SanVanDong

Page 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

MỤC LỤC PHẦN A : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI ............................. I.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng ...................... I.2 Nội dung công trình và giải pháp thiết kế ................................................ I.3 Yêu cầu về cấp thoát nước ....................................................................... I.4 Yêu cầu hệ thống thông gió ...................................................................... I.5 Yêu cầu về cấp điện và thiết bị kỹ thuật điện .......................................... I.6 Cấu tạo các lớp phủ .................................................................................. I.7 Độ dốc thiết kế các mặt sân thể thao ......................................................... II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH .......... II.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... II.2 Hướng nghiên cứu chính .......................................................................... II.3 Những Sân vận động thân thiện với môi trường .....................................

trang 03 trang 03 trang 04 trang 07 trang 08 trang 08 trang 09 trang 09 trang 10 trang 10 trang 13 trang 14

PHẦN B : NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA KHU ĐẤT XÂY DỰNG ................................................................ II. LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ................................................................. II.1 KIẾN TRÚC .......................................................................................... II.1.1 Ý tưởng tổ chức không gian ............................................................... II.1.2 Ý tưởng kiến trúc ............................................................................... II.1.3 Ý tưởng thực tiễn ............................................................................... II.1.4 Giải pháp mặt bằng ............................................................................ II.1.5 Giải pháp thẩm mỹ ............................................................................. II.1.6 Tổ chức giao thông............................................................................. II.1.7 Chức năng sử dụng của công trình ..................................................... II.1.8 Các chỉ tiêu trợ giúp thiết kế .............................................................. II.2 YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH .................................... II.2.1 Kết cấu của khán đài, mái che khán đài ............................................. II.2.2 Kỹ thuật thoát nước mưa của sân vận động điền kinh tiêu chuẩn ..... II.2.3 Kỹ thuật chiếu sáng ............................................................................ II.2.4 Kỹ thuật thông hơi, thoáng gió .......................................................... II.2.5 Sử dụng cây xanh để bảo vệ môi trường............................................

trang 15 trang 17 trang 17 trang 17 trang 17 trang 17 trang 17 trang 17 trang 18 trang 18 trang 20 trang 21 trang 21 trang 22 trang 23 trang 23 trang 24

PHẦN C : TRANG TRÍ, NỘI THẤT .......................................................... trang 25 PHẦN D : GIỚI THIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. trang 25 PHẦN E : PHẦN BẢN VẼ

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý nhà trường, các thầy cô giáo trong khoakiến trúc đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Và đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Nguyễn Công Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đồ án, do còn những hạn chế khách quan và của bản thân nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của các thầy để có thể trang bị cho bản thân kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, ngày 13 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Nga

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN

SÂN VẬN ĐỘNG HÒA XUÂN 40.000 CHỖ NGỒI PHẦN A : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI & ĐỀ TÀI: * Vị trí của sân vận động trong thành phố: Sân vận động điền kinh tiêu chuẩn hay còn gọi là sân vận động Qlympic thường được xây dựng ở các thành phố lớn, thành phố thủ đô của các quốc gia. Sân vận động là một thiết kế quan trọng trong cấu trúc đô thị. Sân vận động là một thể loại công trình công cộng có quy mô lớn, nó thường đòi hỏi diện tích xây dựng khá rộng, đồng thời chiếm một khối tích không gian khá đồ sộ trong bố cục không gian đô thị. Vị thế của sân vận động có những đóng góp hiệu quả về văn hóa của dân đô thị. Mặt khác. hình khối thẩm mỹ của nó nếu được nghiên cứu thiết kế tốt cũng biểu đạt lên những nét đặc trưng, dễ gây ấn tượng sâu đậm về một vùng đất, về một thành phố. Chính vì vậy, việc lựa chọn vị trí sân vận động trong thành phố rất cần thiết và quan trọng. I.1 Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng 1.1 Khu đất xây dựng sân vận động phải đảm bảo: - Có đủ diện tích đất để xây dựng và có hướng phát triển trong tương lai. - Cao ráo, dễ thoát nước, giao thông thuận tiện cho người đến xem, thi đấu, học tập, huấn luyện và thoát người an toàn. - Sử dụng đất đai hợp lý, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuận tiện cho việc cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc. 1.2 Bán kính phục vụ của sân vận động phải đảm bảo: Đối với khu dân cư ở cấp tỉnh, thành phố: từ 1500m đến 2000m. ( Bán kính phục vụ là khoảng cách từ nơi người ở xa nhất trong khu dân cư đến công trình thể thao.) 1.3 Phải tuân thủ các quy định về khu bảo vệ và các khoảng cách ly vệ sinh đối với các công trình xây dựng như Bệnh viện, nghĩa trang, bãi rác, nhà máy cấp độc hại… 1.4 Tùy theo vị trí khu đất xây dựng, cần phải bố trí dải cây xanh để ngăn ngừa gió, bụi. Chiều rộng dải cây xanh không nhỏ hơn 5m đối với đường giao thong thường và 10m đối với đường giao thông có mật độ lớn. 1.5 Nên có diện tích trồng cỏ dự trữ, tính bằng 15% diện tích sân có lớp phủ cỏ.

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

1.6 Phải có lối thoát người khi có sự cố. Chiều rộng lối thoát tính theo tiêu chuẩn 1m cho 500 người và ít nhất phải có 2 lối ra vào cho người đi bộ và 2 lối ra vào cho ôtô, xe máy. 1.7 Phải có giải pháp đảm bảo giao thông tại khu vực cổng ra vào sân vận động được an toàn và không bị tắc nghẽn: - Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông chính có đông xe qua lại. - Có diện tích tập kết người và xe trước cổng (bãi đỗ xe): cổng và hàng rào giáp 2 bên cổng phải lùi sâu vào ranh giới lô đất ít nhất là 4m để tạo thành chỗ tập kết, chiều rộng không nhỏ hơn 4 lần chiều rộng của cổng. 1.8 Phải bố trí đường giao thông hợp lý. Không bố trí lối đi của vận động viên chồng chéo với lối đi của khán giả. Phải bố trí đường giao thông riêng cho khu vực kho tàng và bãi đỗ xe. Chỉ tiêu tính toán diện tích bãi để xe được lấy như sau: - Xe tải: 25 m²/chiếc. - Xe môtô, xe máy: 3 m²/chiếc. - Xe đạp: 0,9 m²/chiếc. 1.9 Hướng của sân thể thao được quy định bố trí dọc theo hướng Bắc – Nam (không được lệch quá 15º đến 20º). 1.10 Diện tích quảng trường được tính theo tiêu chuẩn 0,5 m² cho một khán giả. 1.11 Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ. Đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy. Có lối thoát an toàn và kịp thời khi xảy ra sự cố. I.2 Nội dung công trình và giải pháp thiết kế 2.1 Khi thiết kế các sân thể thao cần phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước, quy định kỹ thuật của từng loại sân theo đúng luật thi đấu của từng môn thể thao. Chú thích: Khi thiết kế sân thể thao phải chú ý tới yêu cầu sử dụng của những người tàn tật. 2.2. Giải pháp thiết kế sân vận động phải đảm bảo các yêu cầu về dây chuyền sử dụng, phù hợp với cấp công trình và quy hoạch tổng thể của khu vực xây dựng. 2.3 Khi lựa chọn các giải pháp kết cấu, cần tận dụng nguyên vật liệu địa phương đối với các công trình cấp III và IV. Còn đối với công trình cấp I cần tăng cường sử dụng các cấu kiện chế sẵn. 2.4 Các sân thể thao cần phải có lớp phủ mặt sân đạt yêu cầu sử dụng chuyên ngành. Bề mặt phải phẳng, không trơn trượt và có khả năng chịu lực tốt trong mọi điều kiện thời tiết. 2.5 Khi thiết kế sân điền kinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đường viền bao quanh sân 400m là 398,12m; ít nhất phải có đủ 6 ô chạy đường vòng và 8 ô chạy đường thẳng với mỗi ô chạy rộng từ 1,22m đến 1,25m. - Sân nhảy xa, nhảy ba bước và sân nhảy sào được thiết kế dọc theo sân. - Cự ly chạy đường thẳng là 110m, từ đó xác định khu vực xuất phát và khu vực an toàn sau đích. - Đối với sân thi đấu quốc gia (trung tâm vùng), phải đủ 8 ô chạy đường vòng, từ 10 đến 12 ô chạy đường thẳng. Trong sân cần thiết kế nội dung thi 3000m vượt chướng ngại vật. 2.6 Đường chạy thẳng phải có một đoạn dài từ 3-5m trước vạch xuất phát và một đoạn dài 15m sau vạch đích. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

