khamdinhvietsu

Page 325

325

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XI Ứng Đẩu: Người huyện Sơn Vi2.

Quý Ly sai tướng là bọn Trần Tùng, Đỗ Mẫn đem quân đánh Chiêm Thành, nhưng không thắng, rút quân về. Chúa Chiêm Thành là La Ngại mất, con là Ba Đích Lại mới lập làm chúa, Quý Ly muốn nhân cơ hội ấy để cầu lợi, mới dùng Đỗ Mãn làm đô tướng thủy quân Trần Vấn làm chức phó, Trần Tùng làm Đô tướng bộ quân, Đỗ Nguyên Thác làm chức phó, quản lĩnh mười lăm vạn quân, tiến đến biên cảnh Chiêm Thành. Tùng nghe lời Đinh Đại Trung, dẫn đạo quân bộ đi ven theo chân núi, cách xa với đạo quân thủy, lúc ấy nước lũ đã xô đến, ba ngày tướng sĩ không có lương, phải nướng mai rùa, da thú để ăn3, bèn kéo quân về. Quý Ly cho rằng Tùng đi con đường hiểm trở, làm trái mất quân cơ, đáng phải tội chết chém, nhưng vì có công trong lúc ở nơi tiềm để4, nên đem công chuẩn tội, miễn cho tội chết, phải đày làm lính. Lời chua - Tùng, Vấn: Sau đều được cho đổi họ là họ Hồ (họ Quý Ly). Quý Ly truyền ngụy vị5 cho con là Hán Thương, tự xưng là thái thượng hoàng, cùng giữ chính quyền trong nước. Hán Thương lập vợ là Trần Thị làm hoàng hậu. Hán Thương là con thứ của Quý Ly và là em Nguyên Trừng. Mẹ Hán Thương, Huy Ninh công chúa, là con gái Trần Minh Tông. Trước kia Quý Ly vẫn có ý muốn lập Hán Thương nối ngôi, nhưng chưa quả quyết, bèn ngụ ý vào cái nghiên đá, ra một câu đối cho Nguyên Trừng đối lại, để dò xét khí khái Nguyên Trừng: "Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân, vi vũ, dĩ nhuận sinh dân"6. (Viên đá nhỏ bằng nắm tay, có lúc làm mây, làm mưa, để thấm nhuần cho nhân dân). Nguyên Trừng đối lại: "Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống, tác lương, dĩ phù xã tắc"7. (Cây thông nhỏ chừng ba tấc, sau này làm cột, làm xà, để phù trì xã tắc). Quý Ly bèn lập Hán Thương nối ngôi. Hán Thương sai sứ sang nhà Minh. Hán Thương sai sứ sang nhà Minh nói dối là dòng dõi họ Trần đã tuyệt tự, xin lấy danh nghĩa là cháu ngoại tạm quản lý công việc trong nước. Đánh thuế thuyền buôn. Chia các thuyền buôn làm ba hạng: thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Thượng đẳng mỗi chân chèo nộp thuế 5 quan, trung đẳng 4 quan, hạ đẳng 3 quan. Tân Tị (1401). Hán Thương, năm Thiệu Thành thứ nhất. (Minh, năm Kiến Văn thứ 3). Tháng 2, mùa xuân. Hán Thương đổi tên lịch Hiệp kỷ8 nhà Trần làm lịch Thuận thiên. Tháng 3. Sét đánh vào đông cung của Hán Thương.

1

Nay là xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

2

Nay thuộc huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ.

3

Nguyên văn câu này: "Chính giáp, bì dĩ vi thực". Chữ "giáp" nghĩa đen là con rùa, con ba ba; chữ "bì" nghĩa đen là loài thú đã chết mà da còn cả lông. Có lẽ lúc ấy đạo quân của Trần Tùng phải vào núi tìm kiếm thức ăn, nhưng chỉ tìm được mai rùa và da loài thú chưa thối nát đem nướng ăn.

4

Tiềm: Náu hình, ẩn nấp. Để: Một danh từ để gọi dinh thự các vương hầu. Thời đại phong kiến, nhà ở của tước vương khi chưa lên ngôi vua gọi là "tiềm để", lấy nghĩa chữ "long tiềm tại uyên" (rồng nương mình dưới vực) trong kinh Dịch.

5

Ngụy vị nghĩa đen là ngôi vua giả dối. Theo quan điểm của nho gia phong kiến, thì bầy tôi cướp ngôi vua, không được liệt vào chính thống, vì thế, nên chép ngôi vua của Quý Ly là "ngụy vị".

6

Theo truyện

7

Xã tắc là một danh từ tượng trưng cho quốc gia.

Công dương thì hơi đá bốc lên trên không thành mây, mây tụ lại thành mưa.

Theo Ngô Thì Sĩ, thì Nguyên Trừng biết chắc mình không được nối ngôi, nên ngụ ý vào cây gỗ thông để nói tài mình chỉ đáng giúp nước, không đáng làm vua. Ngô lại phê phán thêm: Bố con Quý Ly đều là dùng trí thuật lừa dối lẫn nhau. 8

Xem thêm

Chính biên quyển IX, tờ 39-40.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.