khamdinhvietsu

Page 336

336

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XII

vào. Thành bị vỡ, các đạo quân khác của nhà Hồ ở ven sông đều tan rã, lui về giữ sông Hoàng Giang. Quân nhà Minh nhân thế thắng, cứ theo dọc sông Phú Lương kéo xuống. Đi đến đâu, chúng đốt những hàng rào bằng gỗ, tiến thẳng đến Đông Đô, bắt cướp con gái, vàng, lụa, tính toán lương thực tích trữ, phân phối chức quan giữ việc, chiêu tập dân phiêu lưu, làm kế đóng giữ lâu dài. Lời chua - Hoàng Giang: Xem Trần Thái Tông, năm Nguyên Phong thứ 7 (Chính biên VI, 44). Đinh Hợi (1407). (Trần Đế Ngỗi, năm Hưng Khánh thứ 1. Từ tháng 10 trở về trước thuộc về Hán Thương, năm Khải Đại thứ 5. - Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5). Tháng 2, mùa xuân. Mộc Thạnh nhà Minh đánh cho quân nhà Hồ bị thua to ở sông Mộc Hoàn; quân nhà Hồ rút lui, giữ cửa biển Đại An. Mộc Thạnh, tả phó tướng nhà Minh, nghe biết Hồ Nguyên Trừng đóng quân ở Hoàng Giang, bèn đem quân thủy, quân bộ đều tiến, đến sông Mộc Hoàn, đóng dinh trại đối ngạn với sông Hoàng Giang. Nguyên Trừng dùng ba trăm chiếc thuyền lớn tung quân ra đánh, quân của Thạnh ở hai bên bờ sông đánh khép lại: quân của Nguyên Trừng bị thua to, lui về giữ cửa Muộn Hải. Hồ Đỗ và Hồ Xạ bỏ bến Bình Than, cũng chạy đến cửa Muộn, hết sức đắp đồn lũy, để tính kế cầm cự lâu dài, gặp lúc quân nhà Minh đuổi đến nơi, lại phải lui giữ cửa biển Đại An. Thị trung Trần Nguyên Chỉ, Trung thư lệnh Trần Sư Hiền và người ở Kiến Hưng1 là Nguyễn Nhật Kiên cũng tụ tập dân chúng, bắt giết viên trấn phủ2 rồi đều đầu hàng quân nhà Minh. Quân hai bên đối lũy, ngày đêm đánh nhau, gặp lúc ấy mưa nắng thất thường, sinh ra tật dịch. Quân nhà Minh thấy rằng cửa Muộn Hải đất ẩm thấp, không thể đóng quân lâu được, giả vờ đem quân rút lui, đến cửa Hàm Tử, đóng dinh trại kiên cố để đợi quân địch. Hồ Nguyên Trừng cũng đón Quý Ly và Hán Thương từ Tây Đô đến, lại tiến quân đóng ở Hoàng Giang, để cầm cự với quân nhà Minh. Lời chua - Sông Mộc Hoàn: Ở xã Mộc Hoàn3, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội4. Sông này tiếp giáp với Hoàng Giang. Cửa Muộn Hải: Ở địa phận huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, nay bị bồi lắp. Bình Than: Tên bến đò. Xem Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4 (Chính biên VII, 28). 39). IV, 13).

Cửa Hàm Tử: Xem Trần Nhân Tông, năm Trùng Hưng thứ nhất (Chính biên VII, Cửa biển Đại An: Tức cửa biển Đại Nha. Xem Lý Hậu Đế năm thứ nhất (Tiền biên

Tây Đô: Ở địa phận Xuân (trước là Hoa) Giai, Phương Giai và Tây Giai thuộc huyện Vĩnh Lộc (trước là Phúc), tỉnh (trước là trấn) Thanh Hóa, có một tên nữa là Thành nhà Hồ, do Quý Ly đắp, nay vẫn còn. Tháng 3. Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến cửa Hàm Tử, quân nhà Minh đón đánh, quân của Nguyên Trừng bị thua to.

1

Kiến Hưng: Nay gồm các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản tỉnh Nam Định. Lúc ấy Phan Hòa Phủ làm trấn phủ sứ ở Kiến Hưng. Theo Toàn thư thì chỉ có Nguyễn Nhật Kiên đem dân chúng giết trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ, còn Trần Nguyên Chỉ và Trần Sư Hiền đã đầu hàng quân Minh từ trước.

2

Kiến Hưng: Nay gồm các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản tỉnh Nam Định. Lúc ấy Phan Hòa Phủ làm trấn phủ sứ ở Kiến Hưng. Theo Toàn thư thì chỉ có Nguyễn Nhật Kiên đem dân chúng giết trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ, còn Trần Nguyên Chỉ và Trần Sư Hiền đã đầu hàng quân Minh từ trước.

3

Xã Mộc Hoàn nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Huyện Phú Xuyên nay thuộc tỉnh Hà Tây.

4

Xã Mộc Hoàn nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Huyện Phú Xuyên nay thuộc tỉnh Hà Tây.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.