Yesnew tháng 8 - 2015

Page 1


Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

MỤC LỤC

Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD

Điểm tin trong tháng

Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Nhân vật trong tháng

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Lăng kính khoa học

• Trần Văn Bằng - chàng sinh viên đa tài......3

• Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - cạnh tranh bình đẳng trong bối cảnh hội nhập .........6 • FTA Việt Nam – Hàn Quốc – Khởi đầu hội

Ban Biên tập: Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Ngọc, Ngọc Ánh. Nội dung: Hoài Mơ, Phương Dung, Bùi Thu Giang, Hoàng Thanh Mai, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Ngọc, Lê Trang. Thiết kế và trình bày: Lê Ngọc Huyền.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnews.neu@gmail.com

nhập quốc tế...................................................9 • Cá ngừ đại dương Việt Nam – cạnh tranh để phát triển.......................................................12

Góc nội bộ • Tranining kỹ năng viết báo..................... 15 • Yes và Connecting Viet Youth 2015........15 • Yes chuẩn bị đón chào K57.....................15

Nhìn ra thế giới • Nắm bắt thới cơ hội nhập.........................16 • Sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ đến nền kinh tế khu vực Nam Á.....................19 Trang 1


Điểm tin trong tháng

Tình hình kinh tế trong nước và thế giới tháng 8 diễn biến đầy biến động trước động thái phá giá đồng tiền của Trung Quốc, những dự báo về lãi suất của Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)… 1. Chỉ số CPI tháng 8/2015 giảm 0,07% so với tháng trước. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm gần đây, CPI giảm so với tháng trước. 2. Giá xăng dầu liên tiếp giảm trong hai đợt điều chỉnh giá ngày 4/8 và ngày 19/8. Mức giảm giá xăng tương ứng là 820 đồng/lít và 768 đồng/ lít. 3. Giá vàng SJC tăng mạnh chạm mốc 35,2 triệu đồng mỗi lượng trước những động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). 4. Ngày 21/8, giá dầu thô giảm dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên từ năm 2009. Iran kêu gọi triệu tập hội nghị khẩn cấp OPEC nhằm ngăn đà giảm giá dầu. 5. Trong ba ngày liên tiếp 11, 12 và 13/8 Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ lên tới 4,6%, động thái bất ngờ này đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

6. Nối tiếp với sự tuột dốc của các chỉ số chứng khoán trên thị trường Mỹ, Trung Quốc, các nước Châu Á…chứng khoán Việt Nam liên tục giảm mạnh, mất gần 7 tỉ đô la Mỹ trong tháng qua. 7. Thảo luận về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, tổng liên đoàn Lao động đề xuất tăng 17%, trong khi đó VCCI đề xuất tăng trong khoảng 7%10%. 8. Dự báo xuất khẩu thủy sản khả quan, khi giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn khi điều chỉnh tỷ giá. 9. ASEAN và 6 đối tác thuộc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) đã đạt tiến bộ lớn trong cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế diễn ra ngày 24/8. 10. Ngày 19/8, mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng 1%, biên độ tỷ giá lên mức +/- 3%. Đến ngày 24/8, tỷ giá VND/USD đồng loạt tăng lên mức trần 22.547 đồng/đô la Mỹ Hoài Mơ.

• http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/cpi-thang-8-giam-0-07-so-voi-thang-truoc-20150824094123714.chn (1) • http://nld.com.vn/kinh-te/gia-xang-giam-768-dong-lit-tu-15-gio-20150819142825211.htm (2) • http://www.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/vang-vung-moc-tren-35-trieu-dong-tang-mua-giam-banc161a729813.html (3) • http://vtv.vn/kinh-te/iran-keu-goi-ngan-da-giam-cua-gia-dau-20150824154306908.htm(4) • http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/trung-quoc-pha-gia-nhan-dan-te-my-kho-an-noi-3281927/ (5) • http://www.thesaigontimes.vn/134755/Ty-gia-kich-tran-nhu-cau-tang-nhe.html (6) • http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=207201555559625211&MaMT=20 (7) • http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tien-dong-da-mat-gia-5-trong-nam-nay-20150819145339073.chn (8) • http://www.vtvdanang.vn/tin-tuc/chi-tiet?id=1232&chuyenMuc=4 (9) • http://www.thesaigontimes.vn/134767/a.html (10)

Trang 2


Nhân vật trong tháng

Trần Văn Bằng Chàng sinh viên đa tài

Các phóng viên Yesnews đã có một cuộc gặp gỡ nho nhỏ với anh Trần Văn Bằng – người vừa dành được giải nhất bảng đồng đội và giải nhì bảng cá nhân trong cuộc thi “Ánh sáng soi đường” (ASSĐ) vừa qua.

S

au đêm chung kết cuộc thi “Ánh sáng soi đường”, cái tên Trần Văn Bằng đã trở nên quá quen thuộc với phần lớn các bạn sinh viên và các khán giả yêu thích môn khoa học Mac – Lê nin trên cả nước. Không chỉ nổi tiếng vì dành được các giải thưởng lớn, anh Bằng còn khiến các bạn trẻ khâm phục bởi kết quả học tập đáng nể 9.0, cùng nhiều thành tích khác trong phong trào nghiên cứu khoa học như tham gia hai bài nghiên cứu khoa học cấp trường (trong đó có một bài nghiên cứu viết song ngữ) và tham gia hai bài nghiên cứu cấp cơ sở cùng các thầy cô bộ môn. Với những thành tích như vậy, tưởng chừng anh là một người khô khan ít nói, nhưng khi chúng tôi gặp anh, trước mắt chúng tôi là một chàng trai với nụ cười ấm áp, ánh mắt anh mang theo nhiệt huyết và sự sôi nổi của tuổi trẻ. Chúng tôi đã xin phép có đôi lời được phỏng vấn về anh dưới đây.

PV: Điều gì để lại cho anh ấn tượng nhiều nhất sau khi hoàn thành cuộc thi “Ánh sáng soi đường”? NV: Dường như “Ánh sáng soi đường” đối với anh không chỉ là cuộc thi mà còn là một trải nghiệm lớn, vì thế, ASSĐ để lại trong anh rất nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất để lại trong anh là tập thể các thầy cô trường mình. Đó là các thầy cô trong Ban giám hiệu, đoàn trường và các thầy cô trong khoa lý luận chính trị, là sự nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô. Những ngày tháng mà cả đội tuyển cùng các thầy cô gắn bó để vượt qua từng chặng đường của cuộc thi khó gì có thể làm phai mờ.

Trang 3


Nhân vật trong tháng PV: Chia sẻ của anh về quá trình tham gia cuộc thì cũng như chiến lược để dành chiến thắng? NV: Như anh đã nói, cuộc thi để lại quá nhiều kỷ niệm, nên nếu để kể về quá trình tham gia cuộc thi thì khó có thể nói hết trong buổi hôm nay. Còn về chiến lược để dành chiến thắng thì lại phải nhắc đến công của các thầy cô một lần nữa, vì các thầy cô chính là người tư vấn chiến thuật cho đội tuyển qua từng vòng thi, từng lần thi. Về phía đội tuyển, chiến thuật lớn nhất của bọn anh có lẽ là sự đoàn kết, từ việc hỗ trợ nhau học trước khi thi, cho đến những giây phút giúp đỡ, tương trợ nhau trên sân khấu. PV: Anh có điều gì muốn nhắn nhủ tới các bạn sinh viên ngày nay sau khi tham dự cuộc thi ko? NV: Sau khi tham gia cuộc thi, anh càng nhận thấy vai trò và ý nghĩa của các môn khoa học Mác Lê nin và tư tưởng HCM. Vì vậy, anh chỉ muốn nhắn nhủ với một bộ phận các bạn sinh viên ngày nay rằng, hãy nhìn nhận và hiểu rõ vai trò của các môn khoa học này, và hãy thay đổi cách nhìn để không còn cảm thấy khô khan và khó hiểu. PV: Anh có thể cho biết anh sắp xếp kế hoạch như thế nào để đạt được như ngày hôm nay không? NV: Anh lập kế hoạch cho dài hạn, trung hạn và đặc biệt là ngắn hạn. Từ đó, anh vạch ra những dự định, công việc phải làm sắp tới. Anh chia công việc theo mức độ công việc và thời gian cần thực hiện, anh sẽ ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trong thời gian xa hơn trước để tránh bị dồn dập. Vì vậy, anh vẫn theo đuổi được đam mê của mình mà vẫn có thời gian vui chơi, giải trí. PV: Vậy, thời gian rảnh anh thường làm gì? NV: Anh thường nghe nhạc, đọc sách, hoặc là đi bộ với người yêu =)) PV: Thật lãng mạn, thưa anh.

