khamdinhvietsu

Page 298

298

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển X

Thấy người Chiêm Thành hay vào lấn cướp, nhà vua bàn định chính mình cầm quân đi đánh. Ngự sử trung tán là Lê Tích dâng sớ can rằng: "Binh đao là thứ hung dữ, không nên tự chính nhà vua dấy quân đi đánh, huống chi bây giờ nội nạn vừa mới được yên, Chiêm Thành dầu không giữ lễ làm tôi, nhưng cũng chỉ nên sai tướng đi hỏi tội, chứ nếu xa giá thân chinh, thì theo ngu kiến, thần tưởng không nên". Ngự sử đại phu là Trương Đỗ cũng can rằng: "Chiêm Thành chống lại mệnh lệnh nhà vua, tội nó đáng phải giết, không dong thứ được; nhưng nước nó ở tít cõi tây, có núi sông hiểm trở. Ngày nay, bệ hạ mới lên ngôi, chính lệnh và giáo hóa chưa thấm khắp đến phương xa, tưởng nên trau sửa văn đức để cho nó theo về với mình. Nếu nó không theo, bấy giờ sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn nào". Trương Đỗ ba lần dâng sớ lên can, nhưng cuối cùng nhà vua vẫn không nghe. Liền đó nhà vua sai quân và dân ở Thanh Hoá và Nghệ An tải năm vạn thạch1 lương thực đến tích trữ ở Hoá Châu. Lại rước Thượng hoàng đi điểm duyệt quân đội ở Bạch Hạc giang. Mọi việc này đều là chuẩn bị để đánh Chiêm Thành. Lời chua - Bạch Hạc giang: Xem Trần Thánh Tông, năm Thiệu Long thứ 5 (Chb. VII, 4-5). Tháng 12. Nhà vua tự làm tướng, đi đánh Chiêm Thành. Trước đây, Đỗ Tử Bình vào trấn giữ Hóa Châu; chúa Chiêm là Chế Bồng Nga đưa 10 mâm vàng để dâng triều đình. Tử Bình ăn chặn, trẩm đi, lại nói dối rằng: Bồng Nga kiêu ngạo, khinh nhờn, vô lễ, nên đem quân đi đánh. Bấy giờ nhà vua mới quyết tâm thân chinh. Thống lĩnh 12 vạn quân từ kinh đô xuất phát, nhà vua sai Lê Quý Ly đốc sức dân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Châu và Hóa Châu vận tải lương thực để cung cấp cho quân sĩ. Khi đến cửa biển Di Luân, nhà vua sai các quân sĩ vượt biển mà đi, còn mình thì đem bộ binh tiến theo ven bờ biển. Khi đến cửa biển Nhật Lệ, đóng doanh trại ở đấy hơn một tháng để luyện tập quân sĩ. bây giờ.

Lời chua - Cửa biển Di Luân: Ở xã Di Luân, huyện Bình Chánh, tỉnh Quảng Bình

Cửa biển Nhật Lệ: Ở xã Động Hải, huyện Phong Lộc bây giờ. Động Hải là nơi sở tại tỉnh lỵ Quảng Bình. Đinh Tị, năm thứ 5 (1377). (Từ tháng 5 trở về sau, là triều Đế Hiện, năm Xương Phù thứ 1. - Minh, năm Hồng Vũ thứ 10). Tháng giêng, mùa xuân. Nhà vua kéo quân vào đánh Chà Bàn2, bị thua, mất ở vòng trận. Bọn đại tướng là Đỗ Lễ và Nguyễn Nạp Hòa, hành khiển là Phạm Huyền Linh đều chết trận cả. Ngự câu vương Húc đầu hàng Chiêm Thành. Quan quân đến Thị Nại cảng, tiến lên Cầu Đá (Thạch Kiều), đóng lại ở động Ỷ Mang. Bồng Nga dựng lũy bằng tre gỗ ở ngoài thành Chà Bàn, sai bầy tôi là Mục Bà Ma ra trá hàng, nói rằng Bồng Nga đã chạy trốn, chỉ để thành bỏ ngỏ đó thôi, nên mau tiến quân kẻo lại lỡ cơ hội. Nhà vua tin lời, sai gấp tiến quân. Đại tướng Đỗ Lễ can rằng: "Theo Binh pháp, đánh lấy thành là sự bất đắc dĩ. Kẻ kia đã nói xin hàng, thì ta nên lấy việc cho nước nó được an toàn là hơn cả. Vậy ta hãy cho một tay thuyết khách cầm thư đi hỏi tội để dò hư thực, theo như mưu chước Hàn Tín đánh phá nước Yên3 ngày trước, chẳng phải khó nhọc mà được nên công. Vả, tình ý của kẻ địch khó suy lường được. Vậy tôi xin bệ hạ hãy xét kỹ". Nhà vua nói rằng: "Ta mặc áo giáp bền, cầm võ khí sắc, gội gió, tắm mưa, trèo non, lội suối, len lỏi đi sâu vào đất giặc, không ai dám đương đầu với ta. Thế là cái cơ trời giúp ta đó. Huống chi bây giờ vua nước nó sợ bóng sợ gió, chạy trốn xa, không có tinh thần chiến đấu. Việc binh quý hồ lanh chóng, nếu để chậm trễ không tiến quân thì là trời cho mà mình không nhận; rồi ra nếu nó tráo trở, dù có ăn năn thì sự đã rồi! Nhà ngươi thực là kiến thức đàn bà!". Nhà vua liền sai lấy áo đàn bà mặc cho Đỗ Lễ4. Rồi đoàn 1

Đơn vị đong lường xưa.

2

Cũng đọc là "Đồ Bàn".

3

Xem chú giải ở Chb. VII, 34.

4

Có ý chê cười Đỗ Lễ nhút nhát.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.