2.7 Khi thiết kế mặt đường chạy, chạy vòng và chạy lấy đà, phải dựa vào cấp của từng loại đường mà có giải pháp cấu tạo phù hợp. Đường chạy phải bảo đảm: - Chịu lực tốt, thoát nước nhan. - Mặt đường phải bằng phẳng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của luật điền kinh quy định. Khi chạy không bị bong mặt đường và còn lỗ đinh của giày chạy. 2.8 Sân nhảy xa và nhảy ba bước phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Vị trí ván dậm nhảy phải đúng trên đường lấy đà. - Mặt phẳng ván dậm nhảy phải trùng với mặt phẳng của đường lấy đà và mặt phẳng hố cát để rơi. 2.9 Hố cát của sân nhảy xa và nhảy ba bước phải bảo đảm thoát nước nhanh, cạnh của hố không làm bằng gạch hoặc xi măng mà phải làm bằng gỗ vê tròn và nhẵn, cát trong hố nhảy phải ẩm và ngang bằng với mặt ván dậm nhảy. 2.10 Sân nhảy cao phải bảo đảm: - Khu vực dậm nhảy phải có độ cứng và chặt hơn khu vực lấy đà. - Khu vực rơi phải dùng nệm mút có kích thước dài 5m, rộng 3m và cao 0,5m. 2.11 Sân nhảy sào phải bảo đảm: - Mặt trên của hố cắm sào phải trùng với mặt phẳng của đường chạy lấy đà. Đáy hố phải phủ một lớp kẽm để trượt sào. - Hố phải thoát nước nhanh. - Đệm mút trong khu vực rơi phải có đủ chiều cao 1,5m. 2.12 Sân đẩy tạ phải bảo đảm: - Mặt nền trong vòng lấy đà phải nhẵn, bằng phẳng, không trơn trượt. - Bục chắn trước vòng lấy đà phải bằng gỗ và liên kết với nền. - Nền khu vực tạ rơi phải thoát nước nhanh, mặt đất phủ phải mềm để khi tạ rơi có dấu mờ. 2.13 Sân ném đĩa phải bảo đảm: - Cao độ mặt nền của vòng lấy đà phải thấp hơn cao độ mặt nền của khu vực đĩa rơi từ 0,14m đến 0,26m. - Có lưới bảo vệ giữa vận động viên và khán giả. 2.14 Sân ném tạ xích cần phải bảo đảm: - Sân lấy đà làm bằng bê tông cốt thép và phải bằng phẳng. - Mặt nền khu vực tạ xích rơi phải bằng phẳng và cùng một mặt phẳng với mặt sân nền lấy đà. - Có lưới sắt bảo vệ giữa vận động viên và khán giả. 2.15 Sân ném lao phải bảo đảm: - Vòng giới hạn phóng lao phải làm bằng gỗ dày 0,05m, rộng 0,076m và dài bằng chiều ngang đường lấy đà hoặc có thể bằng kim loại. - Mặt ván, mặt đường chạy lấy đà và mặt nền khu vực lao rơi phải cùng một mặt phẳng. 2.16 Khi thiết kế sân bóng đá, phải căn cứ vào loại và cấp của sân để chọn giải pháp kết cấu của nền và mặt phủ cho thích hợp. 2.17 Sân bóng đá phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Nền chịu lực tốt, chắc, ổn định và thẩm thấu tốt để thoát nước nhanh. - Mặt sân không được lồi lõm, trơn trượt, lớp phủ bằng cỏ của mặt sân phải có độ phủ dày, chiều cao đúng tiêu chuẩn: dày đều, cho từ 3cm đến 5cm, cỏ không thành búi, không bị lún khi chịu lực. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

2.18 Các sân thể thao trong sân vận động phải được thiết kế xây dựng từ loại sân cấp II trở lên. 2.19 Sân vận động được phép thiết kế khán đài. Số chỗ ngồi trên khán đài được tính bằng 5% đến 7% dân số đô thị mà sân vận động phục vụ nhưng không được quá 60.000 chỗ đối với các thành phố trực thuộc Trung Ương. 2.20 Khán đài phải bố trí ở ngoài vòng chạy hoặc khu vực an toàn của các sân thể thao. Chú thích: Trên khán đài cần bố trí lối đi và chỗ ngồi cho người tàn tật. 2.21 Bậc của khán đài phải đảm bảo: - Có cùng một độ cao thẳng đứng theo suốt chiều dài của bậc đó (trừ lối đi xuống các bậc). - Khoảng cách tầm nhìn của khán giả đến điểm quan sát: Môn thể thao Điểm quan sát F - Điền kinh nhẹ và đường - Nằm trên trục đường gần chạy vòng. khán đài nhất ở độ cao 0,3m so với mặt đường chạy. - Các môn thể thao chơi - Nằm ngang trên mép sân trên sân. phía gần khán đài.

Trị số C (mm) 80-120

80-120

2.22 Độ dốc của mỗi bậc khán đài không được quá 1/1,5. Chiều sâu mặt bậc ngồi từ 0,75m, đến 0,8m. Chiều rộng mỗi chỗ ngồi nhỏ nhất là 0,45m. Mặt bậc thấp nhất của khán đài phải cao hơn mặt sân từ 0,9m đến 1,15m; cách mép sàn ít nhất là 5m. 2.23 Sân vận động phải đảm bảo có đủ các công trình phục vụ khán giả. STT Tên phòng 1 Phòng bán vé. 2

Căng tin.

3

Khu vệ sinh: Khán đài trên 20.000 chỗ ngồi.

4 5 6

Phòng cấp cứu. Phòng khách. Phòng họp báo.

Tiêu chuẩn diện tích (m²) 2.000 khán giả/1 phòng bán vé có diện tích 1.5 m². 5.000 khán giả/1 điểm bán có diện tích 15 m². - Nam: 1.000 người/1 xí; 100 người/1 tiểu/1 chậu rửa tay. - Nữ: 200 người/1 xí; 1.000 người/1 tiểu/1 chậu rửa tay. Từ 12 m² đến 15 m². Từ 12 m² đến 15 m². Từ 16 m² đến 18 m².

Chú thích Không tính diện tích người đứng mua vé. Phân bố đều cho các khu vực khán đài. Tỷ lệ nam nữ xác định theo điều kiện từng địa phương (thông thường tỉ lệ giữa nam và nữ là 4/1).

2.24 Trong sân vận động phải thiết kế các phòng phục vụ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài: STT Tên phòng 1 Sảnh. 2 Phòng thay quần áo Vận động viên (VĐV). GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

Tiêu chuẩn diện tích 0,12 m²/VĐV 0,5 m²/VĐV 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Phòng thay quần áo Trọng tài Nam. Phòng thay quần áo Trọng tài Nữ. Phòng tắm hương sen. Chậu rửa. Vệ sinh Nam. Vệ sinh Nữ. Vòi nước rửa chân. Phòng y tế. Phòng trọng tài. Phòng huấn luyện viên Nam. Phòng huấn luyện viên Nữ. Phòng nghỉ VĐV Nam. Phòng nghỉ VĐV Nữ.

12 m² 6 m² 16 VĐV/1 vòi 5 VĐV/1 chậu 30 VĐV/1 xí, 1 tiểu 30 VĐV/1 xí, 1 tiểu 16 VĐV/1 vòi 12 m² 2 phòng x (8 m² đến 12 m²) 2 phòng x 8 m² 2 phòng x 8 m² 2 phòng x 24 m² 2 phòng x 24 m²

2.25 Nội dung và diện tích các phòng, ban thuộc bộ phận quản lý sân: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Tên phòng Phòng hành chính. Phòng phụ trách sân. Phòng bảo vệ. Phòng thường trực. Phòng nghỉ nhân viên Nam. Phòng nghỉ nhân viên Nữ. Phòng sinh hoạt chung. Kho hành chính, quản trị. Xưởng sửa chữa dụng cụ TDTT.

