Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Page 1

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG

WWW.SEASFOUNDATION.ORG

Lưu Văn Lợi

CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Nhà Xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội 1995

Đánh máy và chỉnh sửa bởi Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

MỤC LỤC Trang - Lời nói đầu ________________________________5

- Chương VI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ KHÔNG THỂ TRANH CÃI _______________ 55

- Chương I DANH NGHĨA LNCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA _____________________4 - Chương II DANH NGHĨA PHÁP LÝ CỦA TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA _____________________11

Phần phụ lục tham khảo - Những sự kiện chính liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa (đến năm 1993) ______________ 63

- Chương III DANH NGHĨA LNCH SỬ VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC 1884 ____________20

- Một số trang trích thư mục cổ, bằng chữ Hán, Pháp nói về Hoàng Sa và Trường Sa ________ 77

- Chương IV DANH NGHĨA LNCH SỬ VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ SAU 1884 _______________32

- Tình hình hai quần đảo đến đâu năm 1994 __ 101

- Chương V THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN CỦA BẮC KINH _45

- Thư mục chọn lọc _____________________ 103 - Chú thích ____________________________ 109

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

2

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

LỜI NÓI ĐẦU Từ Hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Manila tháng 7 năm 1992 đến hội nghị SEAPOL ba khu vực tại Bangkok tháng 12 năm 1994, các đại biểu đều lo lắng về tình hình an ninh của Biển Đông và trao đổi ý kiến về sự hợp tác trong khu vực.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc quan hệ các mặt đang phát triển, đang có những cố gắng từ hai phía để giảm bớt bất đồng, từng bước giải quyết các tranh chấp giữa hai nước. Vì lợi ích của hai nước, nên và cần tính việc giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong khu vực này có hai vấn đề lớn nổi lên là vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vấn đề hợp tác trước hết là về khai thác tài nguyên. Các đại biểu đều cho rằng nếu không giải quyết được vấn đề chủ quyền thì khó mà giải quyết được vấn đề khai thác tài nguyên. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, phức tạp là vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong bối cảnh thuận lợi đó, Nhà xuất bản CÔNG AN NHÂN DÂN trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn “CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA” của ông Lưu Văn Lợi, một nhà nghiên cứu quen thuộc. Trên cơ sở những tài liệu lịch sử vững chắc, xuất phát từ những tiêu chuNn được chấp nhận của luật pháp quốc tế, tác giả đã bình tĩnh, khách quan phân tích lập trường của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc để đánh giá khả năng, phương hướng giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.

Ba năm lại đây, cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một nhân tố ổn định quan trọng đối với Đông Nam Á. Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ với các thành viên của ASEAN mà Việt Nam đã trở thành quan sát viên của ASEAN, vấn đề trở thành thành viên chính thức của ASEAN chỉ còn là vấn đề thời gian, vì điều kiện đã chín muồi.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa vì lợi ích của hai nước Việt – Trung, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á. NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

3

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Trong văn kiện ngày 30 tháng Giêng năm 1980, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nêu một số tài liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã là lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1988, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc do ông Hàn Chấn Hoa chủ trì đã xuất bản cuốn Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên tổng hợp những sử liệu cổ về Tây Sa, Nam Sa. Đây là kết quả sự hợp tác của hơn hai mươi cơ quan, đơn vị nghiên cứu, học viện, trường đại học, thư viện, bảo tàng quốc gia và bảo tàng địa phương, các cơ quan hành chính Hải Nam, tham khảo, thu thập và trích dẫn tới 17.000 điển trong sách báo, tài liệu Trung Quốc và nước ngoài. Gần đây lại rỗ lên một loạt bài mới của nhiều tác giả Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa.

CHƯƠNG I DANH NGHĨA LNCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA1

Từ ông Hàn đến các tác giả khác đều dùng tư liệu cổ để chứng minh Tây Sa, Nam Sa từ lâu đã là của Trung Quốc. Cơ sở lập luận của Trung Quốc về danh nghĩa lịch sử của họ trong vấn đề Tây Sa và Nam Sa là những sử liệu cổ từ đời Tam Quốc (220 – 265) đến đời Thanh (1644 – 1911), chủ yếu là những tài liệu sau đây: - Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn đời Tam Quốc nói về những điều lạ của các xứ phương Nam.

1

Tức là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo cách gọi của Trung Quốc.

Chương này viết theo tài liệu nghiên cứu nhan đề (“Về bằng chứng lịch sử của Trung Quốc với hai quần đảo ở Biển Đông”), do đồng chí Phạm Kim Hùng, chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao biên soạn tháng 12

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

4

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

về 99 nước và khu vực trên thế giới thời đó, kể cả một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường được nói đến trong đoạn chép về Java. Bản đồ bán cầu đính theo ghi Trường Sa, Thạch Đường ở khu vực Đông Nam Á. - Hải quốc Đồ chí của Ngụy Nguyên đời Thanh (1848) ghi chép về nước ngoài và những việc liên quan đến nghề hàng hải. - Doanh Hoàn chí lược của Bành Ôn Chương đời Thanh (1848) chép về địa lý thế giới. Trường Sa, Thạch Đường không vẽ vào bản đồ Trung Quốc (Hoàng Thanh nhất thống dư địa đồ) mà vẽ vào vùng Đông Nam Á (Nam Dương các đảo đồ). Nếu kể thêm các sách trích dẫn thì tới hàng trăm cuốn. Số sách từ đời Tống về sau nhiều hơn sách đời trước. Không có cuốn nào nói trực tiếp đến Tây Sa, Nam Sa, không có cuốn nào nói Trung Quốc có chủ quyền các đảo thuộc Tây Sa, Nam Sa. Một số sách nói đến những địa danh như Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường, Thiên lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu mà tác giả suy diễn hoặc giả thiết là chỉ Tây Sa, Nam Sa.

- Phù Nam truyện của Khang Thái đời Tam Quốc nói về việc ông đi sứ Chân Lạp. - Dị Vật chí của Dương Phù đời Đông Hán (25 – 220) nói về những điều lạ (cũng là ở ngoài nước). - Vũ Kinh Tổng yếu do Tăng Công Lương, Đinh Độ đời Tống soạn, được Tống Nhân Tông đề tựa. - Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống (1178); chủ yếu chép về các nước vùng Đông Nam Á. Trong đoạn Giao Chỉ dương (biển Giao Chỉ, tên cổ của Việt Nam) có nói đến Trường Sa và Thạch Đường. - Chư Phiên chí của Triệu Nhữ Quát, đời Tống (1225), mô tả về nước ngoài. Có đoạn nói đến Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường như phương vị để định vị đảo Hải Nam như Chiêm Thành, Chân Lạp. - Đảo Di chí lược của Vương Đại Uyên đời Nguyên (1349) mô tả địa thế, khí hậu, sản vật, phong tục của hàng trăm nước ngoài Trung Quốc. Vạn lý Thạch Đường được chép thành mục riêng như các nước khác. - Đông Tây Dương Khảo (1618) của Trương Nhiếp và Vũ Bị chí (1628) của Mao Nguyên Nghĩ nói về con đường từ Trung Quốc đi Ấn Độ Dương. - Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh đời Thanh ghi chép những điều tai nghe mắt thấy về nước ngoài từ Đông Á, Đông Nam Á đến Tây Âu. Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường được nói tới trong đoạn nói về Việt Nam trên tuyến đường từ Hạ Môn đi Quảng Nam (Việt Nam) - Hải Lục của Dương Bính Nam đời Thanh (1820) chép QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Các sách được nêu chủ yếu là loại sách địa chí và hàng hải liên quan các nước ngoài Trung Quốc. Một vài cuốn nói về hoạt động của ngư dân Trung Quốc ngoài biển. Có vài cuốn do những người thật sự đi biển viết hoặc kể lại như: Tinh Sai thắng lãm của Phí Tín, Doanh Nhai thắng lãm của Mã Hoan, hai người đã đi theo Trịnh Hòa “Hạ Tây 5