Trang 4

PV: Hiện nay rất nhiều bạn sinh viên muốn được chia sẻ kinh nghiệm về việc làm các bài nghiên cứu khoa học cấp trường. Anh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của mình để các bạn tham khảo và bắt tay vào một đề tài nghiên cứu không ạ? NV: Anh nghĩ để bắt tay vào thực hiện một đề tài nghiên cứu thì đầu tiên các bạn nên chọn cho mình một nhóm nghiên cứu thật ăn ý, bước này rất quan trọng đó nha. Thứ hai là hãy xác định một chủ đề mà cả nhóm cùng yêu thích và hứng thú, vì có như vậy thì mới tạo động lực để nhóm nghiên cứu làm việc hiệu quả. Còn về vấn đề các thầy cô hướng dẫn thì các em không phải lo, các thầy cô trường mình đều là những người rất nhiệt tình và tâm huyết. PV: Anh có châm ngôn sống hay sở thích gì đặc biệt muốn chia sẻ tới các bạn sinh viên không, thưa anh? NV: Châm ngôn sống của anh là “Cứ đi là đến”. Tức là cứ mạnh dạn thực hiện và kiên trì với điều gì đó, thì chắc chắn điều đó sẽ đến. PV: Anh có thể lấy ví dụ 1 việc anh đã thực hiện thành công dựa trên châm ngôn kia không ạ? NV: Có chứ, đó là việc anh giảm cân. Trong vòng 4 tháng anh đã giảm được 27 cân, từ 90 cân xuống 63 cân đó. PV: Khâm phục anh thật đấy. PV: Mục tiêu sắp tới của anh là gì và anh đã có dự định gì cho tương lai sau khi ra trường chưa? NV: Anh có dự định và mong ước được làm chuyên viên hỗ trợ tín dụng cho 1 trong Big4Bank, và anh vẫn muốn theo đuổi đam mê của bằng cách viết những bài nghiên cứu. Xin cám ơn anh. Chúc anh thành công trong cuộc sống. Phương Dung.


Lăng kính khoa học

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Cạnh tranh bình đẳng trong bối cảnh hội nhập

Năm 2015 được ví là năm của hội nhập, với sự đàm phán thành công nhiều hiệp định thương mại tự do FTA, gia nhập AEC, gây tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang chiếm tới 90% số doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, sức cạnh tranh quốc tế của các DNVVN còn quá yếu, khó cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn mà phần lớn xuất phát từ nước ngoài.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các DNVVN có đủ “sức khỏe” để có thể cạnh tranh bình đẳng trong môi trường hội nhập như thế?

Cạnh tranh bình đẳng chia sản xuất đường mía với giá nay như thuế quan, giấy phép, 4000VNĐ/kg do họ nghiên cứu hạn ngạch bị xóa bỏ, sẽ không trong bối cảnh hội nhập Dưới góc độ thị trường hàng hóa.việc đàm phán thành công TPP hay tham gia AEC giúp các DNVVN Việt Nam được tham gia vào một thị trường hàng hóa cạnh tranh hơn, với giá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, công nghệ và nguyên vật liệu đa dạng hơn. Sự cạnh tranh, sức ép từ các doanh nghiệp đối tác cũng là động lực để các doanh nghiệp, các ngành và cả nền kinh tế tự điều chỉnh, tự cải thiện và tiến tới tự hoàn thiện. Chẳng hạn, bên Campu-

ứng dụng công nghệ tốt hơn, nhưng không được nhập khẩu vào Việt Nam do chế độ bảo hộ ngành mía đường của Việt Nam, trong khi đường mía sản xuất ở Việt Nam có giá 21000VNĐ/kg. Khi những rào cản từ trước đến

còn các ngành sản xuất dịch vụ kém chất lượng nhưng vẫn được bảo hộ nữa, thay vào đó là chất lượng, công nghệ, giá cả, ai làm được sản phẩm tốt hơn, chi phí ít hơn, giá rẻ hơn sẽ tồn tại, số còn lại hoặc phải từ bỏ, hoặc phải tìm cách cải tiến công nghệ, thay đổi mô hình kinh doanh,... hàng hóa của DNVVN sẽ bình đẳng với hàng hóa từ các quốc gia khác. Dưới góc độ tiếp cận vốn, mặc dù được thừa nhận là khu vực kinh tế năng động nhất trong

Trang 5


Lăng kính khoa học nền kinh tế, có đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và ổn định xã hội, tuy nhiên trong thực tế, khối doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là DNVVN, phải tìm mọi cách sống sót trong điều kiện chính sách Nhà nước thường chỉ ưu đãi khu vực doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn đầu tư trưc tiếp từ nước ngoài, khiến nguồn vốn tín dụng khó tiếp cận, lại phải chịu lãi suất cao, trong khi lợi nhuận thấp, khó bù đắp được chi phí vay ngân hàng. Hội nhập sâu với việc cam kết mở rộng sâu các mảng dịch vụ, đầu tư là một biện pháp để thu hút các nhà đầu tư đến từ các thành viên TPP với công nghệ tốt, quản trị tốt, cùng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ và cả nguồn nhân lực đều có cơ hội giao lưu và tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Bên cạnh đó, khi hội nhập

Trang 6

Nam, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp. Nói tới độ am hiểu thông tin về các FTA mà cộng đồng ASEAN ký kết, ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình nhận xét: “Doanh nghiệp Việt còn thua cả nông dân Thái Lan”. Ngay từ khi bắt đầu đàm phán các hiệp định, nông dân Thái đã được thông tin về cơ hội và những tiêu chuẩn khi hội nhập cùng với các cách thức nuôi trồng chuyên nghiệp để sản phẩm có thể cạnh tranh. Đồng thời nông dân Thái cũng liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngược lại, doanh nghiệp Việt thì còn khá “mù mờ” về thông tin, nông dân Đón gió hội nhập, các Việt lại càng không biết gì.

kinh tế toàn cầu, môi trường kinh doanh của các quốc gia sẽ được cải thiện theo hướng công bằng, bình đẳng, minh bạch. Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý tích cực đổi mới cơ chế quản lý, chính sách, cải cách các thủ tục hành chính vốn còn gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp nói chung.

DNVVN Việt Nam đã và được chuẩn bị những gì ? Thời điểm tự do hóa thương mại đang đến gần, hàng hóa nước ngoài vào nước ta được thoải mái hơn (trong khuôn khổ hàng rào kỹ thuật). Tại khu vực ASEAN, hàng hóa các nước đang sẵn sàng vào Việt

Số liệu khảo sát mới nhất của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia) chỉ ra rằng, chỉ có 20% doanh nghiệp hiểu biết và có sự chuẩn bị về hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sự thiếu thông tin đã dẫn tới việc chỉ


Lăng kính khoa học khoảng 30% lượng hàng xuất chúng ta. khẩu của Việt Nam có thể tận dụng được những ưu đãi thuế Về phía doanh nghiệp, quan đến từ những hiệp định hầu như chỉ có các tập đoàn thương mại mà Việt Nam đã ký. lớn là có kế hoạch nghiên cứu các FTA, chẳng hạn ở ngành Một phần nguyên nhân do dệt may, lĩnh vực được xem suốt thời gian qua,doanh nghiệp là có tác động khá lớn khi các được truyền thông về hội nhập FTA được ký kết, nhưng công chủ yếu qua các hội thảo, hội tác chuẩn bị cũng chỉ tập trung nghị, tạp chí một cách chung chung mà chưa được nắm rõ chi tiết về từng ngành nghề. Nhiều ngành được hưởng nhiều ưu đãi, lợi thế xuất khẩu khi Việt Nam hội nhập các FTA, song vấn đề về thông tin đã khiến nhiều ngành phải lên tiếng. ở những doanh nghiệp lớn như Trong ngành thủy sản, nhiều Vinatex, riêng các doanh nghiệp doanh nghiệp tỏ ra bức xúc vì nhỏ thì đến đâu hay đến đấy. không được cung cấp các thông Hệ quả là doanh nghiệp đứng tin sớm khiến họ lỡ mất nhiều trước khó khăn, thậm chí nguy cơ hội làm ăn. Chẳng hạn, theo cơ phá sản. Ví dụ như hiện nay, hiệp định FTA giữa Việt Nam dưới tác động của các FTA, thịt và Hàn Quốc, mặt hàng tôm của ngoại giá rẻ đang được nhập vào Việt Nam được miễn thuế với thị trường nước ta một cách ồ ạt hạn ngạch 10000 tấn/năm, tăng khiến cho các trang trại, doanh dần lên 5 năm đến mức 15000 nghiệp chăn nuôi Việt Nam một tấn/năm. Tuy nhiên cho đến nay, phen lao đao. Việt Nam mới chỉ tận dụng được 2500 tấn /năm miễn thuế. Đáng Các DNVVN hiện nay vẫn lẽ đây đã là một cơ hội tốt cho chưa thực sự quan tâm đến FTA, ngành xuất khẩu tôm, nhưng AEC, TPP để tận dụng cơ hội, mãi đến khi kí kết hiệp định, do- mà chủ yếu vẫn làm theo kiểu anh nghiệp mới biết rõ nội dung “nước đến chân mới nhảy”, chưa đó. Trong khi các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nghiên cứu thị Thái Lan đã nhanh chân hơn trường, đặc biệt là sự thay đổi một bước, với sự chuyên nghiệp lớn của tiến trình hội nhập kinh trong nuôi trồng và chế biến, họ tế quốc tế. Do đó, để tồn tại và đã chiếm lĩnh thị trường trước phát triển, các doanh nghiệp

cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Giải pháp cạnh tranh bình đẳng: Vượt lên chính mình Để có thể cạnh tranh bình đẳng trong môi trường hội nhập, thay vì chờ đợi những cơ chế, chính sách mới “tác động tới” mình, các DNVVN nên chủ động tự xây dựng cho mình những giải pháp mang tính lâu dài, như: Cải thiện và phát huy năng lực Gần đây, mẻ cá ngừ Việt Nam đầu tiên áp dụng công nghệ khai thác mới chỉ có 9 con là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, mặc dù mức giá rất cạnh tranh. Đó là một trong những ví dụ chứng tỏ các giao dịch trên thị trường đang càng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng. Nếu DNVVN không chịu cải thiện hoặc cải thiện chưa tới để tăng năng lực cạnh tranh, nguy cơ bị đào thải là rất cao. Cụ thể, DNVVN nên đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ, nhân lực, công nghệ, cập nhật xu hướng tiêu dùng ở mỗi nước tự do thương mại, tìm kiếm cơ hội liên kết với các

