Báo tháng 12 2014

Page 1

Yesnews T 12-2014

Trang 2


Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Mục Lục

Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

Giao lộ thông tin • Tin tức kinh tế trong nước tháng 12 - 2014......2 • Tin tức kinh tế quốc tế tháng 12 - 2014............6

Lăng kính khoa học

• Kỷ nguyên mới đằng sau cánh cửa tự do hóa CLB Sinh viên nghiên cứu khoa thương mại Việt Nam - EU .............................10 học ĐH KTQD • TPP và những tác động đến ngành dệt may Việt Nam...........................................................13

Nhìn ra thế giới

Ban biên tập: Phan Huy Hoàng, Trịnh Duy Hoàng, Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu • Cuộc đặt cược lớn của Mỹ với hiệp định TPP.... Trang, Xuân Toàn Nội dung: Thanh Nhàn, Thu Trang, Cao Nhung, Ngọc Ánh, Kiều Oanh Nhóm dịch: Hải Yến, Huyền Trang, Phan Huy Hoàng Thiết kế và trình bày: Hồng Nga

...........................................................................16 Series “Nhưng chẳng ai đóng thuế cả” • Phần 1 Những chiến lược tránh thuế của GE..............21

Góc nội bộ • Sinh nhật YES YES-12 mùa ta đã yêu.....................................27

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Địa chỉ: Phòng 121 - nhà 11 Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnew.neu@gmail.com Yesnews T12-2014

Trang 1


Giao lộ thông tin

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 12 – 2014 Năm 2014 nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Giá xăng dầu liên tục giảm… Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước.

Tổng cục thống kê công bố số liệu Kinh tế-Xã hội năm 2014

Ngày 27/12, Tổng cục thống kê đã công bố tình hình KT – XH năm 2014 của cả nước. Theo đó, chỉ số quan trọng nhất là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Cụ thể, mức tăng GDP của từng quý như sau: quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%.

Yesnews T12-2014

Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong 5,98% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn so với mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43%

của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm. Tổng cục thống kê cũng công bố các chỉ số kinh tế quan trọng khác. Về chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội giao là 7%. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng năm nay giảm chủ yếu do giá của một số mặt hàng và dịch vụ như: giá nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 12/2014 giảm 1,95% so với cùng kỳ năm 2013, giá mặt hàng giao thông giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2013. Đối với mức giá bình quân năm 2014 so với năm 2013, mức giảm bắt nguồn từ giá mặt hàng bưu chính viễn Trang 2


Giao lộ thông tin thông giảm 0,39%. Về xuất nhập khẩu năm 2014, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu với con số ước tính khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với

cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao. Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực

năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Điểm đáng chú ý là xuất siêu phụ thuộc chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013. Có thể thấy, mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của năm 2014 là mức

có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến; trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013. Trong tổng mức bán lẻ hàng

Yesnews T12-2014

hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, khu vực kinh tế Nhà nước đạt 299,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng số và tăng 9,6% so với năm 2013; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 2547,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,5%, tăng 10,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 97,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3%, tăng 16,9%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2014 ước tính tăng 7,6% so với năm 2013. Đây là một dấu hiệu tăng tưởng khi đây là mức cao hơn rất nhiều so với mức tăng 5,9% năm 2013, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ ngành chế biến, chế tạo tăng 8,7%, cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2013, đóng góp 6,2 điểm phần trăm trong chỉ số IIP. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. Cũng trong năm nay, cả nước có 67823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, Trang 3


Giao lộ thông tin

giảm 3,2% so với năm 2013, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động trong năm nay là 58322, tăng 14,5% so với năm trước. Trong đó, 11723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

đồng xuống 19.930 đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 240 đồng xuống 18.410 đồng/ lít và giảm 320 đồng đối với các loại dầu mazut. Lần giảm thứ 2 diễn ra ngày 22/12, lần giảm này có xu hướng mạnh hơn, cụ thể: giá xăng RON 92 giảm 2.050 đồng xuống 17.880 đồng/lít, giá dầu diesel loại 0,05S giảm 1.420

đồng xuống 16.990 đồng/lít và giảm 1.690 đồng với các loại dầu mazut. Lãnh đạo Petrolimex cho biết: Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/ NĐ – CP ngày 03.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (NĐ 83) và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 83 của Liên Bộ Công Thương – Tài chính. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay giá xăng đã được điều chỉnh tới 24 lần, trong đó có 5 lần điều chỉnh tăng và 19 lần điều chỉnh giảm. Đây chính là năm có sự thay đổi nhiều nhất của giá xăng dầu từ trước đến nay. Điều này đã đặt ra nhiều

Giá xăng dầu thay đổi nhiều nhất từ trước đến nay

Trong tháng 12 năm 2014, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục điều chỉnh giảm giá xăng dầu 2 lần liên tiếp. Ngày 6/12 là mốc giảm giá đầu tiên trong tháng, theo đó, mức giá mới như sau: giá xăng RON 92 giảm 320 Yesnews T12-2014

Trang 4


Giao lộ thông tin tranh cãi về nguyên nhân biến động của giá xăng dầu cũng như là các nghi vấn liên quan đến ảnh hưởng của sự biến động này đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của các quốc gia và khu vực.

Thị trường bất động sản tiếp đà hồi phục

Năm 2014, thị trường bất động sản có xu hướng hồi phục, chủ yếu do ảnh hưởng từ những chính sách của chính phủ. Cụ thể, năm 2014 số lượng giao dịch bất động sản đã gia tăng, phân khúc thị trường căn hộ quy mô vừa và nhỏ (dưới 70m2) với mức giá trên dưới 15 triệu đồng/m2 và tổng giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ vẫn là phân khúc thị trường chủ đạo. Theo Báo cáo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho thấy, so với hồi đầu năm tồn kho tại Hà Nội giảm khoảng 40% còn Tp.HCM giảm 48%. Số lượng căn hộ còn tồn kho tại Tp.HCM hiện nay vào khoảng 6600 căn còn tại Hà Nội vào khoảng 1900 căn. Những khởi sắc này xuất phát từ tác động tích cực của các chính sách của chính phủ, đặc biệt là hai bộ Luật, Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua trong những tháng cuối năm 2014. Yesnews T12-2014

Điều mới trong Luật nhà ở (sửa đổi) là cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, chỉ cần người nước ngoài đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam là đã có thể mua nhà và sở hữu, không nhất thiết phải sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam trong một thời gian dài như dự thảo trước đó. Bên cạnh đó, Luật kinh doanh BĐS lại tập trung vào các chủ đầu tư, với nội dung siết chặt hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực BĐS, trong đó có quy định chủ đầu tư dự án phải được tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng bảo lãnh việc bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai. “Quy định mới trong Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi) này sẽ ràng buộc các doanh nghiệp BĐS hoạt động quy củ hơn, tăng trách nhiệm và sự uy tín

trên thị trường”, theo PGS. TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Xuân Toàn - Thanh Nhàn (Tổng hợp)

Trang 5


Giao lộ thông tin

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 12 - 2014 Những ngày cuối cùng của năm 2014 đã đánh dấu một số chuyển biến cũng như những nỗ lực mới về các mặt của thế giới từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Đó có thể là những cơ hội mới mở ra cho một ngành khi nhu cầu của con người đang không ngừng thay đổi. Đó cũng có thể là sự tốt đẹp hơn trong quan hệ chính trị, đối ngoại giữa các quốc gia hay là những tác động tiêu cực và hệ lụy mới của nó… đầu ngay từ lần đầu tiên phát Cho vay ngang hàng- nhận lãi suất hàng tháng. Các khoản vay được gắn hành cổ phiếu ra công chúng cơn sốt đầu tư mới điểm nhất định tối đa là (IPO). Với mức giá cổ phiếu ở Mỹ

Trang CNNMoney cho biết dịch vụ cho vay ngang hàng (peer – to – peer) đang nở rộ ở Mỹ. Dịch vụ này là sự kết nối giữa nhà đầu tư và người đi vay với bất cứ mọi mục đích, từ mua nhà, nghỉ mát đến kinh doanh. Với mô hình kinh doanh đơn giản: người cho vay nộp đơn xin vay và công ty môi giới kết nối họ với nhà đầu tư – người cung cấp khoản cho vay sẽ được

Yesnews T12-2014

35.000 USD với cá nhân và 100.000 USD với tổ chức. Dịch vụ cho vay này đã mang đến lợi ích cho các bên tham gia, đồng thời cũng mang lại sự tích cực cho nền kinh tế do mức chi tiêu, mức cầu được tăng lên. Lending Club - một công ty trong lĩnh vực này là bằng chứng cho thấy thành công của dịch vụ với mức giá cổ phiếu đã tăng vọt 50% so với dự kiến ban

15 USD, Lending Club thu về 870 triệu USD. Trên website của mình, Lending Club cũng đưa ra mức lãi suất khá hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người đi vay và cho vay. Mức lãi suất trung bình một khoản vay điểm “A” là 7,6%, khoản vay có điểm thấp nhất “G” có lãi suất 25%. Từ năm 2006 đến nay, đã có khoảng 6 tỷ USD vốn vay được cấp thông qua công ty và có tới 596 triệu USD lãi suất được trả. Bên cạnh những tác động tích cực mà dịch vụ mới mẻ này mang lại, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm xoay quay mô hình này bao gồm: pháp luật, việc lãi suất tăng, các vụ vỡ nợ với rủi ro cao. Hiện nay, dịch vụ này đang làm đau đầu các ngân hàng vì đã tạo ra một thị trường mới kết nối người muốn cho vay và người cần vay mà không Trang 6


Giao lộ thông tin cần thông qua ngân hàng, không cần phải thỏa mãn những điều kiện vay vốn kiểu truyền thống.

Ứng dụng Uber cấm hay không cấm?

