Báo tháng 11 2014

Page 1


Yesnews

1

Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tin

Mục Lục

Hội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

Giao lộ thông tin • Tin tức kinh tế trong nước tháng 11 - 2014......2 • Tin tức kinh tế quốc tế tháng 11 - 2014............6

Lăng kính khoa học

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa • Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.................10 học ĐH KTQD

• Phát triển công nghiệp hỗ trợ - cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.........15

Ban biên tập: Phan Huy Hoàng, Đỗ Phương Dung, Đinh Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Trang, Xuân Toàn • Phép ma thuật của Cirque Du Soleil

Nhìn ra thế giới

Nội dung: Thanh Nhàn, Thu Trang, Cao Nhung, Ngọc Oanh, Ngọc Ánh, Kiều Oanh, Nguyễn Hồng Ngọc, Hải Yến, Huyền Trang Thiết kế và trình bày: Hồng Nga Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Địa chỉ: Phòng 121 - nhà 11 Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnew.neu@gmail.com

(Đoàn xiếc Mặt trời).........................................19 • Khả năng sinh lời của lĩnh vực vận tải hàng không................................................................22 • Tầm nhìn xa - chiến lược hiệu quả.................27


Yesnews

Giao lộ thông tin

2

TIN TỨC TRONG NƯỚC THÁNG 11 Diễn biến kinh tế trong nước tháng 11 chủ yếu xoay quanh tình hình: giá vàng, giá xăng dầu giảm;Việt Nam xuất siêu sau 11 tháng; quyết định tăng lương tối thiểu của Chính phủ trong bối cảnh ngân sách eo hẹp như hiện nay…

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014 giảm mạnh

Ngày 24/11/2014, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2014 giảm 0.27% so với tháng 10/2014, tăng 2.6% so với cùng kì năm 2013. Trong đó, có 4 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước, bao gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông và bưu chính viễn thông. So với tháng trước, nhóm có quyền số cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0.03%, cụ thể: lương thực tăng 0.12%, thực phẩm

giảm 0.1%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0.03%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng) có quyền số lớn thứ hai cũng đã giảm 0.74% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giao thông giảm đáng kể, giảm 2.75% so với tháng trước. Nguyên nhân giảm giá của các nhóm hàng này là do sự giảm giá của các mặt hàng chính như xăng dầu, gas, dầu hỏa,… vào đợt cuối tháng 10, đầu tháng 11 (cùng thời điểm lấy giá của chỉ số giá tiêu dùng tháng 11).

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong nhóm các mặt hàng tăng giá, đáng chú ý nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0.34% so với tháng 10/2014, do giá các mặt hàng mùa đông tăng nhẹ. Nhìn chung, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2014 giảm mạnh – hiện tượng hiếm gặp trong 10 năm trở lại đây (trừ năm 2008, do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu) là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.

Giá xăng, giá vàng và giá đô la Mỹ

Tính đến ngày 22/11/2014, giá xăng được điều chỉnh giảm lần thứ 10 trong đợt giảm giá liên tục. Xét trên góc độ người tiêu dùng và doanh nghiệp, giảm giá xăng là một tín hiệu tốt. Nhưng xét tổng thể một nền kinh tế, giá xăng giảm không hẳn đã tốt. Giá xăng trong nước giảm là chịu ảnh hưởng của việc giá dầu thô thế giới giảm mạnh (xuống đến mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây). Trong khi đó, Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô,


Yesnews

Giao lộ thông tin

nên giá dầu thô giảm sẽ ảnh hưởng tới giá dầu xuất khẩu của nước ta. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, với mức giá 75USD/1 thùng thì nước ta sẽ có lãi rất ít. Thu từ dầu thô chiếm 1/10 thu ngân sách, nên thu ngân sách từ dầu thô đang giảm. Tuy nhiên, việc vừa muốn có lãi (giá xuất khẩu dầu khô cao), vừa muốn nhập khẩu dầu thành phẩm với giá rẻ (khoảng 70% dầu thành phẩm của nước ta là do nhập khẩu) là điều không thể. Việc giá dầu ở mức như hiện nay thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước 2015. Hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ không được tính trong chỉ số giá tiêu dùng cũng thay đổi theo giá của thế giới. Trong đó, giá vàng giảm 1.49% so với tháng trước, giảm 6.89% so với cùng kì năm trước. Còn giá đô la Mỹ lại tăng vọt, tăng 0.23% so với

tháng trước, và tăng 0.73% so với cùng kì năm ngoái.

Xuất siêu sau 11 tháng

Tháng 11 năm nay, cả nước vẫn tiếp tục nhập siêu, đạt mức 300 triệu USD, giảm so với mức nhập siêu 400 triệu USD tháng trước đó. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 13,2 tỷ USD, giảm 6,2% so với tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9 tỷ USD, giảm 6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, giảm 6,5% do kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao giảm mạnh như: sắt thép giảm 28,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 20,4%; thủy sản giảm 13,1%... Trái ngược với xu hướng giảm trong xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 11 lại ước tính đạt 135 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng

3

kỳ năm 2013, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 76,7 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực kinh tế trong nước đạt 58,3 tỷ USD, tăng 12,7%. Như vậy, nhìn vào những con số trên, có thể thấy nhập siêu là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng chú ý là tính chung 11 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại thặng dư 2,06 tỷ USD, chủ yếu đến từ khu vực có vốn đầu tư từ nước ngoài xuất siêu ở mức khá cao với 15,54 tỷ USD trọng tâm ở nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện, dệt may, giày dép…

Tăng lương tối thiểu

Kể từ ngày 1/1/2015, lương tối thiểu vùng sẽ đạt từ 2.150.000 đến 3.100.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,… Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 như sau: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/ tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Như vậy, khối hành chính sự nghiệp sẽ không được tăng lương. Theo Bộ Tài Chính, phương án tăng lương dù khiêm tốn cũng sẽ khiến ngân


Yesnews

Giao lộ thông tin

sách nhà nước phải chi hơn 11.000 tỉ đồng. Nếu tăng lương cho tất cả mọi người, ước tính cần đến 40.000 tỉ đồng trong năm 2015. Đó là một con số lớn, là gánh nặng trong bối cảnh nợ công, thâm hụt ngân sách hiện nay. Yếu tố quan trọng khi tăng lương là phải cân đối với khả năng chi trả của doanh nghiệp, các chỉ số về tăng trưởng kinh tế,… Tăng lương tối thiểu là tốt trong một số trường hợp. Nhưng xét trên bình diện cả nền kinh tế, tăng lương tối thiểu đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Thông tư 36 – biện pháp đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng

Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư 36/2014/ TT – NHNN về việc “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài”, Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2015. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư có những điểm nổi bật đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh cổ phiếu, cụ thể như: Giới hạn cấp tín dụng: các Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách

4

hàng để đầu tư khi Ngân hàng đó đáp ứng điều kiện tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Cùng với đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng theo Thông tư: “Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trên cơ sở bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc trên cơ sở bảo đảm bằng cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác; không được cấp tín dụng trung hạn, dài hạn cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu”. Cũng trong quy định về hạn chế, ngừng cấp tín dụng đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, ngânhàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng để các


Yesnews

Giao lộ thông tin công ty này đầu tư, kinh doanh cổ phiếu hoặc cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Đối với diện được cấp tín dụng, một trường hợp nằm trong diện này được phản ánh tại khoản 6, Điều 14, Thông tư 36/2014/TT – NHNN: “Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần”. Ngoài ra, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán phát triển, thông tư 36 đưa ra điều chỉnh hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ).

Luật nhà ở sửa đổi

Ngày 25/11/2014, Luật nhà ở sửa đổi đã trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Đây là một tin mừng cho thị trường Bất động sản bởi điểm đáng chú ý nhất trong luật này là quy định cho phép người

5

nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam, điều mà giới kinh doanh địa ốc cũng như cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam chờ đợi từ rất

người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam góp phần tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển ổn định trong dài hạn và trước mắt cũng có

lâu. Cụ thể, theo Luật này, người nước ngoài có quyền thuê và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hoặc tối đa 250 biệt thự/nhà liền kề với thời hạn 50 năm. Khi người nước ngoài kết thúc thời hạn sở hữu này thì họ hoàn toàn có quyền chuyển nhượng nhà ở đó cho đối tượng khác. Trong điều kiện người nước ngoài tiếp tục sống lâu dài tại Việt Nam, thời hạn sẽ được tính trong chu kỳ tiếp theo, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Có thể thấy, Bộ luật này là tác động rõ rệt nhất đến thị trường Bất động sản, theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM: “Việc mở cửa cho

tác dụng giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu bất động sản hiện nay”. Rộng hơn, cũng theo lý giải của ông Lê Hoàng Châu, việc mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua nhà chính là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng tổng tài sản quốc gia, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề và tạo việc làm cho người lao động.

Thanh Nhàn - Ngọc Oanh

(Tổng hợp)


Yesnews

Giao lộ thông tin

6

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 11 Mặc dù chúng ta vẫn mong đợi vào một triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu trong những tháng cuối năm 2014, nhưng các dấu hiệu hiện nay vẫn cho thấy dường như đây là một điều không thể đạt được. Bóng đen của trì trệ và khủng hoảng kinh tế vẫn bao phủ khắp nơi.

