G.7 - Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư đảo Trí Nguyên, phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang,

Page 1

QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/500 KHU DÂN CƯ ĐẢO TRÍ NGUYÊN - PHƯỜNG VĨNH NGUYÊN TP. NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA Chú trọng tạo lập không gian du lịch cộng đồng thân thiện, gần gũi và có bản sắc, đồng thời có tính khả thi cao, trên hòn đảo tuyệt vời - địa điểm phát triển du lịch cộng đồng duy nhất trên Vịnh Nha Trang


QUY HOẠCH CHI TIẾT (TỶ LỆ 1/500) KHU DÂN CƯ ĐẢO TRÍ NGUYÊN - PHƯỜNG VĨNH NGUYÊN TP. NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA

Nhóm tác giả đã rất vui mừng vì đồ án được đón nhận với những nhận xét tích cực tại cuộc họp báo cáo cộng đồng dân cư. Nhiều người dân, tổ trưởng dân phố... đã thể hiện niềm hy vọng và quyết tâm vận động bà con trong tổ dân phố thực hiện trồng hoa, trồng cây, cải thiện vệ sinh môi trường... Những ánh mắt, lời nói đầy quyết tâm và hy vọng đó có thể vẫn chưa đủ, vẫn cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Đây là một đồ án có quy mô nhỏ, với những giải pháp cũng khá giản dị, nhưng nhóm tác giải đã hết sức cố gắng chú ý đến sự tinh tế trong việc tổ chức không gian, khai thác yếu tố địa hình tầng bậc phong phú, tạo ra những không gian có tỷ lệ thân thiện, ấm cúng và phù hợp với du lịch cộng đồng chất lượng cao. Trong đó, đặc biệt là vai trò của mạng lưới không gian mở viền quanh đảo, dọc trục đường chính, trên các đỉnh đồi và len lỏi trong các khu dân cư... Nhóm tác giả rất hy vọng đồ án sẽ được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia đánh giá cao, qua đó, khu vực này sẽ thu hút được nhiều hơn sự chú ý của các cấp chính quyền trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển một khu du lịch cộng đồng tuyệt vời trên Vịnh Nha Trang, hoàn thiện một sản phẩm du lịch đầy bản sắc cho Thành phố Nha Trang và trên hết, góp phần cải thiện và tạo cơ hội cho những người dân đang sinh sống trên hòn đảo này. Qua đó, cũng cho thấy tầm quan trọng và giá trị của những tỷ lệ không gian thân thiện với con người – lâu nay, dường như bị lu mờ trước sức hấp dẫn của các cấu trúc và không gian hoành tráng, trong đô thị.


PHẦN 1 – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH


VỊ TRÍ ĐẢO TRÍ NGUYÊN TRONG TỔNG THỂ VỊNH NHA TRANG

- Đảo Trí Nguyên thuộc phường Vĩnh Nguyên, Thành Phố Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa .

RANH GIỚI THIẾT KẾ KHU DÂN CƯ ĐẢO TRÍ NGUYÊN

- Khu dân cư đảo Trí Nguyên bao gồm phần diện tích phía

Tây và phía Bắc của đảo Trí Nguyên.

- Đảo Trí Nguyên nằm trong CLB vịnh biển đẹp nhất thế giới.

- Diện tích khu vực lập quy hoạch: 48ha.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc

- Ba mặt giáp biển, phía Đông giáp đồi núi.

trưng thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài.


KHU DÂN CƯ TRÍ NGUYÊN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NẰM TRONG KHU VỰC TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN VỊNH NHA TRANG

Theo đồ án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Nha Trang, khu vực Tây Nam đảo Hòn Tre, phía Đông hòn Một, hòn Tằm và hòn Trí Nguyên được định hướng phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch với mật độ xây dựng cao và loại hình dịch vụ mang tính chất cộng đồng.


TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DỰ ÁN HIỆN NAY TRÊN ĐẢO TRÍ NGUYÊN - Khu vực phía Đông của đảo Trí Nguyên đã được giao thực hiện các dự án xây dựng các khu du lịch khép kín, hướng tới đối tượng là khách du lịch cao cấp như: Dự án KDL sinh thái Trí Nguyên, dự án KDL, giải trí, nghỉ dưỡng Trí Nguyên, dự án KDL bảy đảo dự án KDL Bãi Tranh và dự án KDL sinh thái Bạch Mai Bãi Miễu, dự án KDL 7 đảo. - Làng chài Trí Nguyên là phần còn lại duy nhất có thể phát triển du lịch cộng đồng trên đảo, cũng như trên Vịnh. Cần tạo sức sống và tạo động lực phát triển cho khu dân cư Trí Nguyên nói riêng, cũng như toàn đảo Trí Nguyên nói chung. - Các dự án lân cận không nên tư hữu hóa, cần kết hợp giữa dịch vụ cao cấp và đại trà. - Cần kết nối làng chài Trí Nguyên với các dự án khu du lịch lân cận.


KHU DÂN CƯ ĐẢO TRÍ NGUYÊN CÓ VỊ TRÍ THUẬN LỢI ĐỂ KẾT NỐI VỚI DỊCH VỤ TRONG THÀNH PHỐ

So với các đảo trong tổng thể Vịnh Nha Trang, Đảo Trí Nguyên có khoảng cách gần nhất với đất liền - khoảng 1,5 km thời gian đi tàu trên vịnh chỉ khoảng 15’ (so sánh với thời gian đi từ Phuket ra đảo Phiphi, Thái lan là 2,5 giờ). Đây là một lợi thế cần được khai thác để gắn kết các hoạt động của khu dân cư Trí Nguyên với thành phố Nha Trang. Cần tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận đảo, đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ để Trí Nguyên trở thành một điểm đến

thường xuyên không chỉ của khách du lịch mà của cả người dân trong thành phố.


PHẦN 2 – PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG


KHU DÂN CƯ TRÍ NGUYÊN CÓ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÂU ĐỜI Khu dân cư Trí Nguyên có lịch sử hình thành cách đây hơn 100 năm. Ban đầu đảo Trí Nguyên là nơi trú ngụ tránh bão của dân chài, dần dần, định cư hình thành nên làng chài đông đúc. Người dân ở đây chủ yếu tới từ các đảo Bình Định và Quảng Ngãi. Ngành nghề chính là đánh bắt hải sản.

Năm 1966

Năm 2014

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Khí hậu: Đảo Trí Nguyên thuộc vùng khí hậu Nha Trang chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, tương đối ôn hòa, mùa đông ít lạnh và mua khô kéo dài, nhiệt độ ôn hòa quanh năm(25– 260C),phân mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), ít bị ảnh hưởng của bão. Địa chất công trình: Vùng ven biển l lớp cát dày, tiếp đến là sét cường độ chịu lực khá tốt. Phần khác trên đảo hình thành bởi đá granite, macma xâm nhập. Địa chất vật lý: Khu vực thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6. Do vậy khi thiết kế và xây dựng các công trình cần có giải pháp an toàn cho công trình. Hải văn: + Mực nước triều cao nhất: hmax: + 1,2m. + Mực nước triều trung bình: htb:+ 0,1m. + Mực nước triều nhỏ nhất: hmin: -1,37m.

- Các đảo như Trí Nguyên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều Nha Trang và sóng biển. - Đảo Trí Nguyên cách xa tp.Nha Trang, tại đây không có trạm quan trắc . Theo điều tra thực tế khu vực này mực nước triều max khoảng 1,5m, ít bão.


KHÍ HẬU Khí hậu: Đảo Trí Nguyên thuộc vùng khí hậu Nha Trang chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, tương đối ôn hòa, mùa đông ít lạnh và mua khô kéo dài, nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25–260C), phân mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), ít bị ảnh hưởng của bão.