Uber là một ứng dụng được cài trên điện thoại thông minh. Khi một người có nhu cầu đi xe, họ dùng ứng dụng này để đăng kí hành trình. Hệ thống sẽ kết nối với chủ xe gần đó và phản hồi về cước phí cho khách hàng cũng như các thông tin, đặc điểm của xe, lái xe. Hệ thống này nhận thanh toán bằng thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard. Dịch vụ này mang lại cho khách hàng độ an toàn cao và trải nghiệm với xe hạng sang mà chi phì lại thấp. Mặt khác, nó phần nào giảm được sự lãng phí với các công ty tư nhân hay cá nhân có xe nhưng không sử dụng nhiều. Xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ năm 2009, sau đó nhanh chóng lan rộng trên các thị trường, có mặt ở hơn 250 thành phố trên khắp thế giới, đặc biệt phát triển với tốc độ khá nhanh ở Đông Nam Á. Là một dịch vụ mới lại có nhiều tiềm năng phát triển nhưng Uber đang gặp phải những khó khăn, các rào cản từ các thị trường quốc gia. Mới đây nhất là một loạt các vụ “cấm cửa” của Ấn Độ, Thái Lan và Yesnews T12-2014

một số nước châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha…Tại một loạt các thành phố lớn ở châu Á và châu Âu, các hãng taxi đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình lớn vì cho rằng dịch vụ mới đang đe dọa kế sinh nhai

áp dụng cũng bị điều tiết”. Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái chiều từ phía các nhà chức trách. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Philippines đã kêu gọi các nhà điều hành taxi cần cải thiện mình để đáp

của họ. Uber là loại dịch vụ không có giấy phép nhượng quyền để hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Điều này đã tạo ra sức ép, sự không bình đẳng đối với các hãng taxi truyền thống. Theo như ông Bon Suntay – quan chức thuộc Hiệp hội Quốc gia các nhà vận hành taxi Philippines bày tỏ: “ Điều mà chúng tôi đang muốn hỏi là mức độ công bằng của sân chơi. Các hãng taxi và cho thuê xe phải có xe riêng của mình và phải thuê rất nhiều nhân sự như thợ cơ khí, thu ngân, nhân viên điều tra, chưa kể lãi xe. Hoạt động của chúng tôi bị giới hạn, mức cước chúng tôi

ứng nhu cầu của khách hàng chứ không phải phản đối hay chống lại dịch vụ Uber. Ông Francis Tolentio, chủ tịch Cơ quan phát triển Vùng thủ đô Manila, Philippines lại cho rằng cấm Uber cũng như hạn chế quyền tự do đi lại của người dân. Như vậy, xoay quanh câu chuyện Uber còn nhiều vấn đề đáng bàn: cấm hay không cấm, sử dụng hay không sử dụng?

Căng thẳng trong mối quan hệ Nga Mỹ

Năm 2014 trôi qua đã đánh dấu nhiều biến cố trong mối quan hệ của hai cường quốc Trang 7


Giao lộ thông tin kinh tế, Nga và Mỹ. Với bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, bất cứ sự đối đầu nào cũng đem đến kết cục bất lợi cho hai nước nói riêng, cũng như cộng đồng quốc tế nói chung. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của Mỹ và phương Tây, nhân lúc chính phủ Ukraine sụp đổ, Nga đã tiến hành sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước này chỉ sau một cuộc trưng cầu dân ý. Sau sự kiện đó, mối quan hệ Nga - Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Mọi nỗ lực tái thiết, hướng đi được cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khởi xướng năm 2009, đều trở thành vô ích. Tiếp nối sự kiện Crimea, Ukraine trở thành điểm nóng trong mối quan hệ Nga - Mỹ trong suốt năm 2014. Từ đây, các lệnh trừng phạt của Mỹ và những pha phản đòn của Nga liên tiếp được thực hiện. Theo dự luật được Thượng viện thông qua ngày 28/4, Mỹ đã cấm hoàn toàn mọi hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ nước này đối với 7 quan chức cấp cao và 17 công ty của Nga. Các tập đoàn dầu khí và các ngân hàng lớn của Nga như Rosneft, Novatek, Gazprombank và Vneshecombank đều bị cấm hoạt động tại Mỹ. Nga cũng đáp trả lại những lệnh trừng phạt của phương Tây với việc cấm nhập khẩu các loại đồ ăn Yesnews T12-2014

và nông sản có nguồn gốc từ Mỹ và một số nước EU; đóng cửa hàng loạt cửa hàng McDonald’d ở Moskva. Trong tháng 12, tổng thống Obama đã ký “Luật ủng hộ tự do cho Ukraine”, bao gồm các biện pháp trừng phạt Nga. Theo đó, lệnh trừng phạt mới chủ yếu tác động lên các công ty vũ khí và nhà đầu tư trong các dự án dầu công nghệ cao. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đánh vào khả năng tiếp cận vốn nước ngoài của công ty Nga, cùng với động thái siết chặt quản lý trong nước của Chính phủ nước này đã khiến nhiều doanh nhân và nhà đầu tư Nga phải tìm tới nơi khác. Như vậy, chỉ từ bất ổn trong mối quan hệ chính trị, nền kinh tế của các quốc gia này đều bị ảnh hưởng. Suy rộng hơn, với vị trí là những nền kinh tế đứng đầu thế giới, những bất ổn này chắc chắn sẽ tác động tới nền kinh tế các

quốc gia khác, mà tiêu biểu là Ucraine và Crimea.

Giá dầu giảm và thêm một hệ lụy khác ở các nước phát triển

Giá dầu giảm mạnh sẽ khiến lạm phát thấp trong thời gian dài, từ đó, lãi suất dài hạn của các nước phát triển sẽ giảm và ở mức thấp, đó là những nhận định mà nhật báo Nikkei đưa ra. Nguyên nhân của hệ lụy này là do các nhà đầu tư lo ngại sự bất ổn từ thị trường chứng khoán và cổ phiếu của các doanh nghiệp. Vì thế, họ đẩy mạnh đầu tư vào tài sản đảm bảo ít rủi ro hơn là công trái. Giá dầu giảm nên giá xăng giảm, song hành với nó là mức lãi suất thấp. Mới đây, tại Mỹ, cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ và mức lãi suất thấp kỉ lục được dự đoán sẽ ở mức 0%. Còn ở thị

Trang 8


Giao lộ thông tin trường châu Á, Nhật Bản cũng Cuba. có những động thái về lãi suất   Tăng trưởng kỷ lục khi mức lãi dài hạn giảm. Điều ở Mỹ trong hơn 10 này đã tạo cơ hội cho các donăm qua anh nghiệp và người dân tiếp Trước những khó khăn cận được vốn vay. Ngân hàng Mizuho đã đưa ra mức lãi suất cũng như bất lợi của khủng là 1,1% - thấp nhất trong lịch sử cho các doanh nghiệp. Còn với các khoản vay tiêu dùng cũng được ưu đãi hơn ở mức 1,56%.

cạnh khác đóng góp vào mức tăng trưởng chung là đầu tư của các doanh nghiệp với sự gia tăng trong lĩnh vực xây dựng, mua sắm thiết bị và các chi phí liên quan đến sở hữu trí tuệ. Sự tăng trưởng kinh

Tan băng trong quan hệ Cuba- Mỹ

Sau hơn 5 thập kỉ cô lập, mới đây ngày 17/ 12 quan hệ hai nước Mỹ và Cuba đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Mối quan hệ từng bị Mỹ cắt đứt vào năm 1961 nay đang được hàn gắn dần. Mở đầu cho sự tốt đẹp trong quan hệ hai nước là hành động nhất trí trao đổi tù nhân và mở đại sứ quán của nước này tại nước kia. Có thể nói sự kiện này đã mở ra một khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ hai nước trên nhiều mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa- xã hội. Nó tạo điều kiện cho một số hoạt động giao thương và giao thông giữa hai bên diễn ra thuận lợi hơn.Tuy nhiên lệnh cấm vận thương mại áp dụng bấy lâu vẫn còn và đây sẽ là thách thức với chính quyền của ông Obama trong việc tìm kiếm sự đồng thuận về quan hệ của nước này với Yesnews T12-2014

hoảng toàn cầu, nền kinh tế mỹ đã có nhiều tín hiệu phục hồi, đánh dấu sự tăng trưởng kỷ lục trong hơn 10 năm. Bộ Thương mại Mỹ mới đây vừa công bố tốc độ tăng trưởng của Mỹ đạt 5% - mạnh nhất từ quý III/ 2003, cao hơn mước dự tính 3,9%. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng ấy chính là nhờ sự gia tăng trong chi tiêu của các thành phần kinh tế. Chi tiêu của các hộ gia đình đóng góp 70% tăng trưởng, tăng 3,2% cao hơn 1% so với dự tính ban đầu. Các số liệu đã cho thấy người Mỹ đang chi nhiều hơn vào các dịch vụ y tế, giải trí và tài chính. Chi tiêu cá nhân cũng tăng 2,5% so với quý trước. Một khía

tế Mỹ cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của HIS khi dự báo về kinh tế năm 2015. Theo đó, Mỹ vẫn là đầu tàu tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế khác với nhu cầu nội địa mạnh lên, nhất là chi tiêu dùng. HIS cũng đưa ra con số tăng trưởng dự báo năm 2015 của quốc gia này sẽ trong khoảng từ 2,5% - 3%.

Cao Nhung-Thu Trang (Tổng hợp)

Trang 9


Lăng kính khoa học

Kỷ nguyên mới đằng sau cánh cửa tự do hóa thương mại Việt Nam - EU

Việt Nam là một nước có nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trung bình của Việt Nam những năm trở lại đây chiếm khoảng 75% GDP, và một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Liên minh châu Âu (EU) với giá trị chiếm khoảng một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến nay, đã có 10 phiên đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với kỳ vọng hoàn tất đàm phán vào đầu năm 2015. Khi EVFTA chính thức có hiệu lực, cả hai phía mà đặc biệt là Việt Nam sẽ được đón một bước chuyển mình mới tới một viễn cảnh mà chúng ta nói là thực sự mơ ước. Nhưng, luôn đi cùng với những cơ hội, đó là thách thức và khó khăn.