Giảm phát – mối đe dọa của kinh tế thế giới

tới, chứ không phải là lạm phát. Con số này cao gấp đôi so với kết quả khảo sát diễn ra Mới đây, Bloomberg đã vào tháng 7 trước đó. Dấu tiến hành một cuộc điều tra hiệu rõ ràng nhất là ở khu vực khảo sát về sự lạc quan của các nhà đầu tư vào nền kinh đồng Euro và các nền kinh tế tế thế giới. Kết quả được công mới nổi. Tình hình kinh tế tại bố với 38% số người tham gia đây đang có diễn biến xấu đi, kèm theo nguy cơ giảm phát khảo sát đánh giá nền kinh

tế toàn cầu đang ở tình trạng tồi tệ nhất hai năm qua; 89% nhận định, giảm phát sẽ là mối đe dọa lớn trong năm

tăng cao. Nguyên nhân là do các chính sách tiền tệ thắt chặt mà ngân hàng TW châu Âu và chính phủ các quốc gia

đang áp dụng. Ngoài ra, cuộc khảo sát hàng quý của 510 nhà đầu tư chỉ ra rằng Châu Âu không phải mối lo ngại duy nhất hiện nay. Các quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những khó khăn tương tự. Một báo cáo mới đây đưa ra chỉ số sản xuất của các nhà máy Trung Quốc chỉ tăng nhẹ 7,7%, mức tăng thấp nhất từ năm 2009 đến nay. Đó là dấu hiệu của sự giảm sâu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tính từ cuối tháng 10. Thậm chí ngay cả ở Mỹ, giới đầu tư cũng không tránh khỏi sự lo ngại trước tình hình tăng trưởng kinh tế hết sức chậm chạp của nước này. Hiện nay, tỷ lệ lạm phát vào tháng 9 của Mỹ đạt ở mức 1,4%, đánh dấu tháng thứ 29 liên tiếp tỷ lệ lạm phát nước này dưới 2% theo mục tiêu của Fed. Bên cạnh đó, khoảng 3/4 số người tham gia khảo sát cho rằng, giảm phát sẽ là nguy cơ chính đe


Giao lộ thông tin dọa các nền kinh tế Châu Á 77.92 USD/thùng. Đây là mức trong năm tới. đóng cửa thấp nhất của giá dầu Giá dầu rơi xuống Brent kể từ ngày 09/09/2010. mức thấp nhất 4 năm Kể từ giữa năm 2014 đến nay, trở lại đây giá dầu đánh mất hơn 30% do Giá dầu thô đồng loạt nguồn cung toàn cầu tăng cao giảm xuống mức thấp nhất trong khi nhu cầu tăng trưởng trong 4 năm do những tín yếu ớt. hiệu cho thấy Tổ chức Các Một số thành viên OPEC nước xuất khẩu dầu lửa bao gồm Libya, Venezuela, (OPEC) vẫn chưa sẵn sàng cắt Iran và Ecuador muốn tổ chức giảm sản lượng bất chấp sự dư này cắt giảm mạnh sản lượng thừa nguồn cung “vàng đen” để xoa dịu tình trạng dư thừa trên toàn cầu. nguồn cung trên toàn cầu. Kết thúc phiên giao dịch Tuy nhiên, A-rập Xê-út, nhà ngày 14/11, tại Sở Giao dịch xuất khẩu dầu thô lớn nhất, tỏ hàng hóa New York (Nymex), ra lưỡng lự trước phương án hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ này còn Cô-oét cho rằng việc giao tháng 12 giảm 2.97 USD/ cắt giảm sản lượng là không thùng (tương ứng 3.9%) còn có khả năng xảy ra. Việc giá 74.21 USD/thùng. Cùng lúc dầu thế giới giảm mạnh mà đó, hợp đồng xăng giao tháng OPEC không giảm sản lượng, 12 lao dốc 10 xu (tương ứng khiến nhiều chuyên gia kinh 5%) còn 2.0016 USD/gal- tế cho rằng tổ chức này đang lon, mức thấp nhất trong 4 chuẩn bị cho một “cuộc chiến năm. Hợp đồng dầu sưởi giao giá dầu” nhằm thách thức việc tháng 12 trượt 8 xu (tương Mỹ đang trên đà trở thành ứng 3.5%) còn 2.3621 USD/ nước sản xuất dầu thô lớn gallon, mức thấp nhất kể từ nhất thế giới. Tuy nhiên, Bộ tháng 9/2010. Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 12 giảm 21 xu (tương ứng 5%) còn 3.9770 USD/MMBtu, đánh dấu phiên giảm giá thứ tư liên tiếp – đợt sụt giảm dài nhất kể từ cuối tháng 10/2014. Trên sàn ICE Futures tại London, hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 rớt mạnh 2.46 USD/ thùng (tương ứng 3.1%) còn

Yesnews

7

trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali Al-Naimi đã lên tiếng bác bỏ những nghi ngờ trên. Theo nhận định của ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu giảm mạnh phản ánh sự đồng thuận giữa giới giao dịch và các nhà đầu tư rằng OPEC sẽ quyết định duy trì sản lượng của khối ở mức hiện tại khi nhóm họp vào ngày 27/11.

Kinh tế Nga - biến đổi từ thùng dầu

Ngày 24/11/2014 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã đưa ra thông tin về những thiệt hại không nhỏ của kinh tế Nga, bởi các lệnh trừng phạt và việc giá dầu giảm. Con số này lên tới 160 tỷ USD. Bên cạnh đó, năm 2014 sẽ là năm mà lợi nhuận ngành ngân hàng Nga giảm tới 10% so với các năm trước. Hiện nay bản thân các ngân hàng và các công ty của Nga (cả các ngân hàng hàng đầu như Sberbank và VTB)


Yesnews

Giao lộ thông tin

gần như không thể tiếp cận được với thị trường bên ngoài do các lệnh cấm vận của phương Tây. Trước áp lực bên ngoài như vậy, các ngân hàng lại càng gặp khó khăn hơn khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng mà nguồn vốn và tính thanh khoản của mình bị hạn chế. Sự kiện giá dầu giảm có thể sẽ chính thức đánh dấu cho sự suy thoái của Nga. Bộ trưởng Tài chính Nga nhận định trong năm 2015, nếu giá dầu giảm còn 60 USD/thùng và phương Tây thắt chặt hơn các lệnh trừng phạt thì suy thoái sẽ là tất yếu. Nền kinh tế Nga sẽ rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Dầu thô vốn là mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, tuy nhiên theo IEA thì thị trường đang bước vào thời kì cầu yếu, do vậy, giá dầu có thể còn giảm hơn nữa. Trước những áp lực từ mọi phía, muốn đẩy lùi khủng hoảng, nước Nga cần có những chính sách kinh tế phù hợp, kịp thời. Trong đó, sử dụng ngân sách hợp lí, chặt chẽ được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất.

Hạ lãi suất tại Trung Quốc

Nhận thấy mối đe dọa lớn từ sự khủng hoảng, trì trệ của nền kinh tế thế giới hiện nay,

lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế nước này. Mới đây, NHTW Trung Quốc (PBOC) đã tiến hành giảm lãi suất - lần đầu tiên kể từ năm 2012 : lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm giảm 0,4 điểm phần trăm, xuống còn 5,6%.

8

nhằm sử dụng lãi suất cơ bản để giảm lãi suất thị trường và giảm chi phí đi vay, tạo môi trường tiền tệ hợp lí xây dựng nền tảng vững chắc cho sự tự do lãi suất trong tương lai, làm kinh tế phát triển khỏe mạnh. Đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, nhiều nguy cơ suy giảm thì Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đây được coi như một động giảm 0,25 điểm phần trăm, thái thể hiện nỗ lực cải thiện xuống còn 2,75%. Các mức lãi tăng trưởng của nước này. suất trên bắt đầu có hiệu lực Kinh tế Nhật bất ngờ từ ngày 22/11/2014. Theo ông Wang Tao, chuyên gia kinh tế rơi vào suy thoái Tính tới quý 3/2014, kinh từ ngân hàng UBS chi nhánh Hồng Kông, đợt điều chỉnh tế Nhật Bản đã tăng trưởng này của Trung Quốc là hợp lí âm trong hai quý liên tiếp. và cần thiết. Bởi lẽ, hiện nay Không một chuyên gia nào lãi suất thực đã tăng đáng kể, trong số 18 nhà kinh tế được ảnh hưởng đến dòng tiền cũng Wall Street Journal khảo sát ý như bảng cân đối kế toán của kiến trước đó nhận định GDP doanh nghiệp, gây nguy cơ Nhật suy giảm. Theo thống kê mới được tăng nợ xấu. Có thể thấy, mục đích của lần điều chỉnh này chính phủ Nhật Bản công bố


Yesnews

Giao lộ thông tin vào ngày 17/11, GDP trong quý 3/2014 của nước này đã giảm 1.6% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng 2.1% và giảm 0.4% so với quý 2/2014. Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính bởi việc tăng thuế tiêu thụ đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong quý 3 vừa qua. Vào khoảng tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã nâng thuế tiêu thụ từ 5% lên 8% nhằm cải thiện tình hình tài chính và

đó, chi đầu tư cơ bản của các công ty giảm 0,2%. Sau khi số liệu này được công bố, giá trị đồng Yên so với USD đã giảm mạnh, sau đó ổn định ở tỷ giá 1 USD tương ứng 116,46 yên. Chỉ số Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán Nhật cũng mất 2,6%, đạt 17.037,65 điểm. Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang có những quan điểm trái chiều về việc tăng thuế tiêu thụ. Một

dường như động thái này vẫn đang tác động lên nền kinh tế. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc xem liệu có nên tiếp tục nâng thuế tiêu thụ lên 10%. Cũng theo số liệu thống kê, trong quý 3, tiêu thụ tư nhân, lĩnh vực đóng góp khoảng 60% nền kinh tế, chỉ tăng 0.4% so với quý trước, yếu hơn so với kỳ vọng tăng 0.8% của các nhà kinh tế. Trong khi

số cho rằng việc tăng thuế là cần thiết để cho thấy cam kết của Nhật về sự ổn định tài chính, trong khi số khác nói đây không phải là thời điểm phù hợp để đánh vào túi tiền của người tiêu dùng. Trước tình hình này. Tình hình hiện tại cho thấy, chính sách chấn hưng tăng trưởng Abenomics của ông Abe hiện đang gặp khó khăn. Trong năm 2013, chính sách này đã phát huy

9

tác dụng khá tốt, nhưng bước sang năm nay, kinh tế Nhật lại rơi vào tình trạng tồi tệ. Điều này cho thấy, việc đưa kinh tế Nhật ra khỏi thời kỳ tăng trưởng ì ạch kéo dài hàng thập kỷ không phải là một chuyện dễ dàng.