Tiêu chuẩn diện tích, m² 4 m²/1 nhân viên 16 12 20 20 20 20-30 20 200

2.26 Các phòng phục vụ khán giả phải bố trí gần lối ra vào cửa khán giả và ngăn cách với khu vực của vận động viên. 2.27 Khi thiết kế, cần phải tận dụng không gian dưới khán đài làm các phòng phục vụ khán giả, vận động viên và phục vụ quản lý sân. Cho phép thiết kế chiều cao thông thủy tối thiểu các phòng như sau: - Trên 2,5m – đối với các phòng giải lao, căng tin hoặc các phòng sinh hoạt khác. - Từ 1,8m đến 2,5m – đối với các phòng gởi mũ áo, khu vệ sinh, nhà tắm. - 1,8m đối với các kho dụng cụ. I.3 Yêu cầu về cấp thoát nƣớc 3.1 Trong sân thể thao phải thiết kế hệ thống cấp nước cho các nhu cầu về sinh hoạt, chữa cháy và các yêu cầu kỹ thuật khác. Tiêu chuẩn tính toán và thiết kế được lấy theo quy định trong TCVN 4153-1988 “ Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế”. 3.2 Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt phải bảo đảm đủ số lượng và yêu cầu về chất lượng nước và được lấy từ hệ thống cấp nước đô thị. Chất lượng nước phải bảo đảm các chỉ tiêu về vệ sinh quy định trong tiêu chuẩn TCXD 33-1985 “ Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế”. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

3.3 Việc bố trí hệ thống dẫn nước tưới cho các khu vực của sân thể thao phải bảo đảm sử dụng thuận tiện. 3.4 Đối với các khán đài có từ 15 hàng ghế trở lên phải thiết kế hệ thống vòi rửa, cách nhau không quá 30m. 3.5 Các phòng bố trí dưới khán đài có sức chứa từ 5.000 khán giả trở lên cần phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy. 3.6 Tiêu chuẩn lưu lượng nước và số họng nước chữa cháy lấy theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trìnhYêu cầu thiết kế”. 3.7 Phải thiết kế hệ thống thoát nước cho các khu vực sử dụng nước trên sân thể thao. Yêu cầu thiết kế phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 44741987 “Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế”. 3.8 Khi thiết kế hệ thống thoát nước phải đặc biệt chú ý đến điều kiện địa hình, độ dốc mặt đất để bảo đảm nước thoát nhanh. 3.9 Ở các đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung, thì nước thải sinh hoạt phải được xả vào hệ thống thoát nước chung. Nước mưa được xả vào hệ thống thoát nước mưa chung của đô thị. 3.10 Phải thiết kế hệ thống cống ngầm cho nước thải sinh hoạt. Nước mưa, nước tưới có thể thoát bằng hệ thống cống ngầm hoặc hở. 3.11 Đối với các môn thể thao đối kháng qua lưới như bóng chuyền, cầu lông, quần vợt…không được thiết kế thoát nước tràn mặt về hai phía mà phải thoát nước dọc sân. 3.12 Phải thiết kế hệ thống có thiết bị thoát nước cho các sân thể thao có nền đất trộn lót dưới mặt sân (lớp phủ thấm nước hoặc nước phủ có hệ thống nước kém). I.4 Yêu cầu hệ thống thông gió 4.1 Phải triệt để tận dụng giải pháp thông gió tự nhiên để thiết kế các phòng, kể cả các phòng ở khu vực trên, dưới khán đài. 4.2 Phải bố trí hệ thống quạt ở các nơi sau:  Phòng học tập và phòng nghỉ của vận động viên;  Phòng huấn luyện viên, trọng tài;  Phòng y tế;  Các phòng họp và làm việc của ban quản lý sân;  Phòng kỹ thuật máy. I.5 Yêu cầu về cấp điện và thiết bị kỹ thuật điện 5.1 Phải thiết kế hệ thống cung cấp điện cho sân vận động để phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật (chiếu sáng, thông tin liên lạc…), sinh hoạt, thoát người khi có sự cố và bảo vệ. 5.2 Điện cấp cho sân vận động phải bảo đảm đủ công suất, thường suyên và liên tục. 5.3 Mạng lưới cấp điện phải bảo đảm tuyệt đối an toàn. Không được phép đặt mạng lưới cấp điện dưới lớp phủ bề mặt của sân. 5.4 Có thể thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho các sân thể thao để luyện tập và thi đấu ban đêm. 5.5 Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho sân thể thao, cần phải thực hiện các quy định trong TCXD 16-1986 “Chiếu sáng nhân tạo cho các công trình dân dụng”. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Độ rọi tính toán nhỏ nhất, mặt phẳng chiếu sáng và chiều cao cột đèn theo yêu cầu của từng bộ môn thể thao. 5.6 Góc chiếu của đèn () đến trục dọc của sân nhỏ nhất là:  = 27 5.7 Không được bố trí hướng chiếu sáng của đèn ngược với hướng chạy của vận động viên. I.6 Cấu tạo các lớp phủ a) Cấu tạo lớp phủ mặt đường chạy: Lớp phủ hỗn hợp dày 5cm đến 8cm gồm: - Than xỉ bột từ 0,2cm đến 0,6cm - Đất sét tán nhỏ từ 0,1cm đến 0,2cm - Vôi bột - Than cám nguyên chất b) Cấu tạo lớp phủ mặt sân nhảy cao: Lớp phủ hỗn hợp đặc biệt dày 5cm đến 8cm gồm: - Than xỉ bột từ 0,2cm đến 0,6cm - Đất sét tán nhỏ - Vôi bột - Than cầm nguyên chất c) Cấu tạo lớp phủ mặt sân đẩy tạ: Lớp phủ hỗn hợp đặc biệt dày 5cm gồm: - Than xỉ bột từ 0,2cm đến 0,6cm - Đất sét tán nhỏ 0,1cm đến 0,6cm - Cát

70% 20% 5% 5%

65% 23% 7% 5%

75% 15% 10%

I.7 Độ dốc thiết kế các mặt sân thể thao

STT

Tên sân

1

Đường chạy thẳng và đường chạy lấy đà của các sân nhảy xa, nhảy ba bước, phóng lao, ném lựu đạn. Sân lấy đà nhảy cao.

2

3

Sân lấy đà đẩy tạ, lăn tạ xích, ném đĩa (trong vòng giới hạn).

4

Sân hình quạt khu vực rơi của đĩa và lao (khi bố trí sân ném đĩa và phóng lao

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

Độ dốc lớn nhất cho phép Theo Theo Loại lớp phủ chiều dọc chiều (i1) ngang (i2) Thấm nước. 0,001 0,010 Không thấm 0,001 0,010 nước. Thấm nước. 0,001 0,005 Không thấm 0,001 0,005 nước. Bê tông nhựa 0,000 0,000 đường. 0,000 0,000 Gỗ. 0,000 0,000 Thấm nước. 0,000 0,000 Không thấm 0,000 0,000 nước. Lớp cỏ tự 0,003 0,006 nhiên. 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

5

6

7

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

riêng biệt). Khu vực để tạ rơi.

Thấm nước. Không thấm nước. Sân bóng đá. Cỏ tự nhiên. Cỏ đặc biệt. Thấm nước. Không thấm nước. Khu vực lựu đạn và tạ xích rơi (khi bố Cỏ tự nhiên. trí riêng biệt). Thấm nước. Không thấm nước.

0,001 0,000

0,005 0,001

0,008 0,006 0,004 0,000

0,008 0,006 0,004 0,004

0,003 0,001 0,000

0,006 0,005 0,003

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH II.1 Lí do chọn đề tài Ngày nay, phong trào luyện tập và thi đấu thể thao diễn ra sôi động trên khắp hành tinh. Thể thao là món ăn tinh thần cần thiết giúp con người giải tỏa căng thẳng, rèn luyện sức khỏe, tái tạo sức lao động và tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giữa các quốc gia. Những cuộc thi đấu đỉnh cao ngày càng nhiều, mang lại cho con người nhiều niềm say mê và hứng khởi. Một trong những nguyên nhân của thành tích trong thể thao là vận động viên được luyện tập và thi đấu trong các sân vận động đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chính vì vậy nhu cầu về thiết kế và xây dựng sân vận động điền kinh tiêu chuẩn ngày càng gia tăng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như nước ta. Việt Nam trong quá trình hội nhập đã tham gia hầu hết những hoạt động thể thao quốc tế. Khả năng kinh tế, sự ổn định chính trị, quốc phòng cùng với tâm huyết và sự đam mê thể thao của người dân là những điều kiện cần thiết giúp Việt Nam đủ khả năng đăng cai những giải đấu có quy mô lớn mang tính quốc tế cao. Thực tế cho thấy Việt Nam đã rất thành công với những giải đấu lớn như Sea Game, Asian Indoor Game, Para Game… và nhận được sự tin tưởng của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên qua các giải đấu lớn, ta nhận thấy áp lực đối với hai đầu đất nước là thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là khá lớn. Điều này đòi hỏi phải có một thành phố lớn đủ khả năng và tầm ảnh hưởng đứng ra cùng gánh vác trách nhiệm đăng cai. Với Đà Nẵng, những tiềm lực kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng hay những yếu tố cần thiết cho một giải đấu quy mô đã đảm bảo. Điều kiện đủ với Đà Nẵng bây giờ là một sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dưới đây là danh mục các công trình TDTT hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Tên Công trình STT TDTT 1