Sơ đồ hướng nắng

Sơ đồ hướng gió

Thời gian chiếu sáng dài, số giờ nắng trung bình trong năm 2.556,3

Hướng gió chủ yếu thịnh hành là gió Đông Bắc và Đông Nam tốc độ

giờ.

trung bình 2-5m/s.


ĐỊA HÌNH: Khu vực lập quy hoạch có địa hình đồi núi dốc thoải tạo tầm nhìn đa dạng từ các triền và đỉnh núi. Từ trên cao, cảnh quan làng chài kết hợp với đường viền tự nhiên quanh đảo

tạo nên nhiều góc cảnh quan phong phú  khai thác tổ chức công trình dịch vụ trên triền núi và khu vực dừng chân ngắm cảnh thu hút khách tham quan du lịch.

ĐÁNH GIÁ ĐẤT: 28,5m

29,8m

50m

20m

40m

86,2m 39m

61,2m

46,2m


HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TIẾP CẬN - Đảo Trí Nguyên cách thành phố Nha Trang khoảng 1.5km, liên hệ giao thông tới khu vực chủ yếu là giao thông thủy. Hiện có hai tàu dân sinh (30 chỗ) hoạt động theo tuyến cố định từ bến tàu trong thành phố đến cầu tàu trên đảo chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại thường nhật của người dân làng chài Trí Nguyên. Thời gian ra đảo khoảng 10 phút, 30 phút 1 chuyến. - Các tàu nhỏ của tư nhân phục vụ khách du lịch thường xuyên tại bến. - Trong tương lai, cần tăng khả năng tiếp cận với làng chài để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. - Cần giữ Trí Nguyên là một hòn đảo độc lập nhằm bảo vệ đảo không bị quá tải và là không gian đi bộ. Cấu trúc hiện trạng của đảo không phù hợp với giao thông cơ giới, do đó cần tổ chức được khu vực này thành không gian đi bộ giúp giữ được những giá trị đặc trưng và tạo sức hấp dẫn với du lịch.

Bến tàu trên đảo


HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG TRÊN ĐẢO

HIỆN TRẠNG DÂN CƯ : ĐỜI SỐNG – VĂN HÓA - LAO ĐỘNG

Làng chài Trí Nguyên có cấu trúc tự phát rất đặc trưng với tuyến giao thông trục chính ở giữa và các tuyến giao thông nhánh tỏa ra hai bên, chủ yếu dành cho đi bộ. + Tuyến đường chính khá hẹp, mặt cắt đường từ 3-5m, kết cầu bê tông, người dân chủ yếu là đi bộ. + Tuyến đường ven biển có mặt cắt từ 2m-3,5m, kết cấu bê tông, chưa kết nối liên thông với nhau. + Các tuyến giao thông nhánh hoặc là thông ra biển hoặc là dốc lên núi, một số đoạn có độ dốc lớn phải xây bậc thang. Từ các tuyến đường nhánh lại rẽ ra các hẻm nhỏ hơn, ngóc ngách, mặt cắt đường từ 1m-2m, phần lớn là đường đất.

- Khu dân cư Trí Nguyên hiện có 657 hộ dân, với 3.042 người sinh sống. - Người dân chủ yếu là ngư dân tới từ các đảo Bình Định và Quảng Ngãi. - Thu nhập trung bình: 1.500.000vnđ/người/tháng. Phí sinh hoạt của người dân cao: việc đi lại tốn kém và nước sạch phải mua từ đất liền. - Ngề nghiệp chính là đánh bắt và nuôi trồng hải sản, tuy nhiên rất khó khăn do mất mùa, lượng hải sản cạn kiệt, tàu bè đánh bắt cá thô sơ. Một số hộ làm nghề đan lưới, chế biến mắm, một số ít làm dịch vụ hậu cần cho các khu du lịch lân cận. - Trình độ dân trí thấp và không đồng đều. - Hiện nay làng chài Trí Nguyên là một điểm du lịch thu hút khách du lịch. Tuy nhiên hạ tầng du lịch không được đầu tư, khách du lịch chỉ đi về trong ngày và sử dụng một vài dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ ven biển. - Một số lễ hội truyền thống như: Lễ cầu Ngư (19/9 Dương lịch), Lễ Khai Rằm (rằm tháng 2), Lễ cúng ông Nam Hải (5/5 Dương lịch). Trong tương lai, cần tạo điều kiện để người dân chuyển dần sang làm dịch vụ du lịch để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Cần phát triển thêm nhiều các loại hình dịch vụ để thu hút và giữ chân khách du lịch. Duy trì các lễ hội truyền thống kết hợp hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng.

* Đánh giá hiện trạng giao thông: - Thuận lợi: Khu vực có cấu trúc giao thông tự phát rất đặc trưng với tuyến giao thông trục chính ở giữa và các tuyến giao thông nhánh tỏa ra hai bên có tiềm năng phát triển du lịch. - Khó khăn: Đảo Trí Nguyên là một hòn đảo độc lập việc kết nối với đất liền chủ yếu bằng đường thủy nên rất hạn chế cho việc đi lại và vận chuyển. Một số tuyến đường giao thông nhánh chủ yếu là tự phát do người dân xây dựng nhà lan dần, xây nhà đến đâu thì làm đường đến đó.


HIỆN TRẠNG CẢNH QUAN Cảnh quan là lợi thế để khai thác phát triển du lịch ở làng chài Trí Nguyên. Tại đây, cảnh quan ven biển với đường viền uốn khúc tạo thành những vịnh đảo, kết hợp với địa hình đồi núi dốc và cấu trúc làng chài tự phát đặc trưng bám theo triền núi, tạo nên nhiều góc nhìn hấp dẫn ven biển và từ trên cao.

Cảnh quan khu dân cư Trí Nguyên

Phân vùng cảnh quan và khu vực ven biển có tầm nhìn đẹp về phía đảo

Khu vực có tầm nhìn đẹp về phía biển

Một số tuyến đường leo núi ngắm cảnh đã được xây dựng tại khu vực ven biển phía Tây Bắc.


Mặt biển

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT - Đất ở 15,18 ha - 31,6% - Đất dân cư chưa xây dựng: 3,49 ha. - Đất trạm y tế, chợ, trường học: 0,45 ha. - Đất quân sự: 0,01 ha; - Đất tôn giáo: 0,04 ha; - Đất công trình hạ tầng kỹ thuật 0,02 ha; - Mặt nước biển 2,85 ha - 5,9%. Hiện là nơi neo đậu tàu thuyền với số lượng lớn gây mất an toàn và ô nhiễm. Mặt biển phía Nam là nơi nuôi trồng thủy sản cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. Theo dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, khu vực này sẽ được di dời tới các khu vực lân cận: Vạn Ninh, Cam Ranh… - Đất rừng núi trồng bạch đàn, cây bui, cây ăn quả. Cây ăn quả 0,51 ha, cỏ và cây bụi 14,02 ha. Đất trồng bạch đàn 5,94 ha để lấy gỗ tuy nhiên nguồn thu nhập từ đây rất thấp do việc vận chuyển khó khăn, tốn chi phí nên dần bị thu hẹp. - Đất trống 1,28 ha tập trung ở triền núi. -Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,88 ha, chiếm3,9%, tập trung trên núi, một số phân bố rải rác xen lẫn trong khu dân cư. Trong tương lai, cần tập trung lại để đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan cho khu vực.