Cao Nhung – Thu Trang (Tổng hợp)


Yesnews

Lăng kính khoa học

Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

“Ý tưởng khởi nguồn”

10

Hiện nay Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp xã hội (social entrepreneurship) với tổng số vốn đăng kí lên tới 240 tỷ đồng. Kể từ năm 2008, số lượng DNXH gia tăng mạnh mẽ và gây sự chú ý bởi những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Loại hình doanh nghiệp này ở nước ta còn khá mới nhưng đã có những đóng góp không nhỏ tới kinh tế-xã hội. Trước chiều hướng tăng nhanh về số lượng cũng như hình thức hoạt động của DNXH, Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý phù hợp để kiểm soát chặt chẽ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các DNXH. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XIII vừa qua, vấn đề DNXH lần đầu tiên được đưa ra thảo luận. Theo đó, DNXH được đề cập ở Điều 11, Dự thảo sửa đổi Luật doanh nghiệp và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Khái niệm DNXH mới chỉ được nhắc tới nhiều tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì DNXH Việt Nam đang “chập chững tập đi”. Theo nghiên cứu của Mac Donald M. & Howarth C. mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện tại London năm 1665. Vào thời điểm đó, đại dịch bùng nổ, các gia đình giàu có, chủ xưởng rút khỏi thành phố để lại nhóm người lao động nghèo không việc làm. Trước tình hình này, một người đàn ông tên Thomas đã đứng ra thành lập một xí nghiệp và dùng nguồn tài chính cá nhân để duy trì việc làm cho hơn 1700 người. Khi thành lập xí nghiệp, Thomas tuyên bố không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận tạo ra sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện. Đây được coi là “ý tưởng khởi nguồn” của DNXH. Xứ sở sương mù – cái nôi của DNXH vẫn luôn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này qua các thời kỳ. Theo thống kê năm 2011, hiện Anh có khoảng trên 90000 DNXH với tổng doanh thu trên 70 tỷ bảng (tương đương 105 tỷ USD)-một con số rất ấn tượng nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm (135.5 tỷ USD).

Định nghĩa DNXH thế nào?

DNXH trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có bước phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy khái niệm DNXH xuất hiện với mật độ ngày càng dày đặc. Tuy nhiên do tính chất đa dạng và phức tạp mà chưa hề có một khái niệm chung áp dụng trên toàn thế giới. Tùy vào điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, địa phương và góc độ nhìn nhận mà có những quan điểm khác nhau về khái niệm DNXH. Theo Liên minh các doanh nghiệp xã hội Bắc Mỹ “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức kinh doanh với mục tiêu tạo ra giá trị tốt đẹp chung đối với toàn xã hội. Nó sử dụng các phương pháp, nguyên tắc và quy luật thị trường để tạo ra những kịch bản vượt trội về xã hội, môi trường và công bằng con người”. Theo quan niệm của Hội đồng doanh nghiệp xã hội Canada “DNXH là những tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận nhằm đáp ứng đồng thời hai mục tiêu là tạo ra thu nhập từ việc tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ và tạo ra giá trị xã hội, môi trường và văn hóa. Nhìn chung doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp có mục tiêu tối cao là phát triển xã hội thông qua việc sử dụng phương thức họat động, chiến lược kinh doanh của một


Yesnews

Lăng kính khoa học doanh nghiệp. Tên gọi của loại hình này cũng tự nó nêu lên những đặc điểm nổi bật, giúp phân biệt DNXH với các loại hình doanh nghiệp truyền thống hay các tổ chức phi chính phủ NGOs. Thuật ngữ Tiếng Anh “social entrepreneurship” xác định một DNXH trước hết là một doanh nghiệp có tính sáng tạo, ý tưởng kinh doanh mới lạ và dám đương đầu với thách thức. Quan trọng nhất, DNXH phải giải quyết được các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, phân biệt giới tính... Điều này trở thành tôn chỉ hoạt động của DNXH, do vậy mà lợi nhuận chủ yếu được tái đầu tư cho mục tiêu xã hội. Các doanh nghiệp truyền thống hoạt động vì mục tiêu kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận mà không dành nhiều sự quan tâm tới các vấn đề xã hội; trong khi các tổ chức thiện nguyện, tổ chức phi chính phủ (NGOs) huy động nguồn lực xã hội để giúp đỡ người nghèo hay bảo vệ môi trường-tức là các NGOs bị phụ thuộc về nguồn tài chính. Như vậy sự xuất hiện

11

của DNXH đã “lấp lỗ hổng” của các tổ chức kể trên; mỗi DNXH đều được vận hành và quản lý như một doanh nghiệp bình thường để tạo ra sản phẩm, dịch vụ từ đó tạo sự tự chủ về tài chính; đồng thời đem đến lời giải cho những bài toán xã hội đang cần tháo gỡ.

Thực trạng phát triển DNXH tại Việt Nam

Làn sóng doanh nghiệp xã hội lan truyền mạnh mẽ trên thế giới, và tất nhiên DNXH dần dần xuất hiện tại châu Á. Đối với Việt Nam, DNXH phát triển “nóng” từ năm 2008; theo thống kê của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP hiện có trên 200 DNXH tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các DNXH đã và đang có những đóng góp rất tích cực cho xã hội và nhận được phản hồi tốt từ phía cộng đồng. Những đóng góp này tập trung vào 3 lĩnh vực: (1) cung cấp sản phẩm, dịch vụ sáng tạo phù hợp nhu cầu của các đối tượng đặc biệt (người

Nguồn: Dự án hỗ trợ và phát triển DNXH Việt Nam VSEED


Lăng kính khoa học khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người đơn thân...), (2) tạo điều kiện để phát triển năng lực ở những người yếu thế trong xã hội, giúp họ hòa nhập cộng đồng (trẻ em lang thang, phụ nữ, cộng đồng LGBT,...); và cuối cùng đưa ra giải pháp cho những vấn đề chưa được đầu tư rộng rãi (tái chế, biến đổi khí hậu...). Trong những năm qua, Hội đồng Anh (British Council) là một trong những tổ chức đi đầu về phong trào DNXH tại Việt Nam. Hằng năm Hội đồng Anh tổ chức khá nhiều chương trình về DNXH, đem đến những hiểu biết mới và truyền cảm hứng cho những người yêu thích loại hình này, đặc biệt là những bạn trẻ. Nếu tìm hiểu về DNXH ở nước ta, chắc chắn không thể bỏ qua KOTO, Sapa O’Chau, Donkey Bakery, Tohe, Marine Gift, hay Dichung. Mỗi doanh nghiệp là một ý tưởng rất sáng tạo, giải quyết những vấn đề nổi cộm bằng những

hình thức kinh doanh khác nhau: KOTO đào tạo những trẻ em lang thang cơ nhỡ về lĩnh vực nhà hàng-khách sạn, Sapa O’Chau dạy ngoại ngữ cho người dân tộc, giúp họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch, Donkey

Yesnews

12

Bakery mở ra cơ hội việc làm cho những người khuyết tật, có tới 80% nhân viên của công ty bánh này là người khuyết tật và họ đảm nhiệm tất cả các vị trí từ quản lý đến nhân viên bán hàng, làm bánh; Dichung giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nhiên liệu... Có thể nói, Việt Nam có những tiềm năng hứa hẹn để phát triển loại hình DNXH. Tuy nhiên cũng có không ít trở ngại mà các DNXH cần quan tâm. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về những cơ hội và thách thức đặt ra với các DNXH Việt Nam. Tiềm năng phát triển Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển DNXH. Những giá trị xã hội của Việt Nam là cơ sở để hình thành những DNXH: tính cộng đồng, những tổn thất không thể tránh khỏi của các thảm họa thiên nhiên gây ra, các hoạt động xã hội và các vấn đề xã hội diễn ra rất đa dạng và liên tục: tắc nghẽn giao thông, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người khuyết tật, bảo vệ môi trường, việc làm cho người yếu thế trong xã hội, xóa đói giảm nghèo... Bên cạnh đó là những nhu cầu của con người về phát triển kỹ năng, phát triển chiều sâu. Cũng theo PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, Việt Nam là nước đi sau nên có khả năng đón đầu những lợi thế mới xuất hiện trong việc hình thành và phát triển loại hình DNXH. Việc không tận


Lăng kính khoa học

dụng được những cơ hội này là sự lãng phí nguồn lực, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cải thiện đời sống cho người dân. Những khó khăn cần tháo gỡ Thách thức lớn nhất đối với các DNXH là tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động và phát triển bền vững. Với đặc thù của DNXH Việt Nam hiện nay: hoạt động không vì lợi nhuận, kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà khả năng tiếp cận, huy động nguồn vốn cho phát triển DNXH là rất hạn chế. Thứ hai, DNXH ở VN hầu hết có quy mô nhỏ, khả năng duy trì tính bền vững trong hoạt động chưa cao. Do sự nhận thức chưa đầy đủ, không rõ ràng mà nhiều DNXH không tìm được cách vận hành, quản lý doanh nghiệp phù hợp. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng “Các DNXH rất lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc vận hành một mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện ở Việt Nam”. Thứ ba, thị trường vốn cho DNXH Việt Nam chưa phát triền. Tính đến năm 2012 mới chỉ có hai tổ chức là Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP và Trung tâm phát triển DNXH Tia Sáng có chương trình đầu tư vốn cho DNXH với tổng đầu tư bằng tiền mặt vào khoảng 200000 USD/ năm. Khoản vốn này quá ít ỏi so với nhu cầu

Yesnews

13

của các DNXH. Cho đến thời điểm hiện tại, CSIP, British Council, VSEED...đã đẩy mạnh hơn việc hỗ trợ các DNXH: tư vấn, liên kết, hỗ trợ đào tạo, huy động vốn... Tuy nhiên DNXH Việt Nam cần nhiều hơn thế.