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Tây Sa, Nam Sa. Di Vật Chí chỉ ghi: “Kỳ đầu Trướng Hải nước nông, có nhiều từ thạch, thuyền lớn nước ngoài đóng đai sắt không qua được” nhưng ông Hàn cho rằng Trướng hải là biển nam Trung Hoa “gồm các đảo Nam Hải” (Biển Nam Trung Hoa rộng hơn 3.400.00 km2, Trướng Hải là toàn bộ biển đó hay một vùng nào của biển đó?) và Kỳ đầu (đá ngầm) là “đá ngầm của các đảo Nam Hải”. Nam Duệ di vật chí viết thế kỷ thứ nhất chỉ nói đến việc ngư dân Trung Quốc bắt được rùa biển, đồi mồi, Hoàng Châu ký chỉ nói “người xưa bắt cá trong biển được san hô” nhưng ông Phan Thạch Anh lại kết luận là người Trung Quốc đã “khai phá và kinh doanh sớm nhất” các đảo Nam Hải, tuy rằng hai cuốn sách đó chỉ nói biển chung chung mà không nói rõ biển nào. Đông Tây Dương khảo viết Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo cách huyện Văn Xương 100 dặm (50 km). Nhưng người ta lại khẳng định đó là vùng biển Tây Sa (cách đó mấy trăm km). Chư Phiên chí chỉ viết: “Hải Nam là Châu Nhai, Đảm Nghĩ đời Hán” nhưng ông Hàn lại chú giải “chỉ đảo Hải Nam ngày nay và các đảo tùy thuộc của các đảo Nam Hải” để cố gắn với Tây Sa, Nam Sa. Vũ Kinh tổng yếu nói về Quảng Nam Đông lộ (Quảng Đông ngày nay) có một đoạn nói về việc vua Tống đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu và một đoạn khác nói về tuyến đường biển từ Quảng Châu đến Ấn Độ, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại gắn hai đoạn làm một để kết luận rằng thủy quân Trung Quốc thời đó đã đi “tuần biển Tây Sa”. Tuyền Châu phủ chí chép chuyện tướng Ngô Thăng “từ Quỳnh Nhai qua Đồng Cỏ, Thất

Dương”, Hải Lục do Dương Bính nam đời Thanh ghi theo lời kể của Tạ Thanh Cao (1765 – 1821), một thủy thủ Trung Quốc đã làm việc nhiều năm trên các tầu nước ngoài và thông thạo các đường biển ông đã đi qua và các nước vùng Đông Nam Á. Có vài cuốn do những người đi sứ ở vùng Đông Nam Á viết như Phù Nam truyện của sứ giả nhà Ngô là Khang Thái đi Phù Nam, Chân Lạp phong thổ ký của sứ giả Chu Đạt quan nhà Nguyên ghi chép tuyến đường biển từ Ôn Châu sang Chân Lạp, Hải Quốc Quảng ký của Thận Phàn thường chép hành trình Ngô Huệ đời Minh đi sứ Chiêm Thành, Tùy Thư chép việc Thường Tuấn, sứ giả nhà Tùy, đi qua Biển Đông. Các cuốn khác đều do những người không thật sự qua Biển Đông nhưng đã ghi chép theo những điều “văn kiến” (nghe và thấy). Loại sách này được soạn ra theo phương pháp của tác giả Trương Nhiếp khi viết Đông Tây Dương Khảo: hỏi những người từ phương xa tới (thủy thủ, lữ khách) gặp ở bến cảng. Các tác giả Trung Quốc khi nghiên cứu phải nghiên cứu tất cả các sách ít nhiều liên quan đến Tây Sa, Nam Sa là tất nhiên, nhưng là nhà khoa học họ còn phải thấy mặt hạn chế của các sử liệu đó và loại bỏ những điều không đúng. Rất tiếc rằng hình như họ trích dẫn tất cả cái gì tìm được và trong khá nhiều trường hợp họ đã tùy tiện suy diễn, sắp xếp lại. Thí dụ Phù Nam truyện chỉ viết: “Trong Trướng hải có bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”, nhưng ông Hàn Chấn Hoa chú giải đây là quần đảo QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

6

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Chí lược của Vương Đại Uyên, ông đã nói Vạn lý Thạch Đường chỉ cả 4 quần đảo Đông, Tây, Trung và Nam Sa, khi ông chú giải cuốn Tổng Hội Yếu đời Tống ông đã cho Vạn lý Thạch Đường là quần đảo Trung Sa. Như vậy ngay ông Hàn cũng chưa rõ Vạn lý Thạch Đường là gì, là Trung Sa, là Tây Sa, là cả hai hay là cả bốn quần đảo? Ông Hàn đã tự mâu thuẫn với mình!

Châu Dương, Tứ Cánh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích than đi tuần”, căn cứ các địa danh thì đây là đi tuần quanh đảo Hải Nam nhưng bộ ngoại giao Trung Quốc lại kết luận là ông Ngô đã đi “tuần tiễu Tây Sa”. Nhân một số sách cổ có nói đến Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn lý Thạch Đường, Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn, họ cố giải thích Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn là quần đảo Tây Sa, còn các địa danh khác là Đông Sa, Trung Sa, Nam Sa.

Cuốn Chỉ Nam Chính pháp soạn cuối đời Khang Hy đã viết: “Nếu quá Thất Châu, đi về phía Đông b'y canh, thì thấy Vạn lý Trường Sa…cho thuyền đi một ngày thấy Ngoại La trước mặt . Về phía Đông b'y canh đó là Vạn lý Thạch Đường…”

Địa danh Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn thường được nhắc đến trong các lộ trình từ Nam Trung Quốc đi Việt Nam, Chiêm Thành rồi xuống phía Nam. Trong Hải ngũ, Hoàng Trung đời Minh (1536) nói rõ: - “Vạn lý Thạch Đường nằm ở phía Đông hai biển Ô Trư và Độc Trư”. Ô Trư là hòn đảo phía Đông đảo Thượng Xuyên, Hạ Xuyên, huyện Vạn Ninh tỉnh Quảng Đông. Độc Trư là hòn đảo ở vùng biển Đông Nam đảo Hải Nam. - “Vạn lý Trường Sa ở Đông Nam Vạn lý Thạch Đường, tức là bãi cát nổi của các nước Man Di phía Tây Nam”.

Trung Hoa thư cục tại Bắc Kinh năm 1961, khi giới thiệu cuốn Thuận Phong tương tống và cuốn Chỉ Nam chính pháp có ghi: “Vạn lý Thạch Đường: từ hải cảng Tân Châu của An Nam ra ngoài khơi cách đảo Hào bối 7 canh về phía Bắc hoặc từ Ngoại La đi về phía Đông, đều có thể đến được Vạn lý Thạch Đường tức là ở phía Đông Bắc Bình Định, Việt Nam ngày nay. Rất ngờ đó là Nam Bộ quần đảo Tây Sa ngày nay.” “Vạn lý Trường Sa: Ở Đông Nam đảo Hải Nam chỉ cách phía nam đảo Đại Châu có 7 canh, đó phải là Bắc Bộ quần đảo Tây Sa”.