Bè nuôi hải sản trên biển

Đất trống là nơi chứa rác

Khu đất trống hiện làm sân phơi của dân chài

Đồi trọc, chủ yếu trồng cây bụi và một số ít bạch đàn

Hiện trạng bãi cát ven biển phía Bắc

Hiện trạng sử dụng đất


CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HIỆN TRẠNG - Làng chài Trí Nguyên có cấu trúc rất đặc trưng: tự phát và dựa theo địa hình tự nhiên. - Mạng giao thông dạng xương cá với tuyến giao thông trục chính ở giữa và các tuyến giao thông nhánh tỏa ra 2 bên.

- Tuyến đường chính khá hẹp, khoảng 3 - 5m, người dân chủ yếu là đi bộ. Các tuyến giao thông nhánh (rộng 1m - 3m) hoặc là thông ra biển nếu không thì sẽ dốc lên núi, có tuyến độ dốc lớn phải xây bậc thang. Từ các tuyến đường nhánh lại rẽ ra các hẻm nhỏ hơn, ngóc nghách do người dân xây dựng nhà lan dần, xây nhà đến đâu thì làm đường đến đó.

Đường chính 3 - 5m

Đường nhánh dốc

- Cấu trúc làng chài hiện hữu rất có giá trị trong việc khai thác du lịch. Cần kiểm soát phát triển đối với việc xây dựng để không phá vỡ cấu trúc và đảm bảo phát triển hiệu quả, có bản sắc.

Đường nhánh có bậc thang

Đường nhánh đâm ra biển


HIỆN TRẠNG MẬT ĐỘ XÂY DỰNG, HÌNH THÁI KIẾN TRÚC - Nhà cửa san sát, mật độ xây dựng khá cao tại khu vực cổng làng, khu vực còn lại mật độ xây dựng trung bình. - Công trình đa phần là nhà kiên cố một tầng, một số ít cao 2 đến 3 tầng. Cần nâng cao chất lượng xây dựng của các công trình để tăng chất lượng hạ tầng dịch vụ.

Nhà tạm

Nhà kiên cố

Khu dân cư có mật độ xây dựng dày đặc

Villa Công trình nhà ở trong khu dân cư


HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN TRIỀN NÚI - Tại khu vực có địa hình dốc, nhà dân xây dựng dựa theo triền núi. - Tuy nhiên việc xây dựng là tự phát, chưa được nghiên cứu về tầm nhìn và chưa có quy định quản lý về tầng cao. - Mùa mưa bão, một số hộ phải di dời do nhà tạm, tốc mái, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.

Mặt cắt công trình xây dựng trên triền núi ven biển A_A

Mặt cắt công trình xây dựa theo triền núi B-B

Vị trí mặt cắt

Vị trí mặt cắt

Công trình xây dựng trên triền núi


HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN VEN BIỂN Khu vực có lợi thế là 3 mặt giáp biển, tuy nhiên tuyến đường ven biển hẹp (3m), công trình lại xây hàng rào cao ra sát mép đường tạo cảm giác rất chật chội.

1. Tuyến đường ven biển nhỏ hẹp, công trình xây dựng ra sát mép đường - dải ven biển phía Tây

HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VEN BIỂN

2. Dải ven biển phía Nam

3. Dải ven biển phía Bắc nhỏ hẹp

Công trình xây dựng lấn chiếm che khuất tầm nhìn ra biển:

Công trình xây dựng lấn chiếm che khuất tầm nhìn ra biển và gây ô nhiễm

Cần kiểm soát việc xây dựng đối với khu vực ven biển, đảm bảo người dân ko xây dựng lấn chiếm không gian biển hay làm cản trở tầm nhìn ra biển đồng thời có biện pháp để mở rộng không gian ven biển. Công trình dịch vụ đua ra biển


HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN SINH HOẠT CHUNG Khu vực thiếu không gian sinh hoạt chung cho người dân. Hiện nay, không gian công cộng là lều quán, gốc cây, giếng nước, sân đình. Tại một số vị trí, tuyến đường ven biển được sử dụng như không gian công cộng, ấm cúng và thân thiện Không gian công cộng trên trục đường chính

Vị trí mở rộng của tuyến đường ven biển phía Bắc là nơi sinh hoạt chung.

Tuyến đường ven biển phía Tây được sử dụng làm nơi sinh hoạt chung của người dân. Trước đình Trí Nguyên, không gian rộng rãi là nơi sinh hoạt chung của người dân.

Quảng trường lớn ven biển phía Nam có trồng cây và bố trí chòi nghỉ, là nơi nghỉ ngơi ngắm cảnh và là sân chơi của người dân.


HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, CƠ QUAN, TÍN NGƯỠNG

8. Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 3 1. Trạm kiểm soát biên phòng

6. Trường THCS Bạch Đằng

2. Chợ Trí Nguyên

- Khu dân cư hiện có chợ và trường học đầy đủ. - Trường học khang trang, tuy nhiên trường mầm non có quy mô nhỏ, cần được mở rộng. - Chợ còn sơ sài, nằm cạnh lối vào nhưng rất lộn xộn và mất vệ sinh. Cần cải tạo chất lượng xây dựng cũng như môi trường và quản lý tốt khu vực chợ. - Các công trình tín ngưỡng cần được bảo tồn, duy trì các hoạt động văn hóa tín ngưỡng để kết hợp làm du lịch. 9. Đình Trí Nguyên

7. Trường mẫu giáo


HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT •

Hiện khu vực thiếu nước sạch trầm trọng. Mùa mưa, người dân hứng nước mưa trong các lu chứa để dùng. Mùa khô, nước trong giếng nhiễm mặn, phải chở nước

từ đất liền với giá 95 nghìn/m3 và 110 nghìn/m3 đối với hộ ở trên cao. •

Hệ thống cấp điện đáp ứng đủ nhu sử dụng và chiếu sáng.

Rác thải được thu gom và tập kết tại khu vực cầu tầu rồi trở về đất liền thiêu hủy.

Hệ thống thoát nước hoàn toàn tự nhiên.

Nghĩa trang: tự phát

Môi trường ô nhiễm do nước thải, rác thải và ô nhiễm

Trạm điện

môi trường nước. Trong tương lai, khu vực cần được xây dựng hệ thống cấp và thoát nước, nâng cấp hệ thống điện cũng như có các biện pháp xử lý môi trường hiệu quả.

Ô nhiễm nước thải, rác thải Ô nhiễm biển

Rác thải trên đảo được thu gom và tập kết tại khu vực cầu tàu rồi trở về đất liền để thiêu hủy

Giếng nước

Lu chứa nước


PHẦN 3 – GIẢI PHÁP QUY HOẠCH


QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH 1. Khai thác tối đa các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con người để phát triển du lịch tại Trí Nguyên, biến làng chài Trí Nguyên trở thành khu đô thị du lịch sầm uất, gắn với các dịch vụ du lịch mang tính chất cộng đồng, một điểm đến thường xuyên của người dân trong thành phố nói riêng và của khách du lịch trong nước và quốc tế nói chung. 2. Việc khai thác phát triển cần dựa trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo các giá trị vốn có và đặc trưng về tự nhiên và văn hóa lịch sử để Trí Nguyên trở thành đô thị du lịch có bản sắc, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 3. Giải pháp quy hoạch cần ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện để người dân làm du lịch, từ đó tăng thu nhập đồng thời tạo nên sự phong phú, đa dạng trong các loại hình dịch vụ du lịch cộng đồng. 4. Có biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Các giá trị cần được bảo tồn

Các mặt hạn chế cần được khắc phục

Các yếu tố cần được tôn tạo

Các yếu tố cần được khai thác phát triển

Bảo tồn cấu trúc giao thông Thiếu nước sinh hoạt. đặc trưng.

Cải tạo chất lượng và cảnh quan các tuyến Khai thác lợi thế về vị trí là đảo độc lập đường để hấp dẫn khách du lịch. nhưng lại có khoảng cách rất gần trung Mở rộng một số tuyến đường hiện trạng tâm thành phố. Tăng cường khả năng tiếp cận từ trong thành phố ra đảo. cần thiết và kết nối tại vị trí phù hợp.