Khung pháp lý cho DNXH tại Việt Nam

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XIII, lần đầu tiên DNXH được đưa ra thảo luận. Theo đó, DNXH được đề cập ở Điều 11, Dự thảo sửa đổi luật doanh nghiệp. Trong phiên thảo luân, các đại biều có những luống ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Phần lớn đồng ý với quan điểm nên đưa DNXH vào luật doanh nghiệp, tuy nhiên lại có những lập luận khác nhau. Đại biểu Trương Hoàng Minh ở Cà Mau đồng tình với dự thảo đưa DNXH vào luật, với lý do hiện nay có một số doanh nghiệp có nguồn kinh phí dồi dào muốn đầu tư các hoạt động vì mục tiêu xã hội. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng cần bổ sung quy định DNXH phải là DN phi

lợi nhuận. Trái với các ý kiến này, đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) lại đề nghị


Yesnews

Lăng kính khoa học

bỏ DNXH ra khỏi dự luật, mà chỉ khuyến khích loại hình này bằng các chính sách ưu đãi chứ không nhất thiết phải đưa vào luật. Rõ ràng, Việt Nam đang rất cần một khung pháp lý cho khối DNXH. Theo CSIP hiện có trên 25000 tổ chức có tiềm năng để chuyển đổi thành DNXH. Với xu hướng phát triển nhanh như vậy, việc đưa ra những quy định rõ ràng về loại hình này là cần thiết để điều hành, kiểm soát tốt nền kinh tế, vấn đề xã hội cũng như tạo động lực cho các DNXH mở rộng. Khi có hành lang pháp lý hoàn chỉnh thì việc tiếp cận nguồn vốn của các DNXH sẽ dễ dàng hơn. Hành lang pháp lý sẽ loại bỏ rào cản “nghi ngờ” từ phía nhà đầu tư; khi không có hành lang pháp lý DNXH thường khó thu hút vốn vì bị nghi ngờ về mục tiêu thiện nguyện, người ta khó tin vào mục đích vì xã hội của các doanh nghiệp này. Việc xây dựng khung pháp lý là đáng hoan nghênh, bởi như vậy Nhà nước tạo chỗ đứng cho DNXH trong nền kinh tế, đồng thời đòi hỏi DNXH phải có chiến lược, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, minh bạch. Cần phải nói thêm rằng, khâu kiểm soát, đánh giá hoạt động của các DNXH phải được tiến hành chặt chẽ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động đúng với tôn chỉ của một DNXH, giảm tính tự phát, tùy tiện và nâng cao hiệu quả. Từ thay đổi luật đến thực hiện là một quá trình dài, đòi hỏi sự đồng bộ, nhất quán của những người thực hiện. Chắc chắn, Việt Nam cần tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã phát triển DNXH để hoàn thiện khung pháp lý. Ở một số nước, loại hình doanh nghiệp này đã rất phát triển và đạt được những kết quả nổi bật về tài chính, việc làm, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, bảo vệ quyền con người. Một ví dụ điển hình là ngân hàng Grameen do Muhammad Yunus sáng lập, đây là một trong những tổ chức đi

14

đầu trong lĩnh vực tín dụng vi mô. Với mục đích lớn nhất là cải thiện cuộc sống của người nghèo, Grameen cung cấp cho họ chỗ dựa tài chính, từ đó giúp họ tự chủ về tài chính. Năm 2006, ông Yunus được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực thay giúp đỡ cộng đồng.

Kết

Hy vọng rằng Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiên cho các DNXH phát triển và có những đóng góp tích cực cho kinh tế-xã hội của đất nước. Loại hình doanh nghiệp này rất phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, nên cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa. Và quan trọng nhất, bản thân các DNXH, những người có ý tưởng hoặc mong muốn thành lập DNXH luôn cần ghi nhớ mục đích tối cao “vì xã hội” như tổng thống Obama đã từng nói: “Với DNXH, sự thay đổi thực sự phải xuất phát từ gốc rễ, khởi nguồn từ ước mơ và niềm đam mê được phục vụ cộng đồng của mỗi cá nhân”.

Kiều Oanh


Yesnews

Lăng kính khoa học

Công nghiệp hỗ trợ là gì?

Theo cách hiểu truyền thống, công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) là ngành công nghiệp cung cấp các đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Theo “Sách trắng về hợp tác quốc tế năm 1985” (White Paper on Economic Cooperation 1985 by the Ministry of International Trade and Industry (MITI) of Japan), thuật ngữ này được dùng để chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp các nước Châu Á trong trung và dài hạn, hay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất phụ tùng và linh kiện. Công nghiệp hỗ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ - cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp. Sản phầm đầu ra của ngành này sẽ là sản phẩm hỗ trợ đầu vào cho ngành khác. Kể cả các sản phẩm hỗ trợ cũng cần đến ngành công nghiệp hỗ trợ cho bản thân nó. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp cứ diễn ra liên tục như vậy cho đến khi lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Về công nghệ, trước khi

trợ có một số đặc trưng nhất đến công đoạn lắp ráp thành định. Về sự liên kết, trong sản phẩm hoàn chỉnh, quá quá trình sản xuất sản phẩm, trình sản xuất đòi hỏi phải có

15

sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ qua nhiều khâu. Những chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật quá khó sẽ do những nhà cung ứng cấp thấp đảm nhận, còn những bộ phận đòi hỏi kỹ thuật cao, tinh xảo sẽ dành cho những nhà cung ứng cấp cao hơn. Khách hàng của các ngành công nghiệp hỗ trợ là các nhà sản xuất, chế biến, lắp ráp sản phẩm công nghiệp. Do đó, thị trường tiêu thụ của các ngành công nghiệp hỗ trợ không rộng như các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Ngày nay, nền công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, xu hướng tự do hóa thương mại được thúc đẩy, sau khi đảm bảo cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Điều quan trọng là khi gia nhập vào thị trường quốc tế, các ngành công nghiệp hỗ trợ ở trong nước phải đáp ứng điều kiện của các nhà lắp ráp và có khả năng cạnh tranh với đối thủ ở các nước khác. Nguồn nhân lực của ngành phần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên về chất lượng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.


Yesnews

Lăng kính khoa học

Điểm khác nhau cơ bản về nền công nghiệp hỗ trợ giữa các nước phát triển và đang phát triển trên thị trường quốc tế đó là ở các nước phát triển,

đầu tư cao, do đó, các nhà đầu tư thường khá e ngại và cân nhắc kỹ trước khi quyết định bỏ vốn.

không những dây chuyền sản xuất, trình độ công nghệ kỹ thuật hiện đại, tân tiến mà họ còn đầu tư rất lớn cho yếu tố con người, đó là những người trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc, phát minh ra những phương pháp mới giúp cho hiệu quả của công việc được nâng cao. Nguồn lực về tài chính là điều kiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển bất cứ ngành công nghiệp nào, và ngành công nghiệp hỗ trợ không phải là ngoại lệ. Việc đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, thời gian đầu tư dài, độ rủi ro trong quá trình

Tầm quan trọng của phát triển nền công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Theo ông Takanori Yamashita, Tổng giám đốc Fujitsu Việt Nam: “Cho đến nay, không có nhà cung cấp địa phương nào đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi, có nghĩa là ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam để sản xuất điện tử vẫn còn kém phát triển”. Hầu như hiện nay, các nhà đầu tư đều phải nhập khẩu phần lớn hàng hóa. Hiện nay, Đồng Nai đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các doanh nghiệp

16

hoạt động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, họ chủ yếu chỉ cung cấp các sản phẩm thô, trong khi các linh kiện, phụ tùng và vật liệu tiên tiến đều phải nhập khẩu. Theo Trung tâm phát triển doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, hiện nay, cần ít nhất 30.000 linh kiện, phụ tùng thay thế để sản xuất một chiếc xe hoàn chỉnh, nhưng chỉ có 50 doanh nghiệp đang cung cấp phụ tùng ô tô và linh kiện ở Việt Nam, không đủ để đáp ứng nhu cầu của 11 hãng ô tô liên doanh và hơn 40 nhà lắp ráp ô tô tại thị trường trong nước. Tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ được phản ánh qua “Mô hình kim cương” - một mô hình kinh tế được phát triển bởi Michael Porter, Giáo sư của Đại học Harvard. Mô hình này là một khối tứ giác gồm: chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty; các điều kiện nhân tố sản xuất; các điều kiện nhu cầu; các ngành hỗ trợ và có liên quan. Sự hiện diện của các tổ chức hỗ trợ và các ngành liên quan sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh quốc tế cho các ngành sản xuất. Việc đầu tư vào các yếu tố sản xuất tiên tiến trong các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ mang lại những lợi ích lan


Yesnews

Lăng kính khoa học

truyền đến cả những ngành công nghiệp khác, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ còn đóng vai trò quan trọng trong thu hút FDI. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn về lắp ráp các sản phẩm

Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất cũng là một lợi ích nhìn thấy được khi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Dưới áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phải cho thấy được tiềm

công nghiệp thường chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì đảm nhiệm tất cả. Bởi vậy, muốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, công nghiệp hỗ trợ phải đi trước một bước, tạo cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Điều này đặc biệt đúng với các ngành sản xuất máy móc – những ngành đang phát triển mạnh tại khu vực Đông Á.

năng cung cấp các linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, nó còn tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận. Điều đó có thể được thực hiện qua việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.