Theo tác giả Vạn lý Thạch Đường ở đây là những bãi cát dài của “các nước Man Di phía Tây Nam”. Ông Hàn đã bỏ mấy từ các nước man Di và cho đây là Tây Sa và Trung Sa của Trung Quốc mặc dầu khi ông chú giải cuốn Đảo Di QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

7

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Bất Lao Sơn…”. Tức là từ Quảng Châu đến Bất Lao Sơn mất 9 ngày. Nhìn lộ trình ven biển truyền thống của Trung Quốc, thì Cửu Loa Thạch ở đây là nhóm 7 đảo Thất Châu ở Đông Bắc đảo Hải Nam và Tượng Thạch là đảo Đại Châu ở Đông Nam đảo Hải Nam. Cửu Nhũ Loa Châu cách Bất Lao Sơn 3 ngày phải là một điểm giữa đảo Đại Châu và cù lao Ré (Bất Lao Sơn) của Việt Nam và trên con đường ven biển từ Hải Nam xuống phía nam. Nếu Tượng Thạch là Tây Sa như ông Hàn chú giải thì không thể từ Đồn Môn Sơn đi Tây Sa trong 4 ngày được. Theo Giả ThNm (đời Đường), Tăng Công Lương (đời Tống), Mao Nguyên Nghi, Chương Hoàng, La Nhật Cảnh (đời Minh) Trần Luận Quýnh (đời Thanh) con đường ven biển xuống phía Nam từ Quảng Châu đi hoặc từ Triết Giang, Phúc Kiến đi vẫn là một: Đồn Môn Sơn, nhóm 7 đảo Thất Châu, đảo Đại Châu hay Độc Trử Sơn, cù lao Ré của Việt Nam, đảo Dương Dữ (tức cù lao Xanh của Việt Nam), Linh Sơn (tức Mũi Đại Lãnh của Việt Nam), Xích Khản Sơn (tức Gò Đất Đỏ thuộc Bình Thuận), Côn Lôn Sơn (tức đảo Côn Lôn của Việt Nam), đảo Pulau Tioman (Đông bán đảo Mã Lai), Đông Trúc Sơn (trên đảo Pulau Aor ở Đông Bắc Singapore).

Theo ông Phan Thạch Anh, triều Tống lấy các tên Thạch Đường, Thiên lý Đại Đường, Vạn lý Thạch Đường để gọi quần đảo Nam Sa. Ông ta lại mâu thuẫn với ông Hàn. Học giả Groenevelt dịch giả truyện Sử Bật, cho rằng Vạn lý Thạch Đường là bãi ngầm Macclesfield hiện nay còn chìm dưới nước mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Trung Sa. Thiên lý Thạch Đường, Vạn lý Thạch Đường, Vạn lý Trường Sa… là cái gì? Rõ ràng chưa đủ căn cứ khoa học để kết luận. Còn Cửu Nhũ Loa Châu ở đâu? Vụ Kinh Tông yêu, trong khi ghi lộ trình biển từ Đồn Môn Sơn đến Ấn Độ, đã chỉ cụ thể: “từ Đồn Môn Sơn dùng gió đông đi về phía Tây Nam 7 ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn…” Đồn Môn Sơn là Tây Bắc Cửu Long (Hồng Kông). Như thế là Cửu Nhũ Loa Châu nằm trên đường đi Bất Lao Sơn (tức cù lao Ré của Việt Nam) và từ Đồn Môn Sơn đi Bất Lao Sơn mất 10 ngày. Trong Cổ kim đồ thư biên Chương Hoàng đời Minh nói đường từ Hương Sơn Quảng Đông sang Chiêm Thành, Xiêm, qua Thất Châu Dương, đến biển Việt Nam (Ngoại La Sơn) mất 10 ngày. Trong Hoàng Hoa Tứ đạt chí, Giả Thầm (730 – 805) đời Đường đã viết: “Từ Quảng Châu đi đường biển 200 dặm về phía Đông Nam đến Đồ Môn Sơn, dong buồm đi về phía Tây 2 ngày đến Cửu Loa Thạch, đi 2 ngày nữa đến Tượng Thạch, đi 3 ngày nữa về phía Tây Nam đến Chiêm QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Thế Trinh Hòa đi đường nào xuống Nam Dương, Tây Dương? Theo Trương Nhiếp, tác giả cuốn Đông Tây Dương khảo, có hai con đường giao thông giữa Trung Quốc và Đông Nam Á: Đông Dương Châm lộ đia qua Moluca, Bornéo, Philippin và Đài Loan, còn Tây Dương 8

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

chăng để cố tạo một bề dày lịch sử cho một vấn đề chưa đủ bằng chứng hay để làm rõ vấn đề khiến người ngoại quốc không biết đâu là hư đâu là thực?

Châm lộ đi theo duyên hải miền Trung Việt Nam, Mã Lai, Sumatra và Java. Trịnh Hòa đã tới được Tô Lộc, Lũ Tống (Philippin), Bột Nê (Bornéo), chắc là theo Đông Dương Châm lộ.

Vấn đề địa danh cổ của Tây Sa, Nam Sa không thể giải thích bằng cách khẳng định không căn cứ hay suy diễn dễ dàng để sớm kết luận từ lâu đời người Trung Quốc đã biết đến những nơi ngày nay gọi là Tây Sa, Nam Sa và đã đặt tên cho từng đảo, bãi, có đảo mang then vua quan Trung Quốc, có đảo mang tên tướng Trịnh Hòa hoặc tùy tướng của ông ta v.v… Nhưng nếu việc đặt tên có từ sớm thế, người ta không hiểu tại sao cho đến năm 1935, trên bản đồ của Trung Quốc những đảo, bãi chính hoặc mang tên quốc tế phiên âm (như Amphitrite là An-phi-thô-lai-đức, Cresent là Khắc-lắc-sinh-đức, Lincoln là Lâm-khẳng, Pattle là Bát-đao-la, Đido là Đài đô, Bombay là Mạnh Mãi, Triton là Thổ-lôi-đông, Duncan là Đăng Khánh…) hoặc dịch nghĩa của tên quốc tế (như North reef là Bắc Tiêu, Money là Kim Ngân, Antilope là Linh Dương, West island là đảo Tây Sa…). Thậm chí quần đảo Đông Sa cũng còn mang tên Pratas phiên âm. Ngay tên Nam Sa lúc đầu còn là quần đảo Nam Uy, rồi quần đảo Đoàn Sa.

Còn Tây Dương Châm lộ là theo bờ biển Việt Nam, Chiêm Thành đi xuống. Bản đồ trong Vũ Bị chí của Mao Nguyên Nghi đã ghi rõ: Qua Đông Trức Sơn thuyền đi theo hướng Tý Sửu, rồi đơn quý, đến Côn Lôn ở phía ngoài. Từ phía ngoài Côn Lôn theo hướng Quý Sửu 15 canh thì đến Xích Khản Sơn, rồi theo hướng Sửu Cấn, rồi đơn Cấn. Từ Linh sơn theo hướng Nhâm tý, rồi đơn Nhâm 5 canh thì đến trước Dương Dữ, rồi Hảo Bối Sơn. Từ đảo Hảo bối theo hướng Nhâm tý 7 canh thì đến đảo Ngoại La ở phía ngoài. Từ phía trong đảo Ngoại La theo hướng Quý Sửu rồi đơn quý 21 canh thì đến trước đảo Độc Trứ. Tóm lại, theo chính các sử liệu cổ mà Trung Quốc đã viện dẫn, người ta thấy: 1. Chỉ có khoảng một chục cuốn sách nói đến con đường biển từ Quảng Châu đi xuống nam Nam Hải hoặc đến các nơi gọi là Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường v.v… Nhưng số sách trích dẫn không liên quan gì đến Tây Sa, Nam Sa và sự hiểu biết của nhân dân Trung Quốc về các quần đảo đó ít nhất cũng gấp 3, 4 lần. Người đọc không thể không đặt câu hỏi: Tại sao nêu nhiều sách không cần thiết thế? Phải QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