Bảo tồn rừng và địa hình đồi núi.

Nâng cấp, cải tạo các công trình xây dựng hiện hữu kết hợp làm dịch vụ để giữ chân khách du lịch.

Chưa có hệ thống thoát nước.

Bảo tồn hòn đảo độc lập và Ô nhiễm môi trường. khép kín như hiện nay, không làm cầu kết nối đảo với đất liền.

Khai thác địa hình đồi núi dốc để tổ chức công trình tạo được tầm nhìn hướng biển.

Trồng thêm nhiều các loại cây, hoa đặc Khai thác không gian trống trên đỉnh núi để trưng, phù hợp với khí hậu trên đảo, nhằm tổ chức điểm sinh hoạt cộng đồng, cắm tạo bóng mát và cảnh quan hấp dẫn khách trại và ngắm cảnh. du lịch.

Không gian ven biển: chật hẹp, Trồng rừng phủ xanh đồi núi. Để đồi Kết nối du lịch làng chài Trí Nguyên với du công trình xây dựng lấn chiếm gây thường xanh, không khuyến khích việc lịch hồ cá Trí Nguyên, với các khu du lịch chắn tầm nhìn ra biển. trồng các loại cây lâm nghiệp nhằm khai trên đảo và với thành phố Nha Trang. thác phục vụ mục đích kinh tế Không gian hai bên các tuyến đường nhỏ hẹp. Khu vực neo đậu tầu thuyền chưa được tổ chức nên còn lộn xộn. Thiếu hệ thống hạ tầng du lịch.

Khai thác lợi thế ba mặt giáp biển, tổ chức không gian sinh hoạt chung ven mặt biển.


TIỀM NĂNG TỔ CHỨC, KHAI THÁC DU LỊCH TRÊN ĐẢO TRÍ NGUYÊN

Sử dụng các dịch vụ trên đảo

Vui chơi ven biển

Thăm quan khu du lịch hồ cá Trí Nguyên

Đạp xe quanh đảo

Cắm trại trên núi

Thăm quan khám phá cấu trúc làng chài đặc trưng Tham gia khám phá các lễ hội truyền thống.

Đua thuyền Leo núi ngắm cảnh


Ý TƯỞNG QUY HOẠCH CHÍNH: - Bảo tồn cấu trúc làng chài đặc trưng. - Giao thông dành cho người đi bộ và xe đạp. Tuyến xe điện phục vụ khách du lịch trên tuyến đường trục chính. - Nâng cấp cải tạo các bến tàu hiện nay. - Tổ chức một số tuyến đường leo núi ngắm cảnh, kết hợp khai thác không gian trống trên đỉnh núi làm nơi sinh hoạt công cộng, cắm trại. - Tổ chức tuyến đường dạo làm ranh giới giữa khu vực cho phép xây dựng và khu vực rừng núi cần bảo tồn. - Kết nối các tuyến giao thông tạo thành mạng giao thông liên thông và hoàn chỉnh. - Khai thác một số quỹ đất trống trên triền núi để mở rộng diện tích xây dựng. - Mở rộng đường dạo và không gian công cộng ven biển. Giải tỏa các công trình xây dựng lấn biển và cản trở tầm nhìn ra biển. Tổ chức quảng trường ngắm cảnh và sân chơi kết hợp tổ chức lễ hội ven biển.

- Quy hoạch sân chơi cho người dân tại một số vị trí đất trống trong khu dân cư. Kết hợp một số điểm cắm trại tại vị trí gần với khu dân cư làm sân chơi công cộng. - Mở rộng các tuyến giao thông nhánh tại các vị trí nhỏ hẹp đảm bảo bề rộng tối thiểu 2m đối với các tuyến đường dốc có bậc thang và bề rộng 3m đối với các tuyến đường nhánh khác. - Tuyến đường trục chính mở rộng lên 6m. Khoảng lùi của công trình đảm bảo khoảng cách đến tim đường là 2m. - Mở rộng tuyến đường ven biển, tổ chức không gian ven biển gồm tuyến đường dạo rộng 4m, các điểm dừng chân ngắm cảnh, quảng trường ven biển và không gian dịch vụ ven biển.


TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Loại đất

TT

I 1.1

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

m2/ người

Tổng diện tích quy hoạch

48,00

100,0

127,00

Đất đơn vị ở

29,64

61,8

78,42

Đất ở

21,45

44,7

56,74

Trong đó: - Đất ở hiện trạng cải tạo

17,71

- Đất ở mới khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch

3,74

Đất công trình công cộng

0,98

2,1

2,61

- Đất trường học

0,36

0,7

0,95

- Đất công cộng cho phép các hộ sử dụng đất lân cận thuê để khai thác dịch vụ ngoài trời

0,54

1,1

1,44

- Đất công trình công cộng khác

0,08

0,2

0,22

1.3

Đất sân chơi, quảng trường công cộng

2,14

4,5

5,66

1.4

Giao thông trong đơn vị ở

5,07

10,6

13,42

- Giao thông nội bộ

3,53

- Đất giao thông ven biển

1,43

- Bến, bãi đỗ xe

0,11 18,36

38,3

48,57

1.2

II

Đất ngoài đơn vị ở

2.1

Đất quân sự

0,01

0,0

2.2

Đất hạ tầng kỹ thuật

0,17

0,4

2.3

Đất tôn giáo

0,41

0,9

2.4

Đất xây dựng taluy

0,38

0,8

2.5

Đất lâm nghiệp

14,85

30,9

2.6

Đất sân chơi công cộng kết hợp trồng cây lâm nghiệp

0,84

1,8

2.7

Mặt nước biển

1,70

3,5


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN


QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG A. KHÔNG GIAN LÀNG CHÀI HIỆN HỮU - Cải tạo và nâng cấp, nhưng cần bảo tồn được cấu trúc đặc trưng có giá trị lịch sử. - Quy hoạch mở rộng và tạo không gian hấp dẫn cho các tuyến đường, cải tạo hoặc xây dựng lại các công trình xây dựng hiện nay để tăng chất lượng hạ tầng dịch vụ. - Mở rộng các tuyến đường có bậc thang đạt bề rộng tối thiểu 2m, còn lại rộng 3m. Công trình hai bên đường xây dựng có khoảng lùi, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 4m. Sử dụng gạch lát, giàn hoa, cây xanh, màu sắc và tiểu cảnh để tạo cảnh quan cho các tuyến đường. - Mở mới một số tuyến đường với bề rộng 3m và kết nối các tuyến đường hiện hữu tạo nên mạng giao thông liên thông và hoàn chỉnh. Quy định giao thông hoạt động trên các tuyến đường là đi bộ và xe đạp. - Các công trình nhà ở hiện hữu cần được nâng cấp và cải tạo. Khuyến khích người dân khai thác lợi thế phát triển du lịch cộng đồng (dịch vụ du lịch: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, club, rạp chiếu phim, bảo tàng, quán xá,....) Đối tượng phục vụ cũng đa dạng, có thể là khách du lịch cao cấp hoặc khách đại trà. - Cần có chính sách cho người dân vay vốn. - Giải pháp thiết kế công trình cần đảm bảo hình thức đa dạng và hiện đại, có thể sử dụng vật liệu, màu sắc, cây hoa để trang trí tạo cảnh quan cho ngôi nhà. Công trình hai bên đường nên phá bỏ hoặc hạ thấp hàng rào để làm dịch vụ, tạo không gian phong phú, sinh động và tăng sức hấp dẫn, sôi động trên các tuyến đường.

Công trình hai bên đường nên phá bỏ hoặc hạ thấp hàng rào để mở rộng không gian hai bên tuyến đường.

