội có mùi phố. Phố đông đúc, tấp nập người qua lại bán buôn, mưu sinh. Phố lặng lẽ khi lên đèn với những mặt người thấp thoáng. Cùng là cà phê, nhưng chẳng phải nơi đâu cũng mang lại những cảm giác thi vị và tinh tế ấy. Nó quyến rũ không chỉ người Hà Nội mà còn níu kéo những người từ nơi khác đến, kể cả người phương Tây vốn có truyền thống uống cà phê lâu đời hơn người Việt rất nhiều. Hương thơm nồng nàn cùng vị đắng ngọt nơi đầu lưỡi đã trở thành ký ức trong tâm khảm của những người con nơi đây. Dù gắn bó từng ngày với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, họ vẫn nhớ, vẫn thèm thuồng nó mỗi ngày như một loại ma túy thứ cấp. Còn với những người con xa quê, nỗi nhớ quê hương xứ sở còn bao hàm trong đó cả một nét văn hóa ẩm thực tinh tế - văn hóa cà phê. Phương Dung


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.