2. Tất cả các tác giả đều có khẳng định rằng Tây Sa, Nam Sa thuộc đảo Hải Nam để kết luận rằng cực Nam của Trung Quốc là hai quần đảo đó. Nhưng nhiều tài liệu nói ngược lại. 9

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Trong cuốn Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư, biên soạn năm 1905, xuấn bản năm 1906 đoạn tổng luận về Trung Quốc viết rõ ràng: “Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18o13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam, phía Bắc đến vĩ độ Bắc 53o50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa song Hắc Long Giang và song U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 42o11’, tận cùng là núi Tùng Lĩnh. Nam Bắc gồm hơn 61 độ, dài hơn 7.100 dặm, Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8.800dặm. Diện tích 32.605,156 dặm vuông, chiếm 1/4 châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu”. Điều đó hoàn toàn phù hợp với Hoàng Thanh trực tỉnh toàn đồ đời vua Đồng Trị (1862), và Hoàng Thanh nhất thống dư địa tổng đồ đời Quang Tự (1894), những bản đồ chính thức, đều không vẽ các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Trong Quảng Đông dư địa đồ đời Quang Tự (1897), do Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuần đề tựa, có Quảng Đông toàn tỉnh dư địa tổng đồ và Quỳnh châu phủ đồ cũng không vẽ bất cứ quần đảo nào ở Biển Nam Hải, phù hợp với lời dẫn ghi giới hạn “cực Nam” của lãnh thổ Trung Quốc là “mũi núi ngoài cảng Du Lâm Nhai 18o9’10”.

LƯU VĂN LỢI

hiện, sự tranh giành Canada giữa Cabot, người đã đi dọc bờ biển xứ này, và Cartier, người đã thám hiểm xứ này, sự kình địch giữa người Pháp De Brazza và người Bỉ Stanley về Conggo, việc triệu tập Hội nghị Berlin năm 1885 để quy định các nguyên tắc về thể thức cho vấn đề chiếm hữu một đất vô chủ chứng tỏ chỉ phát hiện không chưa đủ, còn phải chiếm hữu và củng cố sự chiếm hữu đó bằng việc thật sự thực hiện các chức năng Nhà nước, liên tục và hòa bình. Một phái đoàn thật sự của Nhà nước như phái đoàn của Thái giám Trịnh Hòa có danh nghĩa, có một hạm đội hùng mạnh, cũng không chiếm hữu bất kỳ đảo nào trong biển Đông cũng như trong Ấn Độ Dương, nói gì đến những người đánh cá Hải Nam cách đây 2000 năm chỉ có thể ra biển cả trong những tháng không có giông tố, càng khó có điều kiện với tới quần đảo Nam Sa cách Hải Nam hơn 1.000 km. Sự thật là đến đời Bắc Tống (960 – 1127) người Trung Quốc mới dung kim chỉ nam làm la bàn để đi biển..

3. Dù tài liệu trực tiếp nghèo nàn, người ta sẵn sàng tin rằng nhân dân Trung Quốc sớm biết có các đảo san hô trong Nam Hải vì từ lâu họ có nghề đi biển và đánh cá biển. Không có tài liệu nào nói họ đã chiếm hữu một đảo nào. Nhưng biết khác với chiếm hữu. Ai cũng hiểu chỉ có biết thôi không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ. Cuộc tranh luận kéo dài về vấn đề quyền ưu tiên phát QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

10

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Mặc dầu khi đi ngược dòng lịch sử 2000 năm các tác giả Trung Quốc không nói đến vấn đề phát hiện và chiếm hữu hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa, họ cố chứng minh rằng Chính Phủ Trung Quốc đã thực hiện bản quyền quản hạt từ xưa tại các đảo đó. Năm 1932, Trung Quốc đặt mốc thời gian về chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa là năm 1909 khi đô đốc Lý ChuNn đồ bộ chớp nhoáng lên vài đảo của quần đảo này; năm 1956-1959, khi quân đội Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Tây Sa, họ lại đầy lùi thời gian chủ quyền về thế kỷ XV; năm 1975 họ đặt mốc chủ quyền vào thế kỷ X; năm 1988 họ lại đNy ngược lên thế kỷ VI. Điều làm người ta ngạc nhiên là đối với một lịch sử thực hiện quản hạt dài 2000 năm Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ đưa ra được 3 sự kiện để chứng minh chủ quyền đối với các đảo Nam Hải. Và 3 sự kiện ấy cũng chỉ liên quan tới các đảo Tây Sa, hoàn toàn không có sự kiện nào liên quan tới các đảo Nam Sa. Để bổ sung chỗ yếu đó, ông Hàn và ông Phan nêu thêm một số sự kiện sản xuất khác, kể cả những “văn vật” được lưu lại trên đảo Bắc Tử (tức North East Cay) như mộ của hai ngư dân đời Thanh.

CHƯƠNG II DANH NGHĨA PHÁP LÝ CỦA TRUNG QUỐC VỀ TÂY SA VÀ NAM SA

Những bằng chứng mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và các tác giả Trung Quốc đưa ra tóm tắt như sau:

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

11

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

1 – Quần đảo Nam Sa đã được sáp nhập vào đảo Hải Nam từ năm 789

một cuốn sách về chính sách quân sự của nhà Tống và do Vua Tống Nhân Tông (1023 – 1063) đề tựa:

Khi chú giải phần giới thiệu đảo Hải Nam trong cuốn Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát, ông Hàn Chấn Hoa viết: “Thiên Lý Trường Sa, Vạn lý Thạch Đường ngay từ đời Tống đã thuộc phạm vi quản hạt của Quỳnh Quân (Hải Nam), Quảng Nam Tây Lộ, các đảo Nam Hải từ năm Trinh Nguyên thứ 5 đời Đường (789) trở đi thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc”. Ông Phan Thạch Anh thì viết: “ Sử liệu tỏ rõ thời gian sớm nhất Trung Quốc thực hiện việc quản hạt quần đảo Nam Sa có thể ngược dòng tới năm Trinh Nguyên thứ 5 triều Đường. Triều đình bấy giờ đặt quần đảo Nam Sa dưới sự quản hạt của phủ Quỳnh Châu”. Thật ra Chư phiên chí chỉ nói sau khi quản Đường đánh chiếm và bình định xong đảo Hải Nam, họ đã sắp xếp lại các huyện thuộc đảo Hải Nam, tách Quỳnh Sơn ra khỏi Châu Nhai và lập thành quận. Sử liệu chỉ có thế thôi, không có chuyện nhập các đảo Nam Hải vào Hải Nam.

“Triều đình Bắc Tống lệnh cho quân nhà Vua ra trấn giữ, đặt dinh lũy thủy sư tuần biển ở Quảng Nam” (tức Quảng Đông ngày nay), “đóng tàu chiến đao ngư”, “từ Đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về hướng Tây Nam 7 ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu”. Sau đoạn trích này, họ khẳng định: “Cửu Nhũ Loa Châu tức quần đảo Tây Sa ngày nay. Điều đó chứng tỏ triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa vào phạm vi cai quản của mình” và “Hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra vùng quần đảo Tây Sa”. Toàn văn đọa này trong Vữ kinh tổng yếu như sau: “Quận Nam Hải thuộc Quảng Châu, là đất Bách Việt xưa, đều do người Man, người Đản cư trú. Từ đời Hán về sau được sáp nhập vào quận huyện. Đời Đường đặt làm Thanh hải quân tiết độ. Bản triều dẹp Lưu Sương rồi đặt làm phương trấn thành một nơi đo hội, nằm binh giáp, dẹp giặc mười sáu châu, khống chế các nước ngoài, có lợi về việc thuyền buôn đến tụ hội, người Man người Hán lẫn lộn.”