Thị trường rộng lớn

Năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ủy ban châu Âu. Sau đó liên tục là những chính sách thúc đẩy, tăng cường trao đổi và hợp tác giữa hai phía. Cho đến năm 2012, cả hai bên đã cùng ký chính thức Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA – EU-Vietnam Partnership and Cooporation Agreement), đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ hợp tác giữa hai phía, tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam và EU bước vào đàm phán một Hiệp định chất lượng cao mà cả hai bên đều mong đợi: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA – EU-Vietnam Free Trade Agreement). Có thể nói, EVFTA là cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và EU. Các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu vốn, thiếu công nghệ nguồn, Yesnews T12-2014

nhưng lại sẵn có về nguồn nhân lực giá rẻ. Trong khi đó, EU đang ở thái cực đối ngược với chúng ta về những yếu tố kể trên. Vì vậy, sự hợp tác sẽ tạo ra những cơ hội phát triển mới cho cả hai bên. Bên cạnh đó, EU đã và đang là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với những sản phẩm thế mạnh như dệt may, da giày, cà phê, thủy sản… Với việc ký kết thành công EVFTA, ít nhất 90% sản phẩm của chúng ta sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu sang EU, từ đó góp phần mở rộng thị phần của các hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, môi trường đầu tư thông thoáng cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nhiều nguồn đầu tư chất lượng cao cả trong và ngoài khu vực thương mại tự do. Trang 10


Lăng kính khoa học

Hàng rào thuế quan

USD, tăng 11.2% so với cùng kỳ năm 2013. Sau khi EVFTA được ký kết, Việt Nam sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế quan về 0% với hầu hết các mặt hàng nông – thủy sản. Trừ các mặt hàng được xếp vào danh mục mặt hàng nhạy cảm như gạo, thủy sản, mía đường…sẽ vẫn phải chịu một mức thuế tương đối nào đó do sự bảo hộ giữa các bên, trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Như vậy, với mức thuế ưu đãi, các sản phẩm nông – thủy sản của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ do các quốc

Nông thủy sản - thách thức ngay trên sân nhà

gia này vẫn đang phải chịu mức thuế cao. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho vấn đề nuôi trồng từ EU với mức thuế ưu đãi cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng đáng kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh về giá cả trên thị trường. Tuy nhiên đây chỉ là một lợi thế trong ngắn hạn do các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan… cũng đã và đang có những sự chuẩn bị riêng cho mình để thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới mới. Ngoài ra, còn một thách thức khá khó khăn nữa đối với Việt Nam trong lĩnh vực nông – thủy sản đó là những vấn đề phi thuế quan như vệ sinh, kiểm dịch, đóng gói, bao bì. Chẳng hạn với ngành thủy sản, theo ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ về những

Mức thuế quan trung bình mà EU áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam là 7%, chưa kể các mức thuế tuyệt đối. Trong đó, mức thuế cao nhất đánh vào mặt hàng tỏi (300%), tiếp đó là các sản phẩm từ thịt và sữa.. Điều đó cho thấy, việc cắt giảm, miễn thuế đối với hầu hết các sản phẩm trong khuôn khổ EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam những lợi ích đáng kể khi so sánh với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU. Theo nhận định của các chuyên gia, chỉ riêng việc cắt giảm thuế sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng đến 30 – 40%. Nếu như Hiệp định thương mại tự do mà EU ký với Singapore với mục tiêu ít nhất 90% các dòng sản phẩm thương mại sẽ được tự do hóa trong vòng 5 năm, được cho là tham vọng nhất, thì EU cũng dành nhiều kỳ vọng vào Việt Nam với ít nhất 90% thương mại sẽ được miễn giảm thuế quan trong vòng 7 năm. Đây là một động lực và cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

EU là một thị trường rất khắt khe và EVFTA là Hiệp định chất lượng cao nên các yêu cầu đối với thương mại, hàng hóa rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Theo đó, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề pháp lý như thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Bởi vậy, trước khi EVFTA có thể phát huy tối đa hiệu quả, Việt Nam cần phải thực hiện các biện pháp cải cách pháp luật. Nếu không, Việt Nam sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu của EU. Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu nông – thủy sản. Thống kê tại thời điểm gần cuối năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông – thủy sản của Việt Nam ước đạt 30.8 tỷ Yesnews T12-2014

Trang 11


Lăng kính khoa học khó khăn trong việc xuất khẩu thủy sản sang châu Âu như những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, các yêu cầu về môi trường…Một ví dụ điển hình về sản phẩm nông – thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đó là trong khoảng ba quý đầu năm 2014, các nước thành viên EU đã gửi thông báo ba lần liên tiếp về việc ba chuyến hàng

được ký kết, các dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (trong đó có thủy sản) sẽ tăng, từ đó các doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất chế biến, để từ đó, các sản phẩm nông – thủy sản của Việt Nam ngày càng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là thiếu nhân lực chuyên trách và các dự án hợp tác dài hạn để đảm bảo hiệu quả của sản xuất và phát triển bền vững. Bởi vậy, cần phải có những ràng buộc cụ thể thì những tác động từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với những hoạt động thương mại nói chung và ngành nông – thủy sản nói riêng mới có những chuyển biến tích cực, nếu không thì chỉ là những hoạt động đơn lẻ diễn ra một cách ảm đạm và thiếu sự đồng bộ, lâu nhập khẩu từ Việt Nam vào EU bị phát hiện dài. có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng Kết thuộc diện cấm. Thêm vào đó, Tổng vụ sức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU khỏe và người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) nêu rằng họ cũng đã có phát hiện vi khu- (EVFTA) đến nay vẫn đang trong quá trình ẩn gây hại trong gỗ dùng làm bao bì đóng đàm phán với những tín hiệu tốt đẹp, cả hai hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Theo phía đều rất mong Hiệp định sớm được ký kết quy định của Hội đồng châu Âu (EC): “Nếu để có thể hưởng lợi từ tự do hóa thương mại phát hiện vi khuẩn gây hại trên 5 mẫu hàng và tăng cường trao đổi lẫn nhau. Nếu đúng nhập khẩu liên tiếp từ một nước vào EU trong như dự kiến, rất có thể đầu năm 2015 EVFTA thời gian 1 năm thì sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu sẽ chính thức được ký kết. Điều này sẽ mang mặt hàng này vào EU”. Nếu điều này xảy ra đến cho Việt Nam chúng ta những làn gió thì hàng hóa nông – thủy sản của Việt Nam mới trong thương mại. Tuy nhiên, không vội không những không xuất khẩu được sang các mừng mà chủ quan, để có thể đáp ứng được nước EU mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các yêu cầu của EU và có sức cạnh tranh trên nông – thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. thị trường, chúng ta phải xây dựng những biện Với các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường pháp giải quyết được những khó khăn trong châu Âu cũng như sức cạnh tranh đối với các ngành nông – thủy sản nói riêng và trong toàn sản phẩm nông – thủy sản của Việt Nam, các bộ Hiệp định nói riêng. Nếu làm được như doanh nghiệp chế biến nông – thủy sản cần vậy, EVFTA sẽ mang đến một viễn cảnh đáng phải nỗ lực rất nhiều đề đáp ứng được các tiêu mơ ước cho kinh tế nước nhà. Ngọc Ánh chuẩn và có sức cạnh tranh trên thị trường lớn mạnh này. Có thể kỳ vọng rằng, khi EVFTA Yesnews T12-2014

Trang 12


Lăng kính khoa học

TPP và những tác động đến ngành dệt may Việt Nam Hiệp định TPP đang tiến gần hơn tới thời điểm hoàn tất đàm phán. Khi TPP chính thức có hiệu lực Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may - một trong những chủ đề được bàn luận nhiều nhất tại các phiên đàm phán của TPP. Liệu rằng TPP sẽ hứa hẹn kịch bản có lợi cho dệt may Việt Nam?

Khái quát về hiệp định TPP

Hiệp định TPP (tên Tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) – Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương là hiệp định mang tính “mở”, kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và khuôn mẫu cho hiệp định thế kỷ 21. TPP được khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Yesnews T12-2014

cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Kể từ 2006, Singapore tích cực mời Việt Nam tham gia TPP, đến đầu năm 2009 Việt Nam tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Nước ta chính thức tham gia đàm phán TPP vào tháng 11 năm 2010. Nói đây là một hiệp định “mở” bởi các thành viên của APEC đều có thể xin gia nhập nếu quan tâm. Các lĩnh vực thuộc phạm vi thảo luận của Hiệp định gồm: trao đổi hàng hóa, dịch vụ truyền thống và các dịch vụ mới xuất hiện, giải quyết các rào cản thương mại phi thuế

quan, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập tốt hơn vào nền thương mại toàn cầu, thông tin tự do trên Internet và cân bằng giữa bảo vệ bản quyền và sử dụng thông tin một cách công bằng để tường thuật tin tức, nghiên cứu và học hỏi, bảo tồn môi trường, các vấn đề liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã và khai thác gỗ. Quan trọng nhất, TPP sẽ cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%) và sẽ thực hiện ngay trong lộ trình rất ngắn. Đây là điểm mấu chốt thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp thuộc các nước Trang 13


Lăng kính khoa học đàm phán TPP. Nét mới của TPP so với các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trước đây là các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội luôn được tạo điều kiện để trao đổi thông tin, thể hiện quan điểm, mong muốn đối với các nội dung đàm phán của Hiệp định thông qua các buổi hội thảo và các diễn đàn bên lề đàm phán. TPP hứa hẹn mở ra một thị trường triển vọng – một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với trên 792 triệu dân, chiếm gần 40% GDP và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu. Trong đó Mỹ là thành viên lớn nhất chiếm tới 57% GDP và 40% dân số của TPP.