Trang 7


Lăng kính khoa học nhà phân phối tại các nước đó. Bản thân các nhà lãnh đạo cũng cần nâng cao năng lực quản trị, nhất là quản trị rủi ro trên phạm vi quốc tế, vì khi hội nhập, doanh nghiệp sẽ sống trong môi trường quốc tế, sẽ có những nền văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp, tập quán kinh doanh khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ tăng lên. Hạn chế đối đầu với các doanh nghiệp lớn. Các DNVVN phải đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi quy mô nhỏ và hạn chế về nguồn vốn, kinh nghiệm, nên gần như không có khả năng trở thành đối trọng với doanh nghiệp nước ngoài. Có thể Việt Nam sẽ phải chấp nhận mất một số ngành do quá khó để cạnh tranh.Tuy nhiên, khi hội nhập, vẫn có những ngành hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh như kinh doanh khách sạn, công nghiệp ô tô…. Nghĩa là các DNVVN có thể tìm cơ hội từ những ngành tiềm năng còn ít người chú ý, những ngành không phải đối đầu cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn. Ông Robert Trần, Tổng Giám đốc RobennyCorporation, phụ trách khu vực Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương cho rằng DNVVN Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các

Trang 8

công ty sản xuất lớn. Một khi thành công và lớn mạnh, doanh nghiệp có thể tự mình làm nhà cung cấp trong AEC cũng như TPP. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh tốt, cải tiến hệ thống, quy trình làm việc, xây dựng thương hiệu và tiếp cận được nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư. Ông Robert Trần cũng lưu ý doanh nghiệp cần ưu tiên xây dựng thương hiệu sản phẩm hơn là thương hiệu công ty, vì một công ty có thể làm ra nhiều sản phẩm và trong trường hợp sản phẩm bị chết, thương hiệu sản phẩm đó chết chứ thương hiệu công ty không ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever chỉ tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm, tới mức hầu như người tiêu dùng chỉ biết đến Lipton, Knorr, Omo, Lifebouy, Dove, Close-Up… mà không biết Unilever là ai. Lợi ích của phát triển thương hiệu sản phẩm còn giúp doanh nghiệp dễ tìm được nguồn lực tài chính cần thiết cho sự phát triển bền vững, ổn định.

trường” Việt Nam. Khi đó, các DNVVN nên học hỏi lẫn nhau về chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Thay vì làm đối thủ nên bắt tay làm đối tác của nhau, cùng tham gia vào chuỗi giá trị, tạo sức mạnh lợi thế nhờ quy mô và phát huy tốt hơn lợi thế so sánh. DNVVN cũng cần tăng cường, chủ động trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính phủ, hiệp hội để kịp nắm bắt những thông tin, chính sách đồng thời phản ánh những khó khăn trở ngại để các cơ quan chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Kết

Kinh tế học luôn có 2 mặt, ai được lợi cũng phải trả giá, không thể ăn không của thiên hạ. Thời buổi hội nhập quốc tế, cạnh tranh bình đẳng đặt ra rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Không chỉ cần phải tìm hiểu đầy đủ về xu thế, DNVVN cũng cần phân tích, so sánh lợi thế giữa các quốc gia và nhận thức năng lực của chính mình để có những Liên kết để phát triển điều chỉnh và đầu tư thích hợp. Đó là cơ sở để doanh nghiệp xây Khi AEC hay các FTA có dựng chiến lược kinh doanh và hiệu lực, càng nhiều doanh nghội nhập thành công. hiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thị phần của các doanh Bùi Thu Giang nghiệp Việt sẽ càng bị “xén” bớt mạnh tay trên “chiếc bánh thị


Lăng kính khoa học

FTA Việt Nam – Hàn Quốc – Khởi đầu hội nhập quốc tế Nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập, trong đó lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm trọng tâm. Sáng ngày 5/5/2015, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức ký hiệp định Thương mại tự do song phương (VKFTA – Vietnam and Korea Free Trade Agreement) với những cam kết về mở cửa thị trường, giảm mạnh thuế quan đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là các nông sản, thuỷ sản hết sức nhạy cảm của Hàn Quốc như tỏi, gừng, tôm,… và hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, chủ yếu là nhóm hàng công nghiệp như nguyên vật liệu dệt may, phụ kiện ô tô,… Đây là một bước đi cụ thể, là thành công đầu tiên trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Nó thực sự tạo sức bật cạnh tranh, mở ra một giai đoạn hội nhập mới đầy mạnh mẽ với nhiều cơ hội về xuất khẩu, tiếp cận công nghệ tiến bộ nhưng cũng không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Hàn Quốc là đối tác hiệu lực. Ngoài ra, đây cũng được sự ủy quyền của Chính quan trọng và mang tầm là một thị trường quan trọng phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ

của Việt Nam về xuất khẩu lao động. Để duy trì và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa Theo thống kê từ phía Hải hai nước, ngày 6/8/2012, Việt quan, tính đến tháng 11/2014, Nam và Hàn Quốc khởi động Hàn Quốc xếp thứ 3 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam trong phạm vi thế giới và châu Á. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 30 tỷ USD và dự tính sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2020. Hiện nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt đàm phán chính thức Hiệp Nam. Theo cổng thông tin Hàn định thương mại tự do VKQuốc, tính đến hết năm 2014, FTA. Đây là hiệp định có thời tổng số vốn Hàn Quốc đăng ký gian đàm phán tương đối ngắn. đầu tư vào Việt Nam đạt 36,7 Sau hơn 2 năm, ngày 5/5/2015, tỷ USD và 4.063 dự án còn

chiến lược của Việt Nam

Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jik đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 5/5/2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và đại diện các Bộ, ngành cơ quan liên quan hai nước. Hiệp định VKFTA được ký kết hết sức quan trọng và mở ra một bước ngoặt mới đối với kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc.

Trang 9


Lăng kính khoa học Những cơ hội và thách nghiệp như dệt may, đồ gỗ,… khẩu nông, thuỷ sản với mức giá thức đối với Việt Nam Việt Nam và Hàn Quốc đã thống nhất toàn bộ nội dung hiệp định VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích

Đáng chú ý là tôm – mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất hiện nay của Việt Nam sang Hàn Quốc được hưởng mức thuế suất là 0% trong hạn ngạch (10.000 tấn/năm và tăng thành 15.000 tấn/năm trong 5 năm

Lãnh đạo hai nước chứng kiến lễ ký kết Biên bản thỏa thuận và kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tư do Việt Nam - Hàn Quốc

giữa hai nước. Hiệp định mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội trong xuất – nhập khẩu, đầu tư và nhiều tác động tích cực khác, cụ thể: Mở rộng xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc Hàn Quốc tự do hoá 97,2% giá trị nhập khẩu (theo số liệu năm 2012), chiếm 95,4% số dòng thuế đặc biệt có nhiều nhóm nông, thuỷ sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công

Trang 10

sau). Ngoài ra, các quan chức hai bên đã rất vất vả, đàm phán suốt 3 – 4 ngày đêm chỉ để bàn chuyện tỏi ớt. Lý do và vì tỏi, ớt, gừng, khoai lang,… là những mặt hàng vô cùng nhạy cảm đối với Hàn Quốc, bị đánh thuế rất cao (241 – 420%). Sau khi Hiệp định VKFTA chính thức được ký kết, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên được miễn bỏ thuế quan theo lộ trình đối với các mặt hàng này. Điều này đã mang tới cho Việt Nam một cơ hội tuyệt vời trong việc xuất

rất cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực như Trung Quốc, Indonexia, Malaysia, Thái Lan. Hiệp định VKFTA sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước Theo Hiệp định VKFTA, Việt Nam cắt giảm thuế quan 92,7% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm 2012) chiếm 89,2% dòng thuế chủ yếu các nhóm hàng công nghiệp như nguyên liệu dệt, may, linh kiện điện tử, xe tải và xe con từ 3.000cc,… Đây đều là những nguyên phụ liệu cần nhập khẩu để sản xuất trong nước. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế, giảm phụ thuộc vào các nước khác. Ngoài ra, một thành công trong đàm phán hiệp định là Việt Nam đã bảo lưu, không mở cửa hoàn toàn đối với một số mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc như ô tô nguyên chiếc, sản phẩm nhựa,… Điều này đã bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Cùng với giảm thuế nhập khẩu linh phụ kiện, Hiệp định đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội, thời gian để tiến hành lắp ráp, cải tiến, hoàn thiện