Gợi ý cách tổ chức dịch vụ tại không gian khoảng lùi của công trình hai bên các tuyến đường.


QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XÂY DỰNG A. KHÔNG GIAN LÀNG CHÀI HIỆN HỮU (TIẾP THEO) GIẢI PHÁP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG NHÁNH 2M – 3M VÀ KHÔNG GIAN HAI BÊN Sử dụng giàn cây, gạch lát tạo bộ mặt khang trang cho tuyến đường. Nâng cấp cải tạo công trình hiện nay để kết hợp làm dịch vụ du lịch.

Hiện trạng ----------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng ------------------------------------------ Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng -------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng --------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG A. KHÔNG GIAN LÀNG CHÀI HIỆN HỮU (TIẾP THEO)

Sử dụng gạch lát, tuyến đường hẹp kết hợp làm dịch vụ hai bên đường tạo không gian ấm cúng, thân thiện:

GIẢI PHÁP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG NHÁNH 1M – 2M VÀ KHÔNG GIAN HAI BÊN Tạo không gian dịch vụ trên các tuyến đường hẹp hướng biển. Sử dụng không gian khoảng lùi để tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch:

Hiện trạng ---------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng ---------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng ------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG A. KHÔNG GIAN LÀNG CHÀI HIỆN HỮU (TIẾP THEO) GIẢI PHÁP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG NHÁNH DỐC CÓ BẬC THANG VÀ KHÔNG GIAN HAI BÊN Sử dụng gạch lát, màu sắc, giàn hoa, cây xanh tạo cảnh quan. Cải tạo, chỉnh trang công trình hai bên đường để kết hợp làm dịch vụ du lịch.

Hiện trạng --------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp) Hiện trạng -------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng ------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)

Hiện trạng --------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG A. KHÔNG GIAN LÀNG CHÀI HIỆN HỮU (TIẾP THEO) GIẢI PHÁP CẢI TẠO TUYẾN ĐƯỜNG NHÁNH DỐC CÓ BẬC THANG Sử dụng không gian một cách linh hoạt, tạo ấn tượng độc đáo và hấp dẫn:

Hiện trạng ------------------------------------------------------------------------------------ Cải tạo (minh họa giải pháp)

Tận dụng một số khoảng trống trên tuyến đường để tạo ra không gian dịch vụ nhỏ thân thiện:

Hiện trạng ------------------------------------------------------------------------------------------- Cải tạo (minh họa giải pháp)


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG B. KHÔNG GIAN TUYẾN PHỐ TRUNG TÂM Tổ chức tuyến trung tâm dịch vụ du lịch trên trục đường chính: - Mở rộng đường hiện hữu lên 6m. Sử dụng gạch lát, giàn hoa và cây xanh, tiểu cảnh để tạo cảnh quan cho trục đường. - Cải tạo công trình hai bên đường, kết hợp giữa chức năng ở và dịch vụ, tạo nên tuyến phố trung tâm sôi động.

Sử dụng giàn cây che bóng mát cho tuyến phố chính. Giải pháp chính là sử dụng giàn hoa giấy.

Khuyến khích xây dựng công trình có khoảng lùi để trồng cây tạo bóng mát và tạo không gian đóng mở sinh động, phong phú.

Khuyến khích xây dựng mật độ cao, không khống chế khoảng lùi.

Minh hoạ tổ chức không gian khoảng lùi của công trình hai bên tuyến phố.

Minh họa giải pháp che nắng trên tuyến phố trung tâm

Mặt bằng không gian tuyến phố trung tâm và công trình xây dựng dọc theo tuyến phố.


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG C. KHÔNG GIAN XÂY DỰNG MỚI TRÊN TRIỀN NÚI Không gian xây dựng mới trên triền núi

Minh họa tổ chức không gian xây dựng mới trên triền núi (Sưu tầm: đảo Santorini)

- Mở rộng diện tích xây dựng mới tại một số quỹ đất trống trên triền núi. - Với địa hình cao và dốc, khu vực này có thể khai thác tầm nhìn ra biển để phát triển dịch vụ du lịch. Do đó giải pháp quy hoạch có tính đến các quy định chi tiết về khống chế chiều cao xây dựng đối với từng công trình nhằm khai thác tối đa lợi thế này. - Quy hoạch hai tuyến phố mới trên triền núi ven biển phía Tây. Tuyến phố này nằm ở mặt sau của tuyến phố ven biển và được kết nối với không gian ven biển bởi các tuyến đường dốc có bậc thang. - Đây sẽ là tuyến phố rất có giá trị trong việc khai thác phát triển dịch vụ du lịch trong tương lai.


Minh họa không gian quảng trường tuyến phố mới trên triền núi:

KHÔNG GIAN XÂY DỰNG C. KHÔNG GIAN XÂY DỰNG MỚI TRÊN TRIỀN NÚI

Không gian quảng trường hai bên tuyến phố đóng mở linh hoạt:

Lối tiếp cận công trình hai bên tuyến phố rất phong phú, tạo không gian sinh động:

KHÔNG GIAN TUYẾN PHỐ MỚI TRÊN TRIỀN NÚI - Tổ chức các quảng trường hai bên tuyến phố tạo không gian đóng mở linh hoạt - là nơi dừng chân của khách du lịch và tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố. Quảng trường cần được lát cùng loại gạch với tuyến đường, tạo cảm giác không gian tuyến đường được mở rộng. Sử dụng giàn hoa và các điểm cây bóng mát để che nắng cho tuyến đường. - Khuyến khích xây dựng công trình mật độ cao và cho phép xây dựng ra sát mép đường, không khống chế khoảng lùi. Không gian xây dựng của công trình cần thiết kế tạo sự phong phú về khả năng tiếp cận nhằm hấp dẫn khách du lịch tham quan và khám phá. Công trình phía trước (gần biển hơn) được quy định có cao độ mái công trình thấp hơn so với công trình phía sau để tận dụng tối đa số lượng công trình có được tầm nhìn ra biển.

Minh họa không gian tuyến đường kết nối tuyến phố với quảng trường ven biển:


KHÔNG GIAN XÂY DỰNG

Mặt cắt B-B

C. KHÔNG GIAN XÂY DỰNG MỚI TRÊN TRIỀN NÚI GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHI TIẾT ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN TRIỀN NÚI DỐC

Đối với khu vực địa hình có sự thay đổi lớn về độ dốc, cần có giải pháp kè gia cố, txây taluy mái dốc hoặc tường chắn tùy thuộc điều kiện địa chất của từng vị trí. Khi đó, để công trình ven biển có thể tiếp cận được với tuyến phố trên triền núi thì giải pháp là làm cầu nối.

Mặt cắt A-A Với địa hình có độ dốc thoải đều, khuyến khích thiết kế công trình dựa trên việc phân cấp thềm địa hình nhằm tạo không gian sinh động và khả năng tiếp cận phong phú từ hai bên tuyến phố trên triền núi.

Mặt cắt hiện trạng B-B

Mặt cắt hiện trạng A-A

Mặt cắt giải pháp A-A

Mặt cắt giải pháp B-B

Để khai thác tối đa lợi thế về tầm nhìn hướng biển, khuyến khích công trình xây dựng mới trên triền núi thiết kế theo hình thức giật cấp, tổ chức sân ngoài trời trên mái nhà làm dịch vụ ăn uống, giải khát hoặc bố trí công trình nghỉ dưỡng có bể bơi.

Minh họa công trình dịch vụ ngoài trời trên mái.