Tình hình phát triển ngành dệt may của Việt Nam

Trong khoảng 20 năm qua, ngành dệt may tại Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm. Với vị thế là ngành kinh tế hàng đầu cả nước, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm . Hiện nay Việt Nam là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4-5% . Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Yesnews T12-2014

Mỹ, EU và Nhật Bản, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm tới 40-50% tổng thị phần xuất khẩu của ngành. Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai của Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Đối với thị trường EU, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt khoảng 2.4-2.5 tỷ USD , con số này còn rất khiêm tốn do thị phần của Việt Nam tại EU còn nhỏ (2.72%). Riêng với Nhật Bản, Việt Nam luôn đứng trong top 10 nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất. Tuy đạt được những thành công nhất định nhưng dệt may Việt Nam vẫn chưa thể tự hài lòng. Việt Nam chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là cắt và may, hơn nữa lại

sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói cho nên giá trị gia tăng còn thấp. Ngành dệt may của Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (khoảng 70%) từ Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh. Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex thì tính đến năm 2013 nước ta có 5982 công ty dệt may, tuy nhiên hầu hết các công ty đều thiếu hoặc yếu kém trong khâu thiết kế, phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu và năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của công nhân trong ngành dệt may Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kong, ¼ so với Trung Quốc và 1/8 so với Hàn Quốc. Trang 14


Lăng kính khoa học bởi Trung Quốc-nhà cung cấp TPP sẽ tạo cú huých hàng may mặc lớn nhất của lớn cho dệt may Việt Mỹ không tham gia vào hiệp Nam? định TPP, và dưới tác động Hiện nay các mặt hàng xuất của TPP nhiều khách hàng khẩu của Việt Nam vào thị Mỹ đã bắt đầu chuyển đơn trường Mỹ chịu mức thuế trên hàng sang Việt Nam. 17%. Khi TPP chính thức có Thách thức từ TPP hiệu lực và được thực hiện thì đối với dệt may Việt mức thuế suất sẽ là 0% - một Nam cú huých lớn tạo động lực Rào cản lớn nhất đối với phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp dệt may biết ngành dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội. Xét trong trong việc hưởng ưu đãi thuế khối các nước đàm phán TPP, từ Hiệp định TPP là quy tắc có tới hai thị trường chính của xuất xứ. Theo đó, TPP yêu Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản cầu xuất xứ “từ sợi trở đi” và tổng thị phần xuất khẩu (yarn forward) buộc doanh sang các nước thuộc TPP sẽ nghiệp dệt may phải sử dụng chiếm tới gần 60% tổng thị nguyên phụ liệu sản xuất phần xuất khẩu của ngành. trong nước hoặc nhập khẩu Do vậy, ngành dệt may Việt từ các nước thành viên TPP Nam đang đứng trước cơ hội khác. Mà Trung Quốc – một rất lớn từ lộ trình miễn giảm trong những nguồn cung cấp thuế của Hiệp định. Trong đó, nguyên liệu lớn nhất cho dệt cơ hội mở rộng thị phần tại thị may nước ta lại không tham trường Mỹ là quan trọng nhất, gia vào sân chơi TPP, việc này

đặt ra nguy cơ ngành dệt may Việt Nam khó lòng hưởng lợi từ TPP. Nếu không đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ thì Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển cho dệt may.

Kết

Rất nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh việc làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam tận dụng được tiềm năng to lớn từ Hiệp định TPP. Khoan bàn về câu trả lời, chúng ta hãy nhìn vào vấn đề cơ bản nhất của Việt Nam: xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ; đối với ngành dệt may là việc đầu tư phát triển nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh đó là sự cần thiết của việc đầu tư vào chiến lược nghiên cứu thị trường cũng như công tác thiết kế. Nếu giải quyết được những vấn đề trên thì chắc chắn trong tương lai ngành dệt may của Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa. Và TPP sẽ đem đến một kịch bản có lợi cho ngành dệt may nước nhà.

Kiều Oanh

Yesnews T12-2014

Trang 15


Nhìn ra thế giới

Mỹ cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động của hiệp định thương mại tự do ở Thái Bình Dương (TPP)

Lần đầu tiên Nhật Bản cố gắng đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương là vào 400 năm trước đây khi họ đưa samurai Hasekura Tsunenaga sang Châu Âu qua Acapulco để thỏa thuận buôn bán trực tiếp với Tây Ban Nha Mới (nay là Mê-xi-cô). Nhật Bản cần sự đồng ý từ giáo hoàng nhưng vì những cuộc tàn sát công giáo của quân đội Nhật lúc bấy giờ, đề xuất của họ đã không được chấp thuận. Tuy nhiên sau một thập kỉ, việc thỏa thuận giữa hai nước cuối cùng đã có những bước phát triển tích cực. Tuy vậy, nó vẫn còn bị chi phối bởi những quyền lợi vượt lên khỏi buôn bán và tiến vào lĩnh vực địa chính trị. Mỹ và Trung Quốc vẽ ra 3 hướng đi riêng với những bản hiệp ước nhằm xác định tương lai cho nền thương mại xuyên Thái Bình Dương: một hướng đi không bao gồm Trung Quốc, một hướng đi không bao gồm Mỹ còn hướng đi thứ ba thì

Yesnews T12-2014

Cuộc đặt cược lớn của Mỹ với hiệp định TPP gần như không thể xảy ra. Trong tương lai những hiệp định hợp tác tiềm năng này cũng sẽ được biết đến rộng rãi như hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ NAFTA. Tiến xa nhất hiện nay trong số chúng là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được dẫn dắt bởi Mĩ và không bao gồm Trung Quốc. Một hướng đi khác yếu thế hơn chỉ bao gồm các quốc gia châu Á và Trung Quốc, cộng với một số quốc gia đang tham gia đàm phán TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện RCEP. Giấc mơ xa hơn được đặt ra là Khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương

(FTAAP), trong đó gồm Mỹ và Trung Quốc với sự kết hợp của cả TPP và RCEP. Trung Quốc đã tiến hành đề xuất ý tưởng của mình về FTAAP trong Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm nay và thắp lên cơ hội mới cho một ý tưởng không mới. Trong một bài báo về Hội đồng Hợp tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, Peter Petri và Ali Abdul đã viết: “Gần 50 năm sau khi ý tưởng này được đề xuất, giờ đây nó đang ngày được quan tâm do sự xuất hiện của RCEP và TPP cùng những khó khăn trong đàm phán thương mại toàn cầu”. Trang 16


Nhìn ra thế giới Các chuyên gia thương mại cho rằng TPP là mục tiêu tham vọng nhất trong ngắn hạn. Nó được chi phối bởi Mỹ, Nhật Bản, cùng các nước tham gia khác như Úc, Brunây, Canada, Chilê, Malaysia, Mê-xicô, Niu-Zilân, Pê-ru, Sin-gapo và Việt Nam. Các quốc gia này đóng góp 40% tổng GDP toàn cầu, điều đó khiến TPP trở thành một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) có tiềm năng nhất của Mỹ. Chính quyền của tổng thống Obama hy vọng nó sẽ được bổ sung bởi nhiều hiệp định tham vọng hơn cùng EU. Hoa Kỳ, quốc gia đã tham gia FTA cùng 6 quốc gia TPP khác, cho rằng sự mở cửa của Nhật Bản là một thành tựu to lớn. Nhưng TPP lập ra không chỉ với mục đích giúp giảm áp lực về hàng rào thuế quan mà nó còn có các ý nghĩa khác như giúp giải quyết các vấn đề khó khăn về sở hữu trí tuệ, dịch vụ, chi tiêu của chính phủ, lao động, và các tiêu chuẩn về môi trường. Đối với những nền kinh tế như Việt Nam và Malaysia, nơi mà chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân công giá rẻ, các cuộc đàm phán trở nên rất khó khăn và phức tạp. Khi Nhật Bản gia nhập vào năm 2013, vấn đề này dường như càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng sau 19 vòng Yesnews T12-2014

tiêu chuẩn cao về lao động, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa những doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân và bao gồm những hoạt động về công nghệ số “để đảm bảo mở rộng và tự do hoá mạng Internet”. RCEP có thể sẽ yếu thế hơn vì trong khi TPP sẽ xóa bỏ hầu như tất cả các loại hạn ngạch, Ấn Độ đang yêu cầu RCEP giữ con số ở mức 40%. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang đứng giữa chờ đợi các nước khác sẽ đàm phán ra sao. Theo đúng như dự đoán, trong thời gian trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11, Mỹ Mục tiêu cao hơn và Trung Quốc đã có những Đại diện thương mại của Mỹ bất đồng về kế hoạch FTAAP nói rằng TPP sẽ đảm bảo các mà Trung Quốc đề ra. Wang đàm phán, tình hình đã khả quan lên đáng kể. Các quốc gia đều cố gắng đạt được thoả thuận vào cuối năm nay, dù cho những cố gắng trong năm ngoái đã không thành công. RCEP, dẫn đầu bởi ASEAN, có nhiệm vụ đưa Trung Quốc và Nhật Bản vào cùng một bàn đàm phán. RCEP tập trung hơn so với TPP vào khả năng tiếp cận thị trường và tạo điều kiện cho phát triển chuỗi cung ứng. Nhưng hiệp định này có thể sẽ gặp khó khăn khi nó bao gồm một Ấn Độ chần chừ và được thực hiện theo phong cách đàm phán chậm rãi của các nước ASEAN.