Lăng kính khoa học sản phẩm ô tô nguyên chiếc của mình với giá rẻ hơn, chất lượng hơn, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của Hàn Quốc. Hiệp định VKFTA sẽ giúp Việt Nam thu hút hơn nữa đầu tư của Hàn Quốc Các cam kết về đầu tư trong hiệp định mang tới một môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng. Hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư và đặt nhà máy ở Việt Nam như Samsung, Sony… và trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa. Việc Hàn Quốc gia tăng đầu tư tại Việt Nam giúp cho Việt Nam

có nhiều điều kiện được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại của Hàn Quốc, đặc biệt trong các ngành sản xuất thiết bị hiện đại như điện thoại, ti vi,… Điều này cũng làm gia tăng tính tích

cực trong học tập tác phong làm việc chuyên nghiệp, đồng thời cũng giúp đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân Việt Nam ở mọi trình độ. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm hai nước mang tính tương đối bổ sung cho nhau, không có sự cạnh tranh trực tiếp. Những mặt hàng Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như tôm, tỏi, gừng,… Những mặt hàng Việt Nam còn yếu, phải nhập khẩu lại là thế mạnh của Hàn Quốc như linh phụ kiện, mỹ phẩm,… Điều này giúp cho hai bên bổ sung, hỗ trợ cùng phát triển. Với những lợi ích cả về xuất – nhập khẩu và

đầu tư, Hiệp định VKFTA chắc chắn sẽ tạo nên bước nhảy vọt trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Bên cạnh những cơ hội, Hiệp định VKFTA cũng mang tới cho Việt Nam không ít thách thức: Việc cắt giảm thuế quan sẽ làm tăng sức ép cạnh trạnh đối với các doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may, phụ tùng ô tô, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng với những sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ. Song, đồng hành với thách thức đó là sự tiếp thêm động lực cho các

doanh nghiệp Việt, bởi vì điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tăng cường đầu tư, tích cực phát triển và cải thiện sản phẩm ngày một tốt lên.

Trang 11


Lăng kính khoa học

Yêu cầu cao hơn về phía các lợi ích cũng như hạn chế, tác cơ quan nhà nước động bất lợi của hiệp định. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam Các cơ quan có thẩm vẫn chưa chủ động hội nhập mà quyền phải không ngừng kiện đơn giản chỉ là điều chỉnh để toàn tổ chức, nâng cao năng lực thích nghi, như vậy sẽ đánh mất cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực rất nhiều cơ hội của tự do hoá hiện nhiệm vụ nhà nước trong thương mại. Mỗi doanh nghiệp môi trường kinh tế vận hành phải thật chủ động, thật sáng tạo theo thông lệ quốc tế, hỗ trợ dovà biết tính toán cho từng bước anh nghệp trong việc tìm hiểu đi, từng chiến lược một cách cụ và nghiên cứu lộ trình mở cửa thể, chi tiết. Vì chỉ như vậy, docủa VKFTA. anh nghiệp Việt Nam mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, Việc giảm thuế quan luôn đứng vững trước những thách đi kèm với việc hàng rào kỹ thức, khó khăn trong tương thuật được nâng cao lai khi tham gia vào những thị Thị trường Hàn Quốc là trường chung lớn như AEC và một thị trường khó tính, người phải đối diện với những đối thủ dân đã quen với các tiêu chuẩn vốn dĩ nặng ký. quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn của Kết sản phẩm, các doanh nghiệp Hiệp định Thương mại tự Việt Nam buộc phải đầu tư thêm vào cơ sở vật chất, công tác chế do Việt Nam và Hàn Quốc là biến, sản xuất… Nhưng điều hiệp định đầu tiên được ký kết này cũng phần nào khiến cho thành công trong năm 2015. giá thành của sản phẩm phải Đây là hiệp định sâu nhất, đủ nhất và thành công nhất mà tăng cao hơn. Việt Nam từng ký kết, được coi Các địa phương, doanh như một bước tập dượt cho việc nghiệp, người dân phải chủ ký kết, đàm phán, thực thi các động hơn trong tiến trình hội hiệp định thương mại tự do lớn hơn như Hiệp định đối tác kinh nhập tế chiến lược xuyên Thái Bình Mỗi người cần nhận thức Dương (TPP) hay Hiệp định đầy đủ hơn nữa về các quy định, thương mại tự do Việt Nam và việc thực hiện Hiệp định VKEU (EVFTA). Hiệp định đã mở FTA, qua đó khai thác hiệu quả ra cho Việt Nam nhiều tác động

Trang 12

tích cực về xuất – nhập khẩu và đầu tư, song cũng mang đến không ít thách thức đòi hỏi phải có sự chủ động, tích cực của mỗi người dân và nhất là các doanh nghiệp Việt Nam. Hội nhập là xu thế tất yếu và Việt Nam đang chủ động hội nhập. Mong rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt, tận dụng một cách tốt nhất những cơ hội như thế này, để ngày càng phát triển, nâng cao vị thế nền Kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Hoàng Thanh Mai


Lăng kính khoa học

Năm 2015, nền kinh tế Cá ngừ đại dương Việt Nam Việt Nam đã và đang có những bước đi mạnh mẽ để hội nhập Cạnh tranh để phát triển sâu rộng kinh tế thế giới. Nhiều hiệp định thương mại lớn được kí kết. Theo đó, hoạt động xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với toàn bộ nền kinh tế. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là thủy sản, trong đó có cá ngừ đại dương. Làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cá ngừ thế giới là vấn đề cấp bách đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương Việt Nam. Nam tiếp tục vươn xa. Có thể Nhật Bản cũng có thể tăng 5 – kể đến Hiệp định đối tác xuy- 6% trong năm nay do nhu cầu Mở ra cơ hội ên Thái Bình Dương – TPP, nếu thị trường Nhật có thể phục hồi. hiệp định này được đàm phán Trước mắt, có thể thấy nhiều cơ Hiện nay, thị trường xuất thành công, các doanh nghiệp hội lớn đang mở ra, nhưng nắm khẩu cá ngừ đại đương ngày xuất khẩu cá ngừ đại dương bắt cơ hội đó là một việc không càng mở rộng. Tính đến nay, sang Nhật Bản sẽ được hưởng dễ với các doanh nghiệp khai nước ta đã xuất khẩu cá ngừ mức thuế nhập khẩu bằng 0%, thác, chế biến và xuất khẩu cá sang 99 quốc gia trên thế giới, mà không phải chịu mức thuế ngừ đại dương Việt Nam. với các thị trường chính như 6,4 – 7,2% như hiện nay. Còn Mỹ, EU và Nhật Bản. Tính đến theo thống kê của Eurostate, Cạnh tranh về sản phẩm hết tháng 5/2015, kim ngạch năm 2014, EU đã nhập khẩu xuất khẩu cá ngừ đạt 187,2 triệu 13.000 tấn cá ngừ đồ hộp từ Việt Muốn tạo lập thương hiệu USD, chiếm gần 7,6% trên tổng Nam với mức thuế thấp nhất là cá ngừ đại dương Việt Nam trên số 2,47 tỉ USD kim ngạch xuất 20,5%. Nhưng khi EVFTA có các thị trường nhập khẩu, vấn khẩu thủy sản, chỉ xếp sau tôm hiệu lực, các sản phẩm cá ngừ đề cấp bách nhất cho các dovà cá tra. Việc tham gia các hiệp (trừ cá ngừ đóng hộp) sẽ được anh nghiệp khai thác, chế biến định thương mại quốc tế cũng miễn thuế hoàn toàn trong vòng và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đem lại những cơ hội không 7 năm. Theo Vasep, dự báo xuất chính là nâng cao và quản lí nhỏ cho cá ngừ đại dương Việt khẩu cá ngừ của Việt Nam sang

Trang 13


Lăng kính khoa học chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Hiện nay các loại cá ngừ đại dương xuất khẩu của Việt Nam là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây đực dài, cá ngừ vằn. Tuy khai thác phát triển nhanh cả về số lượng tàu thuyền và trình độ công nghệ nhưng sản lượng và năng suất khai thác không ổn định và không đồng đều giữa các tàu do hoạt động khai thác chủ yếu còn nhỏ lẻ, tự phát, dẫn đến nguồn cung cấp nguyên liệu không được đảm bảo. Việc đánh bắt cá

chủ yếu vẫn theo phương pháp câu cá ngừ truyền thống, bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của thị trường. Đầu năm 2015, cá ngừ tươi Việt Nam được đưa sang đấu giá tại chợ Osaka Nhật Bản nhưng vẫn chưa đạt mức giá cao do chưa đạt yêu cầu. Do đó, cần tập trung đổi mới công nghệ khai thác, chế biến và bảo quản mới có thể nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cá ngừ đại dương Việt

Trang 14

Nam. Một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt đó là sự hợp tác trong việc đổi mới, phát triển công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giữa Nhật Bản và Việt Nam đang được đẩy mạnh. Ngày 2/8 vừa qua, công ty Yanmar – Nhật Bản đã công bố sản xuất thí điểm thành công mẫu tàu đánh bắt cá ngừ tại Việt Nam. Tàu mẫu mới đã hạ thủy và neo tại cảng Hòn Rớ – Nha Trang. Mong rằng sự hợp tác phát triển công nghệ chế biến, bảo quản và vận chuyển cá ngừ sẽ sớm được triển khai. Khi chất lượng cá ngừ xuất khẩu được nâng cao, vấn đề quan trọng không kém chính là quản lí tốt chất lượng sản phẩm cần được nghiêm túc thực hiện.