SVĐ Chi Lăng

Địa chỉ

Đặc điểm

Số 38-Ngô Gia Tự, -Có 4 khán đài (A,B,C,D), sức Quận Hải Châu chứa 30.000 khán giả. Mặt sân

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

Dự kiến tổ chức môn thi tại Đại hội Điền kinh, 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

cỏ đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu Bóng đá và đường chạy phủ nhựa tổng hợp

2

Đường 2/9, Tuyên Bể bơi thành tích Sơn – Hoà Cường cao Bắc - Quận Hải Châu

Bóng đá -Trung tâm thôngtin, báo chí, tuyên truyền của Đại hội

-Bể bơi chính: Có 8 đường bơi, diện tích 50x25m. Bơi, Lặn -Bể bơi phụ: có 8 đường bơi, diện tích 25x25m -Nhà thi đấu: 3 khán đài, sức chứa 3.000 khán giả.

3

Trung tâm TDTT quốc phòng IIIQuân khu V

Số 7, Đường Duy Tân, Quận Hải Châu

- Sân Quần vợt:1 sân trong nhà, 2 sân ngoài trời. - Bể bơi: 8 đường bơi.

Fustal, Bóng chuyền trong nhà, Bóng đá nam, nữ

-SVĐ Quân khu V: có 4 khán đài, sức chứa 20.000 khán giả

4

5

Số 50 B đường Trung tâm VH-TT Có 2 khán đài, sức chứa 1.000 Nguyễn Du - Quận Bưu điện khán giả Hải Châu Nhà thi đấu: 2 khán đài, sức chứa 1.400 khán giả Đường Ngô Sỹ Trung tâm GDTC Liên, phường Hoà Đại học Đà Nẵng Khánh - Quận Liên Chiểu

-SVĐ: 1 khán đài, sức chứa 3.000 khán giả

Vật

Bóng bàn, Bóng rổ, Bóng ném

- 2 sân Bóng chuyền - 2 sân Bóng rổ

Khu Tuyên Sơnphường Hoà Cường Có 1 khán đài, sức chứa 5.000 6 Các môn Võ Bắc - Quận Hải chỗ Châu Số 391Trưng Nữ Nhà thi đấu Công Có 2 khán đài, sức chứa 1.000 7 Vương- Quận Hải Đá cầu ty điện lực III khán giả Châu -1 Sân Bóng đá mặt cỏ, diện Dùng để các Nhà tập trường Số 48 Cao Thắng tích 90x60m. đoàn đến tập 8 CĐ Công nghệ Đà Quận Hải Châu luyện trước khi Nẵng ĐN thi đấu -2 sân tập Bóng rổ ngoài trời Nhà thi đấu đa năng

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

9

10

11

12

13

14

15

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

- 1 Khán đài, sức chứa 500 Nhà thi đấu đa khán giả năng trường PT Số 1 Vũ Văn Dũng chuyên Lê Quý Quận Sơn Trà -1 Sân Bóng đá 7 người, mặt Đôn cỏ, diện tích 70x40m Nhà tập luyện đa năng trường Số 154 Lê Lợi- 1 Bể bơi trong nhà THPT Phan Chu Quận Hải Châu Trinh Nhà tập trường Số 71 Ngũ Hành Đại học kinh tế Sơn - Quận Ngũ - 2 Sân Bóng rổ ngoài trời Đà Nẵng Hành Sơn -Nhà tập đa năng Đường Nguyễn Bình - Tổ 1 khu Làng thể thao Tuyên Sơn – Hoà - Sân tập Bóng đá Tuyên Sơn Cường Nam - Hải Châu CLB Phan Chu Số 405 Phan Chu Trinh Trinh - Hải Châu Đường 2/9, khu Nhà tập luyện Tuyên Sơn – Hoà Có 1 khán đài, sức chứa 500 Taekwondo Cường Bắc - Hải chỗ Châu Nhà hát Trưng Vương

Tập luyện

Tập luyện

Tập luyện

Tập luyện

Quần vợt

Cử tạ TDTH, Dancer Sport, Aerobic

- Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế xã hội của cả Miền Trung – Tây Nguyên. - Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Tây & Nam giáp tỉnh Quảng Nam. * Khí hậu: - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chia hai mùa rõ rệt: mua mưa và mùa khô. - Bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố vào tháng 9,10 hằng năm. * Giao thông: - Nằm trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy của cả nước và khu vực. - Nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A. * Tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch: - Bờ biển dài, cảng biển Tiên Sa và 9 cầu cảng dọc sông Hàn. - Sân bay quốc tế. - Đà Nẵng có những thuận lợi đặc biệt về điều kiện tự nhiên, nhất là vị trí địa lý. - Đà Nẵng là một trong những thành phố có truyền thống mạnh về hoạt động thể dục thể thao. - Cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho các hoạt động thể thao với quy mô tương đối đầy đủ, với ngày càng nhiều dự án thể thao lớn. - Tuy nhiên, để tổ chức các hoạt động thể thao mang tầm quốc tế thì Đà Nẵng cần phải xây dựng thêm những công trình đạt chuẩn quốc tế. II.2 Hƣớng nghiên cứu chính GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

* Eco Design, Green Design (Kiến trúc xanh - Kiến trúc bền vững - Kiến trúc sinh thái) Kiến trúc sinh thái (KTST) hay còn gọi là “kiến trúc xanh”, “kiến trúc bền vững” được hiểu là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái: - Cộng sinh với môi trường tự nhiên. - Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh. - Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu. - Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực. - Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng (TKNL). Nói một cách tổng quát thì KTST là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra một môi trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh. KTST tạo lập môi trường không gian nhỏ, môi trường vi khí hậu (thể hiện ở giai đoạn sử dụng) là tạo nên một kiến trúc có nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong lành, có ánh sáng, âm thanh... thích hợp với con người, có không gian linh hoạt, thông thoáng, đa thích dụng và đạt hiệu quả lâu dài. KTST bảo vệ môi trường lớn chung quanh, môi trường vĩ mô (thể hiện trong toàn bộ quá trình từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi công trình bị loại bỏ) là hạn chế khai thác giới tự nhiên, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường mà chủ yếu là giảm và xử lý thoả đáng phế thải (chất thải rắn, nước bẩn, khí độc hại, ô nhiễm âm thanh, ánh sáng). Dù theo quan điểm chủ nghĩa địa phương lấy địa điểm kiến trúc và VLXD bản địa làm điểm xuất phát hay trường phái kỹ thuật cao, sử dụng kỹ thuật để giải quyết những vấn đề sinh thái, chủ nghĩa chiết trung vừa coi trọng tính địa phương vừa sử dụng kỹ thuật mới, thì thiết kế KTST phải đạt được những nội dung sau: a) Lựa chọn địa điểm xây dựng, kiểm tra những điều kiện hiện có như khí hậu, thổ nhưỡng, nước ngầm, không khí... đặt ra trong điều kiện sinh thái. b) Việc bố trí hướng của công trình, tận dụng điều kiện khí hậu môi trường và tránh sử dụng những biện pháp nhân tạo, tận dụng vật liệu địa phương, tận dụng tài nguyên có thể tái sinh không ô nhiễm như: năng lượng mặt trời (NLMT), năng lượng gió (NLG), năng lượng địa nhiệt (NLĐN)... c) Tạo khả năng phát triển trong quá trình xây dựng và sử dụng. d) Tiết kiệm giá thành. Sử dụng vật liệu kỹ thuật mới, sáng tạo hình thức kiến trúc đa dạng, mật độ xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên. Dựa vào thực tế trong nước để chọn những giải pháp kỹ thuật phù hợp. e) Không chỉ nghiên cứu bản thân công trình kiến trúc mà còn phải nghiên cứu môi trường xung quanh, kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn. Như vậy, mục đích cao nhất của KTST là giảm chất thải đối với môi trường trong cả quá trình từ thi công, sử dụng đến loại bỏ nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm đối với môi trường. Sự phát triển bền vững đã trở thành một trong những chủ đề chính trên toàn thế giới. Để tận dụng tối đa nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và thay đổi sao cho phù hợp với đà phát triển chung của xã hội, các kiến trúc sư đã thiết kế ra những tòa GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