2 – Đời Tống đã cử thủy quân đi tuần tiễu quần đảo Tây Sa. Văn kiện năm 1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và ông Hàn Chấn Hoa đều nêu sự kiện này.

“Sai quân nhà vua ra trấn giữ. Đặt dinh lũy thủy sư tuần biển ở hai cửu biển Đông và Tây, rộng 280 trượng cách Đồn Môn Sơn 200 dặm. Đóng tầu chiến đao ngư. Nơi đó, phía Đông Nam đến biển cả 400 dặm, phía Đông đến

Để chứng minh việc này, văn kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một đoạn trích từ cuốn Vũ kinh tổng yếu, QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

12

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Như vậy không có chuyện nhà Bắc Tống đặt Cửu Nhũ Loa Châu (mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho là quần đảo Tây Sa dưới quyền quản hạt của mình về việc “tuần tra quần đảo Tây Sa” của hải quân Trung Quốc.

Huệ Châu 420 dặm, phía Tây đến Đoàn Châu 240 dặm, phía Nam đến An Châu 750 dặm, Bắc đến Thiều Châu 250 dặm. Đường biển về phía Đông Nam 400 dặm, đến Đồn Môn Sơn 20 dặm, nước nông ngày có thể đi 50 dặm, rộng 200 dặm.”

3 – Thời nhà Nguyên, Trung Quốc đã đo đạc thiên văn “quá Chu Nhai”, tức phía Nam đảo Hải Nam.

“Từ Đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về hướng Tây nam bảy ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày đến Bất Loa Sơn (địa giới Hoàn Châu), lại đi về hướng Nam 300 dặm đến phía Đông Lăn Sơn (có nước ngọt). Về hướng Tây Nam đến các nước Đại thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc, không thể tính được hành trình.”

Đúng là Nguyên Sử có viết về vấn đề “đo đạc thiên văn” của đế quốc Nguyên: “Việc đo đạc thiên văn bốn biển gồm 27 nơi phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Đích Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc, là một việc mà cố nhân chưa từng làm được.”

Chỉ cần so sánh đoạn trích dẫn của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và toàn văn đoạn này của Vũ Kinh Tống yếu cũng dễ dàng nhận thấy: - Việc đặt dinh lũy thủy sư tuần biển ở hai cửa biển Đông và Tây do cắt xén và sắp xếp lại, đã được gắn với hành trình đi Cửu Nhũ Loa Châu để kết luận rằng “hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa” (người ta giải thích Cửu Nhũ Loa Châu như thế). Sự thật nguyên văn hoàn toàn không nói gì đến việc đi Cửu Nhũ Loa Châu. - Hành trình nêu trong nguyên văn là từ Đồn Môn Son theo ven biển đến Việt Nam, Chiêm Thành và các nước Ấn Độ Dương. Nhưng người ta đã cắt đoạn đuôi đi để coi như là hành trình chỉ đến Cửu Nhũ Loa Châu. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng đây là một hành động thực hiện chủ quyền. Ông Hàn cho rằng “cường vực đời Nguyên bao gồm các đảo Hải Nam không những phái quan chức đến quần đảo Tây Sa đo đạc mà còn đặt cơ sở thiên văn, thực hiện chủ quyền ở đây”. Theo bản đồ Nguyên quốc trong cuốn Lịch đại cương vực biểu của Duan Changyi đời Thanh, cương giới Trung Quốc thời Nguyên phía Đông đến bán đảo Liêu Đông, Phía Tây đến nguồn sông Hoàng Hà, Phía Bắc đến sa mạc Go-bi, phía Nam đến đảo Hải Nam. Cao Ly, Thiết Lặc, Nao Hải đều nằm ngoài biên giới của Trung Quốc thời bấy giờ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lời tâu của Quách Tử Kính là bờ cõi nay đã rộng lớn hơn đời Đường, cần phải 13

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

quan trắc thiên văn bốn biển để làm lịch mới. Bốn biển là vượt ra ngoài bờ cõi, không phải là Thiên ha là trong bờ cõi.

Tháng Giêng năm sau (1294) đến các cù lao Đông Đổng, Tây Đổng, Sơn Ngưu rồi qua đại dương mênh mông, đến đóng quân ở đảo Kan-lan, Ka-ri-ma-ta, Koulan, đẵn gỗ, đóng xuồng để đi vào.” Lúc trở về Bật đi mất 68 ngày thì về đến Tuyền Châu, quân sĩ chết hơn 3.000 người.”

Sự việc trành rành như vậy nhưng các tác giả Trung Quốc cho rằng nơi nhà Nguyên đã quan trắc thiên văn là thuộc cương vực nhà Nguyên. Đo đạc theo một chương trình khoa học đâu phải là xác lập chủ quyền lãnh thổ! Từ 1873 đến 1876. tầu hải dương của Anh Challenger đã đi 69.000 hải lý trên tất cả các biển trên thế giới. Theo quan điểm của Trung Quốc, có lẽ tất cả các biển đó đều là của Anh. Ông Hàn còn khẳng định sau đó Trung Quốc đã “đặt cơ sở thiên văn”1. Không biết các ông quan được phái đến cơ sở này đã làm những gì? Hàng ngày phải vác gậy đo bóng mặt trời hay theo dõi tình hình địa chấn với các máy động đất của Trương Hành? Khi sự thật được miêu tả quá cả bản thân sự thật thì dó là sự dối trá.

Năm 1975 ông Sử Lệ Tổ đã nêu tên Sử Bật và coi đây là một bằng chứng minh từ thời Tông, Nguyên, vùng biển phụ cần các đảo Nam Hải đã được đặt vào phạm vi cương giới biển của Trung Quốc. Như vậy cuộc viễn chinh của Sử Bật đã được biến thành một cuộc tuần tra trên biển. ông Phan Thạch Anh cũng nói “từ đời Nguyên trở đi thủy quân Trung Quốc đã đặt quần đảo Nam Sa vào phạm vi tuần phòng của mình”, nhưng chỉ nói chung chung, không căn cứ, rằng Sử Bật đã dẫn Thủy quân đến Vạn lý Thạch Đường.

4 – Sử Bật đời Nguyên đã đi qua Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường.

Còn nếu muốn chứng minh con đường của Sử Bật thì đó là làm việc thừa vì Chính Nguyên Sử đã chỉ rõ con đường đó đi quan Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường rồi đến Giao Chỉ, Chiêm Thành theo con đường ven biển. Ông Hàn Chấn Hoa chỉ muốn mượn chuyện Sử Bật để khẳng định lại rằng Thất Châu Dương là Tây Sa, Vạn lý Thạch Đường là Nam Sa.

Nguyên Sử chép Sử Bật được phái đi đánh Gia-va năm 1293: “ Tháng 12 Bật mang 5.000 người, hội chư quân, xuất phát từ Tuyền Châu, gió to sóng lớn thuyền chòng chành, quân sĩ mấy ngày không ăn được. qua Thất Châu Dương, Vạn lý Thạch Đường đến địa giới Giao Chỉ, Chiêm Thành. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

14

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

6 – Năm 1909, đô đốc Lý Chu,n đã đổ bộ lên vài đảo của quần đảo Tây Sa để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc.