Cạnh tranh về thị trường Tuy hội nhập giúp thị trường xuất khẩu rộng mở hơn nhưng sự cạnh tranh lại ngày càng khốc liệt. Một trong những đối thủ có thể kể đến là Indonesia, Mỹ đã miễn thuế cho 34 sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Indonesia từ cuối tháng 7 năm 2015; thăn cá ngừ ướp và đông lạnh cũng như cá ngừ nguyên con là một trong các sản phẩm được

hưởng lợi. Còn tại Nhật Bản, một trong số các nước tham gia đàm phán TPP, đây là nơi tiêu thụ một lượng lớn cá ngừ vây xanh mà Mexico là một nguồn cung dồi dào cho thị trường này. Với khối lượng khoảng 5400 tấn, Mexico là nguồn cung cấp cá ngừ vây xanh lớn nhất của Nhật Bản theo số liệu năm 2014. Việc miễn thuế có thể làm tăng khả năng tiêu thụ cá ngừ vây xanh ở đây, do đó cũng có thể làm giảm lượng tiêu thụ các loại cá ngừ khác trong đó có cá ngừ nhập khẩu từ Việt Nam. Cá ngừ mắt to của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải cạnh tranh với cá ngừ đến từ các nguồn cung khác, trong đó có cá ngừ mắt to do Đài Loan đánh bắt trong vùng Ấn Độ Dương. Và khi nói đến EU, không thể bỏ qua vai trò quan trọng của châu Phi là một nguồn cung cấp cá ngừ đóng hộp lớn cho thị trường này. Năm 2014, khu vực này chiếm 27% nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của EU. Nguồn cung cá ngừ dồi dào từ nhiều nước trên thế giới đã khiến cho bài toán duy trì và mở rộng thị trường của cá ngừ đại dương Việt Nam ngày càng trở nên hóc búa, và là một trong những nguyên nhân làm giá trị xuất nhập khẩu cá ngừ đại dương của nước ta tại các thị trường nhập khẩu lớn giảm mạnh trong một


Lăng kính khoa học

số năm gần đây. Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng giảm trong thời gian tới trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan cùng với sự không ổn định về chất lượng và thiếu hụt nguồn nguyên liệu

gay gắt khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại đương Việt Nam không thể chần chừ trong việc tạo lập thương hiệu, tìm chỗ đứng vững chắc trên từng thị trường.

các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe. Phương pháp đánh bắt, chế biến và bảo quản truyền thống cũng đã lạc hậu. Nếu không cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược sản xuất, tạo lập thương hiệu rõ ràng và thực hiện kịp thời, doanh nghiệp Việt sẽ khó giải được bài toán cạnh tranh để phát triển và tồn tại lâu dài trên thị trường cá ngừ thế giới.

Nguyễn Thu Trang

trong nước (theo Vasep); tiêu thụ cá ngừ vây vàng, mắt to có xu hướng tăng, nhưng giá bán trung bình vẫn ở mức thấp; nhu cầu cá ngừ phẩm cấp sashimi không ổn định (theo Globefish). Bên cạnh đó, tại mỗi thị trường có các yêu cầu khác nhau về chất lượng sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau, nghiên cứu thị trường không tốt cũng có thể dẫn tới thất bại nặng nề. Ví dụ, ở Nhật Bản rất ưa chuộng cá ngừ vây xanh, trong khi Việt Nam không khai thác loại cá đó. Cạnh tranh

Kết luận Hội nhập sâu rộng mở thêm thị trường xuất khẩu, các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp giảm bớt các hàng rào thuế quan là những cơ hội lớn cho khai thác, chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại dương Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nguồn cung cá ngừ dồi dào khác, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cá ngừ đại dương của

Trang 15


Góc nội bộ

Training kỹ năng viết báo Không ngừng đổi mới và sáng tạo, Yesnews luôn mong muốn mang đến những thông tin khoa học và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Chính vì vậy, các buổi training, chia sẻ được tổ chức thường xuyên. Cụ thể, trong tháng 8 này, vào ngày 12/08/2015, buổi training kĩ năng viết báo được chia sẻ từ anh Trịnh Duy Hoàng – (cựu thành viên clb K53) đã diễn ra khá thành công. Với những kinh nghiệm phong phú của mình, anh Hoàng đã chia

Yes và Connecting Viet Youth 2015

Mùa hè đến mang theo vô vàn dự định, trải nghiệm thú vị, bạn đã làm những gì? Với các thành viên câu lạc bộ YES, những ngày hè 2015 là trải nghiệm không thể quên cùng hành trình “ Chạy từ thiện kết nối tuổi trẻ Việt’’. Connecting Viet Youth với mong muốn kết nối thế hệ trẻ Việt nam thông qua hoạt động thể thao, kết hợp hoạt động gây quỹ từ thiện cho các trẻ em nghèo vùng núi Tây Bắc. Cùng tham gia với hơn 1500 sinh viên, du học sinh Việt, ngày 25/7 trên sân vận động Hàng Đẫy, các thành viên Yes đã trải qua một ngày chạy đầy sắc màu đầy sôi động với các chướng ngại vật của Connecting Viet Youth. Yesers cũng đã thể hiện sự năng động, khéo léo và tinh thần đồng đội đầy tự hào. Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm chương trình lan tỏa. Cùng với YES trải nghiệm, cống hiến, đem sức trẻ, sức khỏe của mình để cùng “ bắt lửa” cuộc sống, bạn sẻ rất nhiều điều thú vị, giải đáp rất nhiều thắc nhé! mắc trong quá trình viết báo của mọi người. Có thể nói, trong không khí rất thân thuộc và vui vẻ, anh cũng đã “thấm mệt” khi bị mọi người “ chất vấn” vô vàn câu hỏi “vì sao”. Những câu hỏi xoay quanh những kỹ năng viết báo, kỹ năng tìm kiếm thông tin, quy trình viết một bài báo khoa học … đã được anh giải đáp khá cụ thể và tỉ mỉ. Cuối cùng buổi training kết thúc để lại nhiều tiếng cười và bài học thú vị cho mỗi thành viên ban báo. Mong rằng Yesnews sẽ ngày càng phát triển và nhận được sự yêu thích và hài lòng từ bạn đọc.

Trang 16


Lăng kính khoa học Yes chuẩn bị đón chào K57

sinh viên của đại gia đình NEU, Yes đã chuẩn bị một món quà khá đặc biệt…Nhằm giúp các Một năm học mới lại bắt em có cái nhìn thuân thuộc, gần đầu, bạn đã nạp năng lượng để gũi hơn, nắm bắt những thông tin về trường, một ý tưởng đã xuất hiện…Khám phá giảng đường, tập làm quen với các khu nhà hành chính, câu chuyện về kí túc xá, hay thâm nhập vào Ngõ tự do,…sẽ được bắt đầu một chặng đường mới YES tái hiện sinh động, hấp dẫn chưa? Để chào đón những tân

và hài hước qua lăng kính nhiều màu sắc. Hãy đồng hành cùng Yes và khám phá ra món quà bất ngờ ấy nhé!

Hoài Mơ.

Trang 17


Nhìn ra thế giới

NẮM BẮT THỜI CƠ HỘI NHẬP

nhất trong khối. Xét về mặt dân số, số dân Các doanh nghiệp đang rất tự tin của Indonesia là 251 vào triển vọng về Cộng đồng Kinh tế triệu người, gấp 600 ASEAN sắp tới lần số dân của Brunei với chỉ 420000 công dân. Hệ thống chính rước đây, thật khó mà trị giữa các nước cũng vô cùng tưởng tượng 10 nước đa dạng từ chế độ quân chủ đến ở khu vực Đông Nam Á vốn rất chế độ dân chủ. Tương ứng lần khác biệt nhau lại có thể chung lượt với nó là nền kinh tế tư bản sức tạo nên Hiệp hội các quốc chủ nghĩa và nền kinh tế xã hội gia Đông Nam Á – ASEAN. Xét chủ nghĩa. Thậm chí ngay cả tôn về mặt thu nhập, Singapore đứng giáo và ngôn ngữ của các nước đầu trong số 10 nước và có GDP cũng mang bản sắc, đặc trưng bình quân đầu người gấp tới 76 rất riêng biệt.

T

Tuy nhiên trong vô vàn sự khác biệt ấy, có một điểm chung duy nhât giữa các quốc gia ASEAN, đó là sự gần gũi về mặt địa lí. Và ngày nay, các nước trong khu vực vẫn đang tích cực hội nhập mặc cho những sự khác biệt còn tồn tại. Sự hợp nhất đầu tiên giữa các nước ASEAN: Hội nhập của nền kinh tế thị trường.