Trang 17


Nhìn ra thế giới Shouwen, phó bộ trưởng thương mại Trung Quốc, đã nói về TPP và RCEP như là “2 bánh xe của 1 chiếc xe đạp”. Chính quyền ông Obama cảm thấy vui mừng khi nhận thấy chính phủ Trung Quốc không còn coi TPP như là một âm mưu chống lại Trung Quốc nữa. Nhưng theo những thành viên của APEC thì Mỹ không ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc về nghiên cứu tính khả thi của FTAAP, và họ cũng không đồng tình về thời gian. Như một quan chức cho biết, Mỹ đã “chắc chắn đạt được những bước tiến quan trọng trong đàm phán TPP và không muốn bị phân tâm bởi FTAAP”. Hai quốc gia cũng bất đồng về việc lựa chọn ai sẽ là những mảnh ghép lớn của FTAAP. Mỹ muốn đưa Trung Quốc vào TPP và sử dụng điều đó như nền tảng để thực hiện một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) xuyên Thái Bình Dường sâu rộng hơn. Nhưng Trung Quốc vẫn còn e ngại những quy định của Mỹ về nhiều vấn đề như các doanh nghiệp nhà nước hay mạng Internet, trong khi đàm phán RCEP sẽ giúp cho Trung Quốc có nhiều tiếng nói hơn hẳn. Messrs Petri và Abdul-Raheem nghĩ rằng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Yesnews T12-2014

Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích to lớn, dù bất kể bằng hiệp định nào đi chăng nữa. Họ tin rằng kiểu mô hình TPP có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đến một nghìn tỷ USD so với RCEP. Mặc dù vậy thuyết phục Trung Quốc tham gia TPP sẽ khó khăn hơn nhiều.

Đi vào chi tiết

Tuy vậy bản thân TPP cũng có những rào cản rất lớn cần vượt qua, điều này chủ yếu nằm ở mặt chính trị chứ không phải về mặt kỹ thuật. Quyền Tổng thống về Xúc tiến Thương mại (TPA) đang là nỗi đau đầu của chính quyền Obama. Quyền Tổng thống này giúp chính phủ Mỹ đàm phán những điều khoản trong Hiệp định Thương mại tự do và đảm bảo chúng không bị xé nhỏ: Quốc hội chỉ có thể đồng ý hoặc từ chối toàn bộ những gì đã thương lượng. Trong năm 2007, TPA đã mất đi tính hiệu lực của nó vì vậy kể từ năm 2012, Nhà Trắng đã cố gắng khởi động lại, nhưng ngay cả Đảng Dân Chủ cũng chưa cho thông qua. So với TPA, trở ngại của Nhật Bản có phần bi kịch hơn, nhưng mức độ nan giải thì cũng tương đương. Họ phải giảm thuế đối với những mặt hàng rất quan trọng và thiêng liêng với đất nước như gạo, lúa mì, thịt bò, thịt lợn,

đường và sữa. Nông dân ngày càng ít đi và hầu hết đều đã chật vật trong nhiều năm trời, nhưng vì họ là người bảo hộ của những vụ mùa thiêng liêng, chẳng ai hay thứ gì có thể thay thế họ. Được sự hỗ trợ của JA, một nhóm người vận động tại Tokyo, để bảo vệ lợi ích của mình, họ chống lại các nỗ lực giảm thuế đối những sản phẩm nông nghiệp này. Nhà kinh tế học Richard Katz nói rằng những ngành này chỉ đóng góp 0,8% GDP vào tổng GDP của Nhật Bản nhưng gây khó khăn cho TPP nhiều như Quốc hội Mỹ vậy. Vào tháng 9, cuộc đàm phán TPP giữa hai nước đột ngột thất bại chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Abe nhắc lại tại Mỹ rằng tham gia vào TPP là rất quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp Nhật Bản và giúp đất nước thích nghi với tình trạng già hóa dân số. Nước này đổ lỗi cho nước kia, dù Mỹ tiếp tục nghi ngờ rằng vấn đề không phải là lời cam kết của ông Abe mà là sức nặng từ sự phản đối của nông dân Nhật Bản. Người Nhật, về phần mình, họ hiểu rằng những đề nghị tốt nhất của họ sẽ chẳng thể làm hài lòng Quốc hội Mỹ, vì vậy không có TPA thì gần như cũng sẽ chẳng có TPP. Chuyên gia tư vấn thương mại Froman đã đưa TPP vào Trang 18


Nhìn ra thế giới một bối cảnh đầy tham vọng. Ông gọi nó là trung tâm xoay chuyển Mỹ tới Châu Á, là một cơ hội tốt để thể hiện cam kết của Mỹ về việc tạo ra các tổ chức giúp điều hòa các tranh chấp lãnh thổ, tạo cơ hội để cho các nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc) thấy những quy luật cần có của một nền kinh tế toàn cầu. Froman nói: “Vào thời điểm khi thương mại toàn cầu đang không ổn định, TPP có thể đóng một vai trò trung tâm trong việc thiết lập các quy tắc cho dòng chảy hàng hóa tại những khu vực quan trọng”. Ông cho rằng: “Mặt trái của vấn đề này đó là một thất bại sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn bao giờ hết”. Trong một nỗ lực để thuyết phục Quốc hội hành động, ông đã tuyên bố mạnh mẽ rằng một thất bại có thể có nghĩa là “Mỹ sẽ mất vị trí trung tâm của mình trong nền kinh tế thế giới.” Nhiều chuyên gia tại Washington đồng ý rằng Mỹ đang thực hiện các chiến lược để thể hiện sự lãnh đạo của mình tại Châu Á. Micheal Green tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết TPP thất bại sẽ “phá hoại quyền lực của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và nó sẽ giống như sự thoái vị của một nhà lãnh đạo”. Nó cũng sẽ tạo ra áp lực khiến Nhật Bản và Trung Quốc phải tiến hành công cuộc cải cách Yesnews T12-2014

nền kinh tế. Mireya Solis, một chuyên gia về Nhật Bản tại Viện Brookings, nói rằng đó sẽ là “đòn giáng nặng nề đến uy tín của Hoa Kỳ”. Quan điểm trên cũng được ủng hộ ở các nước Đông Á. Một chuyên gia ở Singapore cho biết thất bại của TPP sẽ trở thành một thảm họa. “Nếu các vấn đề trong nước của các quốc gia này không được giải quyết, thì có vẻ như liên minh Mỹ-Nhật sẽ không còn khả năng chèo lái nền kinh tế trong khu vực”. Deborah Elms, chủ tịch của Trung tâm Thương mại hàng đầu Châu Á tại Singapore, cho rằng sự chuyển hướng của Mỹ chỉ mới được thể hiện qua 1000 thủy quân lục chiến được đặt tại Úc. Và nói “Nếu không có TPP, chiến lược chuyển hướng của Mỹ sẽ chỉ là đặt được một vài bước chân lên vùng Darwin [của Úc] mà thôi”. Ngay cả thành viên lực lượng vũ trang của Mỹ cũng đang tỏ ra lo lắng. Một sĩ quan cao cấp phục vụ ở Thái Bình Dương cho biết “TPP quy tụ các quốc gia cam kết một tương lai dựa trên thương mại, minh bạch và luật pháp. Đó là mô hình mà Mỹ và Châu Âu phát triển để đối đầu với mô hình của Trung Quốc. Đó như là một cơ hội để hoặc thay đổi Trung Quốc, hoặc loại trừ họ khỏi cuộc chơi”.

Tuy nhiên khi Tổng thống Obama đề cập đến TPP, ông chủ yếu nói về bảo đảm công ăn việc làm tại Mỹ chứ không phải bảo vệ vị trí của Mỹ trên thế giới. Ông cũng chưa bao giờ hoàn toàn gây áp lực lên Quốc hội để bỏ phiếu thông qua TPA. Thời gian để đàm phán thương mại giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Abe vẫn còn, nhưng nếu tổng thống Mỹ không dẫn trước, thì sự lãnh đạo của Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ có vẻ ít thuyết phục hơn ông đã hứa.

Huyền Trang

Trang 19


Nhìn ra thế giới

Nhưng chẳng ai đóng thuế cả

Lời tựa của New York Times David Kocieniewski, một phóng viên kinh doanh của The New York Times, đã dành trọn một năm đào bới và phơi bày hàng loạt các quy định không rõ ràng mà nhiều doanh nghiệp và người Mỹ giàu có đang khai thác để lái những hoá đơn thuế của họ xuống mức tối thiểu. Trong sê-ri "Nhưng chẳng ai đóng thuế cả" cây viết Kocieniewski cho thấy cách luật thuế liên bang lấy bằng một tay nhưng cho đi - một cách hào phóng - với tay còn lại. Ở mức 35%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp danh nghĩa của Mỹ thuộc nhóm cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do được "cung cấp hào phóng các chính sách trợ cấp, tránh thuế và miễn thuế đặc biệt", hầu như tất cả các công ty đều nộp thuế ít hơn đối thủ cạnh tranh nước ngoài, và thường thì ít hơn rất nhiều. Cuộc điều tra này của Kocieniewski yêu cầu phải xem xét kỹ càng hàng núi giấy tờ hồ sơ pháp lý và các vụ án hầu toà để giải mã các loại thuế mà hàng chục công ty Mỹ và công ty nước ngoài phải nộp. Nó thậm chí cũng quét qua cả hồ sơ vận động hành lang liên bang. Kết quả là các bài viết đã lật tẩy được nhiều bí mật về thuế của doanh nghiệp Mỹ. Vào tháng Tư năm 2012, sê-ri bài viết đã được trao giải thưởng Pulitzer cho hạng mục báo chí thuyết minh. Ban giám khảo Pulitzer cho biết công trình của ông Kocieniewski đã "thâm nhập vào hệ thống pháp lý phức tạp để giải thích cách công dân và các tập đoàn giàu có của quốc gia khai thác lỗ hổng pháp luật và tránh thuế".