nhà sinh thái có kết cấu kỳ vĩ và bay bổng, vượt xa biên giới của những khuôn khổ sẵn có. Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh.  Hướng nghiên cứu chính: đưa ra hình thức kiến trúc phù hợp với khí hậu địa phương và gắn kết với vị trí cảnh quan thiên nhiên xung quanh khu vực xây dựng. Màu sắc, vật liệu, hình thức thân thiện với môi trường. Kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn. Cấp công trình: cấp I – Chất lượng sử dụng: bậc I – Huấn luyện thi đấu quy mô lớn trong nước và quốc tế. Cấp khán đài: cấp I – Chất lượng sử dụng: bậc I, yêu cầu sử dụng cao – Bậc chịu lửa: bậc I hoặc II. II.3 Những Sân vận động thân thiện với môi trƣờng: - Sân vận động Olympic London 2012 Sân vận động Opympic London được thiết kế bởi HOK Sport và Peter Cook, với nguyên vật liệu xây dựng được chọn lọc ít tác động đến môi trường. Sân vận động được xây dựng với những vật liệu nhẹ, bền vững và có độ nghiêng. Mặt tiền của công trình được bao phủ lớp thực vật thân thiện với môi trường. - Garden Stadium Sân vận động mới có tên gọi Garden Stadium của Trung Quốc do Công ty Cox Architects thiết kết xây dựng mới từ sân vận động cũ Dalian Shide. Thiết kế mới thân thiện với môi trường bao gồm những bức tường thảm xanh, giảm bớt khí nhà kính và cung cấp đầy đủ trang thiết bị cách nhiệt và cách âm. Phần mái sân vận động là hệ thống cáp và vải nhằm làm giảm sự tác động đến môi trường. Các bức tường được phủ các lớp thực vật thay đổi màu sắc theo mùa. Bên trong những bức tường là hệ thống panel LED khổng lồ hoạt động bằng các turbine gió và tế bào năng lượng mặt trời được lắp bên trong tường và mái. - World Games Stadium Thiết kế của Công ty Kiến trúc Toyo Ito nổi tiếng của Nhật Bản, sân vận động World Games của Đài Loan có phần mái hình dạng như con rắn uốn khúc và được bao phủ hệ thống panel mặt trời. Năng lượng sinh ra từ các panel trên mái sẽ cung cấp điện cho toàn bộ khu vực sân vận động và còn bán một phần điện dư ra cho thành phố Cao Hùng. - Sân vận động Olympic mùa đông 2014 Sân vận động chính cho Olympic Mùa đông và Paralympic Games 2014 diễn ra ở Sochi (Nga) được thiết kế bởi Công ty Populous có sức chứa 40.000 người. Điểm GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

độc đáo của công trình là cấu trúc bao bọc bên ngoài bằng pha lê trong mờ vào ban ngày và sống động với đủ màu sắc vào ban đêm. Sân vận động sử dụng công nghệ vật liệu tiên tiến, các kết cấu nhẹ, sử dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và thông gió trời vào ban đêm. Công trình sau khi hoàn thành sẽ được coi là một trong những sân vận động thân thiện môi trường nổi bật nhất thế giới. PHẦN B : NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA KHU ĐẤT XÂY DỰNG A. VỊ TRÍ VÀ RANH GIỚI QUY HOẠCH : 1. Vị trí: Khu đất quy hoạch thuộc phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 2. Ranh giới quy hoạch: Khu đất quy hoạch có đặc điểm: - Phía Bắc giáp : Khu E Nam cầu Cẩm Lệ mở rộng; - Phía Nam giáp : Trạm xử lý nước thải Hoà Xuân - Phía Tây giáp : Khu E2 Nam cầu Cẩm Lệ, - Phía Đông giáp : sông Cái. 3. Quy mô: Tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch: 1.295.389 m2 . Tổng diện tích đất trước khi điều chỉnh quy hoạch: 1.297.900 m2 . B. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU: 1. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình năm : 256C - Nhiệt độ cao nhất trung bình : 290C - Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 227C - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 409C - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 10C - Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp trong năm khoảng 3-5C. 2. Độ ẩm không khí: - Độ ẩm không khí trung bình năm - Độ ẩm không khí cao nhất trung bình - Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình - Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối 3. Mƣa: - Lượng mưa trung bình năm - Lượng mưa năm lớn nhất (1964) - Lượng mưa năm lớn nhất (1974) - Lượng mưa ngày lớn nhất - Số ngày mưa trung bình năm - Số ngày mưa trung bình nhiều nhất hàng năm) GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

: 82% : 90% : 75% : 10% : 2.066mm : 3.307mm : 14.000mm : 332mm : 144 ngày : 22 ngày (vào tháng 10 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

4. Nắng: - Số giờ nắng trung bình - Số giờ nắng trung bình nhiều nhất - Số giờ nắng trung bình ít nhất

: 2.158 giờ/năm : 248 giờ/tháng : 120 giờ/tháng

5. Bốc hơi mặt nƣớc: -Lượng bốc hơi trung bình -Lượng bốc hơi trung bình nhiều nhất -Lượng bốc hơi trung bình thấp nhất

: 2.107mm/năm : 241mm/năm : 119mm/năm

6. Mây: -Trung bình lưu lượng toàn thể -Trung bình lưu lượng hạ tầng

: 5,3 : 3,3

7. Gió: -Hướng gió thịnh hành mùa hè (tháng 4-9) : gió Đông -Tốc độ gió trung bình : 3,3m/s; 14m/s -Hướng gió thịnh hành mùa Đông (tháng 10-3) : gió Bắc, gió Tây Bắc -Tốc độ gió mạnh nhất : 20-25m/s Trong một số trường hợp có bão, tốc độ lên tới 40m/s Bảng 1: TỐC ĐỘ GIÓ TRUNG BÌNH & GIÓ MẠNH NHẤT TRONG NĂM Tháng Tốc độ gió Trung bình Tốc độ gió Mạnh nhất Hướng gió Ghi chú:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

4,4

4,2

4,5

4,5

4,2

4,0

4,2

4,6

5,0

4,3

19

18

18

18

25

20

27

17

28

40

24

18

B

B

B

B

TN

B

TN

TB, T

ĐB

TB

B

ĐB, B

+Tốc độ tính m/s + Hướng gió B: Bắc, N: Nam, Đ: Đông, T: Tây TB: Tây Bắc, ĐB: Đông Bắc, TN: Tây Nam.

8. Bão: Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện ở các tháng 1, 10, 12; bão thường là cấp 9-10, kéo theo mưa to, kéo dài và gây lũ lụt. C. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI: - Tổng diện tích nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch: 1.295.389 m2( tổng diện tích trước khi điều chỉnh quy hoạch: 1.297.900 m2). - Hiện trạng khu vực sẽ được đánh giá bổ sung. D. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT: Hiện tại khu vực có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các Khu E, F Nam cầu Cẩm Lệ đang thi công. E. ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT : Theo tài liệu khảo sát địa chất các công trình lân cận thì: + Khu vực xây dựng công trình có địa chất phức tạp, gồm nhiều lớp đất có tính chất cơ lý khác nhau, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp. Mặt cắt địa chất: GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

-

Đất đắp dày Đất đắp dày Cát hạt thô, xám vàng, chặt vừa dày Cát hạt vừa màu xám vàng, xám đen dày Cát hạt nhỏ, xám vàng, xám đen dày Sét pha cát xám xanh dày Sét pha cát xám đen dày Cát hạt nhỏ lẫn bột sét dày Cát pha sét xám đen dày Cát pha sét xám đen dày