Minh họa công trình dịch vụ nghỉ dưỡng


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ

- KHÔNG GIAN VEN BIỂN NÓI CHUNG

• Việc trước mắt là giải tỏa các công trình xây dựng lấn biển gây ô nhiễm và chắn tầm nhìn ra biển. • Quy hoạch mở rộng một số đoạn đường ven biển có bề rộng đạt mặt cắt tối thiểu 4m. Tổ chức quảng trường nhỏ để ngắm cảnh và quảng trường lớn làm sân chơi chung, nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức lễ hội ven mặt nước. Giải pháp đối với phần mở rộng là sử dụng kết cấu kè, mặt lát sử dụng vật liệu gỗ hoặc bê tông giả gỗ. Trồng cây bóng mát tại vị trí điểm dừng chân và quảng trường mở rộng. Phần còn lại sử dụng giàn hoa tạo bóng mát, đặc biệt là với dải ven biển phía Tây. • Cho phép sử dụng một phần không gian mở rộng làm dịch vụ lưu động, tuy nhiên, cần đảm bảo không gây cản trở tầm nhìn ra biển. • Công trình ven biển khuyến khích xây dựng mật độ cao và cải tạo để làm dịch vụ du lịch. Không khống chế khoảng lùi, tuy nhiên quy định các công trình hạ thấp hoặc phá bỏ hàng rào để không gian ven biển được mở rộng và phong phú hơn. Minh họa không gian dịch vụ ven biển.

Khuyến khích các công trình ven biển hạ thấp hàng rào để tạo không gian rộng rãi hơn về phía xây dựng công trình.


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ - KHÔNG GIAN VEN BIỂN PHÍA TÂY • Mở rộng không gian cầu cảng, xây mới cầu cảng, chủ yếu phục vụ chuyên chở khách du lịch. Tăng số lượng, cải tạo chất lượng các tuyến tàu, tổ chức các tuyến tàu phục vụ miễn phí cho nhu cầu đi lại của người dân. Cải tạo hai cầu tàu nhỏ hiện nay thành bến tàu phục vụ tàu thuyền nhỏ và ca nô. • Bố trí bến xe điện và kết hợp bãi đỗ xe đạp công cộng tại (380m2). • Quảng trường nhỏ để ngắm cảnh tại vị trí đón các tuyến đường kết nối với lõi khu dân cư, đặc biệt là các tuyến đường dốc kết hợp leo núi ngắm cảnh. Phía trước cầu cảng là điểm cửa ngõ của khu du lịch: mở rộng tuyến đường thành quảng trường và tạo cảnh quan. Không gian cảnh quan khu vực ven biển phía Tây (6-Bến xe, điểm cho cho thuê xe đạp; 1-Điểm dừng chân có bố trí ghế ngồi; 9- Điểm dịch vụ ngoài trời; 4-Cầu cảng; 5-Bến tàu;; 2-Tuyến đường có bố trí giàn hoa)

Quy hoạch sử dụng đất dải ven biển phía Tây


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ -

KHÔNG GIAN VEN BIỂN PHÍA NAM

- Giải tỏa các công trình dịch vụ lấn biển, mở rộng tuyến đường ven biển và cho phép làm dịch vụ ngoài trời tại một phần diện tích mở rộng dưới dạng hình thức cho thuê mặt bằng. - Tại điểm kết thúc của tuyến phố trung tâm, quy hoạch một quảng trường lớn đua ra biển bao trùm không gian trước đình Trí Nguyên. Trong tương lai, đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội, tổ chức các hoạt động du lịch ngoài trời. Tổ chức thềm có bậc thang ngồi ngắm cảnh sát mặt nước và trồng cây tạo bóng mát. - Duy trì khu vực nuôi thủy hải sản để đảm bảo đời sống dân cư nhưng phải tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. - Tổ chức một cầu tàu kết nối với quảng trường lớn ven biển, kết hợp làm bến tàu với hoạt động bơi thuyền và đua thuyền. Quy hoạch sử dụng đất dải ven biển phía Nam:

Quy hoạch không gian cảnh quan Không gian cảnh quan ven biển phía Nam (10Quảng trường lớn; 11-Điểm dừng chân có bố trí ghế ngồi;9- Điểm dịch vụ ngoài trời; 5-Bến tàu; 6- Sân chơi)

Mặt cắt A-A

Các hoạt động tại quảng trường lớn

Giải pháp thiết kế chi tiết không gian ven biển phía Nam:

Mặt cắt B-B

Mặt cắt C-C


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ - KHÔNG GIAN VEN BIỂN PHÍA BẮC Quy hoạch sử dụng đất dải ven biển phía Bắc:

Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan :

Mặt cắt A-A

Mặt cắt B-B

- Điểm đặc biệt của không gian ven biển phía Bắc là địa hình dốc thoải và có bãi cát, có thể khai thác các hoạt động như nằm phơi nắng, thư giãn, chơi các trò chơi bãi biển. - Ngoài ra, với địa thế dạng cánh cung hẹp, khu vực này rất thích hợp để tổ chức không gian dưới dạng sân khấu ngoài trời. - Bãi cát ở chính giữa sẽ là nơi diễn ra các hoạt động trình diễn nghệ thuật. Tuyến đường ven biển được mở rộng lên 4m, xung quanh có thiết kế bậc thang hoặc quảng trường rộng đua ra biển để làm chỗ ngồi cho khán giả. - Phía trước sân khấu (vị trí 8), không gian khá hẹp, chỉ mở rộng tuyến đường lên 3m, đồng thời công trình phía trước đoạn đường này quy định khoảng lùi là 2 m để làm không gian dịch vụ. - Trồng cây bóng mát trên tuyến đường. Khuyến khích trồng dừa tại khu vực sát biển, không làm cản trở tầm nhìn đồng thời đây cũng là không gian phơi nắng vào ban ngày.


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ

- KHÔNG GIAN SÂN CHƠI, QUẢNG TRƯỜNG TRÊN NÚI

Không gian này được thiết kế gồm các thềm địa hình có cao độ khác nhau với các tuyến bậc thang và các mảng sân trống đan xen thảm cỏ. Ấn tượng là công viên sinh thái rừng tự nhiên, cây bóng mát che phủ tối thiểu 70%, vừa tạo ấn tượng rừng, vừa làm phông nền cảnh quan cho khu đô thị du lịch. Bố trí một số ghế ngồi nghỉ chân và một

số công trình nhà chòi trên cây làm nơi ngắm cảnh.

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan quảng trường

Mặt cắt quảng trường

Minh họa thiết kế chi tiết sân chơi, quảng trường trên đỉnh núi


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ

- SÂN CHƠI TRONG LÕI KHU DÂN CƯ

Quy hoạch các điểm sân chơi cho trẻ em và nơi sinh hoạt cộng đồng cho người dân tại một số quỹ đất trống hoặc quỹ đất chuyển đổi chức năng từ đất nghĩa trang rải rác trong lõi khu dân cư. Bố trí trồng cây tạo bóng mát, ghế ngồi và một số đồ chơi cho trẻ nhỏ. Sân chơi trong lõi khu dân cư:

Thiết kế sân chơi trong khu dân cư:


HỆ THỐNG KHÔNG GIAN MỞ

- RỪNG NÚI VÀ KHÔNG GIAN CẮM TRẠI TRÊN ĐỈNH NÚI

• Vùng rừng núi: là phông nền cảnh quan. Khuyến khích trồng cây phủ xanh đồi núi, tạo ấn tượng cảnh quan tự nhiên và sinh thái. Cây gỗ cho bóng mát và chịu hạn: bạch đàn, keo … • Không kết hợp việc trồng rừng vào hoạt động kinh tế lâm nghiệp để bảo vệ cảnh quan rừng núi. Tuyến đường dạo - ranh giới giữa khu vực xây dựng và khu vực sinh thái rừng núi cần bảo tồn. • Quy hoạch tuyến đường leo núi ngắm cảnh, các điểm dừng chân kết hợp làm dịch vụ tại vị trí có tầm nhìn rộng và có thể quan sát được cảnh quan biển, đảo.