Thách thức và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

17

Việc ưu tiên phát triển nền công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là một sự lựa chọn đúng đắn, nhất là trong điều kiện số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này còn ít; chất lượng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp này còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của các nhà sản xuất lớn, cũng như không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các nước khác; tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn rất thấp, hầu như đều phải phụ thuộc vào nước ngoài. Bởi vậy, đây chính là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, nhất là sẽ thu hút đầu tư từ nước ngoài vào, đó thường là những nước có ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt hoặc hay xảy ra thiên tai, nhưng họ lại vô cùng phát triển về kinh tế với dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp Việt với trình


Yesnews

Lăng kính khoa học

độ công nghệ thấp, lạc hậu, quy mô doanh nghiệp nhỏ, lao động tay nghề không cao nên sản phẩm có chất lượng thấp, không ổn định, giá thành cao. Câu chuyện Việt Nam không sản xuất được con ốc vít chính là một ví dụ điển hình cho việc này. Do vậy, doanh nghiệp nước ngoài thường chỉ thuê lao động Việt Nam cho những công đoạn có giá trị gia tăng thấp. Thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% trong khi giá thành lao động chỉ chiếm từ 5 – 10%. Vì tỷ lệ của chi phí lao động trong sản phẩm còn rất thấp, nên thế mạnh về lao động của nước ta vẫn chưa được tận dụng hợp lý. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, theo ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Phát triển N&G: “Thử nhìn quanh, chỉ có Nhật Bản có thể cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam cả kinh nghiệm, nguồn vốn và đặc biệt là công nghệ lõi trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đúng là ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hầu như chưa có gì, nhưng chúng ta có thể đi tắt đón đầu cơ hội bằng việc bắt tay với những người

18

giỏi nhất trong lĩnh vực này”. các doanh nghiệp tìm nguồn Ở Việt Nam, sự phát triển thông tin,ban hành các chính của các doanh nghiệp nhỏ và sách, khuôn khổ pháp lý

vừa trong nước đã tác động mạnh mẽ vào sự hình thành nên các khu công nghiệp, giúp nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp địa phương, và càng thu hút được nhiều FDI hơn. Khi hội tụ được những yếu tố như nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại được chuyển giao từ nước ngoài, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam sẽ có điều kiện để phát triển và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường không những trong nước mà cả quốc tế. Chính phủ thông qua việc xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, giúp đỡ

nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng có thể giúp nền công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đi lên lớn mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chủ động nắm bắt cơ hội, có những chiến lược và định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp mình. Xin kết thúc bài viết bằng ý kiến của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trong phiên trả lời chất vất trước Quốc hội vừa qua: “Theo quan điểm của tôi, phát triển công nghiệp phụ trợ chính là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính là phát triển doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.”.

Ngọc Ánh


Yesnews

Nhìn ra thế giới

19

Phép ma thuật của Cirque du Soleil (Đoàn xiếc Mặt trời)

Cái thời mà người ta đi xem xiếc là chỉ để xem những con thú được huấn luyện làm những động tác lạ hay những người diễn viên biểu diễn những động tác uốn dẻo, thăng bằng đầy điêu luyện đã qua lâu rồi. Trong thời đại này khi mà sự sáng tạo được tôn sùng, những màn biểu diễn xiếc có thể được xem như là một tác phẩm nghệ thuật và tiêu biểu cho đỉnh cao của nghệ thuật xiếc ta biết đến cái tên Cirque du Soleil (Đoàn xiếc Mặt trời) .Cirque Du Soleil (Đoàn xiếc Mặt trời) là một đoàn xiếc nổi tiếng gốc Canada thành lập năm 1984. Những màn biểu diễn độc nhất vô nhị của họ có sự pha trộn hoàn hảo giữa nghệ thuật xiếc kịch nghệ với phong cách giải trí đường phố và tổng hợp từ 7 hình thức xiếc phổ biến trên thế giới . Với buổi biểu diễn của Đoàn xiếc Mặt trời (Cirque du Soleil) trong lễ trao giải thưởng của viện hàn lâm, chúng ta có thể nhìn thấy hai thương hiệu giải trí nổi tiếng đang cố gắng để làm mới mình. So với giải Oscar với lịch sử 84 năm thì “ Cirque” là nhãn hiệu khá trẻ với tuổi đời 28. Tuy nhiên, đoàn xiếc này lại đem tới nhiều bài học mà Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh cũng như những nhà làm quảng cáo cần để tâm. Trong khoảng thời gian hơn hai mươi năm kể từ khi Thời báo New York gọi Đoàn xiếc Mặt trời (Cirque du soleil) với danh hiệu “rạp xiếc của tương lai”, nó đã phát triển nhanh chóng từ 20 lên đến 5000 diễn viên trong 22 show diễn lớn ở hơn bốn mươi quốc gia trên khắp thế giới. Và người xem không lúc nào thôi hứng thú, mê đắm với những màn trình

mơ ước: vẻ đẹp đi cùng năm tháng. Nhiều người có thể cho rằng sự thành công của gánh xiếc nằm ở những màn trình diễn đầy màu sắc – những bộ đồ diễn hoàn hảo, độ cao ấn tượng và những hình ảnh đầy ảo diệu. Tuy nhiên tôi cho rằng, “gia vị bí mật” của đoàn nằm ở chiến lược của họ: kiên định với mục tiêu trong khi vẫn luôn gây ngạc nhiên cho khán giả.

Tính nhất quán và chất lượng

diễn của đoàn xiếc này: năm ngoái “Iris” của Đoàn xiếc Mặt trời đã lập kỷ lục với giá vé lên đến 253 đôla một vé tại rạp LA’s Kodak. Doanh thu của công ty ước tính lên đến 1 tỷ đô trong năm nay. Cirque du Soleil đã bước sang thập niên thứ ba của nó và đã trở thành một hình mẫu mà tất cả những thương hiệu lớn

Tính sáng tạo và bất ngờ của thương hiệu Cirque du Soleil được truyền đạt đến khách hàng của nó qua nhiều hình thức, từ những trải nghiệm thực tế của khán giả đến quảng cáo qua thư điện tử hay đồ lưu niệm. Dù là vô tình xem được một tờ rơi trên đường, nghe được trên một kênh radio thì mọi người


Yesnews

Nhìn ra thế giới

hầu như đều nhận ra ngay lập tức đoàn xiếc nổi tiếng này – Đoàn xiếc Mặt trời. Họ luôn nổi bật như vậy là nhờ trung thành với sự khác biệt. Ngay cả trên con phố Vegas ngập tràn màu sắc của những ánh đèn neon, những tấm biển quảng cáo của Đoàn xiếc Mặt trời luôn luôn được chú ý. Giữ cho mình khác biệt vốn dĩ đã là một công việc không hề dễ dàng, huống chi là một công ty đã có mặt tại 300 thành phố

trên khắp thế giới. Mục tiêu họ đặt ra luôn là kết nối và thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu qua những tác phẩm chân thực và sống động.

Tính sáng tạo

Đúng là tính sáng tạo trong nền công nghiệp giải trí khác với sáng tạo trong những ngành kinh doanh truyền thống nhưng Cirque du Soleil nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi thứ đều phải hướng đến

20

sự sáng tạo. Dù cho bạn đang bán những tấm vé hay một phần mềm, điều quan trọng là bạn phải nhớ khách hàng của bạn là con người. Tôi thiết nghĩ rằng những nhà làm marketing sẽ làm tốt nếu áp dụng những bài học từ Đoàn xiếc Mặt trời và thêm vào một chút tinh tế trong giao tiếp. Ví dụ như trường hợp công ty thủy tinh Corning đã thành công với video “Ngày làm bằng thủy tinh” (“Day made of glass”) – một video giải trí thú vị và khác biệt trong một nền công nghiệp luôn tìm đến những hình thức quảng cáo truyền thống và an toàn.

Một tầm nhìn toàn cầu

Hiện tại, Đoàn xiếc Mặt trời có những buổi biểu diễn ở khắp năm châu với những màn trình diễn mang nội dung dựa trên bản sắc văn hóa riêng của từng nơi. Những thành công của Đoàn xiếc Mặt trời thể hiện tính hiệu quả mà “chiến lược đại dương xanh” mang lại và chẳng cần lo lắng về bất cứ đối thủ cạnh tranh nào. Đoàn xiếc đã tạo dựng cho mình một sản phẩm chuyên biệt của riêng họ, một sản phẩm độc nhất vô nhị mà vẫn giữ được tính toàn cầu, vượt lên trên cả sự đa dạng về văn hóa. Những buổi biểu diễn trên nền âm nhạc tuyệt


Yesnews

Nhìn ra thế giới diệu của đoàn đã xoá bỏ tất cả rào cản ngôn ngữ nào, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Từ thành công của đoàn xiếc Mặt trời có một triết lý cho mọi ngành công nghiệp: hãy kết nối với khách hàng qua trải nghiệm cơ bản của con người - cảm xúc.