Điển hình là thương mại khu vực. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013, tổng giá trị thương mại nội khối ASEAN lần Myanmar – quốc gia nghèo cao hơn 3 lần so với của Mỹ 607 tỷ USD. Hay Dưới đây là bảng thống kê các số liệu kinh tế quan trọng của ASEAN ở dòng vốn đầu tư nói chung và các nước thành viên nói riêng. trong khu vực. Nếu như năm 2000 vốn Quy mô của Dân số GDP bình Tỉ lệ tăng trưởng FDI nội khối chỉ là nền kinh tế (triệu quân đầu qua các năm (tính 0,9 tỷ USD thì đến (tỷ đô la) người) người theo GDP thực) năm 2013 con số (đô la) (2013 – 2018) (%) đó đã tăng lên 21,3 ASEAN 2397,54 625,31 3770 5,64 Brunây tỷ USD. Du lịch 16,18 0,42 38,760 3,10 Campuchia 16,20 15,24 1070 7,44 trong khối tăng vọt Indonesia 868,35 250,80 3460 6,18 từ 15,9 triệu lượt Lào 11,00 6,78 1620 7,35 vào năm 2000 đến Malaysia 313,16 29,72 10538 5,64 39,9 triệu lượt thăm Myanmar 44,85 61,95 724 7,06 vào năm 2013 cũng Philipin 272,07 98,39 2770 5,94 chính là một minh Singapore 297,94 5,40 55183 4,76 chứng cho tiến trình Thái Lan 387,25 67,01 5780 4,49 hội nhập sâu rộng Việt Nam 170,55 89,71 1901 6,38 này.

Trang 18


Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thúc đẩy hội nhập trên là một quá trình mở cửa, cải cách thể chế của các nước theo định hướng kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện nó thành công thì nhân tố chủ chốt của quá trình này chính là các doanh nghiệp tư nhân và công dân của quốc gia đó. Rõ ràng rằng khi một công ty phát triển, nơi đầu tiên mà nó tìm kiếm cơ hội chính là thị trường ở các quốc gia gần nhất với nó. Tương tự, khi người dân các nước trong khối được có mức sống và học thức cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có cơ hội cho phép mình được trải nghiệm môi trường làm việc ở nhiều nơi khác nhau hoặc chu du tới những đất nước họ yêu thích, quốc gia đầu tiên họ đến là các nước láng giềng. Sự hợp nhất thứ hai giữa các nước ASEAN: Hội nhập của nền kinh tế dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trước áp lực của xu thế toàn cầu hóa, các chính sách cải cách từ Ban Thư kí ASEAN đáng được ghi nhận. Trước khi ASEAN ra đời năm 1967, tranh chấp lãnh thổ diễn ra khá phổ biến, tình hình chính trị bất ổn đồng thời sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản lúc đó được cho

là một mối đe dọa thực sự. Do vậy, mục đích ra đời ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là tạo ra một liên minh an ninh giữa các quốc gia lân cận để thúc đẩy sự hòa thuận trong khu vực. Khát vọng đó đã thành hiện thực, ASEAN đã tạo nên một nền hòa bình thống nhất, lâu dài và là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao nhanh chóng mức sống người dân.

của chiến lược trên nhằm hợp nhất thị trường các nước thành một khối thống nhất giúp hàng hóa, dịch vụ có thể lưu thông dễ dàng mà không phải thông qua bất cứ một hàng rào thuế quan và phi thuế quan nào. Một thị trường hợp nhất cũng hỗ trợ làm hài hòa các tiêu chuẩn công nghiệp, giải quyết các vấn đề đầu tư chẳng may vướng phải luật sở hữu nước ngoài ở mỗi nước trong khối hoặc những người lao động lành nghề có thể tự Kể từ sau cột mốc 1967, do di chuyển tới những nơi thị khát vọng của khối các nước trường có nhu cầu việc làm cho ASEAN ngày càng tăng lên. họ v.v.. Vào năm 1992, Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN Ý tưởng lập nên AEC thực (AFTA) đã được kí kết với mục ra có nguyên nhân một phần tiêu giảm hàng rào thuế quan từ chính những ảnh hưởng của giữa các nước thành viên. Vì tiến trình hội nhập sâu rộng. vậy mà ngày nay, hầu hết các Nó được tin rằng sẽ giúp ích sản phẩm có thể được cung ứng, cho tăng trưởng kinh tế của vận chuyển dễ dàng trong khu mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công vực mà không vướng phải hàng bằng mà nói thì AEC cũng là rào thuế quan nào. Trái lại, hàng một chính sách nhằm chống lại rào phi thuế quan vẫn được duy sự nổi lên của Ấn Độ và Trung trì và ở mức rất cao. Quốc. Các nhà lãnh đạo trong khu vực mong muốn thông qua Thành tựu của ASEAN: sự hợp nhất này, ASEAN sẽ trở Tinh thần cộng đồng thành một đối thủ kinh tế đáng gờm thứ ba trong nền kinh tế Bước tiến xa nhất của khối mới nổi châu Á. phải kể đến mốc thời gian năm 2007, khi 10 nước thành viên Có thể thấy đằng sau đều thống nhất xây dựng một AEC là một tầm nhìn đầy táo Cộng đồng Kinh tế ASEAN bạo nhưng cũng lắm chông (AEC) vào năm 2015. Tầm nhìn gai. Không phải do quá trình

Trang 19


Nhìn ra thế giới

hội nhập đòi hỏi sự hy sinh chủ quyền quốc gia, điều khiến cho các nước trong khu vực miễn cưỡng chấp thuận mà theo các nhà quan sát, họ cho rằng chính sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các nước thành viên đã tạo ra rào cản cho tiến trình hội nhập. Một số nhà nghiên cứu lại quan ngại về sự chú trọng quá mức vào phát triển công nghiệp ở một số quốc gia Đông Nam Á, nơi mà ngành công nghiệp nặng bắt đầu phát triển một cách khiên cưỡng theo xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu. Đặc biệt, vấn đề nhân sự trong Ban Thư ký của khối hiện vẫn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư. Hiện tại, so với hơn 30000 người đang làm việc tại Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh Châu Âu, đội ngũ nhân viên của nó chỉ dưới 300 người.

60% lượng phản hồi bày tỏ sự AEC: Sự sáp nhập đánh tự tin vào triển vọng của AEC dấu cột mốc trong lịch sử hình cũng như chiến lược phát triển thành và phát triển của ASE- của nó. Chỉ có 3.5% cho rằng kế AN. hoạch đó sẽ thất bại. Bất chấp những khó khăn gặp phải, các nước vẫn đang rất nỗ lực hình thành nên AEC. Khi Dịch: Lê Trang tính tổng thời gian hoàn thành nó, kế hoạch đã thực sự bị chậm Nguồn: tiến độ, chẳng hạn như thời hạn http://aseaninsight.economist. áp dụng, triển khai các quy định com/2015/01/05/embracing-inluật lệ chung cho nhóm ngành tegration/ công nghiệp. Song các nhà lãnh đạo vẫn tin tưởng rằng, dù AEC có ra mắt chậm so với dự định nhưng với phương hướng đổi mới được xem như một tín hiệu lạc quan. Theo kết quả thống kê trong một khảo sát của EIU – một cơ quan nghiên cứu của tạp chí The Economist, gần

Dưới đây là số liệu điều tra chi tiết: Đối tượng được hỏi

171 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong khu vực các nước ASEAN.

Thời gian

Cuộc khảo sát được tiến hành bởi công ty mạng The Economist, một bộ phận của EIU, vào tháng 8 năm 2014.

Khu vực địa lý

86% đối tượng được hỏi có trụ sở toàn cầu của họ nằm bên ngoài khối và 14% nằm trong khối ASEAN.

Bản chất của doanh nghiệp 62% đối tượng được hỏi là từ các doanh nghiệp B2B (Business to Business), 38% từ các doanh nghiệp B2C (Business to Consumer)

Trang 20


Nhìn ra thế giới

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ ĐẾN NỀN KINH TẾ KHU VỰC NAM Á

n Độ đã đạt được sự ảnh hưởng khu vực đáng kể tại Nam Á do diện tích lãnh thổ rộng lớn, sức mạnh nền kinh tế và sự phù hợp về lịch sử và văn hóa của nó đối với khu vực này. So với Ấn Độ, lịch sử sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Á có phần hạn chế, dù cho mối quan hệ lâu đời của nó với Pakistan là một ngoại lệ đáng chú ý. Tuy nhiên, trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một đối tác kinh tế quan trọng đối với các quốc gia tại khu vực này, đặc biệt nó đang đẩy mạnh quan hệ bền vững với các quốc gia nhỏ hơn thông qua thương mại, ngoai giao, viện trợ, và đầu tư. Việc đẩy mạnh sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Á đặt ra một thách thức cho Ấn Độ - một nước có ảnh hưởng lớn về kinh tế và ngoại giao trong khu vực này. Tuy nhiên đây không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về sự thay thế trong khu vực. Gần đây, nhiều bài viết cho rằng Ấn Độ bị làm lu mờ bởi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay trước khi họ tổ chức một cuộc họp ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, 14/05/2015.