5 – Tướng Ngô Thăng đời Thanh đã đi tuần vùng biển Tây Sa. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, - và ông Hàn Chấn Hoa nhắc lại, - nêu sự kiện tướng Ngô Thăng “đi tuần biển” vùng Tây Sa.

Theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn, đô đốc Lý ChuNn dẫn ba chiếc pháo thuyền Phục Ba, Thám Hăng, Quảng Kinh đi “thị sát” vùng biển quần đảo Tây Sa. Ngày 6 tháng 0-1909 đoàn tầu đến quần đảo, đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vinh Hưng), treo cờ, bắn súng, thăm một vài đảo khác rồi về thẳng Quảng Châu.

Cuốn Tuyên Châu phỉ chí viết: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đông Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm đích thân đi tuần.” Trong thời gian làm Phó tướng Quảng Đông 1710 – 1712 tướng Ngô Thàng đã dắt quân tổng binh vé biển, tìm cách bắt cướp, chống giặc ở vùng Kim Môn, Hạ Môn, Bành Hồ, Đài Loan. Đoạn trích trên đây là con đường tuần tra do đích thân ông tiến hành. Các nơi ông đi qua đều là những điểm nằm ở vùng duyên hải đảo Hải Nam và cuộc tuần tra đó là chung quanh đảo Hải Nam.

Khi đó Triều đình nhà Thanh sắp suy sụp bên ngoài bị các cường quốc chèn ép đòi thêm quyền lợi, bên trong bị phong trào cách mạng tăng cường hoạt động nhằm giành lấy chính quyền. Năm 1907, Nhật Bản chiếm quần đảo Đông Sa. Cuộc biểu dương chớp nhóng lực lượng ở vài đảo Tây Sa nhằm xoa dịu tinh thần quần chúng đang sôi sục đòi một chính sách kiên quyết đối với các cường quốc. Vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cho đến trước khi đô đốc Lý ChuNn đến Tây Sa, trong suốt mấy trăm năm Chính phủ Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận Tây Sa (tức Hoàng Sa) là của Việt Nam, thậm chí có lần cứu giúp đội viên đội Hoàng Sa đi khai thác Hoàng Sa bị nạn năm 1753 và quan huyện Văn Xương thuộc Quỳnh Châu (Hải Nam) đã làm công văn trao trả Chúa Nguyễn ở Phú Xuân.

Cuốn Quảng Đông dư địa đồ thuyết của Lý Hàn Chung in năm 1909 nói càng rõ hơn nhiệm vụ và giới hạn của những cuộc tuần tra đó: “Biên giới trên biển ngày nay lấy phía Nam đảo Hải Nam làm giới hạn, bên ngoài là Thất Châu Dương. Đô đốc thủy quân Quảng Đông đi tuần đến đó là quay trở về.”

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

15

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- Nhiều chính phủ (kể cả Việt Nam), - Các tổ chức chuyên môn quốc tế, - Nhiều bách khoa toàn thư và bản đồ nhiều nước2

Việc đột nhiên thay đổi thái đọ về Tây Sa và cuộc hành quân của đô đốc Lý ChuNn chứa đựng một âm mưu lâu dài: chiếm lấy Tây Sa và cả Nam Sa khi Trung Quốc có thời cơ. Thời cơ đó là năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và quần Việt Nam ở Sài Gòn chưa kịp ra thay quân Pháp ở phần Đông của quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ đó là năm 1974 sau khi Mỹ ký với Trung Quốc thông cáo chung Thượng Hải, để Trung Quốc rảnh tay chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ đó là năm 1988 khi Việt Nam đang phải đối phó với cuộc chiến tranh bằng pháo binh ở biên giới phía Bắc và cuộc bao vây của các lực lượng thù địch quốc tế, mở đầu sự phát triển xuống Đông Dương.

Không cần thiết đi sâu vào vấn đề công nhận của các tổ chức chuyên môn quốc tế, của các bách khoa toàn thư và các bản đồ vì đây không phải là vấn đề chính. Các điều lệ của các tổ chức chuyên môn quốc tế như Hàng Không, Khí Tượng, Bưu Điện… đều quy định rõ ràng rằng các quyết định của họ tuyệt đối không bao hàm ý nghĩa công nhận chủ quyền của một nước đối với một lãnh thổ nào. Có một vài bách khoa toàn thư, một vài bản đồ ghi Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc nhưng cũng có những sách, bản đồ khác ghi là của Việt nam hay không ghi về nước nào cả. Riêng về bản đồ, các luật gia coi trọng trước hết những bản đồ dính theo hiệp ước, còn các bản đồ khác chỉ có giá trị tham khảo.

Như vậy, thực chất cuộc hành quân năm 1909 là một sự xâm phạm chủ quyền Việt nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực khi quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã thuộc chủ quyền của Việt Nam:

Phần này chủ yếu nhằm đi sâu vào vấn đề sự công nhận của các Chính phủ có liên quan.

- Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa, Nam Sa đã được sự công nhận rộng rãi trên quốc tế.

Cho đến năm 1939, các đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn do Pháp, thay mặt nước Việt Nam, thực hiện chủ quyền. Chính phủ Trung Quốc đôi lần nêu chủ quyền của họ nhưng khi Pháp đề nghị đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài họ lại khước từ. Từ 1939, quân đội Nhật Bản đã chiếm cả hai quần đảo cho đến khi họ buộc rút đi.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa đã được sự công nhận của:

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

16

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

khác bị mất về tay Nhật Bản. Nhưng trong bản Tuyên bố Cairo mà ba vị lãnh đạo đã nhất trí thông qua, không có bảo lưu hay tuyên bố riêng nào của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó chứng tỏ không có vấn đề trao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà lãnh đạo Mỹ, Liên Xô, Anh (Franklin D. Roosevelt, Stalin, Winston Churchill) đã ba lần gặp nhau tại Téhéran, Yalta, Potsdam để bàn về kết thúc chiến tranh với Nhật Bản và việc giải quyết những vấn đề lãnh thổ Châu Á bị Nhật Bản chiếm đóng. Đây là những cuộc họp cao cấp cực kỳ quan trọng để chiến thắng chủ nghĩa phát xít, và chuNn bị tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong Tuyên cáo Potsdam ngày 26-7-1945, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã khẳng định rằng “các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành” và Liên Xô sau khi tuyên chiến với Nhật, đã tham gia bản Tuyên cáo Potsdam.

Đối với các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt quan trọng là vấn đề lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng. Tại Cairo, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã ra một bản Tuyên bố trong đó có đoạn nói rõ ràng: “Mục đích của ba nước này là Nhật Bản phải bị loại khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp đoạt, chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914 và tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của Trung Hoa như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hổ sẽ được trao lại Trunh Hoa dân quốc.” (Tuyên cáo Cairo ngày 26-11-1943).

Trong bản Tuyên bố ngày 4-12-1950. Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng căn bản chính cho một hòa ước với Nhật Bản là Tuyên bố Cairo, Thỏa ước Yalta, Bản Tuyên cáo Potsdam và cách chính sách căn bản đối với Nhật Bản sau khi nước này đã đầu hàng3. Ngày 12-7-1951 Anh-Mỹ đưa đề nghị dự thảo Hòa ước với Nhật Bản. Cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều không được mời dự hội nghị San Francisco. Ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai sau khi bình luận về từng vấn đề một của dự thảo Hiệp ước, đã tuyên bố: “quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa và đảo Nam Uy lúc nào cũng là lãnh thổ Trung Quốc” 4.