Đoàn xiếc Mặt trời luôn chấp nhận mạo hiểm để đổi mới mình. Hẳn nhiên, một vài show diễn của đoàn cũng không tránh được thất bại. Có thể “Immortal” của Michael Jackson và “Love” của The Beatles đã từng chịu nhiều lời chỉ trích, “ Banana Shpeel” đã bị buộc phải dừng công diễn sáu tuần sau khi khai mạc tại

tịch và giám đốc điều hành Daniel Lamarre đã từng tóm tắt chiến lược mạo hiểm của công ty với một câu nói ngắn gọn rằng “nếu bạn muốn đột phá, đừng nhìn xung quanh hãy nhìn về phía trước” . Nhưng quy tắc này chỉ có hiệu quả nếu nhân viên hiểu thương hiệu của công ty mình đến mức độ mà việc quyết định có chấp nhận mạo hiểm hay không trở thành công việc tự vấn lòng dũng cảm: chúng ta không nhìn xung quanh, chúng ta nhìn về phía trước và nhìn vào trong bản thân mình. Với Đoàn xiếc Mặt trời, mạo hiểm là một phần máu thịt của họ. Không thể lộn nhào hay leo cột nhưng những nhà làm marketing vẫn có thể ôm trọn

New York nhưng thương hiệu Đoàn xiếc Mặt trời lại xứng đáng được ca ngợi vì đã đẩy xa những giới hạn của họ. Chủ

lấy những triết lý kinh doanh của Đoàn xiếc mặt trời và câu khẩu hiệu của nó: “gợi lên trí tưởng tượng, kích thích các

Mạo hiểm

21

giác quan và gợi nhắc những cảm xúc của tất cả mọi người trên khắp thế giới”. Khi chúng ta bước những bước đầu tiên hướng tới sự thành công lâu dài, hãy nhớ rằng đầu bên kia của một cuộc mua bán là một con người, và hãy giống như diễn viên đứng ở hàng đầu tiên trong màn biểu diễn của Đoàn xiếc Mặt trời - thổi một chút phép màu vào công việc của chúng ta.

Hải Yến (dịch)


Nhìn ra thế giới

Yesnews

22

Khả năng sinh lời của lĩnh vực vận tải hàng không Lĩnh vực hàng không chuyên chở vẫn thực sự là lĩnh vực yếu thế hơn cả trong toàn ngành hàng không. Báo cáo mới nhất của IATA dựa trên phân tích của McKinsey & Company đã so sánh hệ số thu nhập trên vốn đầu tư thu được giữa chuyên chở và các lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị của ngành hàng không. Tất cả các lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị đều tạo ra lợi nhuận cao hơn so với lĩnh vực vận chuyển đường không, với lợi nhuận luôn thấp hơn chi phí vốn bỏ ra. Ngành cung cấp nhiên liệu và lao động đã lấy được một lượng giá trị đáng kể từ chuyên chở hàng không. Ước tính cần thêm tới 4 - 5 nghìn tỷ USD vốn mới để tài trợ cho sự phát triển của du lịch đường không trong các thị trường mới nổi trong vòng 20 năm tới, tình trạng này có thể trở nên không bền vững, thậm chí còn trầm trọng hơn khi chính phủ ngày càng tỏ ra e ngại trong việc hỗ trợ các hãng hàng không quốc gia của mình. Báo cáo được IATA đưa ra với mục đích kích thích những cách nhìn nhận mới mẻ và kêu gọi một hướng tiếp cận dựa trên sự tương tác nhiều hơn dọc chuỗi giá trị. Trở ngại lớn nhất chắc hẳn sẽ vẫn duy trì mạng lưới các thỏa thuận dịch vụ hàng không theo hình thức song phương phức tạp làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường cũng như quyền sở hữu và kiểm soát của lĩnh vực chuyên chở hàng không. ROIC luôn ở dưới mức WACC Theo báo cáo của IATA tháng 6 năm 2013, “Lợi nhuận và chuỗi giá trị vận tải hàng không”, ngành công nghiệp hàng không đã tạo ra hệ số thu nhập trên vốn đầu tư


Nhìn ra thế giới

Yesnews

23

(ROIC) trung bình là 4,1% trong chu kỳ kinh doanh 2004-2011, cải thiện không đáng kể so với mức 3,8% đạt được trong chu kỳ 1996-2004. Con số này thấp hơn hẳn so với mức chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC), rơi vào khoảng 7% đến 9%. Vận tải hàng không là lĩnh vực có hệ số thu nhập trên vốn đầu tư thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực và là một trong số ít lĩnh vực luôn bị tụt lại so với mức chi phí sử dụng vốn bình quân của nó. Mọi lĩnh vực khác trong chuỗi cung ứng đều tạo ra lợi nhuận cao hơn so với lĩnh vực vận tải hàng không, một số trường hợp thì cao hơn hẳn. Trong giai đoạn 2004-2011, ROIC trung bình của các vận tải hàng không chỉ đạt có 4% , trong khi WACC là 7 % -10%. Tại đầu ra cuối cùng của chuỗi là giao nhận vận tải, đại lý du lịch và hệ thống đặt vé qua máy tính (CRS), tất cả đều thu được mức lợi nhuận hai con số, lấn lướt hoàn toàn trước WACC của chúng. Các nhà cung cấp của vận tải hàng không cũng có một những hoạt động đa dạng hơn nhiều: các công ty dịch vụ hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSPs) đều đạt mức ROIC cao hơn hắn so với WACC của họ; bên cho thuê và các sân bay cũng đạt mức xấp xỉ với WACC; chỉ các nhà sản xuất có thấp hơn một chút. Tuy nhiên tất cả đều tạo ra lợi nhuận cao hơn nhiều so với vận tái hàng không.

Lợi nhuận trên vốn và chi phí bình quân gia quyền của vốn của chuỗi giá trị ngành hàng không


Nhìn ra thế giới

Yesnews

24

Nghiên cứu của IATA / McKinsey ước tính rằng toàn bộ chuỗi cung ứng hàng không đã gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 16 đến 18 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 20042011. Chuyên chở hàng không là lĩnh vực chịu trách nhiệm cho 17 tỷ USD trong tổng con số tổn thất kinh tế này của ngành. Thiệt hại về mặt kinh tế không nhất thiết phải đi cùng với một thiệt hại về mặt kế toán, nhưng ngành công nghiệp hàng không tạo ra ít hơn từ 16 đến 18 tỷ USD lợi nhuận so với mức mà các nhà đầu tư đáng ra phải được hưởng, và họ hoàn toàn có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn khi đem số vốn này đầu tư ở những nơi khác. Sự mất mát này thì thực sự là một thiệt hại kinh tế. Báo cáo IATA/ McKinsey quan tâm tính toán lượng giá trị mà ngành công nghiệp nhiên liệu đã rút được từ ngành hàng không. Bất chấp những cải thiện chóng mặt trong hiệu quả sử dụng nhiên liệu, chi phí nhiên liệu vẫn tăng từ 17% chi phí hoạt động trong năm 2004 lên tới 30% trong năm 2011, mà nguyên nhân là sự gia tăng trong giá nhiên liệu cho máy bay. Cường độ sử dụng năng lượng của các mô hình máy bay mới: Dầu thô chiếm khoảng 75% chi phí nhiên liệu bên trong máy bay (đó là chưa bao gồm bất kỳ khoản thuế nào được áp dụng). Chi phí lọc dầu chiếm 13%; vận chuyển, lưu trữ và hậu cần chiếm 8-12%. Xét trên tổng thể, báo cáo IATA/ McKinsey ước tính rằng, vận tải hàng không tạo ra 16 đến 48 tỷ USD lợi nhuận cho ngành công nghiệp nhiên liệu máy bay, phần lớn trong số đó là làm lợi cho các nhà cung cấp dầu thô. Đây là một con số rất đáng xem xét trong tương quan với thiệt hại kinh tế gây ra bởi các hãng chuyên chở hàng không. Lao động cũng trích ra lượng giá trị đáng kể từ ngành công nghiệp này, tuy nhiên ít hơn so với ngành công nghiệp nhiên liệu. Báo cáo ước tính rằng mức thặng dư từ 3 đến 4 tỷ USD đã được thu về bới đội ngũ nhân viên hàng không.

Rủi ro cao, nhưng lợi nhuận thấp

Trong khi các nhà đầu tư thường mong chờ một mức lợi nhuận hấp dẫn như một phần thưởng cho những rủi ro cao phải đối mặt, ngành vận tải hàng không lại tiếp tục đi ngược lại với tư duy truyền thống này. Lợi nhuận của chuyên chở hàng không liên tục biến động, và rõ ràng là rủi ro hơn so với lợi nhuận của các sân bay hay các nhà cung cấp dịch vụ hàng không. Trong rất nhiều trường hợp, phí sân bay được điều chỉnh tăng lên trong các giai đoạn kinh doanh ế ẩm, khiến cho các hãng hàng không thường lại phải giảm giá bán cho hành khách. Nó cho thấy một sự chuyển giao rủi ro từ sân bay cho lĩnh vực vận tải chuyên chở hàng không. Tuy nhiên, lợi nhuận của lĩnh vực vận tải lại không hề có bất cứ khoản bảo hiểm rủi ro nào so với sân bay hay các dịch vụ. Ngược lại, ROIC của nó luôn thấp hơn hẳn.