Yesnews T12-2014

Trang 20


Nhìn ra thế giới

Phần 1

Những chiến lược tránh thuế của GE

Tổng thống Obama chỉ định giám đốc điều hành của G.E., Jeffrey R. Immelt, làm cầu nối với cộng đồng doanh nghiệp và làm Chủ tịch Hội đồng Tổng thống về Việc làm và Năng lực cạnh tranh. Tổng thống phát biểu: “Ông ấy biết điều nước Mỹ cần để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hoá”. Công ty lớn nhất nước Mỹ General Electric đã có một năm 2010 thành công. Họ cho biết lợi nhuận trên toàn thế giới là 14,2 tỷ USD, và 5,1 tỷ USD trong số ấy đến từ các hoạt động tại Hoa Kỳ. Thuế phải trả của họ tại Mỹ là bao nhiêu? Là con số không. Thực tế là G.E. đã đạt được lợi ích về thuế trị giá lên tới 3,2 tỷ USD. Đối với hàng triệu chủ doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ, những người hiện đang báo cáo thu nhập của riêng Yesnews T12-2014

mình, điều này thật khó hiểu, nhưng mức thuế suất thấp là thứ không có gì mới mẻ với G.E. Công ty đã và đang cắt giảm phần thuế tại Mỹ mà họ phải nộp cho I.R.S. trong nhiều năm qua, tạo nên một mức thuế suất thực tế thấp hơn nhiều so với thuế suất của hầu hết các công ty đa quốc gia khác. Thành công phi thường của họ dựa trên một chiến lược triệt để pha trộn giữa vận động hành lang quyết liệt để giảm thuế và hạch toán kế toán một

cách sáng tạo cho phép họ tập trung lợi nhuận ra nước ngoài. Bộ phận khổng lồ về thuế của GE do một cựu quan chức của Kho bạc tên là John Samuels đứng đầu thường được gọi là hãng tư vấn thuế tốt nhất thế giới. Thật vậy, khẩu hiệu “Trí tưởng tượng tại nơi làm việc” của công ty rất phù hợp với bộ phận này. Đội ngũ bao gồm các cựu quan chức không chỉ từ Kho bạc, mà còn từ I.R.S và hầu như tất cả các Ủy ban thuế trong Quốc hội. Trong khi General Electric Trang 21


Nhìn ra thế giới là một trong những công ty giảm gánh nặng thuế thành thạo nhất, nhiều công ty khác cũng đã có bước tiến bộ vượt bậc trong hoạt động này. Mặc dù thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất tại Hoa Kỳ là 35%, một trong những mức cao nhất trên thế giới, ngày càng nhiều công ty hiện nay sử dụng những hệ thống phức tạp gồm các biện pháp tránh thuế, các khoản trợ cấp thuế để giảm số thuế phải nộp. Chỉ một tuần trước khi thảm họa tại Nhật Bản hướng sự chú ý tới những lò phản ứng hạt nhân của công ty, G.E. công bố trong một báo cáo rằng gánh nặng thuế của họ là 7.4% trên lợi nhuận tại Mỹ, bằng khoảng một phần ba mức trung bình được báo cáo của các công ty đa quốc gia khác ở Mỹ. Thậm chí những con số đó đã được phóng đại, bởi vì chúng bao gồm cả các

Yesnews T12-2014

loại thuế mà sẽ chỉ phải nộp nếu công ty mang lợi nhuận ở nước ngoài trở về Hoa Kỳ. Nhưng với lợi nhuận nằm ngoài biên giới, G.E. đang thu lợi một cách vô cùng hiệu quả. Những chiến lược đó, cùng với những thay đổi trong luật thuế nhằm khuyến khích một số doanh nghiệp và chuyên gia báo cáo thu nhập của mình như thu nhập cá nhân, đã đẩy tỷ trọng của bộ phận công ty trong tổng thu thuế quốc gia xuống - từ 30% trong tổng doanh thu của liên bang vào giữa những năm 1950 xuống còn 6,6% trong năm 2009. Tuy vậy, nhiều công ty vẫn cho rằng mức thuế hiện tại là quá cao khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Ngay cả khi chính phủ đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách gia tăng, bài phát biểu của Tổng

thống tại Washington vẫn là về chủ đề giảm thuế suất. Tổng thống Obama cho biết ông đang cân nhắc một bước cải tổ hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp, nhằm mục đích giảm mức thuế suất cao nhất, chấm dứt một số khoản trợ cấp thuế và lỗ hổng pháp luật trong khi vẫn duy trì cùng một lượng doanh thu thuế. Ông đã chỉ định giám đốc điều hành của G.E., Jeffrey R. Immelt, làm cầu nối với cộng đồng doanh nghiệp và làm Chủ tịch Hội đồng Tổng thống về Việc làm và Năng lực cạnh tranh, và Hội đồng được dự kiến sẽ thảo luận về thuế thu nhập doanh nghiệp. “Ông ấy biết điều nước Mỹ cần để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hoá”, Tổng thống Obama nói về Immelt, trong lễ bổ nhiệm ông vào tháng Giêng, sau khi đi tham quan một nhà máy của G.E. ở vùng ngoại vi New York sản xuất tua-bin và máy phát điện cho thị trường thế giới. Báo cáo tài chính công ty và hồ sơ của Quốc hội cho thấy rằng một trong những lợi thế nổi bật nhất của General Electric là khả năng vận động hành lang, giành được và tận dụng được các chính sách giảm trừ thuế. Trong thập kỷ qua, G.E. đã chi hàng chục triệu đô la để Trang 22


Nhìn ra thế giới cổ vũ những thay đổi trong luật thuế, từ chính sách khấu hao thoải mái hơn đối với động cơ phản lực đến những khoản tín dụng “năng lượng xanh” cho tua bin gió của họ. Nhưng có lợi nhất trong số đó là biện pháp cho phép G.E. cho thuê tài sản và cho vay ở nước ngoài mà lợi nhuận từ các hoạt động này chịu rất ít các loại thuế ở các nước khác và không hề chịu thuế của Mỹ miễn là tiền vẫn còn nằm ngoài quốc gia. Lãnh đạo công ty nói rằng những biện pháp này là cần thiết để G.E. cạnh tranh với các đối thủ trên toàn cầu và rằng họ đang hành động như những công dân có trách nhiệm. Anne Eisele, một phát ngôn viên cho biết: “G.E. cam kết hành động với sự trung thực hoàn toàn về nghĩa vụ thuế”, “chúng tôi cam kết tuân thủ các quy định về thuế và thanh toán tất cả các nghĩa vụ thuế pháp luật quy định. Trong khi đó, chúng tôi cũng có trách nhiệm với các cổ đông trong việc giảm tối đa chi phí một cách hợp pháp”. Những chính sách giúp tránh thuế mà G.E. giành được ở Washington đã cung cấp một khoản lợi ích trước mắt đáng kể cho giám đốc điều hành và cổ đông của công ty. Tuy rằng cuộc khủng hoảng tài chính Yesnews T12-2014

khiến G.E. bị lỗ tại Hoa Kỳ trong năm 2009, báo cáo của công ty cho thấy trong 5 năm qua, G.E. đã tích lũy được 26 tỷ USD lợi nhuận tại Mỹ, và nhận được 4,1 tỷ USD lợi ích thuế ròng từ I.R.S. Nhưng phe chỉ trích cho rằng việc sử dụng nhiều biện pháp tránh thuế tạo nên lợi ích lớn cho công ty, cho phép G.E. không chỉ tránh thuế đối với cho vay ở nước ngoài mà còn giành được nhiều khoản trợ cấp thuế và khấu trừ thuế, những thứ mà công ty có thể sử dụng để giảm số thuế trên hàng tỷ đô la lợi nhuận từ sản xuất trong nước. Họ cho rằng hành động tránh thuế triệt để của các công ty đa quốc gia như G.E. không chỉ móc túi Kho bạc, mà còn gây hại cho nền kinh tế thông qua hạn chế đầu tư và thuê mướn ở Hoa Kỳ. Len Burman, một cựu quan chức của Kho bạc hiện nay là một học giả tại Trung tâm Chính sách thuế phi đảng phái, nói: “Trong một hệ thống thông thường, phòng thuế của công ty có nhiệm vụ đảm bảo rằng công ty đang tuân thủ pháp luật”, “tuy nhiên, trong hệ thống của chúng ta, có các tập đoàn xem phòng thuế như một trung tâm tạo nên lợi nhuận, và điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên

chính sách công”. Tránh thuế quan trọng đối với lợi nhuận sau thuế của G.E. đến mức khi Quốc hội dọa sẽ cho một trong số những ưu đãi này hết hạn vào năm 2008, công ty đã phản đối vô cùng quyết liệt. Các lãnh đạo cấp cao ở G.E. đã làm việc với hàng chục công ty tài chính để gửi thư đến Quốc hội và thuê một loạt những nhà vận động hành lang bên ngoài. Samuels, người đứng đầu phòng thuế của công ty, đã gặp gỡ đại biểu Hạ viện Charles B. Rangel, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Cách thức và Phương tiện, cơ quan sẽ quyết định số phận của những quy định miễn giảm thuế. Khi ngồi với nhân viên ủy ban bên ngoài văn phòng của Rangel, ông Samuels quỳ xuống và làm cử chỉ như để cầu xin cho những quy định này được kéo dài một cử chỉ mang tính đùa vui, như ông nói thông qua một phát ngôn viên. Ngày hôm đó, Rangel ngừng chống lại các quy định miễn giảm thuế, theo một thành viên đảng Dân chủ khác trong ủy ban cho biết. Ngay tháng tiếp theo, ông Rangel và ông Immelt đứng cùng nhau tại công viên St. Nicholas Park ở Harlem trong buổi lễ mà G.E. thông báo rằng quỹ của họ đã trao Trang 23


Nhìn ra thế giới tặng 30 triệu USD cho các trường học trong thành phố New York, trong đó có 11 triệu USD dành cho nhiều trường trong quận của ông Rangel. Joel I. Klein, lúc đó là hiệu trưởng các trường học, và Thị trưởng Michael R. Bloomberg, người chủ trì, cho biết đây là món quà lớn nhất các trường học của thành phố từng được nhận. Những nhà lãnh đạo của G.E. nói rằng khoản tiền tài trợ hoàn toàn là vì dự án. “Quỹ tài trợ luôn cố gắng đảm bảo các quyết định tài trợ không bị ảnh hưởng bởi quan hệ công ty - chính phủ hay những mục đích vận động hành lang”, bà Eisele nói. Ông Rangel, người đã bị Quốc hội chỉ trích năm trước đó do vận động quyên góp từ các tập đoàn và giám đốc mà không thông báo cho Ủy ban, cho biết rằng khoản tài trợ này không hề liên quan đến các hành động chính thức của mình.