Các nhà quan sát nhận thấy ngay rằng Bản Tuyên bố hoàn toàn không đề cập đến số phận của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc nhận là lãnh thổ của họ. Thống chế Tưởng Giới Thạch đích thân tham dự cuộc họp thượng đỉnh này và cùng Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh bàn bạc trong bốn ngày, không thể không nêu vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa khi nêu vấn đề các lãnh thổ QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

17

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Pháp và Việt Nam, những người chủ đã quản lý nó cho đến khi Nhật chiếm đóng.

Tại San Francisco 51 đại biểu các nước đều đòi giải quyết vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng Tuyên bố Cairo và thỏa ước Potsdam. Đại biểu Liên Xô A. Gromyko đưa ra đề nghị trao cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng đề nghị này bị bác đi bởi 48 phiếu và 1 phiếu trắng. Đại biểu Việt Nam, Thủ tướng Trần văn Hữu tuyên bố: “Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu là lãnh thổ Việt Nam”, không một đại biểu nào phản đối hay bảo lưu. Cuối cùng Hòa ước với Nhật Bản được ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 trong đó điều 2, điểm 7 nêu rõ: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi đối với Paracels và Spratly” (Tức Hoàng Sa và Trường Sa).

Rõ ràng không có cái gọi là sự công nhận của quốc tế rộng rãi. Chính vì Tuyên bố Cairo quả rõ ràng mà trong văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc người ta hoàn toàn không nói gì đến tuyên bố đó, và cũng không có gì để nói về nội dung Hòa ước San Francisco ngoài câu chuyện vô vị ông cựu ngoại trưởng Nhật Bản Otarakicaxuo không xác nhận trong văn bản chính thức quốc tế mà xác nhận trong một tập bản đồ thế giới rằng 4 quần đảo là của Trung Quốc. ‫؞‬ Các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra nhiều sách cổ trải dài trên 2000 năm, trong đó có vài cuốn là chính thức, còn là sách địa chí, hàng hải. Cái kết quả đầu tiên họ đạt được là gây một ấn tượng sâu sắc về sự phong phú, đa dạng, nhưng cái kết quả mà họ mong muốn là thuyết phục người đọc lại chưa đạt. Có thể rút mấy nhận xét sau đây:

Ngày 28-4-1952, Nhật Bản và Đài Loan ký hòa ước, trong đó điều 2 nêu rõ: “ Điều 2: - Hai bên nhìn nhận là theo điều 2 hòa ước với Nhật Bản ký ngày 8-9-1951 tại San Francisco ở Hoa Kỳ, Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi liên quan tới Đài Loan (Formose) và Bành Hồ (Pescadores) cũng như quần đảo Spratly và Paracels”.

1 – Trong một vụ tranh chấp về đất vô chủ, nhiều và rải rộng như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, việc xác định địa danh và vị trí mỗi đảo bãi là cần thiết, những số tư liệu của Trung Quốc không cho phép rút một kết luận nào có sức thuyết phục.

Như vậy trong chiến tranh thế giới thứ hay cũng như sau đó, các cuộc họp quốc tế quan trọng nhất có nhiệm vụ giải quyết vấn đề lãnh thổ Châu Á bị Nhật Bản đoạt được hoặc chiếm đóng, trong đó có sự tham gia của người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đều không trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Đương nhiên nó phải trở lại QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

2 – Tư liệu nói nhiều đến những hiểu biết về biển, về đi biển của nhân dân Trung Quốc, nhưng không cung cấp 18

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

được những tài liệu chắc chắn, cụ thể về việc Trung Quốc đã phát hiện được hai quần đảo hay một số đảo của hai quần đảo, đặc biệt là không cho biết họ đã chiếm hữu đảo nào, thế nào, lúc nào. 3 – Những bằng chứng về việc cai quản các đảo đã đưa ra chủ yếu là liên quan đến Tây Sa, và mấy sự kiện gọi là “tuần tra biển”, “thực hiện chủ quyền” là do sự cắt xén, sắp xếp tài liệu, do đó không có giá trị. Về Nam Sa chỉ có vài chi tiết lặt vặt. 4 – Ba Hội nghị lớn trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai (Hội nghị Cairo, Hội nghị Potsdam, Hội nghị San Francisco) đã bác bổ một cách có hệ thống việc trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. 5 – Cuộc “thị sát” của đô đốc Lý ChuNn năm 1909, việc chiếm Hoàng Sa năm 1956 và 1974 và các đảo, bãi trong quần đảo Trường Sa năm 1988, 1992, 1993 chỉ là những hành động dùng vũ lực như thế là bất hợp pháp và không mang lại thNm quyền lãnh thổ.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

19

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

1 – Nước Đại Việt phát hiện Hoàng Sa Nếu biển Đông giống Địa Trung Hải cũng là những biển chiến lược thì lại rất khác nhau về lịch sử hàng hải. Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Phênici, người Cactagiơ, người Cre-tơ, người La Mã, người Hy Lạp đã biết sử dụng Địa Trung Hải làm con đường liên lạc và buôn bán với các nước ven biển này và đã trao đổi mậu dịch, giao lưu văn hóa và buôn bán với các nước ven biển, đến tận cả Biển Đen. Hàng hải ngày càng phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Nhưng tại Biểu Đông, một địa bàn dân cư đông đúc, một giao điểm của nhiều nền văn minh khác nhau, trong thời gian khá dài, các hoạt động ngoài biển của các dân tộc ven bờ hạn chế trong phạm vi nước mình. Sự qua lại bằng đường biển trong khu vực đã khó, với các khu vực khác lại càng khó hơn. Nguyên nhân là Biển Đông có vô số đảo nhỏ và bãi san hô rất nguy hiểm cho hàng hải, lại nằm trong một vùng bão tố nhiệt đới mà tầu thuyền thời bấy giờ không đủ khả năng chịu nổi. Vì lẽ đó, phải đợi đến khi hàng hải có những tiến bộ kỹ thuật quan trọng như đóng được thuyền to, có buồm nhiều kiểu, nhất là có la bàn hàng hải, khi đó tầu đến Đông Nam Á hoặc từ đây đi mới dám ra biển lớn, mở ra thời kỳ thông thương và trao đổi kinh tế, văn hóa phồn vinh trong vùng Đông Nam Á và cùng Ấn Độ, Tây Á, Tiểu Á… Những người qua lại Biển Đông trong lịch sử, không phải chỉ có người Trung Quốc, người Việt Nam, người Mã Lai mà còn có người A-rập, người Ấn Độ. Người A-rập đến Trung Quốc từ thế kỷ thứ VIII, thứ IX. Ở Tuyền Châu

CHƯƠNG III DANH NGHĨA LNCH SỬ VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC 1884