Trung Quốc; tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế tiếp tục kết nối Ấn Độ với các nước láng giềng của nó khá sâu sắc. Trung Quốc không làm lu mờ Ấn Độ tại Nam Á, nhưng nó đang bắt kịp Ấn Độ trong thương mại và đầu tư, và trong một vài trường hợp, hoạt động ngoại giao kinh tế của nó cũng được đẩy mạnh do mở rộng sự hợp tác chiến lược với các nước láng giềng của Ấn Độ. Khi Trung Quốc tăng cường sự cam kết của nó với khu vực này

và thúc đẩy kết nối châu Á, chủ yếu thông qua sáng kiến “Một vành đai, một con đường” – sự kết hợp của 2 sáng kiến “Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa” nối Trung Quốc với châu Âu cắt ngang qua các khu vực miền núi ở Trung Á, và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỉ 21” nối các cảng của nước này với bờ biển châu Phi và Địa Trung Hải, nó có thể đưa những nguồn lực lớn vào các sáng kiến như là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu

Trang 21


Nhìn ra thế giới Á (AIIB) cái mà có khả năng sẽ vượt qua các nguồn tài chính khác. Với sự nhìn nhận về vị thế khu vực của Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã tập trung vào kế hoạch vươn xa tại Nam Á, trong đó ông nhấn mạnh vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, gắn kết con người với nhau, và tiến gần đến thúc đẩy phát triển kinh tế để giúp các nước láng giềng của Ấn Độ được hưởng lợi từ chính sự phát triển của nó.

Thương mại với Nam Á Khu vực Nam Á là một trong những khu vực hợp tác kinh tế kém nhất trên thế giới. Thương mại nội vùng vẫn giữ ở mức thấp hơn nhiều so với khả năng của nó do chi phí vận chuyển cao, các chính sách bảo hộ, và những căng thẳng về chính trị. Các hiệp định của Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hiệp định Ưu đãi Thương mại khu vực Nam Á (SAPTA), và Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) đã không thể phá bỏ các rào cản thương mại. Mối thù địch sâu sắc giữa Ấn Độ và Pakistan, được đánh dấu bởi 4 cuộc chiến tranh, vẫn tồn tại cả trong cách mở rộng thương mại khu vực, làm chậm dòng hàng hóa đến mức nhỏ giọt tại biên giới Ấn Độ - Pakistan. Hầu hết các nước

Trang 22

trong SAARC đều rất tin tưởng vào các quốc gia phát triển như là các thị trường xuất khẩu, và ngày càng tăng cường nhập khẩu từ Trung Quốc.

tuy nhiên đó không phải là một sự thay đổi về chiến lược trong một mối quan hệ lâu dài sẽ trở lại trong 5 thập kỷ. Khối lượng giao dịch thương mại song phương hiện tại của họ vượt qua Do diện tích lãnh thổ và vị mức 16 tỷ USD. trí của nó, Ấn Độ có điều kiện thuận lợi để trở thành đối tác Trong thập kỷ trước, Trung thương mại hàng đầu với các Quốc đã nổi lên như một nước quốc gia tại Nam Á trong nhiều xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thập kỷ. Ấn Độ và Nepal thực đến khu vực này, bao gồm cả hiện chính sách biên giới mở; đến Ấn Độ, và đang thâm nhập Ấn Độ đã kí hiệp định thương vào thị trường Nam Á với chiến mại tự do đầu tiên của nó với Sri lược tăng trưởng dựa vào xuất Lanka; Ấn Độ và Bhutan nhất khẩu của nó. Bangladesh là một trí thực hiện các chương trình ví dụ điển hình nhất về xu hướng hợp tác phát triển kinh tế song này. Vào năm 2005, Trung Quốc phương; và Ấn Độ đã trở thành vượt qua Ấn Độ trở thành đối tác đối tác kinh tế chính của Ban- thương mại hàng đầu của Bangladesh kể từ khi nó giành được gladesh. Trung Quốc đã thay thế độc lập vào năm 1971. nhiều hàng hóa của Ấn Độ tại đây bằng những sản phẩm của Với sự ngoại lệ của mối Trung Quốc với giá rẻ hơn (đặc quan hệ kinh tế sâu sắc giữa biệt, vải bông và các loại vải Trung Quốc và Pakistan, sự khác chiếm chủ yếu trong ngành ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung may mặc nước này) do được bỏ Quốc tại Nam Á được coi như qua thị thực xuất nhập cảnh, là một hiện tượng gần đây. Trục vận tải, và những thách thức hải Trung Quốc-Pakistan tồn tại quan – những cái đã làm hạn vững vàng như một trường hợp chế thương mại giữa Ấn Độ và đặc biệt, điều đó phản ánh một Bangladesh. Trong cuộc đàm logic chiến lược duy nhất chưa phán về Hiệp ước biên giới trên từng có với các quốc gia Nam Á đất liền năm 2015 giữa Ấn Độ khác. Cam kết kinh tế gần đây và Bangladesh, quan điểm của nhất của Trung Quốc với Paki- cả hai quốc gia này là giải quyết stan là sự công bố một gói đầu những vấn đề biên giới tác động tư trị giá 46 tỷ USD trong phát đến thương mại trong tương lai triển và hỗ trợ cơ sở vật chất gần. – thể hiện một sự tăng cường,


Nhìn ra thế giới

Thương mại với Nepal và Sri Lanka của Trung Quốc vẫn đi sau Ấn Độ, nhưng khoảng cách này đang được thu hẹp dần. Sri Lanka là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ tại Nam Á, và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Sri Lanka. Kể từ năm 2005, tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đến Sri Lanka đã tăng lên gấp 4 lần, đạt gần mức 4 tỷ USD, đang tiến gần hơn với mức của Ấn Độ. Trung Quốc và Sri Lanka cũng đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy thương mại tiến xa hơn và giúp cho hàng hóa của Sri Lanka thâm nhập vào thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn; cán cân thương mại hiện nay thiên lệch có lợi cho Trung Quốc.

thay đổi cả về kinh tế và chính trị. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Nepal khi Nepal đa dạng hóa hàng nhập khẩu và hạn chế sự phụ thuộc của nó vào Ấn Độ. Ở Afghanistan, cả khối lượng giao dịch thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ với quốc gia không giáp biển này là dưới 1 tỷ USD, nhưng dự kiến sẽ tăng lên. Kế hoạch của Ấn Độ cho sự thâm nhập vào đất liền Afghanistan bằng đường biển thông qua cảng Chabahar của Iran được mong chờ thực hiện vào năm 2016. Nếu thành công, nó sẽ cho phép Ấn Độ “phớt lờ” Pakistan, giảm đáng kể chi phí vận chuyển cái mà làm cản trở thương mại của Ấn Độ với Afghanistan. Tuy nhiên, gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Afghanistan và sự hoàn thành kế hoạch hành lang kinh tế nối tới Pakistan có thể cũng làm thay đổi động lực thương mại bằng việc mở các tuyến đường đến thị trường Afghanistan qua Pakistan.

Với vị trí chiến lược của Nepal, nó thu hút sự chú ý lớn từ các quốc gia láng giềng. Hiệp định thương mại năm 1996 giữa Ấn Độ và Nepal đã làm tăng khối lượng giao dịch thương mại song phương - hiện giờ chiếm hơn một nửa tổng giao dịch thương mại của Nepal. Vào năm Di trú và kiều hối 2005, ở thời đỉnh cao của sự trỗi dậy của lực lượng theo chủ ngSự di chuyển lao động hĩa Mao Trạch Đông (Maoist) phản ánh sự liên kết về kinh tế ở Nepal, một rào cản trong mối và văn hóa giữa các quốc gia quan hệ của nó với Ấn Độ, mối Nam Á. Ở đây, so với Trung quan hệ Trung Quốc - Nepal đã

Quốc, Ấn Độ đã có sự liên kết với Nam Á sâu sắc hơn nhiều. Kiều hối nhận từ sự di trú như vậy thể hiện mối quan hệ kinh tế bền vững. Khoảng 5 triệu người lao động di trú Nam Á tại Ấn Độ đã gửi hơn 7,5 tỷ USD kiều hối về quốc gia của họ vào năm 2014, trong khi đó đúng 20 nghìn người lao động tại Trung Quốc đã gửi 107 nghìn USD về quê hương của họ (bao gồm cả đến Ấn Độ), theo Ngân hàng Thế giới. Trong trường hợp của Bangladesh, kiều hối từ Ấn Độ đóng góp vào nền kinh tế của của nước này hơn 4 tỷ USD, gần 8 lần so với con số 557 triệu USD trong gia trị hàng hóa của Bangladesh được nhập khẩu bởi Ấn Độ vào năm 2014 – khiến cho kiều hối trở thành thành phần kinh tế quan trọng trong mối quan hệ này. Ở khía cạnh khác, hàng trăm nghìn người lao động Trung Quốc và hàng triệu người lao động Ấn Độ tại Nam Á cũng gửi đáng kể kiều hối về quê hương. Ấn Độ đã nhận được gần 9 tỷ USD từ lao động di trú tại khu vực này, trong khi đó Trung Quốc nhận được hơn 1 tỷ USD vào năm 2014. Đặc biệt, 958 triệu USD kiều hối của Trung Quốc tại Nam Á đến từ Bangladesh, cái mà, như đã nói ở trên,

