khamdinhvietsu

Page 85

85

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển I

Liễn là con trưởng, khó nhọc mà có công to; khi nhà vua đã được nước, Liễn được phong là Nam Việt vương lại từng nhận tước phong của Tống. Khi có Hạng Lang, nhà vua tư vị cưng chiều, lập làm thái tử. Vì thế, Liễn bất bình, sai người ngầm giết Hạng Lang. Tháng 10 mùa đông. Chi hậu nội nhân1 Đỗ Thích giết nhà vua và Nam Việt vương Liễn. Bọn Định quốc công Nguyễn Bặc bắt được Đỗ Thích giết đi, rước Vệ vương Toàn lên ngôi. Trước kia, Đỗ Thích làm chức lại2 ở Đồng Quan, đêm nằm ở trên cầu, bỗng thấy sao sa vào miệng, tự phụ là điềm lạ, manh tâm làm điều vượt phận mình. Đến đây, nhân dịp nhà vua đêm ăn yến, say rượu, nằm ở trong sân cung cấm, bèn giết nhà vua luôn với Nam Việt vương Liễn. Bấy giờ sự lùng bắt giặc gắt gao quá. Đỗ Thích nằm núp ở lòng máng trong cung, đã hơn ba ngày, khát lắm, gặp trời mưa, thò tay ra hứng nước uống. Cung nữ trông thấy, chạy báo Nguyễn Bặc. Nguyễn Bặc bắt lấy Thích, chém chết. Rồi cùng bọn Đinh Điền, Lê Hoàn rước Vệ vương Toàn lên ngôi; truy tôn nhà vua là Tiên Hoàng đế. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm, thọ 56 tuổi. Lời chua - Đỗ Thích: Người Đại Đê thuộc Thiên Bản3. Đồng (mộc bên chữ "đồng" là cùng) Quan: Sử của Ngô [Thì] Sĩ chép là Đồng (chấm thủy bên chữ "đồng" là trẻ con) Quan. Bây giờ không biết ở đâu. Táng ở sơn lăng Hoa Lư. Lời cẩn án - Về việc an táng Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Sử cũ đều chép táng ở sơn lăng Trường Yên. Nay theo Ninh Bình sách4 lăng Tiên Hoàng ở núi Mã Yên thuộc xã Trường Yên Thượng, lăng Đại Hành ở núi Phẩm Sơn thuộc xã Trường Yên Hạ. Thế thì hai xã Trường Yên tức là đất Hoa Lư, cố đô nhà Đinh, nhà Lê; đến niên hiệu Thuận Thiên thứ 1 (1010), nhà Lý mới đổi Hoa Lư làm phủ Trường Yên. Vậy tên gọi "Trường Yên" ở thời Đinh, Lê chưa có. Sử cũ chép thế thì lầm, nay xin đính chính. Tôn mẹ là Dương thị làm Hoàng thái hậu. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn tự xưng là Phó vương. Bọn Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp5 Đinh Điền và Phạm Hạp dấy quân đánh Lê Hoàn, không được, đều tử tiết. Nhà vua nối ngôi, mới lên sáu tuổi. Bọn Nguyễn Bặc đều là đại thần phụ chính; còn Lê Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi cung cấm. Thái hậu phải lòng Hoàn, rồi cùng nhau tư thông, cho Hoàn quyền tạm làm công việc thay vua như Chu Công6 khi trước. Lê Hoàn cậy có Thái hậu cưng yêu, không kiêng sợ chi cả. Bọn Nguyễn Bặc bàn với nhau: "Lê Hoàn sẽ bất lợi cho "nhụ tử"7; chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế8 ở suối vàng nữa?". Họ liền cùng nhau khởi binh, chia hai đường thủy bộ cùng tiến,

1

Một chức quan phục vụ ở trong cung dùng để sai bảo, truyền lệnh.

2

Chức quan trông coi về giấy tờ, thường gọi là thư lại.

3

Nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

4

Chữ "sách" đây là sách văn, không phải là quyển sách. Thời Tự Đức (1848-1883), trong bộ có tư cho các tỉnh làm một bản sách văn ghi rõ lịch sử trong tỉnh; khi làm xong sách văn ấy, đệ trình vào bộ, tỉnh nào cũng phải đều rõ sách văn của tỉnh ấy. Thí dụ: Ninh Bình tỉnh sư Hàn Lâm viện sách, hoặc Hà Nội tỉnh sư Hàn lâm viện sách, v.v... Cương mục viết tắt là

Ninh Bình sách hoặc Hà Nội sách...

5

Chức quan đời Đinh, trông coi quân đội ở bên ngoài.

6

Tên là Đánh, em Chu Vũ vương. Khi Vũ vương mất rồi, con là Thành Vương còn thơ ấu, Chu công phải tạm cầm chính quền, sắp xếp mọi việc, cho đến khi Thành Vương khôn lớn thì trao trả.

7

Con nít, đây chỉ Đinh Toàn.

8

Chỉ Đinh Tiên Hoàng.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.