• Không gian vui chơi và cắm trại trên đỉnh núi tổ chức dưới dạng sân trống kết hợp mảng cỏ và xen kẽ với các loại cây bóng mát lớn.


CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, CƠ QUAN, CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO - Các công trình công cộng được quy hoạch giữ vị trí như hiện nay. - Chợ ở vị trí cửa ngõ khu du lịch, cần cải tạo chất lượng xây dựng cũng như môi trường và quản lý tốt. - Tổ chức bến xe điện tại vị trí cạnh đồn biên phòng. - Xây dựng Ngôi Chùa mới nằm ở phía Đông Nam của triền đồi giáp khu Du lịch sinh thái Bạch Mai – Bãi Miễu. - Trường học cần nâng tầng cao xây dựng và để trống tầng trên cùng để làm không gian vui chơi, tổ chức các hoạt động ngoài trời. - Tại không gian ven biển, bố trí các điểm dừng, đỗ xe đạp.

Cơ quan, công trình công cộng và tôn giáo hiện trạng

Cơ quan, công trình công cộng và tôn giáo theo quy hoạch.


QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CHIỀU CAO Giải pháp quy hoạch chiều cao dựa theo triền dốc của triền địa hình tự nhiên, làm tôn lên địa hình tự nhiên, đồng thời khai thác lợi thế về cảnh quan, đảm bảo tối đa khả năng các công trình có tầm nhìn rộng và hướng biển. Chiều cao công trình được khống chế tối đa là 4 tầng. Tuy nhiên, tầng 4 chỉ cho phép xây dựng tối đa là 70% diện tích của phần diện tích xây dựng công trình.

Mặt cắt hiện trạng xây dựng công trình.

Mặt cắt giải pháp quy hoạch tầng cao xây dựng công trình - dựa theo và nhấn mạnh địa hình đồi núi tự nhiên.


PHỐI CẢNH TỔNG THỂ


QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH Hiện trạng: Đất trên đảo phần lớn là đất cát và đất đá đồi núi. Nước tưới ở đây phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa, do hiện chưa có hệ thống cấp nước đến đảo, do đó, cây trồng trên đảo chủ yếu là các loại cây có sức phát triển tốt, chịu được khô hạn và đất cằn cỗi. Những loại cây hiện có và phát triển tốt trên đảo là xoài, me, khế, đu đủ, cóc, bồ đề, bàng, phượng vĩ, sanh, si, keo dậu, bạch đàn, dừa…Phân bố chủ yêu như sau: • Tuyến chính: Bồ đề, phượng vĩ, bàng, sanh, si…… • Vườn: Xoài, khế, dâu da xoan, roi, vú sữa, cóc, me, dừa, sung, tre, sanh, si… • Đồi: Bạch đàn, keo, keo dậu Nguyên tắc quy hoạch: - Các loài cây trồng trong khu vực thiết kế được lựa chọn phù hợp với khí hậu khô nóng của khu vực, theo các tiêu chí: là cây bản địa, sức sống tốt, chịu được khô hạn, cây gỗ là các cây cho bóng mát nhanh, cây bụi là các cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. - Ở các quảng trường và điểm bố trí ghế ngồi, trồng các loại cây xanh có tán rộng để đảm bảo che nắng. Các ô bảo vệ gốc cây dùng hình thức cùng cốt với sân xung quanh, dùng tấm đan bảo vệ để đảm bảo mặt phẳng được sử dụng tối đa, hoặc thiết kế thành ghế ngồi quanh gốc cây. - Triền dốc taluy kết hợp trồng cỏ, cây bụi, hoa hoặc các loại cây leo tạo cảnh quan tự nhiên. Thiết kế cây xanh: - Tuyến phố trung tâm: giữ lại các cây bóng mát, cây to hiện trạng, bố trí các giàn hoa giấy, hoa mướp vừa tạo cảnh quan điểm nhấn, vừa tạo bóng mát, ở dưới các giàn này đặt bàn ghế ngồi phục vụ dịch vụ ăn uống, nghỉ chân cho du khách. - Khu vực dịch vụ ngoài trời ven biển: bố trí các giàn hoa và trồng cây xoài tán lớn, tạo bóng mát; phần đất quảng trường điểm dừng chân trồng bàng vuông – là loài thích hợp với gió biển, phát triển tốt và cho hoa đẹp; riêng tuyến đường ven biển phía bắc hẹp hơn thì trồng bàng vuông và dừa. - Trên các tuyến đường ven biển: Bố trí các bồn hoa mười giờ và hoa cúc sao băng tạo thành tuyến vừa như hàng rào mềm an toàn vừa tạo màu sắc vui tươi cho khu vực (hoa mười giờ là loài hoa đẹp, dễ phát triển và không tốn công chăm sóc nhiều và cũng là một loài hoa đặc trưng ở đảo Trí Nguyên); - Đối với các quảng trường, sân chơi trong các khu dân cư: các loại cây xanh cần to, cao, có tán rộng để đảm bảo che nắng cho hầu hết các khoảng không phía dưới. Không nên bố trí diện tích lớn bãi cỏ ở quảng trường mà để sân lát hoặc sân lát đục lỗ trồng cỏ. Nếu trồng cây bóng mát, các ô bảo vệ gốc cây phải dùng hình thức cùng cốt với sân xung quanh, để đảm bảo mặt phẳng sử dụng tối đa hoặc thiết kế thành ghế ngồi quanh gốc cây. - Khu vực đồi núi phủ xanh bằng các loại cây lâm nghiệp chịu được khô hạn, đất khô cằn như bạch đàn, keo…

Minh họa giải pháp kết hợp trồng cây xanh tạo cảnh quan trên triền dốc, mái taluy.


QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


QUY HOẠCH GIAO THÔNG Giao thông tiếp cận: Nâng cấp cải tạo bến tàu chính và các bến tàu phụ. Tăng cường số lượng và chất lượng của các tuyến tàu để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong tương lai. Giao thông trên đảo: - Nâng cấp mở rộng tuyến đường trục chính để dành, xe đạp, xe kéo và người đi bộ, một số thời điểm quy định trong ngày có thể đi xe máy. + Đoạn từ bến thuyền chính đến đền Trí Nguyên được mở lên 6m, mặt đường lát gạch, 2 bên đường có rãnh thoát nước. + Đoạn từ bến thuyền chính đến bờ biển phía Bắc đảo được mở lên 6m, mặt đường lát gạch, 2 bên đường có rãnh thoát nước. + Đoạn từ trục đường chính nối với khu du lịch hồ cá Trí Nguyên mở lên 5m, mặt đường lát gạch, 2 bên có rãnh thoát nước. - Mở rộng tuyến đường ven biển có mặt cắt 4m, kết hợp xây mới quảng trường và sân chơi ven biển phục vụ sinh hoạt cộng đồng và tạo thành các điểm dừng chân ngắm cảnh. - Nâng cấp mở rộng kết hợp xây mới các đường nhánh (chủ yếu ở phía Nam đảo) lên thành 3m tạo thành các tuyến đi xe đạp và đi bộ có thể kết nối với các khu sinh hoạt cộng đồng, cắm trại trên núi. - Nâng cấp mở rộng kết hợp xây mới các đường nhánh có bậc thang, tuyến đường leo núi lên thành 2m, kết nối với các tuyến đường chính tạo thành mạng giao thông liên thông, hoàn chỉnh. Các tuyến đường này được lát gạch trang trí và chỉ dành cho người đi bộ.