Trang 23


Nhìn ra thế giới

là nơi đã tạo dựng mối quan hệ bạch cũng gây trở ngại trong thương mại sâu rộng với Trung việc so sánh: trong khi Ấn Độ Quốc. công bố các số liệu của nó một cách công khai thì Trung Quốc chỉ cung cấp những số liệu sơ Viện trợ và đầu tư lược nhất. Phần lớn sự chú ý gần đây đến những bước phát triển của Trung Quốc tại Nam Á tập trung vào các chương trình hỗ trợ phát triển và đầu tư của chính phủ, nhất là cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Thành phần của sự tương tác về kinh tế này cũng là cái có dữ liệu so sánh tương đương rất khó để tìm kiếm. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), theo định nghĩa của tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố không hoàn lại phải đạt ít nhất là 25%; trong khi đó, những điều kiện trả nợ trong các khoản cho vay của Trung Quốc thường nằm ngoài các tiêu chuẩn của OECD. Theo Sách Trắng, hay viện trợ nước ngoài của Trung Quốc năm 2014, vốn vay ưu đãi chiếm hơn một nửa trợ cấp của Trung Quốc. Các dự án được hỗ trợ bởi vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cũng phải được trao cho các công ty Trung Quốc và nguồn hàng hóa Trung Quốc, kết nối viện trợ của Trung Quốc với các hoạt động đầu tư chính phủ của nó. Sự thiếu minh

Trang 24

Sự phân bổ nguồn viện trợ nước ngoài của Ấn Độ trong ngân sách gần đây nhất, giai đoạn 2015 – 2016, dành ưu tiên cho Bhutan, cho thấy mối quan hệ kinh tế đặc biệt giữa Ấn Độ và Bhutan. Có khả năng, nó được phác thảo để chắc chắn rằng Bhutan tiếp tục không tham gia vào mối quan hệ ngoại giao với

gần đây của Ấn Độ về việc chi thêm 1 tỷ USD tới Nepal (trong đó, 250 triệu USD sẽ được tính thêm vào khoản viện trợ trước đó của Ấn Độ, phần còn lại sẽ được xem là một khoản cho vay của Ấn Độ tới Nepal) cho việc xây dựng lại trạm quan trắc địa chấn cho thấy rằng New Delhi có khả năng ứng biến nhanh chóng và trên quy mô lớn khi cần thiết. Cam kết hỗ trợ này tương đương với sự phân bổ ngân sách của Ấn Độ tới Bhutan. Afghanistan cũng là một nước nhận được nhiều tiền viện trợ từ quỹ viện trợ của Ấn Độ

Trung Quốc, và tiếp tục tìm đến New Delhi như là một cường quốc của khu vực này. Mặc dù không được phản ánh trong các số liệu ngân sách, lời tuyên bố

(được hưởng lợi nhiều thứ hai trong ngân sách gần đây nhất), và cho tới ngày nay, sự hỗ trợ cho vay của New Delh đến Afghnistan lên tới gần 2 tỷ USD.


Nhìn ra thế giới

Xét về số liệu đầu tư, một sự so sánh về số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài song phương từ Hiệp hội Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy những lỗ và sự không thống nhất về số liệu giữa báo cáo của các quốc gia. Số liệu này cho thấy một số xu hướng chung, nhưng những vấn đề trong sự phân loại sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng nổi tiếng ở Nam Á làm phức tạp thêm bức tranh này. Sri Lanka là một trường hợp điển hình cho sự gia tăng đột ngột ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Á. Những tín hiệu tích cực trong sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc đến Sri Lanka – phần lớn là trong các khoản cho vay ưu đãi – bắt đầu từ năm 2009 sau khi cuộc nội chiến của người Sri Lanka, và rồi tăng vọt vào năm 2011. Trung Quốc hỗ trợ cho một cảng, sân bay và sân vận động để chơi Crike tại quận Hambantota, quê nhà của cựu tổng thống Sri Lanka - ông Mahinda Rajapaksa, cho thấy một mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa hai quốc gia này. Việc nâng mối quan hệ giữa Trung Quốc – Sri Lanka trở thành “quan hệ đối tác hợp

tác chiến lược” vào năm 2013 đã cho thấy ảnh hưởng địa chính trị của sự giúp đỡ hào phóng của Trung Quốc đến Sri Lanka. Báo cáo giải ngân vốn vay chi tiết có hiệu lực từ chính phủ Sri Lanka cho thấy một khoảng cách lớn giữa sự đóng góp của Ấn Độ và Trung Quốc. Từ năm 2012 đến năm 2015, Trung Quốc đã giải ngân gần 2,5 tỷ USD, trong số đó có hơn 75% đến từ Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu của Trung Quốc. Cũng trong giai đoạn đó, Ấn Độ đã tăng thêm 660 triệu USD trong dòng tín dụng. Sri Lanka cũng rất đề cao dự án Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Sự tập trung của Bắc Kinh vào phát triển cảng biển nước sâu như một sự “đùa giỡn” trên nỗi sợ hãi của New Delhi về một chuỗi ngọc trai của Trung Quốc bao quanh Ấn Độ. Việc hai tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo vào cuối năm 2014 và báo tin rằng Sri Lanka cấp phép cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động tại cảng Hambantota càng làm tăng thêm mối quan ngại của Ấn Độ. Nhưng sau khi nhậm chức, tổng thống mới của Sri Lanka, ông Maithripala Siresena, đã đình chỉ nhiều dự án của Trung Quốc, bao gồm

dự án thành phố cảng Colombo có trị giá 1,4 tỷ USD do các điều khoản tài chính không rõ ràng. Như nhận định của Sameer Lalwani trên trang Foreign Affairs, các dự án được tài trợ bởi Trung Quốc có quy mô rất hoành tráng nhưng đem lại ít hơn sự tác động khi so sánh với sự đầu tư của Ấn Độ vào các dự án như là nhà ở và đường sắt cái mà đem lại lợi ích cho người dân địa phương trong suốt thập kỷ trước. Cả Ấn Độ và Trung Quốc cùng chia sẻ lợi ích chung trong một đất nước Afghanishtan ổn định và đang ngày càng gia tăng sự ảnh hưởng của nó. Đầu tư là một thành phần mới mẻ và quan trọng. Mỏ quặng sắt khổng lồ của châu Á tại Afghanistan – Hajigak đã thuộc về tay các công ty Ấn Độ sau khi chiến thắng một gói thầu có trị giá 10 tỷ USD vào năm 2012, và Trung Quốc cũng đã đầu tư vào mỏ đồng Aynak năm 2007. Tuy nhiên, các dự án khai thác mỏ của Ấn Độ và Trung Quốc đều phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ nhóm khủng bố Taliban, cái mà có thể gây nguy hiểm hoặc gây cản trở quá trình hoạt động.

Trang 25


Nhìn ra thế giới

Một tương lai của sự hợp tác và cạnh tranh Cùng với một biên giới chưa được phân định rõ ràng và một lịch sử với nhiều lần đụng độ, Ấn Độ thường quan sát các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Nam Á một cách thận trọng. Tuy nhiên những nỗ lực của Trung Quốc và Ấn Độ tại Nam Á có thể bị chồng chéo, như là trong quá trình phát triển hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar, mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác mang tính xây dựng. Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, văn hóa, và kết nối toàn khu vực Đông Nam Á - một khu vực cũng thu hút sự tập trung của Trung Quốc. Những nỗ lực của hai quốc gia này có thể sẽ là một sự hỗ trợ do các nhu cầu về cơ sở hạ tầng của khu vực này đang quá cấp bách và yêu cầu hàng nghìn tỷ USD trong vốn. Sự kết nối bền vững hơn sẽ cho phép cả Trung Quốc và Ấn Độ khai thác sâu hơn vào thị trường châu Á thông qua thương mại và đầu tư, mặc dù Ấn Độ sẽ rất vất vả để cung cấp các sản phẩm với giá rẻ và phong phú như Trung Quốc có thể trong tương lai gần.

Trang 26

Ở phía tây của khu vực này, lợi thế cạnh tranh có nhiều khả năng sẽ dành cho Trung Quốc. Sau khi lực lượng quốc tế rút quân khỏi Afghanistan, Nam Á phải đối mặt với những thách thức an ninh cái mà đòi hỏi sự hợp tác giữa Ấn Độ, Trung Quốc, và các quốc gia khác trong khu vực. Những kế hoạch kết nối của Trung Quốc có khả năng làm ổn định và củng cố không chỉ Afghanistan mà còn toàn châu Á thông qua việc mở các tuyến đường thương mại và tạo ra các cơ hội và sự liên kết kinh tế mới. Có lẽ hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, một tầm nhìn để liên kết phía tây Trung Quốc bằng đường bộ và đường sắt đến cảng nước sâu Gwadar, sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần, Ấn Độ có thể tìm thấy chính nó ở bên ngoài của chuỗi cung ứng chuyển đổi mới ở giữa khu vực này. Thêm vào đó, việc đưa các nguồn lực của Bắc Kinh vào để tạo ra Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa của nó sẽ khiến Trung Quốc trở thành một “nhà hảo tâm” mà không ai có thể sánh bằng. Nó là nhà đầu tư chính cho AIIB (có số vốn điều lệ 100 tỷ USD), và quỹ dự trữ của Ngân hàng Phát triển Mới (ngân hàng của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS), và đứng đầu các tổ

chức đa quốc gia đó. Nó cũng chi 40 tỷ USD để thành lập Quỹ Con đường Tơ lụa của chính nó. Ấn Độ có thể thu được lợi ích từ sự kết nối rộng hơn và tái phát triển quan hệ thương mại tại châu Á, nhưng New Delhi cũng sẽ cần đẩy mạnh quan hệ ngoại giao của nó nếu nó có kế hoạch để bắt kịp Trung Quốc.

Dịch: Nguyễn Ngọc

Nguồn:http://www.cfr. org/economics/economics-influence-china-india-south-asia/ p36862


Trang 27


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.