Xoá bỏ những di sản của Reagan

General Electric đã trở thành một cái tên phổ biến qua nhiều thế hệ, với bóng đèn, quạt điện, tủ lạnh và các thiết bị khác trong hàng triệu hộ gia đình Mỹ. Nhưng ngày nay phân khúc thiết bị tiêu dùng Yesnews T12-2014

chiếm ít hơn 6% doanh thu, trong khi cho vay chiếm hơn 30%. Trang thiết bị thương mại, y tế và công nghiệp như tua-bin phát điện và động cơ phản lực chiếm khoảng 50%. Sản phẩm công nghiệp của công ty gồm tất cả mọi thứ từ trang trại năng lượng gió cho tới dự án năng lượng hạt nhân chẳng hạn như nhà máy đang gặp khó khăn tại Nhật Bản, được xây dựng vào những năm 1970. Do công ty cho vay của họ là G.E. Capital đã đem tới hơn một nửa lợi nhuận của công ty trong vài năm gần đây, nhiều nhà phân tích của Wall Street không xem G.E. như một nhà sản xuất mà như một hãng cho vay không bị kiểm soát có các hoạt động phụ là sản xuất máy rửa bát và máy chụp cắt lớp. Công ty đã áp dụng, và trong một số trường hợp đi tiên phong trong những chiến lược triệt để nhằm giảm nghĩa vụ thuế. Vào giữa những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đã cải cách hệ thống thuế sau khi biết rằng G.E. một công ty mà ông từng làm đại diện quảng cáo - là một trong số hàng chục công ty đã sử dụng mánh khoé kế toán để tránh phải trả bất kỳ khoản thuế nào. Reagan từng nói với Thư

ký Kho bạc Donald T. Regan và được trích trong cuốn hồi ký năm 1988 của ông rằng: “Tôi không nhận ra rằng mọi thứ đã trở nên quá lạ lẫm đến vậy”. Vị Tổng thống đã ủng hộ những thay đổi giúp xoá bỏ các kẽ hở và yêu cầu G.E. phải trả mức thuế suất thực tế cao hơn, lên tới 32,5%. Tình hình đã đảo chiều vào cuối năm 1990 khi G.E. và các công ty tư vấn tài chính khác giành được chiến thắng trong thay đổi một quy định của pháp luật thuế cho phép các tập đoàn đa quốc gia tránh thuế trên một số loại thu nhập từ nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm. Điều này có nghĩa nếu G.E. tài trợ cho hoạt động kinh doanh động cơ phản lực hoặc máy phát điện ở Ireland, công ty sẽ không phải nộp tiền thuế của Mỹ trên thu nhập từ lãi miễn là lợi nhuận vẫn nằm ở nước ngoài. Được biết đến là một nguồn vốn chủ động, các quy định miễn giảm thuế mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới, các công ty bán ô tô và thiết bị nông nghiệp, và những hãng cho vay như G.E. Capital. Những quy định miễn giảm thuế này cho phép G.E. tránh thuế trên thu nhập từ cho vay ở nước ngoài, và cho phép công ty nhận các khoản trợ cấp thuế, khấu trừ Trang 24


Nhìn ra thế giới thuế và khấu hao. Những lợi ích này sau đó được sử dụng để bù đắp cho các khoản thuế đánh trên lợi nhuận từ sản xuất tại Mỹ. G.E. sau đó đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình. Khi công ty mở rộng ra nước ngoài, phần lợi nhuận của họ ghi nhận ở các nước có thuế suất thấp như Ireland và Singapore đã tăng nhanh hơn nhiều. Từ năm 1996 đến năm 1998, lợi nhuận và doanh thu của công ty tại Hoa Kỳ không thay đổi – chiếm 73% tổng số. Tuy nhiên, trong ba năm qua, 46% doanh thu của công ty thu được ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 18% tổng lợi nhuận. Martin A. Sullivan, một nhà kinh tế về thuế làm việc cho tạp chí Tax Analysts cho biết, ghi nhận một tỷ lệ lớn như vậy lợi nhuận của mình ở các nước có thuế suất thấp đã “cho phép G.E. giảm thuế suất hiệu quả tại Mỹ của họ xuống đến mức đáy”. Lãnh đạo của G.E. nói rằng chênh lệch giữa doanh thu tại Mỹ và lợi nhuận tại Mỹ là kết quả của các yếu tố kinh doanh thông thường, chẳng hạn như đầu tư vào thị trường nước ngoài và các khoản lỗ nặng vì cho vay tại Hoa Kỳ gần đây. Công ty cũng cho biết công nhân trong nước sẽ được hưởng lợi khi G.E. có Yesnews T12-2014

lợi nhuận tại nước ngoài. “Chúng tôi tin rằng chiến thắng tại các thị trường nước ngoài làm tăng xuất khẩu và việc làm ở Mỹ”, ông Samuels cho biết thông qua một phát ngôn viên. “Nếu các công ty Mỹ không đủ cạnh tranh bên ngoài thị trường sân nhà, sẽ có ít hơn, chứ không phải nhiều hơn, công ăn việc làm tại Hoa Kỳ, vì cơ hội làm ăn sẽ tìm đến một đối thủ cạnh tranh nước ngoài.” Công ty không nói rõ đã tiết kiệm thuế trên toàn cầu nhờ nguồn vốn chủ động được bao nhiêu, nhưng sử dụng từ “đáng kể” trong báo cáo hàng năm của họ. Các nhà phân tích chứng khoán ước tính lợi ích thuế của G.E. có thể lên tới hàng trăm triệu USD một năm. “Ngăn chặn hoạt động chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các công ty tài chính như G.E. là một trong những thành tựu quan trọng của Đạo luật cải cách thuế năm 1986 của Tổng thống Reagan”, Robert S. McIntyre, giám đốc của nhóm Công dân vì Công lý thuế - một nhóm đóng vai trò quan trọng trong những thay đổi đó, nói. “Sự thật rằng Quốc hội đã bị lừa làm theo hướng dẫn của các công ty như G.E. để rồi phá hoại công cuộc cải cách là một sự xúc

phạm không chỉ tới Reagan, mà tới tất cả những người nộp thuế ở Mỹ đang phải chi trả cho hành động tránh thuế tràn lan của G.E”

Chiến thuật gây áp lực toàn diện

Tối thiểu hoá tiền thuế trở nên quan trọng tại G.E. đến mức ông Samuels đã đặt chiến lược thuế vào các vị trí quyết định trong nhiều cơ sở sản xuất lớn và các doanh nghiệp trên toàn cầu. Ông Samuels, tốt nghiệp Đại học Vanderbilt và Trường Đại học Luật Chicago, từ chối phỏng vấn cho bài viết này. Các lãnh đạo công ty thừa nhận rằng phòng thuế đã được mở rộng kể từ khi ông gia nhập công ty vào năm 1988, và cho biết bây giờ phòng đã có 975 nhân viên. Tại một hội nghị về thuế trong năm 2007, một nhân viên thuế của G.E. nói rằng “sứ mệnh” của phòng thuế bao gồm 19 quy tắc và kêu gọi nhân viên phân chia thời gian đồng đều giữa việc đảm bảo tuân thủ pháp luật và “tìm cách khai thác cơ hội giảm thuế”. Chuyển những chiến lược sáng tạo nhất của phòng thuế vào hệ thống pháp luật là một hoạt động phổ biến khác. G.E. tiêu rất nhiều tiền vào vận động hành lang: hơn 200 triệu USD trong thập kỷ qua, Trang 25


Nhìn ra thế giới theo thống kê của Trung tâm Chính trị Trách nhiệm. Hồ sơ nộp cho các cán bộ tổ chức bầu cử cho thấy phần lớn số

thuế cho các công ty, một lượng lớn trong số đó có lợi cho G.E. Có một điều khoản cho phép các công ty hoãn

tiền đó được dành cho pháp luật thuế. G.E. thậm chí đã biến thất bại thành thành công với sự giúp đỡ của Quốc hội. Theo tin tức báo cáo sau quyết định năm 2002 và theo lời một nhân viên Quốc hội, sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới buộc Hoa Kỳ chấm dứt 5 tỷ USD một năm tiền trợ cấp xuất khẩu cho G.E. và những nhà sản xuất khác, những luật sư và nhà vận động hành lang của công ty đã tham gia tích cực vào viết lại một phần luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đến khi Đạo luật Tạo Việc làm được phê duyệt trở thành luật pháp dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2004, nó đã cung cấp hơn 13 tỷ USD mỗi năm tiền giảm

thuế đối với lợi nhuận ở nước ngoài thu được từ cho thuê máy bay với các hãng hàng không. Chính sách này hào phóng - và phù hợp với G.E. và một số ít các công ty khác - đến mức mà nhân viên của Ủy ban Cách thức và Phương tiện công khai phàn nàn rằng G.E. sẽ gặt hái “một tỷ lệ phần trăm áp đảo” của khoảng 100 triệu USD tiền tiết kiệm thuế hàng năm. Theo báo cáo năm 2007, công ty tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD tiền thuế tại Mỹ nhờ luật này trong ba năm sau khi nó được ban hành. Tuy nhiên đến năm 2008, mối lo ngại về chi phí ngày càng tăng của kẽ hở thuế nước ngoài đặt G.E. và các công ty khác lui

