khamdinhvietsu

Page 65

65

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Tiền Biên - Quyển IV

Theo Cương mục (Trung Quốc), Vương Thức là người có tài năng và mưu lược, khi mới đến phủ, thấy đô hiệu là La Hành Cung đã từ lâu vẫn chuyên giữ chính quyền, số quân tinh nhuệ dưới cờ chỉ huy của hắn có tới hai nghìn người, còn quân của phủ đô hộ chỉ có mấy trăm người gầy yếu. Vương Thức đến nơi đem Hành Cung ra phạt trượng và cách thức. Lời chua - Vương Thức: theo truyện Vương Bá trong Đường thư, Vương Thức người đất Thái Nguyên, đậu khoa hiền lương phương chính1 khoảng giữa niên hiệu Đại Trung (847-859), làm thứ sử Tấn Châu, cứu sống được mấy nghìn dân xiêu giạt, vì thế nổi tiếng được thăng làm đô hộ An Nam. Cức mộc: Tên một thứ cây, dùng làm lũy, bền được vài mươi năm. Theo lời chua trong Cương mục2, khoảng giữa niên hiệu Vĩnh Lạc (1403-1424) đời Minh, thượng thư Trần Hiệp, khi ở Giao Chỉ tìm được sách An Nam chí (có chép) Vương Thức đời Đường trồng cây táo gai làm chiến hào chìm3, xung quanh hào trồng tre gai, giặc cướp không xâm phạm được. Nay ở Giao Chỉ có cây táo gai. Cầm Điền: Chưa biết rõ ở đâu. Bộ: Tức là bến đò; Cẩm điền bộ tức là bến đò Cẩm Điền. Theo sách Thanh Xương tạp ký, ở Lĩnh Nam gọi Tân (bến sông) là Bộ. Tháng 5, mùa hạ. Quân Thổ man đến lấn cướp. Vương Thức đánh lùi được địch. Theo truyện Nam Chiếu trong Đường thư, trước kia Lý Trác làm kinh lược sứ, khắc nghiệt tham ô, tự tư tự lợi, cứ mỗi đấu muối đổi lấy một con trâu, người Man Di không chịu nổi. Họ liên kết với tướng Nam Chiếu là Đoàn Tù Thiên cướp phủ đô hộ. Họ tự xưng là Bạch Y một mệnh quân (Quân Áo trắng liều mạng). Lý Trác lại giết tù trưởng người Man là Đỗ Tồn Thành; dân chúng Thổ Man đều oán giận, dắt người Nam Chiếu vào cướp vùng biên giới. Vì thế Giao Châu mới xảy ra mối lo ở biên cương; đến đây người Man lại vào cướp. Vương Thức đánh lui được quân Man. Tháng 7, mùa thu. Dân Giao Châu nổi loạn, vây phủ thành Vương Thức bắt giết dân nổi loạn. Theo sách An Nam kỷ yếu, khi bấy giờ có gian dân4 họp nhau làm loạn. Nhân ban đêm, họ đánh trống reo hò, kéo đến vây thành, phao đồn là quan kinh lược sứ Chu Nhai sai đạo binh dưới cờ là Hoàng đầu quân5 vượt biển sang đánh úp, xin đưa quan đô hộ6 về Bắc (Trung Quốc). Nay ta đến đóng ở thành này để chống lại với Hoàng đầu quân từ Bắc phương kéo sang. Vương Thức đang ăn cơm; có người khuyên nên lánh đi. Vương Thức trả lời: "Ta nếu dời chân một chút thì thành này vỡ ngay". Vương Thức cứ ngồi ăn thong thả đến xong bữa. Đoạn, Vương Thức đóng áo giáp, đem những kẻ tả hữu lên thành,

1

Tên một khoa thi để kén nhân tài có từ đời Hán. Khoa thi này chuyên tuyển lấy những người có tài văn học để bổ làm quan. Đời Đường, Tống vẫn còn noi theo.

2

Cương mục Cương mục thì khoảng năm Vĩnh Lạc (1403-1424) đời Minh v.v...". Mới xem, có thể ngờ là không đúng. Nhưng xét kỹ về lại lịch sách Cương mục, ta cũng có thể tin là không sai. Khoảng thế kỷ XI, Chu Hi nhân sách Tự Trị thông giám của Tư Mã Quang làm thành sách Thông giám Cương mục (gọi tắt: Cương mục), phỏng theo lối Xuân thu, chia ra phần cương và phần mục. Sau giao cho học

Cương mục

là một bộ sử Trung Quốc mà sách

Cương mục

ta theo dùng làm mẫu (xem phàm lệ). Sách

(Trung Quốc), tác giả là Chu Hi đời Tống (thế kỷ XI): thế mà lời chua ở đây lại nói: "Theo lời chua trong

trò là Triệu Sư Uyên làm trọn bộ gồm 59 quyển. Sau nữa Kim Lý Tường làm thêm Tiền Biên. Đến đời Minh, Thương Lạc làm tục Hậu biên. Đến hồi Kiền Long (thế kỷ XVII). Tất Nguyên lại theo lối Tự Trị thông giám làm tiếp từ Tống đến Nguyên, gồm 320 quyển. Sách này tuy không tinh tường bằng sách của Tư Mã Quang, nhưng rất thông dụng. 3

Nguyên văn là "Đường Vương Thức thụ cúc mộc vi một hào, chu thực chính trúc".

4

Theo nghĩa đen, gian dân là người dân không làm ăn chính đáng theo đúng pháp luật.

5

Vì ai nấy bịt đầu bằng khăn màu vàng, nên gọi là "Hoàng đầu quân" (theo chú thích của thêm

6

Lời chua của Cương mục ở dưới.

Chỉ Vương Thức.

Đại việt sử ký, quyển 6, tờ 14b) xem


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.