Công trình phục vụ giao thông - Xây dựng mới bãi đỗ xe đạp, xe kéo tại cửa ngõ gần bến tàu thủy, diện tích khoảng 180m2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hệ thống giao thông - Tổng diện tích quy hoạch - Tổng diện tích đất giao thông - Tỷ lệ đất giao thông

: 48 ha. :5,07 ha. : 10,6%.


QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT Nền xây dựng: ⁻ Tại khu vực đảo Trí Nguyên không có trạm quan trắc do vậy Hxd căn cứ vào điều tra thực tế và bản đồ nền tỉ lệ 1/500. ⁻ Theo điều tra cư dân cho biết mực nước triêu max khoảng 1,5m, ít bão. Dân cư tập trung đông nhất ở cao độ +3m trở lên. Chỉ có dải mỏng dân cư giáp biển cao độ nên thấp hơn từ 1,5-3m. Tuy nhiên cao độ sàn công trình của dân cư đều được tôn cao tới khoảng +3m. ⁻ Từ điều tra thực tế, bản đồ nền 1/500 lựa chọn Hxd ≥ +3m Thoát nước mưa: - Hướng thoát: ra biển - Kết cấu: sử dụng hệ thống mương nắp đan. - Do đặc điểm địa hình dốc biến thiên, bố trí các loại hình mương tiêu năng tại các vị trí có độ dốc lớn.

Rãnh tiêu năng tại bậc thang

Cắt dọc rãnh tiêu năng tại bậc thang

Mương tiêu năng tại đường dốc lớn

Cắt dọc rãnh tiêu năng tại đường dốc lớn


QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN: •

Tổng nhu cầu phụ tải khoảng: 2.280KW tương đương 2,7MW.

Nguồn điện khu vực nghiên cứu thiết kế từ lưới điện trung thế 22KV thành phố Nha Trang bằng đường cáp ngầm vượt biển.

Hạ ngầm tuyến đường dây 22KV hiện có trong khu vực dân cư. Giữ nguyên tuyến đường dây 22KV trên núi, cải tạo nâng tiết diện dây cho phù hợp với nhu cầu phụ tải tính toán.

Lưới điện hạ thế và chiếu sáng trên đảo được kết hợp với nhau trên cột sắt bát giác. Lưới điện hạ thế sửa dụng dây có tiết diện phổ biến là AC-35 và AC-70.

Cải tạo các trạm biến áp 22/0,4KV hiện có cụ thể như sau: nâng trạm biến áp T.85 từ 3x100 lên thành 560KVA, trạm T.86 từ 150KVA lên thành 560KVA

Dự kiến, xây dựng 3 trạm hạ thế 22/0,4kV với tổng công suất

1.680KVA.


QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC - Nhu cầu dùng nước của khu vực nghiên cứu: 1080 m3/ngđ - Nguồn nước: Dự kiến sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước của Tp. Nha Trang. - Giải pháp: + Xây dựng bế chứa nước dung tích 1.000 m3 đặt tại đỉnh đồi. + Nước từ hệ thống cấp nước của thành phố Nha Trang được bơm vào bể qua đường ống D200 đi ngầm dưới biển. - Tổ chức mạng lưới đường ống + Các tuyến ống cấp nước chính lấy theo dự án cấp nước. + Xây dựng thêm hệ thống mạng lưới phân phối, cấp nước cho các khu vực của khu vực. + Thiết kế mạng lưới đường ống dạng mạng vòng kết hợp mạng nhánh. + Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,50m, ống qua đường xe chạy độ sâu chôn ống không được nhỏ hơn 0,7m. + Các tuyến ống phải đi phía trước công trình dùng nước và có đồng hồ đo nước để dễ quản lý và tiết kiệm nước. - Chữa cháy: + Dùng phương pháp chữa cháy áp lực thấp. + Trên các tuyến ống có đường kính từ 100mm bố trí đặt các trụ cứu hỏa. Do điều kiện về đường giao thông phần lớn không có vỉa hè nên lựa chọn trụ cứu hỏa đặt ngầm dưới lòng đường trong các hố trụ. Khoảng các giữa các họng cứu hỏa tối đa là 150 m, ưu tiên đặt gần ngã ba ngã tư đường phố. + Đường giao thông nhỏ hẹp nhiều vị trí xe cứu hỏa không thể tiếp cận dược nên trong công tác chữa cháy cần tăng cướng sử dụng các phương tiện tại chỗ như xe máy, được trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy (búa, kìm cộng lực, bộ thủy lực, bình chữa cháy khí nén sử dụng nước, bột chữa cháy, máy bơm chữa cháy...)


QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

- Nâng cấp trạm vi ba Trí Nguyên thành trạm điều khiển thế hệ sau (NGN). - Ngầm hóa mạng truyền dẫn - Xây dựng mạng internet băng thông rộng đến tận thuê bao và mạng internet không dây (Wifi). - Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình sẽ cung cấp tín hiệu đến tận thuê bao bằng ăng ten thu sóng.


QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ VSMT 1. Quy hoạch thoát nước thải: - Sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Nước thải được thu gom bằng các tuyến cống thoát nước tự chảy và các trạm bơm và được xử lý tại bể xử lý nước thải tại phía Nam của dự án, công suất 800m3/ngđ. - Sử dụng bể xử lý nước thải hợp khối AFSB. - Xây hồ chứa nước sau xử lý sát với khu vực trạm xử lý nước thải để chứa nước sau xử lý và kiểm soát chất lượng nước trước khi sử dụng hay xả vào hệ thống thoát nước mưa). 2. Quy hoạch chất thải rắn:

- Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác nằm ở phía Đông khu vực nghiên cứu, diện tích khoảng 200 m2. - Dự kiến áp dụng công nghệ đốt có xử lý khí thải, chi phí lò đốt khoảng 2-2,5 tỷ (một số loại lò đốt phổ biến hiện nay tại Việt Nam như NFI-05, NFI-120, CNC đã được sử dụng hiệu quả ở một số địa phương như huyện Yên Phong, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh; huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang… 3. Quy hoạch nghĩa trang: - Khoanh vùng nghĩa trang hiện có, không mở rộng nghĩa trang. - Khi có nhu cầu sử dụng đất sẽ tiến hành giải tỏa di dời về nghĩa trang tập trung của thành phố (đặt tại eo núi phía Bắc núi Chín Khúc thuộc xã Vĩnh Trung).


CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: 1. Giải pháp bảo vệ môi trường nước: Thực hiện xử lý sơ bộ nước thải phát sinh tại từng hộ gia đình và các khu công trình dịch vụ. Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải đưa ra hệ thống cống thu gom và đưa đến khu xử lý theo quy hoạch. 2. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí và tiếng ồn: Tăng cường hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường, vừa tạo cảnh quan, vừa cải thiện môi trường không khí. 3. Giải pháp bảo vệ môi trường đất: - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý triệt để nước thải, chất thải rắn phát sinh gây ô nhiễm môi trường đất. - Cụ thể trong đồ án đã đưa ra các giải pháp bảo vệ như: + Về xử lý nước thải: Khu vực nghiên cứu đã quy hoạch hệ thống thu gom đưa nước thải về khu xử lý theo quy hoạch, sau khi đã xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại đúng quy cách tại các khu chức năng. + Về xử lý chất thải rắn: Khu vực nghiên cứu đã thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác dự kiến tại phía Đông với công nghệ đốt có xử lý. 4. Giải pháp bảo vệ môi trường do chất thải rắn gây ra: Chất thải rắn các khu chức năng phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, cụ thể chất thải rắn sinh hoạt phân thành 3 loại: chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn có thể tái chế. Chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu xử lý rác theo quy hoạch. Cụ thể trong đồ án, chất thải rắn được thu gom, vận chuyển về khu xử lý nằm ở phía Đông khu vực nghiên cứu.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.