khamdinhvietsu

Page 60

60

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Tiền Biên - Quyển IV

Trước kia Phùng Hưng người Đường Lâm thuộc Phong Châu, vốn là nhà hào phú, lại có sức khỏe, có thể vật nổi trâu, đánh được hổ. Khoảng năm Đại Lịch (766-779) nhà Đường, nhân thời buổi loạn lạc, Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hải đem quân uy phục được các ấp láng giềng, tự xưng là đô quân; Phùng Hải xưng là đô bảo. Khi bấy giờ chính sách của đô hộ1 là Cao Chính Bình, đánh thuế nặng lắm. Phùng Hưng đánh Chính Bình mãi không được, mới dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân đến vây phủ: Chính Bình vì lo sợ mà chết. Phùng Hưng vào ở trong phủ lạy, được ít lâu thì mất. Dân chúng lập con là An lên làm đô phủ quân, tôn Hưng làm Bố Cái đại vương. Lời chua - Cao Chính Bình: Theo sách An nam kỷ yếu, Cao Chính Bình người thời Đại Tông nhà Đường, trước làm đô úy Vũ Định, vì có công đem quân cứu viện Trương Bá Nghi, được phong làm đô hộ. Đường Lâm: Tên xã xưa. Sử cũ chua ở huyện Phúc Lộc. Phúc Lộc nay đổi tên là Phúc Thọ thộc tỉnh Sơn Tây. Xét theo Sơn Tây tỉnh sách2, xã Cam Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, xưa gọi là Đường Lâm3. Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã này cả. Bây giờ vẫn còn đền thờ. Phong Châu: Sử cũ chép lầm là Giao Châu, nay sửa lại. Xét Đường thư, bản kỷ, đời Đức Tông, năm Tring Nguyên thứ 7 (791), chỉ chép rằng tù trưởng An Nam là Đỗ Anh Hàn làm phản, chứ không chép việc Phùng Hưng, có lẽ vì ở cách xa nước ta, nên không rõ có việc Phùng Hưng. Bố Cái: Sử cũ chua tục cổ nước ta gọi cha là bố gọi mẹ là cái, nên đặt Bố Cái làm tôn hiệu. Tháng 7, mùa thu. Nhà Đường dùng Triệu Xương làm đô hộ. Theo sách An Nam kỷ yếu, bấy giờ Giao Châu chưa yên, Triệu Xương đến nơi, vỗ về phủ dụ, lòng dân mới yên. Triệu Xương sai sứ đến dụ Phùng An, Phùng An đem quân ra hàng, Triệu Xương được gia phong làm kinh lược chiêu thảo xử trí sứ, Triệu Xương đắp thêm La Thành, đi thăm khắp nơi núi sông danh thắng, cổ tích, đền miếu ở các đô quận, chép làm sách Phủ chí. Triệu Xương ở phủ được mười năm, vì đau chân, dâng biểu xin người khác sang thay. Lời chua - Triệu Xương: Theo Đường thư, Triệu Xương tên tự là Hồng Tô, người Thiên Thủy, được thăng dần đến chức thứ sử Kiền Châu. Khi Đỗ Anh Hàn ở An Nam làm phản, nhà Đường dùng Xương làm đô hộ, dân Giao Châu hưởng ứng giáo hóa, không dám ngang ngược, Xương làm được mười năm, vì đau chân, xin về. Năm Tân Tị (801). (Đường, năm Trinh Nguyên thứ 17). Nhà Đường dùng Bùi Thái làm đô hộ. Triệu Xương xin người sang thay, nhà Đường sai lang trung bộ Binh là Bùi Thái sang thay. Bùi Thái đến nơi, bắt quân sĩ lấp bỏ những hào rãnh ở trong thành, hợp làm một thành, lại đắp thành ở các châu Hoan và Ái. Sau đó Bùi Thái bị bộ tướng trong châu là Vương Quý Nguyên đuổi đi. Năm Quý Mùi (803). (Đường, năm Trinh Nguyên thứ 19). Tháng 12, nhà Đường lại cử Triệu Xương sang làm đô hộ. Theo Đường thư, bấy giờ Triệu Xương về triều làm tế tửu chưa được bao lâu, bộ tướng Giao Châu đánh đuổi Bùi Thái. Đức Tông vời Triệu Xương tới để hỏi tình hình. Triệu Xương bấy giờ đã ngoài 70 tuổi, tâu bày rõ ràng không lẫn; Đức Tông lấy làm lạ, lại cử sang làm đô hộ. Khi tờ chiếu đến nơi, người Giao Châu cùng nhau mừng rỡ; quân làm phản liền yên ngay. Triệu Xương sau thăng làm tiết độ

1

Một chức quan được đặt ra từ thời nhà Đường. Đứng đầu phủ An Nam đô hộ, tức cai quản toàn bộ quân dân miền đất nước ta.

2

Tập khai về địa chí của tỉnh Sơn Tây.

3

Nay thuộc thị xã Sơn Tây (ngoại thị).


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.