Nhìn ra thế giới

Yesnews

25

Kém hiệu quả trong cung cấp độc quyền

Nghiên cứu IATA/ McKinsey cũng xem xét vấn đề thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng hàng không, đặc biệt đối với các sân bay và ANSPs. Tình trạng thiếu sức ép cạnh tranh cho các nhà cung cấp độc quyền như vậy không phải chỉ thế hiện ở mức lợi nhuận siêu ngạch: nó cũng có thể dẫn tới sự kém hiệu quả. Điều này mở ra hướng giải quyết là thay đổi những quy định để tạo ra động lực giảm thiểu sự thiếu hiệu quả thông qua cơ chế điều chỉnh giá.

Chi phí thấp được chuyển cho người tiêu dùng

Sự thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng không phải hoàn toàn do những yếu kém của vận tải hàng không trong việc tạo ra lợi nhuận kinh tế. Việc hạ thấp chi phí cung cấp cho chuyên chở hàng không không phải lúc nào cũng chuyển thành lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Thật vậy, IATA và McKinsey đã cho thấy, chi phí vận chuyển hàng không đã giảm tới hơn một nửa giá trị thực của nó trong hơn 40 năm qua, nhưng mức ROIC vẫn không hề được cải thiện. Những khoản lợi ích này đã được người tiêu dùng và nền kinh tế chiếm giữ, chứ không phải các hãng chuyên chở hàng không và các nhà đầu tư của họ.

Lợi nhuận thấp đã không ngăn cản các hãng hàng không phát triển trong quá khứ

Sự duy trì tồn tại và không ngừng tăng trưởng của ngành công nghiệp vận tải hàng không, bất chấp mức ROIC rất thấp của nó, là bằng chứng (ít nhất là về mặt lịch sử) cho thấy, mức lợi nhuận mong đợi của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này thấp hơn so với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thương mại thuần túy khác. Chính phủ và các nhà đầu tư đặc biệt này có thể chấp nhận mức ROIC thấp hơn nếu vận tải hàng không có thể mang lại cho họ những lợi ích to lớn hơn, dưới các hình thức như là tăng trưởng kinh tế hay góp phần củng cố thương hiệu, phục vụ cho các lợi ích kinh doanh khác. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành IATA, Tony Tyler cho rằng điều này đang thay đổi: “Hiện nay 75% các hãng hàng không trên thế giới đều có một phần lớn thuộc sở hữu của khu vực tư nhân, do đó cần thấy rằng ngày hôm nay, lợi nhuận trên vốn đầu tư không chứng minh được cho việc giữ vốn đầu tư ở ngành công nghiệp vận tải hàng không.” Những áp lực tài chính không ngừng tăng lên của chính phủ cũng lại càng khiến dư luận tập trung nhiều hơn vào mức ROIC được tạo ra bởi các hãng hàng không nhà nước. Ông Tyler là lo ngại rằng ngành công nghiệp này rất có thể sẽ không thu hút được thêm lượng vốn cần thiết để phát triển trong những khu vực mới nổi.


Nhìn ra thế giới

Yesnews

“Rất cần đổi mới tư duy mới để có thể cải thiện...”

26

IATA tin rằng các quy trình tiêu chuẩn và công nghệ mới có thể giúp cải thiện lợi nhuận, nhưng nó cũng đang kêu gọi sự hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị của ngành hàng không để tìm ra “một cách hiệu quả nhất để tiến lên phía trước”. IATA cũng lập luận rằng định chuẩn chi phí và thông tin minh bạch hơn có thể nâng cao được hiệu quả chuỗi cung ứng. Một quan hệ đối tác giữa các chính phủ các nước trên thế giới để tự do hóa hệ thống song phương trong các thỏa thuận dịch vụ hàng không chắc chắn phải là một phần của tư duy mới này. Tuy nhiên, tốt nhất nó nên là một mục tiêu dài hạn. Trong một ngành công nghiệp bị bủa vây bởi những rủi ro từ môi trường ngoài như ngành hàng không, bao gồm cả các mối đe dọa từ nhiên liệu tăng giá, nó cũng có thể phải cần tới một cuộc khủng hoảng để khởi động cho những giải pháp thật sự hữu hiệu.

Nguyễn Hồng Ngọc (dịch)


Yesnews

Nhìn ra thế giới

27

Tầm nhìn xa - chiến lược hiệu quả Jeff Bezos, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành của Amazon, đã đạt được những thành công rất đáng ngưỡng mộ. Chìa khóa để đạt được những thành tựu to lớn ấy chính là những kế hoạch dài hạn mà ông đặt ra. Tại 1 ngọn núi hẻo lánh ở bang Texas, người ta đang xây dựng một chiếc đồng hồ lớn có thể hoạt động trong suốt 10000 năm. Khi nó được hoàn thành, những người sẵn sàng thực hiện một cuộc du ngoạn đầy khó khăn sẽ được nhìn ngắm chiếc đồng hồ thiên niên kỉ này và thưởng thức hàng loạt màn trình diễn nhân các dịp kỷ niệm tại đây. Trên trang web được lập ra để theo dõi tiến độ thi công của chiếc đồng hồ, Bezos, ông chủ của khoản đầu tư 42 triệu USD, đã nói về đặc điểm nổi bật của thiết kế này như là “một biểu tượng về sự tư duy dài hạn”. Bản thân Bezos cũng mang trong mình đặc điểm ấy. Trong công việc kinh doanh, vị CEO

Amazon cũng thường làm khó các nhà đầu tư khi hi sinh lợi nhuận ngắn hạn để đầu tư công nghệ mới mà theo ông sẽ rót tiền vào túi các cổ đông trong tương lai. Bezos đã đưa ra triết lí này trong lá thư mà ông tự viết tay gửi cho các cổ đông vào năm 1997, với tựa đề “Tất cả là vì dài hạn”. Một vài trong số những ván cược của Bezos đã đạt được sự thành công lớn, khiến Amazon từ một hãng bán lẻ trực tuyến sách và vật phẩm thành ông trùm công nghệ khổng lồ với doanh thu năm 2011 đạt 48 tỉ đô, giữ vị trí vững chắc trong các lĩnh vực từ điện toán đám mây đến các thiết bị máy tính bảng. Uy tín của Bezos được nâng cao đến mức ông được ví như một “nhà tiên

tri về công nghệ”. Ông nói: “ Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ đã lại bắt đầu tăng tốc”, Bằng trực quan sắc bén của mình, ông đã nhìn thấy cơ hội và nắm bắt lấy nó, để rồi người ta ca ngợi ông là kẻ kế tục xứng đáng của Steve Jobs trong ngành công nghiệp này. Bezos còn bí mật thành lập công ty nghiên cứu không gian Blue Origin, một trong số những công ty khởi nghiệp về ngành chế tạo lắp ráp máy bay chuyên cơ - được thực hiện bằng quỹ của riêng cá nhân ông. Đây là kế hoạch dài hạn mà ông lập ra để thỏa mãn niềm đam mê của mình với du lịch không gian. Đây có thể coi là một cuộc đánh cược mạo hiểm, nhưng chẳng phải chiến lược khác thường của Amazon cũng từng là một canh bạc hay sao? Những công ty thành công là những công ty sẵn sàng khám phá những lĩnh vực chưa được biết đến, và ông nói rằng: “Các công ty ăn theo thường không làm tốt được điều này”. Ai cũng bất ngờ khi Amazon chuyển sang cung cấp dịch vụ


Yesnews

Nhìn ra thế giới điện toán đám mây cho các hãng công nghệ - quyết định kỳ quặc đến từ một nhà bán lẻ trực tuyến. Nhưng công ty kể từ đó đã trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Trong một cuộc họp thường niên của Bezos với các cổ đông của công ty, Bezos đã nói: “Đặc trưng của công ty là chúng ta sẵn sàng phát minh và quan trọng là sẵn sàng đối mặt với những khó khăn khi người ta hiểu lầm những gì chúng ta đang làm”. Giới phân tích tài chính đã quan ngại về việc công ty kiếm được ít lợi nhuận nhưng lại đầu tư rất nhiều vốn vào dòng thiết bị đọc sách điện tử Kindle, bao gồm cả thiết bị đa năng như máy tính bảng Kindle Fire. Chuyển hướng sang phần cứng với việc tung ra dòng Kindle đầu tiên vào năm 2007 cũng là một nước đi đầy bất ngờ của Amazon. Sản phẩm được ưa chuộng rộng rãi tuy nhiên Bezos lại không hề công khai doanh thu và lợi nhuận thực tế đạt được. Các chuyên gia cho rằng Amazon đang có ý định kinh doanh ngắn hạn tạo đà chiếm lĩnh thị trường sách điện tử. Song không có gì là chắc chắn. Collon Gillis của BGC – 1 công ty môi giới lại nghĩ rằng: “các nhà đầu tư đang phải trả cái giá quá cao cho một công ty

mà chu kỳ vốn của nó có thể kéo dài lên đến tận 1 thập kỉ”. Những lời nhận xét như vậy dường như không gây ảnh hưởng gì đến Bezos - người tin rằng sự thay đổi công nghệ nhanh chóng sẽ khiến những ai có đủ tự tin nắm bắt cơ hội tiến tới thành công. Ông nói rằng: “Có đủ cơ hội cho nhiều kẻ chiến thắng”. Nhưng Bezos tin Amazon có thể trở thành một trong những kẻ mạnh nhất nhờ vào văn hóa độc đáo và khả năng tự sáng tạo. Thậm chí ban đầu khi chỉ là cửa hàng bán lẻ trực tuyến, Amazon cũng là người tiên phong trong nhiều tính năng mà giờ đây đã quen thuộc và được ưa thích rộng rãi như cho phép khách hàng để lại ý kiến về các cuốn sách và sản phẩm (một động thái gây sốc cho các nhà phê bình văn học lúc bấy giờ) hoặc sử dụng lịch sử giao dịch của một khách hàng nào đó để tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ với một sự chính xác đáng kinh ngạc.