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

3.0m 1.5m 2.4m 3.1m 2.2m 0.7m 4.1m 2.4m 3.6m 1.7m

II. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ: II.1 KIẾN TRÚC : II.1.1 Ý tƣởng tổ chức không gian - Công trình Thể dục thể thao là biểu tượng cho sức mạnh, do vậy hình tượng phải biểu đạt cho sự mạnh mẽ và hoành tráng. - Công trình Thể dục thể thao biểu tượng cho đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật, vì vậy nó mang tính hiện đại, đồng thời mang tính cộng đồng. - Tạo không gian thoáng, thuận lợi, an toàn cho các hoạt động thi đấu, phục vụ người tham dự, vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, cổ động viên, thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình. II.1.2 Ý tƣởng kiến trúc Công trình thể thao là công trình văn hóa. Từ nhiều thập niên qua, mỗi công trình thể thao lớn đều mang dấu ấn lịch sử và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân thế giới. - Công trình thể thao không chỉ mang trong mình biểu tượng về sức mạnh tinh thần, nó còn chứa đựng hình ảnh về một quốc gia, về một dân tộc, về sự phát triển của một giai đoạn lịch sử, bởi vậy nó chính là niềm tự hào của người dân thành phố. Công trình mang dáng dấp hình “hoa sen” tuy mang dáng dấp của một hình tượng mềm mại nhưng công trình vẫn nêu lên sức mạnh của dân tộc. - Xuất phát từ ý tưởng sân vận động là hình ảnh biểu tượng cho đô thị và là điểm nhấn của đô thị, luôn sẵn sàng chào đón, với tinh thần thể thao trong sáng, rộng mở, sân vận động Đà Nẵng là một công trình phải hội tụ đủ các yếu tố như vậy. - Cấu trúc vòm mái vượt không gian vừa thể hiện sức mạnh và tầm cao theo tinh thần thể thao, mặt khác các kết cấu phô diễn vừa đủ thể hiện sự chào đón và hình thức duyên dáng uyển chuyển của vòm mái làm nhẹ bớt như bao che, ôm lấy không gian thi đấu. II.1.3 Ý tƣởng thực tiễn Khán đài bố trí hợp lý, tăng sức chứa với tầm nhìn, hướng nhìn tốt mà vẫn nhẹ nhàng.

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Cấu trúc mái vòm ôm ấp, che chở đồng thời lien kết chặt chẽ với nhau. Mang dáng vẻ hiện đại, cấu trúc mái kín nhưng vẫn thoáng đãng, đảm bảo không gian thi đấu và thưởng thức tiện nghi, ổn định trước biến đổi thời tiết. Các hệ dầm đỡ sử dụng công nghệ kỹ thuật cao, vượt qua khẩu độ lớn, tạo cho công trình vẻ đẹp khỏe mạnh, hung vĩ. II.1.4 Giải pháp mặt bằng Mặt bằng gần elip đảm bảo hướng nhìn tốt đồng thời phù hợp với quy mô công trình, đảm bảo độ nhìn rõ tốt nhất. II.1.5 Giải pháp thẩm mỹ - Mặt bằng hợp lý, sinh động, phân bố sức chứa các khán đài hợp lý với khả năng quan sát tốt. - Tổ chức mặt đứng sinh động, nhịp nhàng, chuyển động một cách thống nhất, hệ thống kết cấu mái đem lại cảm giác mềm mại, linh hoạt nhưng rất hoành tráng và đồ sộ. II.1.6 Tổ chức giao thông Bảo đảm không gian thoáng cho hoạt động của người xem xung quanh sân vận động. Bố trí bãi đỗ xe, các cửa lớn đảm bảo cho các loại xe chuyên dụng: cứu hỏa, xe rác, xe phát thanh truyền hình tiếp cận ra vào ở tất cả các phía. Lối đi của khách VIP được thiết kế riêng biệt, khách VIP có thể vừa xem trực tiếp bóng đá trong những phòng riêng, vừa được phục vụ ăn uống và nhiều dịch vụ khác. II.1.7 Chức năng sử dụng của công trình II.1.7.1 Nhóm công trình phục vụ tập luyện và thi đấu: a) Sân bóng đá Sân bóng đá có kích thước tiêu chuẩn (68 x 105)m. Mặt sân được trổng cỏ đúng chủng loại. Có các đường ống đặt ngầm hệ tam giác có độ dốc từ giữa ra 4 phía. Bảo đảm thoát nhanh không gây ngập úng chết cỏ. Cấu tạo mặt sân bóng đá từ trên xuống:  Lớp cỏ phủ bề mặt.  Lớp cát trộn sỏi dày 250mm.  Màn chắn dày 50mm.  Thảm đá dăm dày 150mm.  Rãnh ống thoát nước nhỏ nhất là 300mm.  Đất thiên nhiên.  Cỏ nhân tạo được sản xuất bằng sợi Fibre cao cấp, được cấu tạo từ chất politen (một loại nhựa tổng hợp có độ dẻo cao), kết cấu nguyên liệu không gây ảnh hưởng đến môi trường, có nhiều đặc tính giống cỏ tự nhiên, được phủ trên nền đất có phủ lớp hạt cao su và cát. Chính vì thế nên sân cỏ nhân tạo giảm GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

thiểu chân thương cho VĐV trên sân và có khả năng sử dụng ở cường độ cao (10 đến 12 giờ/ngày). Cỏ nhân tạo ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chi phí bảo quản thấp, chỉ bằng 1/10 so với sân cỏ tự nhiên. b) Các sân điền kinh Đường chạy vòng 400m với 8 ô chạy. Đường chạy thẳng 100m (kết hợp chạy vượt rào 110m). Sân nhảy xa và nhảy ba bước. Sân nhảy cao và nhảy sào. Sân phóng lao. Sân đẩy tạ, ném đĩa, tạ xích. II.1.7.2 Các khối chức năng thƣờng đặt dƣới tầng khán đài: Bao gồm: - Khu phục vụ khán giả. - Khu phục vụ vận động viên. - Khu điều hành, quản lý – kho và kỹ thuật. Khi thiết kế cần đảm bảo phục vụ các đối tượng trên được thuận tiện và đảm bảo các tiêu chuẩn diện tích, chiều cao của các phòng.. a) Các bộ phận chức năng phục vụ khán giả - Khu phục vụ khách quý: Phòng Số phòng Tiếp tân khách vip 1 Khu vực tập trung cấp cao 1 Văn phòng cấp cao 1 Nhà hàng dành cho khách vip 1 Phòng thông tin cấp cao 1 Phòng vệ sinh nam 3 Phòng vệ sinh nữ 3 - Khu phục vụ khán giả thông thường Phòng Số phòng(khu vực) Phòng nói chuyện điện thoại 10 Phòng gửi đồ 4 Phòng bán vé 3 Hàng lang nghỉ giải lao 15 Phòng sơ cứu 5 Phòng y tế 1 Phòng vệ sinh nam 15 Phòng vệ sinh nữ 15 Phòng vệ sinh cho người tàn tật 2 - Khu phục vụ báo chí, phát thanh truyền hình Phòng Số phòng Phòng đợi họp báo 1 Phòng họp báo 1 GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

Diện tích (m2/1 phòng) 35 800 250 350 100 25 25 Diện tích (m2/1 phòng, khu vực) 100 50 35 100 50 150 25 25 20 Diện tích (m2/1 phòng) 200 100 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Khu vực phỏng vấn nhanh 1 80 Khu vực chung của phóng 1 200 viên, vận động viên và bang huấn luyện Khu vực truyền hình 1 150 Khu vực quay phim 1 100 Phòng điều khiển 1 200 Phòng tổ chức 1 100 Khu vực phát thanh 1 200 b) Các phòng phục vụ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài: Phòng Số phòng Diện tích (m2/1 phòng) massage 2 70 Khu vưc khởi động 2 60 Phòng nghỉ vận động viên 2 60 Phòng thay quần áo của 60 vận động viên. Sảnh vận động viên và 1 150 huấn luận viên Phòng trọng tài 1 30 Phòng huấn luyện viên 1 30 nam Phòng huấn luyện viên nữ 1 30 Phòng dụng cụ 4 30 Phòng kiểm tra doping 1 30 Phòng sơ cứu 5 50 Phòng y tế 1 150 Phòng vệ sinh nam 3 25 Phòng vệ sinh nữ 3 25 Phòng vệ sinh cho người 2 20 tàn tật c) Các nhóm phòng thuộc chức năng điều hành, quản lý, kho và kỹ thuật - Nhóm các phòng điều hành, quản lý Phòng Số phòng Diện tích (m2/1 phòng) Phòng hành chính 1 40 Ban giám đốc 1 40 Phòng họp 1 150 Phòng thiết bị thông tin 3 70 liên lạc Phòng bảo trì 1 100 Phòng kiểm soát 1 200 kho 15 30 Kỹ thuật 20 20 Căn tin nhân viên 1 300 Phòng quảng lý 1 50 Phòng vệ sinh nam 2 25 Phòng vệ sinh nữ 2 25 GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

d) Khối thương mại, dịch vụ Phòng kiot 25 shop 35 Kho 10 Cửa hàng thức ăn nhanh 15 Khu vực kinh doanh khách 1 sạn nhà nghỉ Café, nhà hàng 15