Yesnews T12-2014

về thế phòng thủ. Với đảng Dân chủ kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, những ngoại lệ đối với nguồn vốn chủ động sẽ được cho hết hạn. Rangel của Ủy ban Cách thức và Phương tiện nói rằng ông ủng hộ để chúng kết thúc và hướng nguồn doanh thu từ đó - khoảng 4 tỷ USD mỗi năm tới các ưu tiên khác. G.E. đã phản ứng lại ngay lập tức. Ngoài 18 triệu USD phân bổ cho các bộ phận vận động hành lang nội bộ, công ty đã chi hơn 3 triệu USD trong năm 2008 cho các công ty vận động hành lang. Sau đó, Rangel đã ngừng phản đối miễn giảm thuế. Đại biểu Hạ Viện Joseph Crowley, Đảng Dân chủ New York, cho biết ông đã giúp thuyết phục Rangel bằng cách nói rằng miễn giảm thuế sẽ giúp Citigroup, một nhà tuyển dụng lớn trong quận của ông Crowley. Lãnh đạo G.E. khẳng định không có chuyện Samuels hay bất cứ nhà vận động hành lang nào đang làm việc cho công ty thảo luận với ông Rangel về tiền đóng góp từ thiện. Một phát ngôn viên công ty cho biết, lần liên lạc duy nhất đã được thực hiện vào cuối năm 2007 khi ông Immelt gọi để thông báo cho Rangel rằng quỹ tài trợ đang Trang 26


Nhìn ra thế giới trợ cấp chó các trường học trong quận của ông. Nhưng trong năm 2008, khi Rangel bị chỉ trích vì sử dụng văn bản của Quốc hội để vận động tiền quyên góp cho một trường Đại học Thành phố thuộc trường Đại học New York đang được xây dựng để vinh danh ông, Rangel cho biết đã đưa ra lời kêu gọi tới các giám đốc của G.E. để đóng góp 30 triệu USD cho các trường thuộc Đại học Thành phố New York. Rangel nói tại một cuộc họp báo tháng 7 năm 2008 tại Washington. rằng G.E. không liên quan tới dự án trường Đại học Thành phố, “và tôi đã không gửi họ bất kỳ lá thư nào”. Ông cho biết thêm rằng ông “dựa vào sự giúp đỡ của họ ở thành phố New York như họ vẫn làm trên khắp cả nước. Nhưng ý của tôi là tôi cũng biết rằng các C.E.O. ở đó có liên hệ với quỹ tài trợ.” Trong một cuộc phỏng vấn trong tháng này, ông Rangel cung cấp một phiên bản khác của các sự kiện này: ông nói rằng ông không nhớ đã từng thảo luận với Immelt và không hề biết về tiền quyên góp của quỹ tài trợ cho đến khi văn phòng thị trưởng gọi ông vào tháng Sáu, trước lễ công bố và sau khi Rangel đã ngừng phản đối điều luật cho Yesnews T12-2014

phép miễn giảm thuế. Được yêu cầu giải thích sự khác nhau giữa các phát ngôn của mình, Rangel trả lời: “Tôi không biết gì cả”.

Giá trị nào cho người Mỹ?

Trong khi thuế suất thấp của G.E. góp phần tăng lợi nhuận và giúp công ty tiếp tục chi trả cổ tức cho các cổ đông trong thời kỳ suy thoái kinh tế, một số chuyên gia thuế đặt câu hỏi rằng người nộp thuế nhận lại được những gì. Từ năm 2002, công ty đã sa thải một phần năm lực lượng lao động ở Hoa Kỳ trong khi tăng việc làm ở nước ngoài. Trong thời gian đó, lợi nhuận tại nước ngoài tích lũy của G.E. đã tăng lên 92 tỷ USD từ 15 tỷ USD. Đại biểu Hạ viện Lloyd Doggett, đảng Dân chủ bang Texas, người đã đề nghị bãi bỏ nhiều điều khoản giúp tránh thuế cho biết: “Việc G.E. gần như có thể thiết lập mức thuế suất riêng cho mình cho thấy rất nhiều thứ chúng ta cần phải cải cách”, “hệ thống thuế của chúng ta nên khuyến khích tạo việc làm và đầu tư ở Mỹ và chấm dứt những ưu đãi thuế đối với xuất khẩu việc làm và né tránh trách nhiệm về chi phí bảo vệ lợi ích quốc gia.” Trong khi chính quyền Obama và các nhà lãnh đạo

trong Quốc hội đang xem xét đề nghị cải cách luật thuế công ty, G.E. đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ lợi ích của mình. Công ty đã chi 4,1 triệu USD cho vận động hành lang bên ngoài vào năm ngoái, trong đó có bốn hãng đặc biệt chuyên về chính sách thuế. “Chúng tôi là một công ty lớn, vì vậy có rất nhiều vấn đề mà chính phủ đang xem xét, Quốc hội đang xem xét, có ảnh hưởng đến các cổ đông của chúng tôi”, ông Gary Sheffer, một Phát ngôn viên của G.E. nói. “Vì vậy, chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi có tiếng nói.”

Nhóm dịch Yesnews

Trang 27


Góc nội bộ

12

năm không phải một chặng đường quá dài nhưng nó đủ để ghi dấu những bước chân của chúng tôi và để khi nhìn lại chúng tôi có thể kể cho nhau nghe bao kỉ niệm buồn vui của Vậy là Yes của chúng tôi đã một thời tuổi trẻ. Giữa không tròn 12 tuổi! YES - 12 mùa ta khí giá lạnh của tháng 12, một đã yêu, 12 mùa ta đã gắn bó buổi tiệc sinh nhật thật ấm áp và trưởng thành! và vui vẻ đã được diễn ra. Với cá nhân tôi, một cộng tác viên của câu lạc bộ, tuy mới Quốc Hùng chỉ tham gia hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng nơi ấy đã như một gia đình thân thiết! Trong bữa tiệc mừng sinh nhật đại gia đình, chúng

YES – 12 mùa ta đã yêu

Yesnews T12-2014

tôi đã được đón rất nhiều anh chị, những người con đi xa nay mới có dịp về thăm nhà, thăm các em. Một không khí thân mật và một không gian ấm cúng làm chúng tôi xích lại gần nhau hơn, xóa đi khoảng cách giữa các thế hệ. Còn gì tuyệt vời hơn được ngồi cùng những người thân yêu, cùng xem những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do chính Y56 chúng tôi chuẩn bị. Sân khấu đã sáng đèn, giờ là lúc thành quả của quá trình tập luyện được phô diễn. Và ý nghĩa của buổi sinh nhật không chỉ nằm ở nội dung bữa tiệc ngày hôm đó mà còn gắn liền suốt Trang 28


Góc nội bộ với quá trình chúng tôi chuẩn bị cho nó. Đây là một trong những sự kiện đầu tiên Y56 tự bắt tay xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện các công tác chuẩn bị. Vì là lần đầu tiên, còn thiếu kinh nghiệm tổ chức nên không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Nhưng đây cũng chính là cơ hội cho chúng tôi được làm việc cùng nhau, trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn. Nhớ sao những buổi trưa tập múa, khi mà những bước tập ban đầu khá khó khăn với những diễn viên nghiệp dư. Đã tưởng như tiết mục không thể được hoàn thành, nhưng nhờ sự cố gắng và nỗ lực của tất cả mọi người, nhờ sự sẻ chia và động viên lẫn nhau, chúng tôi đã có thể vượt qua khó khăn. Cùng tham gia tập luyện tiết mục cho chúng tôi nhiều thời gian trò chuyện, vui đùa và gần gũi

Yesnews T12-2014

hơn. Rồi những buổi tối tập hâm nóng bởi phần văn nghệ, kịch, tập hát… Mỗi người cố chúng tôi cùng tổng kết lại gắng một chút, trách nhiệm hoạt động của một năm vừa

một chút và mọi công việc đều được hoàn thành đúng như kế hoạch. Chắc chắn các cộng tác viên Y56 đã có thêm kinh nghiệm,thêm tự tin để tham gia hoạt động lâu dài cùng câu lạc bộ. Sau khi hội trường được

qua. Những hình ảnh của các hoạt động nội bộ cũng như các chương trình lớn của trường, của hội sinh viên đã nhắc nhớ lại một năm khá thành công và nhiều kỉ niệm. Với những thành viên, đây là dịp để nhìn lại quá trình hoạt động của mình và thêm yêu quý, thêm nhiệt tình với công việc của câu lạc bộ. Tuy chỉ góp mặt trong phần cuối của clip ảnh ấy nhưng tôi thấy rất vui và tự hào vì mình cũng đã đóng góp được chút công sức bé nhỏ cho sự phát triển của đại gia đình. Rồi điều được mong chờ nhất đã đến. Chiếc bánh sinh nhật được mang ra trong niềm háo hức của tất cả mọi người. Thời khắc đánh dấu tuổi thứ 12 của YES đã điểm. Trang 29


Góc nội bộ Ánh nến lung linh làm chúng tôi thêm xích lại gần nhau và cùng nhau hát vang bài hát chúc mừng sinh nhật. Tiếng hát cất lên từ trái tim, từ tình yêu và niềm tự hào về câu lạc bộ. Chị chủ nhiệm đã thay lời tất cả chúng tôi, nói lên quyết tâm của toàn thể các thành viên, cộng tác viên, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng câu lạc bộ ngày càng vững mạnh, ngày càng phát triển, thực hiện theo đúng phương châm: “Kiên định mục tiêu, Nỗ lực đến cùng, Sáng tạo để dẫn đầu!” Ra về lòng chúng tôi lưu luyến nhưng cũng tràn ngập quyết tâm. Ngày mai, chúng tôi sẽ quay về với công việc học tập và hoạt động nhưng với một động lực mới để lần sinh nhật thứ 13 chúng tôi sẽ kể cho nhau nghe nhiều kỉ niệm ý nghĩa và nhiều thành quả hơn!

YES-chúng ta là một gia đình

Yesnews T12-2014

Trang 30


Yesnews T12-2014


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.