Tầm nhìn bắt đầu từ một gara

Văn hóa của Amazon đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những trải nghiệm của chính Bezos. Là sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính tại trường đại học Princeton, ông từng được mời quay lại trường và

28

có một bài diễn thuyết về tâm lý doanh nhân. Ông kể lại từ khi còn trẻ đã biến gara của bố mẹ thành phòng thí nghiệm đầu đời và có những phát minh tại đây. Bezos sáng tạo ra chiếc bếp năng lượng mặt trời được làm từ ô và giấy thiếc, nhưng nó lại hoạt động không tốt, và phát minh ra một chiếc cổng tự động được làm bằng lốp xe được đổ đầy xi măng. Nhưng niềm đam mê sáng tạo cuối cùng cũng không phụ lòng của Bezos. Ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho phát minh hệ thống túi khí nhỏ có thể gắn cùng với điện thoại thông minh để giúp giảm thiểu sự tác động khi bị rơi. Mặc dù vậy, trong những năm 1990, ông đã bỏ lại một công việc đáng mơ ước trong lĩnh vực tài chính để lập ra Amazon, dù cho đồng nghiệp đã khuyên răn đừng làm vậy. Nhưng Bezos đã áp dụng phương pháp mà ông gọi là “khuôn khổ giảm thiểu sự hối tiếc” cho bản thân mình, tưởng tượng rằng khi ông 80 tuổi và nhìn lại cuộc đời, ông sẽ thấy thật hối tiếc khi không dám theo đuổi ước mơ đến cùng. Bezos quyết định sẽ theo đuổi và, với sự ủng hộ của vợ mình, liều lĩnh như một nghiệp chủ. Họ chuyển từ New York đến Seattle và tại đó


Yesnews

Nhìn ra thế giới Bezos đã thành lập nên công ty, theo cái cách khởi nghiệp truyền thống của các công ty công nghệ Mỹ, tại chính gara của ông. Điều này có thể giải thích tại sao Bezos luôn muốn Amazon giữ được tinh thần khao khát chấp nhận rủi ro. Khi một công ty ngày càng phát triển, nhiều khả năng các ý tưởng mới lạ ở đó sẽ bị dập tắt bởi các nhà quản lí không mong muốn có bất kì sự mạo hiểm nào. Ông nói rằng: “Cái giá phải trả khi mọi người như một chính là sự thật”. Bezos tin rằng cách tốt nhất để chống lại điều này là các nhà lãnh đạo cần khuyến khích những ý tưởng mới của nhân viên. “Giống như việc luyện tập cơ bắp, hoặc là bạn dùng chúng, hoặc là sẽ mất chúng”. Động thái của Amazon khi bất ngờ chuyển sang ngành điện toán đám mây là một ví dụ điển hình cho tư tưởng trên. Để giải quyết những chồng tài liệu cao ngất từ các hoạt động mua bán của mình, công ty đã phát triển công nghệ máy tính theo hướng phân bổ nguồn lực linh động. Giải pháp này được ứng dụng cho nhiều công ty khác cũng đang gặp vấn đề tương tự, thông qua sự ra đời của Amazon Web Service (AWS). Giờ

đây AWS đã được sử dụng rộng rãi trong hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp, từ những doanh nghiệp mới thành lập như dịch vụ âm nhạc trực tuyến Spotify đến các công ty tên tuổi như hãng viễn thông khổng lồ của Thụy Điển Ericsson. Amazon không tách biệt doanh thu của AWS, nhưng hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner ước tính rằng con số đã vượt 1 tỷ USD trong năm 2011. Bezos không tiết lộ khả năng ông sẽ tiếp tục đặt cược trong tương lai, nhưng người ta đồn rằng Amazon có thể sẽ tung ra thị trường một dòng điện thoại thông minh. Với tiềm lực về dịch vụ video và âm nhạc của Amazon, Bezos rõ ràng sẽ nhắm Netflix và Apple là đối thủ cạnh tranh chính của mình. Còn có suy đoán cho rằng Amazon sẽ mở một cửa hàng thật sự để thúc đẩy doanh số của Kindle bằng việc cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm. Thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ Apple cho thấy ngay cả trong thời kỳ thương mại điện tử, nhiều khi khách hàng vẫn thích mua sắm theo cách truyền thống hơn. Nếu như Amazon một ngày mở chuỗi cửa hàng bán lẻ trên phố, thì đó cũng không phải lần đầu tiên mà Bezos học tập

29

cách làm của Steve Jobs. Giống như các lãnh đạo tài giỏi của Apple, ông cũng ý thức mạnh mẽ về tầm quan trọng của những buổi trình diễn. Điều này đã được chứng tỏ tại buổi ra mắt Kindle Fire được dàn dựng cẩn thận vào năm 2011. Bezos cũng là một người lãnh đạo nóng nảy và khắt khe như Jobs. Nhưng điều quan trọng nhất là ông và Jobs đều có khả năng trời phú để đặt mình vào vị trí của khách hàng và suy nghĩ về những sản phẩm công nghệ.

Giữ mọi thứ thật đơn giản.

Trong thời gian ban đầu khi thiết kế Kindle, Bezos đã nhấn mạnh về việc sách điện tử sẽ hoạt động được mà không cần phải cắm vào máy tính, tức là kết nối không dây. Nhưng ông còn muốn nó có thể hoạt động ở bất kì đâu, không chỉ ở những nơi có mạng wifi, mà lại chẳng mất tiền hàng tháng. Ý tưởng này được đội sản xuất Kindle hiện thực hoá khi thiết kế một mô hình kinh doanh với sự tham gia của các hãng viễn thông cho phép người dùng có thể tải sách về ở bất kỳ đâu mà không phải trả phí sử dụng mạng. Tiện ích này không chỉ khiến khách hàng thấy thoải mái hơn mà còn khuyến khích họ mua nhiều


Yesnews

Nhìn ra thế giới sách hơn nữa. Kindle cùng một lúc trở thành thiết bị đọc sách điện tử và hiệu sách di động. Tương tự như vậy, với Kindle Fire, Bezos nhận thấy một điều rằng những máy tính bảng được thiết kế như một công cụ giải trí sẽ trở nên thật vô dụng nếu không có nguồn tài nguyên giải trí sẵn có cho người sử dụng. Đối với nhiều công ty sản xuất máy tính bảng, vấn đề cài đặt nội dung lên thiết bị không được họ ưu tiên. Nhưng với Amazon hay Apple thì khác, họ đã cài sẵn ứng dụng của sách, video và âm nhạc trên mỗi sản phẩm của công ty. Hơn nữa, Amazon có thể thu được phí phụ từ bán ứng dụng điện tử và nhờ đó có cơ sở để giảm giá bán của Fire. Đây là lợi thế của Amazon với các đối thủ trong ngành không bán ứng dụng như họ. Một lần nữa, Bezos lại sử dụng kế hoạch dài hạn để đưa Fire trở thành đối thủ chính của Ipad. Nhưng không phải lần nào Bezos mạo hiểm cũng thành công. Ngày nay chẳng còn ai nhớ đến Amazon Auctions, hay Amapedi - thư viện sản phẩm do khách hàng tuỳ chỉnh giống như Wikipedia. Thậm chí rất nhiều sáng chế mới của Bezos vẫn chưa cho thấy tiềm năng. Chẳng hạn

như ý tưởng phát triển sản phẩm nhãn hàng riêng, các web thương mại điện tử tại một số thị trường cao cấp, hay thậm chí là ý tưởng lấn sân sang làm phim và sản xuất truyền hình. Có lẽ điều liều lĩnh nhất mà Bezos đã từng làm là đầu tư vào kinh doanh du lịch vũ trụ. Blue Origin là một trong nhiều công ty mới thành lập mong muốn cung cấp dịch vụ du lịch trong không gian. Giống như Amazon, sự hoạt động của công ty này cũng bí mật, nhưng vào tháng 9-2011 họ tiết lộ bị mất nguyên chiếc xe mẫu không người lái trong một chuyến bay thử nghiệm ngắn. Dù đây là một thất bại, nhưng thông tin này lần đầu tiên cho thấy Blue Origin đã tiến xa như thế nào. Mike Gold - 1 thành viên ban quản trị tại Bigelow Aerospace đã nói “Càng không biết về tiến độ công việc của Blue Origin, thì những thông tin kiểu này lại càng làm nó nổi tiếng hơn nữa”. Trong một bài viết trên trang web của Blue Origin, Bezos viết rằng tai nạn là “điều mà không ai trong chúng ta mong muốn, nhưng chúng tôi hiểu và sẵn sàng đối đầu với khó khăn”. Giữ vị trí dẫn đầu trong một thế giới công nghệ thay đổi nhanh chóng là rất khó.

30

Bezos luôn là đối tượng hứng chịu chỉ trích khi công ty của ông mạo hiểm đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các lĩnh vực mới. Nước đi tiếp theo của ông có thể sẽ sản xuất điện thoại thông minh hoặc một dịch vụ xem phim trực tuyến và cạnh tranh với Netflix, nhưng nhiều khả năng nó sẽ là một nước đi vô cùng bất ngờ. Lần này, với một thái độ kiên nhẫn lạ thường, ông hy vọng sẽ tạo ra một công ty mà các doanh nghiệp đối thủ khó có thể cạnh tranh. Giống như trong các khoản đầu tư vào Blue Origin hay chiếc đồng hồ thiên niên kỉ, chính thách thức vươn tới chân trời mới đã thực sự thúc giục ông chủ Amazon.

Huyên Trang (dịch)



Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.