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Số phòng

Diện tích (m2/1 phòng) 100 40 30 100 2000 300 1000

e) Khối văn hóa giáo dục Phòng Số phòng Diện tích (m2/1 phòng) Câu lạc bộ thể dục thể thao 3 400 f) Khối vui chơi, giải trí Công viên Bowling-crixit karaoke, cờ, bài, trờ chơi điện tử và các hình thức giải trí khác. II.1.8 Các chỉ tiêu trợ giúp thiết kế Sân vận động là một công trình Thể dục thể thao lớn, vì vậy ngôn ngữ hình khối phải có nét đặc trưng, khỏe mạnh và rát động. Tuy nhiên, phải có sự thống nhất về hình khối và phải hòa nhập với cảnh quan xung quanh. Sân vận động là nơi tập trung nhiều người, vì vậy phải có giải pháp bố trí mạng lưới giao thông thuận tiện, đảm bảo:  Các luồng đi của vận động viên và khán giả không chồng chéo nhau.  Có đường giao thông riêng cho các khu vực kho tang và bãi xe.  Có đủ diện tích cho số người ra vào cổng chính.  Phải có biện pháp phòng chống cháy nổ và đảm bảo giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy, có lối thoát an toàn khi xảy ra sự cố.  Quanh sân có khoảng giãn cách không nhỏ hơn 5m từ mép đường chạy đến khán đài,khoảng cách giãn này có thể bằng mặt đường chạy hoặc thấp hơn để không cản tầm nhìn của khán giả.  Hàng ghế đầu tiên của khán đài phải được nâng lên cốt 900mm hoặc 1500mm so với mặt sân và có hang lan can bảo vệ cao 1000 mm, sau hàng ghế sau cùng phải có hàng rào bảo vệ cao 1500mm.  Không gian kiến trúc sân vận động được quyết định một phần bởi giải pháp tổ chức khán đài và một phần quan trọng bởi kết cầu mái. Sự hiện diện và tham gia trực tiếp của kết cấu vào không gian kiến trúc thường được tập trung nhấn mạnh thông qua kết cấu mái và kết cấu khán đài. Đó là những yếu tố đặc thù của công trình thể thao.  Ngoài sự phản ánh về đặc điểm khí hậu với kết cấu mái vươn xa, giải pháp bao che thoáng cũng góp phần bộc lộ vai trò quan trọng của kết cấu trong lĩnh vực tạo hình kiến trúc.  Khác với nhiều công trình công cộng mà kết cấu thường được che dấu sau lớp vỏ hào nhoáng, kết cấu công trình thể thao lại được phô ra như những yếu tố GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

thẩm mỹ và biểu cảm vì bản thân tính hợp lý và khoa học của cấu trúc chịu lực đã tạo nên một vẻ đẹp đơn giản mà hiệu quả. II.2 YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH II.2.1 Kết cấu của khán đài, mái che khán đài a) Kết cấu của khán đài - Khán đài nằm trên hệ thống khung bê tông cốt thép gồm các dầm nghiêng và các cột chịu lực. - Xác lập phương án kết cấu : *Lưới cột : Từ phương án kiến trúc, mặt bằng bố trí các phòng chức năng với nhiều diện tích sử dụng khác nhau, cùng với yêu cầu thông thoáng tự nhiên, tầm nhìn lớn ,phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật như : đậu xe , không gian buôn bán …Để phù hợp với yêu cầu như trên nên hệ lưới cột của công trình: (7,2 x 7,2/9,2) m. *Vật liệu : Vật liệu sử dụng cho hệ kết cấu công trình là bê tông cốt thép vì:  Là vật liệu được sử dụng rộng rãi .  Có khả năng chịu lực lớn hơn các loại kết cấu thông thường khác .  Chịu tải trọng rung lớn.  Có độ bền lâu nên kéo dài tuổi thọ công trình làm giảm chi phí bảo dưỡng .  Sử dụng vật liệu cát đá địa phương sẵn có .  Có thể tạo ra nhiều dạng kết cấu phức tạp đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ phong phú của kiến trúc . Tuy nhiên, kết cấu sử dụng bê tông cốt thép cũng có những hạn chế nhất định:  Trọng lượng kết cấu nặng nề .  Cách âm cách nhiệt kém .  Dễ xuất hiện khe nứt do nhiều nguyên nhân khác nhau . *Tường : Sử dụng tấm EPS dày 50mm có khả năng cách âm và cách nhiệt rất cao b) Giải pháp kết cấu mái - Kết cấu mái tách rời với kết cấu khán đài, là hệ các vòm bằng thép cường độ cao bản to (kích thước nhỏ dần từ phần giữa khán đài về hai phía) được thiết kế đặc biệt, điểm cuối phía dưới mỗi vòm thép được cắm xuống đất, đồng thời vòm thép còn được liên kết cứng vào với kết cấu khán đài. Còn tất cả các điểm cuối phía trên của hệ vòm thép được cố định vào một trục thép tròn đường kính 1m chạy dọc theo các điểm cuối của hệ mái, hai đầu trục thép được cố định xuống đất.. Độ cong của giàn mái và kết cấu vững chãi đảm bảo chống sức lật của gió và thoát nước mưa theo chiều dốc ra ngoài khán đài. - Vật liệu lợp mái sử dụng tấm EPS dày 50mm có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt, nhẹ và thích dụng. II.2.2 Kỹ thuật thoát nƣớc mƣa của sân vận động điền kinh tiêu chuẩn: a) Thoát nước sân bãi thi đấu: Sân bãi thi đấu bao gồm: Sân thi đấu bong đá, sân bãi điền kinh ở hai hình bán nguyệt hai đầu sân bong đá và các “vệt” đường chạy bao quanh. Đa số các GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

loại sân bãi thi đấu này là lộ thiên. Trong các thời điểm có mưa, lượng mưa rơi trực tiếp xuống các mặt sân này. Tùy theo lượng mưa, thời gian kéo dài của trận mưa mà ta phải giải quyết thoát mưa theo 2 loại sau:  Thoát nước bề mặt: Trước khi làm lớp phủ trên mặt sân bãi thi đấu. Sân thi đấu bong đá phủ cỏ đặc chủng, hay phủ thảm TARTANE, sân điền kinh, đường chạy phủ mặt bằng chất bột cao su nhựa, hoặc loại hỗn hợp khác – thi công lớp đất cốt nền phải tạo độ dốc thoát nước để tạo được thoát nước bề mặt mà không ảnh hưởng tới động tác chạy nhảy của vận động viên cũng như độ nẩy, lăn của quả bóng … và các dụng cụ, thiết bị Thể dục thể thao.  Thoát nước ngầm dưới mặt sân: Để thoát nước mưa được nhanh, đáp ứng tiêu chuẩn thoát nước mưa (1520 phút), các trận mưa lớn người ta phải xử lý hệ thống thoát nước ngầm theo phương pháp thoát nước ngầm hệ tam giác: Các đường ống đặt ngầm hệ tam giác có độ dốc từ giữa ra 4 phía. *Ưu điểm: Độ dốc đều và ngắn nên thoát nước rất nhanh. *Nhược điểm: Có nhiều điểm nút giao nhau nên thi công khó. Ngày nay dùng các ống nhựa, các nút nối ống cơ động khắc phục được nhược điểm về thi công, hiện nay người ta dùng phương pháp này nhiều. b) Thoát nước mưa cho khán đài: Khán đài sân vận động chia theo các khu vực: - Khán đài A: nằm ở phía Tây. - Khán đài B : nằm ở phía Đông. - Khán đài C-D : nằm ở phía Bắc hoặc Nam. Trục dọc sân vận động lệch 18º so với trục Bắc Nam. Khi thiết kế hệ thống thoát nước phải tính toán lưu lượng nước, hướng thoát nước để quyết định độ rộng, độ dốc, độ sâu của hệ thống rãnh ngầm thoát nước mưa cũng như vị trí các hố ga thu nước. Có 3 hệ thống thoát nước như sau: - Hệ thống (I): Rãnh ngầm thoát nước mặt sân thể thao (mặt sân bóng đá, bãi sân điền kinh, và các loại đường chạy xung quanh sân). - Hệ thống (II): Rãnh ngầm thoát nước khu vực khán đài. - Hệ thống (III): Rãnh ngầm thoát nước chung cho toàn bộ công trình từ hệ thống nâng thoát ra đường ống thoát nước chung của khu vực đô thị. Ba hệ thống này có thể đặt riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau. II.2.3 Kỹ thuật chiếu sáng: Chất lượng thưởng ngoạn các cuộc thi đấu thể thao và những buổi biểu diễn trên sân vận động ngoài sự phụ thuộc vào góc nhìn, tia nhìn của các vị trí chỗ ngồi của khán giả trên khán đài, còn phụ thuộc vào ánh sáng của toàn bộ sân vận động. Khi thiết kế kỹ thuật chiếu sáng phải xét các hệ thống chiếu sáng sau: a) Chiếu sáng tự nhiên: Để đảm bảo sử dụng thích hợp các sân bãi ngoài trời như sân bóng đá, đường chạy, sân điền kinh … cần phải thỏa mãn về hướng sân. Trục dọc của GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

