Phật Giáo & Nữ Giới - Nữ Giới & Phật Giáo

Page 19

LỜI GIỚI THIỆU

19

kẻ “không nhà”. Giới luật này vẫn còn được áp dụng trong thế giới Phật giáo ngày nay. Tám giới luật này, đòi hỏi rằng tất cả các ni đều phải đảnh lễ các tăng, không kể rằng vị ni đó cao niên hay nhiều hơn vị tăng kia bao nhiêu hạ; chư ni có thể được chư tăng giáo huấn về pháp hay giới luật truyền thống, nhưng không được phép làm ngược lại; kiềm chế không chỉ trích hay trách móc tăng, dầu ngược lại thì có thể; có thể được chư tăng truyền giới, nhưng ngược lại thì không thể. Sự lỏng lẻo trong việc quản lý các tự viện đã đặt cuộc sống hàng ngày của các ni dưới sự trông coi của các tăng, nghĩa là gạt qua một bên bất cứ cơ hội nào để chư ni có thể hoàn toàn tự quản như các vị huynh đệ của họ. Thứ ba, dầu trên lý thuyết, nữ giới cũng có đầy đủ khả năng để chứng ngộ, tuy nhiên ở nhiều thời điểm trong lịch sử Phật giáo, việc xác nhận sự chứng ngộ cao tột đó của họ, về danh hiệu và vị thế, đã bị từ chối. Thí dụ, từ Pali arahant, dầu được dùng để chỉ một số phụ nữ trong các truyền thống gần đây, đã không được dùng cho nữ giới trong các bản cổ văn - dầu rằng sự chuyển biến và tường thuật về sự chứng ngộ của một số cá nhân nữ tu chứng tỏ rõ ràng rằng họ, cũng giống như các vị tăng, xứng đáng được danh hiệu này. Sự mất cân bằng trong việc áp dụng danh hiệu để phản ảnh sự thành tựu tâm linh và vị thế của ni giới cũng đúng trong các truyền thống Đại thừa sau này - thí dụ, việc sử dụng hay không sử dụng danh hiệu bồ-tát (bodhisattva) khi gọi các vị ni có hạnh nguyện phục vụ vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Cuối cùng là các nữ tu đã nhiều lần trong lịch sử Phật


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.