sân bóng đá, đường chạy lệch một góc 18º so với trục Bắc Nam, tránh chói mắt cho Vận động viên dù là các cuộc thi đấu diễn ra buổi sáng hay buổi chiều. Ánh sáng tự nhiên các phòng dưới tầng khán đài:  Hướng chiếu nắng ánh sáng trực tiếp của mặt trời (phía Đông-phía Tây) có hệ thống che nắng thích hợp.  Các hành lang phía trong lợi dụng các cửa thoát hiểm để lấy ánh sáng tự nhiên. b) Chiếu sáng nhân tạo: Những ngày trong mùa đông , ánh sáng bầu trời kém, hay sương mù, mưa bụi làm giảm độ chiếu sáng tự nhiên, nhất là các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao tổ chức buổi tối, ban đêm. Người ta phải bổ sung hệ thống chiếu sáng nhân tạo cho mặt sân thi đấu. Chiếu sáng bằng “vệt sáng đều” (máng đèn). Lợi dụng độ vươn của mái che khán đài, người ta đặt các đèn pha trong mắng đèn ở khán đài A hoặc B. *Ưu điểm: - Độ dọi trên mặt sân đồng đều và khá cao. - Không có bóng đổ của Vận động viên khi chạy trên sân. - Có thể điều chỉnh độ sáng trên mặt sân. - Không cần có 4 cột đèn cao ở phía bốn góc của sân. Tuy nhiên, phương pháp theo vệt cũng đòi hỏi phải nghiên cứu thiết kế thích hợp, nghiên cứu cấu táo máng đèn thích hợp với góc chiếu, tia chiếu để đạt được độ sáng trên mặt sân thi đấu mà không gây chói mắt cho các khu vực khán đài đối diện. Đầu tư kinh phí khá tốn kém. II.2.4 Kỹ thuật thông hơi, thoáng gió 1. Thông hơi thoáng gió tự nhiên của khán đài: Bản thân khán đài tạo ra vật câu gió, đối với các hướng gió thịnh hành theo mùa hằng năm: - Về mùa hè, gió thịnh hành về hướng Đông Nam, chính Nam hoặc chính Đông – gió mát. - Về mùa đông, gió mùa Đông Bắc, chính Bắc – gió lạnh là thịnh hành. 2. Thông hơi thoáng gió tự nhiên cho các khu vực phòng phục vụ dưới tầng khán đài: Nhược điểm của khối các phòng phục vụ dưới khán đài là có phần bị khuất gió. Lựa chọn vị trí các phòng phù hợp với chức năng hoạt động: các phòng làm việc của khối điều hành, quản lý, nghiệp vụ bố trí ở hướng Đông Nam, khối phục vụ vận động viên ở hướng Đông. Tận dụng hành lang nội bộ ở phía giữa, chạy vòng xung quanh khu khán đài, kết hợp với các lối ra vào của khán giả để tạo thành hệ thống thông gió tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp. 3. Thông hơi thoáng gió nhân tạo: Sử dụng các hệ thống thông gió cưỡng bức như hệ thống quạt gió (quạt hút gió hoặc đẩy gió) hay hệ thống điều hòa không khí loại tập trung hay cục bộ. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

Các phòng ở dưới tầng khán đài, đối với các phòng có diện tích, khooid tích lớn như các gian thể dục thể thao, điền kinh, phòng khách VIP, phòng trưng bày, truyền thống, phòng họp báo, trung tâm báo chí, phát thanh, truyền hình … thiết kế hệ thống thông hơi hay điều hòa khí hậu nhân tạo tùy theo từng yêu cầu cụ thể. 4. Xử lý nhiệt môi trường của sân vận động: - Xử lý nhiệt cho sân bãi thi đấu, sân bóng đá chiếm diện tích lớn thường được phủ cỏ xanh hoặc thảm nhân tạo (tartane) xanh, nó có điều kiện giảm bức xạ nhiệt mùa hè, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. - Xử lý nhiệt cho khán đài: khán đài sân vận động được che mái, diện tích mái khá rộng nên độ hấp thụ nhiệt khá lớn, nên làm trần phụ, ở giữa có lớp không khí lưu thông để chống nóng về mùa hè, giảm độ lạnh về mùa đông. II.2.5 Sử dụng cây xanh để bảo vệ môi trƣờng Đối với khí hậu: - Cây xanh làm giảm bức xạ nhiệt mặt trời. - Cây xanh làm giảm và thay đổi tốc độ gió. - Cây xanh làm giảm nhiệt độ không khí, giảm nhiệt độ bề mặt, tăng độ ẩm, tăng lượng oxy trong không khí. Đối với môi trường không khí: - Cây xanh làm giảm các loại bụi trong không khí, khói, tro … - Cây xanh làm giảm các loại hơi, mùi, hóa chất độc hại như khí CO, CO, SO … Cây xanh làm giảm tiếng ồn, tạo ra bóng râm, che mát cho công trình, cũng như tạo cảnh quan đẹp cho khu vực đô thị, tạo cảm giác mát mẻ, nhất là về mùa hè. Thỏa mãn yêu cầu tỷ lệ đất cây xanh từ 10-15%. Cây tán lá rộng bố trí trồng ở hướng Tây, cây có lá nhỏ thoáng trồng ở phía Nam và Đông Nam, cây bụi thấp trồng ở sát phía có đường giao thông chính để giảm tiếng ồn, giảm bụi do giao thông. Phối hợp giữa các loại cây có hình dáng đẹp, xanh tươi bốn mùa, kết hợp cây xanh với các thảm cỏ, bồn hoa, mặt nước tạo nên cảnh trí sinh động. PHẦN C : TRANG TRÍ, NỘI THẤT Trang trí nội thất trong Sân vận động là yếu tố rất quan trọng, không chỉ làm đẹp cho không gian mà còn tạo tâm lý thoải mái cho Vận động viên tham gia thi đấu, gây ấn tượng mạnh cho người xem về đặc trưng một vùng đất, một quốc gia. Điều đó ảnh hưởng bởi các yếu tố màu sắc, chất liệu, vật liệu, hình thức trang trí. Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến không gian nội thất. -Sử dụng gam màu chủ đạo là trắng, xanh và nâu đất, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với môi trường. Màu nâu của đất, xanh, trắng của cỏ cây, mặt nước, phù hợp với không gian xung quanh. -Đặc biệt chú ý các không gian nội thất sảnh được thiết kế và trang trí mang dấu ấn đặc trưng của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam ( biểu tượng của biển, của hoa sen và trống đồng…). Các không gian VIP được thiết kế hiện đại nhưng vẫn mang nét truyền thống. GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KTS

SÂN VẬN ĐỘNG 40.000 CHỖ NGỒI

PHẦN D : GIỚI THIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TCXD VN 287 : 2004 “Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế”. 2. Nguyên lý thiết kế sân vận động điền kinh tiêu chuẩn - TS.KTS.Tạ Trường Xuân. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2003. 3. Stadia: A design and development Guide – Geraint John, Rod Sheard and Ben Vickery. 4. StadiumATLAS-Technical Recommendations for Grandstands in Modern Stadia – Stefan Nixdorf. 5. Dữ liệu của kiến trúc sư Neufert. 6. Nguyên lý thiết kế công trình kiến trúc công cộng – TS.KTS. Tạ Trường Xuân. 7. TCXD VN 264 : 2002 “ Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”.

GVHD : Th.s Nguyễn Công Minh

26


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.