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

20

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

đó hơn 60 chiếc là Bảo thuyền với gần 30.000 quân đi xuống vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và bờ biển Phi Châu. Đó là 7 chuyến “hạ Tây Dương” của Trịnh Hòa trong vòng 28 năm. Qua lại Biển Đông trong gần 30 năm, có lần đi qua Hoàng Sa nhưng hạm đội của Trịnh Hòa không chiếm hữu bất cứ hòn đảo, bãi nào trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thậm chí cũng không để lại dấu vết gì. Kế tiếp nhà Minh, nhà Thanh lúc đầu vẫn thi hành các chính sách “hải phòng” lấy phòng thủ bờ biển và sông ngòi là chính. Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi bị thua trong “chiến tranh nha phiến”, họ phải lo xây dựng hải quân hiện đại, mời chuyên gia phương Tây làm huấn luyện viên. Nhưng chính sách đó cũng không kịp đem lại cho nhà Thanh một hạm đội đủ sức chống lại các hạm đội của phương Tây và Nhật Bản. Trong tình hình lo giữ nhà không xong, lại không có tầu lớn, thì làm gì dám có tham vọng tiến ra Biển Đông, chiếm thêm đất! Đại Việt là một nước nhỏ bé bên bờ Biển Đông. Nhưng ngay khi mới dựng nước đã có biển, thuyền chiến trên các trống đồng tìm thấy ở nhiều nơi trên Việt Nam đã coi trọng vấn đề đi biển, và sau càng phát triển thủy ngân. Thế kỷ XVII, hải quân của Chúa Nguyễn đã hai lần đánh tan hai hạm đội tầu chiến Hà Lan. Thế kỷ XVIII hạm đội Tây Sơn đã tiêu diệt hạm đội thuyền Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Khi đó, hải quân của Đàng Trong có cả thuyền gắn pháo.

hiện nay người ta còn thấy nhà thờ Hồi giáo Ashab, nghĩa địa Hồi giáo Linh Sơn, tượng Vishnu, một vài mộ chỉ có chữ A-rập. Thế kỷ XIII Marco Polo đã đến Tuyền Châu và coi nó như một thương cảng lớn nhất bấy giờ. Năm 580 Thiền sư Vinitaruci đã đến Việt nam bằng đường biển. Nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển đã từ Ấn Độ trở về Trung Quốc bằng đường biển. Từ thế kỷ XIII các thương gia Arập qua lại Biển Đông đã có một hệ thống thương điểm từ Ấn Độ qua Malaca đến Tuyền Châu. Người Bồ Đào Nha là người Châu Âu đầu tiên đến vùng Đông Á và Đông Nam Á: 1505 đến Malaca, 1510 đến Goa (Ấn Độ). Tuy là người Bồ Đào Nha, Magenlla, dưới sắc cờ của quốc vương Tây Ban Nha, đã tiến hành cuộc đi vòng quanh trái đất và năm 1521 đến chiếm hữu các đảo Philippin. Sau này người Tây Ban Nha thay thế người Bồ Đào Nha để chiếm hữu Philippin. Tuy Philippin ở sát nách những đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa, cả người Bồ Đào Nha, cả người Tây Ban Nha đều không chiếm hữu đảo, bãi nào trong quần đảo này. Trong nhiều thế kỷ liên tiếp, Trung Quốc phải lo đối phó với các dân tộc phía Tây Vực và phương Bắc, nên thi hành chính sách lục địa là chủ yếu. Nhưng từ khi phải chạy xuống Hàng Châu, nhà Nam Tống kiểm soát được vùng duyên hải và sống Dương Tử, từ đó họ bắt đầu thi hành một chính sách biển. Dưới triều Minh, từ vua Vĩnh Lạc, Trung Quốc đã đóng gấp những loại thuyền lớn gọi là Bảo thuyền và cử thái giám Trịnh Hòa mang một hạm đội cực mạnh gồm 300 thuyền, trong QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

21

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Do nhu cầu mở rộng địa bàn sinh sống, nhà cầm quyền Đàng Trong không phải chi tiến xuống phía Nam mà còn tiến ra Biển Đông, chiếm hữu và khai thác các đảo thuộc Hoàng Sa. Điều đó đã được thực tế chứng minh. Với những tài liệu hiện còn giữ được, có thể nói ít nhất từ thế kỷ XVII nhà nước phong kiến Việt nam đã phát hiện và chiếm hữu Hoàng Sa, (tức là cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa), khi đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào.

km: quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và quần đảo Spratly (Nam Sa). Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư viết: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển.”7 Bãi Cát Vàng được vẽ đối diện huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa, xa Cù Lao Ré mãi ngoài khơi. Ngay sau khi được phát hiện, Bãi Càt Vàng đã được sáp nhậm vào lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là Phủ Quảng Nghĩa. Tất cả các sách sử chính thức của Nhà nước do Quốc Sử Quán soạn đều nói đến Hoàng Sa.

2 - Các Chúa Nguyễn thực hiện chức năng Nhà Nước tại Hoàng Sa. Từ đầu, người Việt Nam đã đặt cho Hoàng Sa cái tên Nôm là Bãi Cát Vàng. Tên Cát Vàng đó được ghi trên bản đồ của Đỗ Bá công đạo. người Anh Gutztlaff, trong bài Geography of Cochinchina trong tập san của Geographical Socity of London năm 1849 cũng gọi là Kát Vàng5. Trong một bài về Việt nam đăng trên tờ báo của Hội Á Châu tại xứ Bengale năm 1837. Giám mục J.L. Taberd cũng gọi bằng trên Nôm Cát Vàng6. Dubois de Jancigny trong một cuốn sách xuất bản năm 1850 nói rõ người Việt Nam gọi Paracels là Cát Vàng. Sau này, do xu hướng Hán hóa người ta mới dịch là Hoàng Sa (vẫn nghĩa là Cát Vàng). Nhà nước phong kiến Việt Nam chiếm hữu và quản lý Hoàng Sa bằng một đơn vị do Nhà nước thành lập. Như vậy Nhà nước Việt Nam đã chiếm quần đảo Hoàng Sa mà phái đoàn Kergariou – Locmaria năm 1787-1788 sau này khám phá ra gồm hai quần đảo riêng biệt cách nhau 500 QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam thực hiện tiền biên (1844) về đời các Chúa Nguyễn viết: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Nghĩa có hơn 130 cồn cát, cách nhau khoảng một ngày đường hoặc vài canh. Chiều dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa, trên có giếng nước ngọt, sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, giải, ba ba…”8. Đại Nam thực lục chính biên (1848) về các Vua Nguyễn viết: “Đảo Hoàng Sa trong hải phận Quảng Nghĩa xa trong trời nước một mầu không phân biệt nông hay sâu…” Lại viết: “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực biển nước ta, rất là hiểm yếu…”10. 22

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ viết từ năm 1843 đến năm 1851 ghi chép những việc làm của Triều đình thuộc lục bộ khẳng định: “Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu”11. Đại Nam Nhất thống chí soạn từ năm 1865 đến 1882 (sau có chỉnh lý) là bộ sách địa lý chính thức của nước Việt nam soạn theo chỉ thị của Vua Tự Đức. Quyền 6 về tỉnh Quảng Nghĩa viết: “Phía Đông có đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi Bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng nam, có ghềnh sa có thể làm giới hạn”. … “Ở phía Đông đảo Lý (tức Cù Lao Ré) huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ chạy ra khơi, thuận gió 3, 4 ngày đêm có thể đến. Trên đảo nhiều núi la liệt tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Giữa đảo có bãi Hoàng Sa (Cát Vàng) bề dài kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Trường Sa, trên bãi có giếng nươc ngọt, hải điểu tụ tập nhiều, không biết bao nhiêu mà kể, sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, giai, ba ba, hàng hóa đồ vật của các thuyền bị phong nạn cũng tụ tập ở đó”12.

Năm 1776, nhà bác học Việt nam Lê Quý Đôn khi đó làm Hiệp trần Thuận Hòa, đã viết trong bộ sách lớn Phủ biên tạp lục: “Ở ngoài Cù Lao Ré (cách bờ biển độ 4 canh – tác giả) có đảo Đại Trường Sa ngày trước nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán các nơi, nên Nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày đêm mới đến được Đại Trường Sa ấy, như thế là đảo Đại Trường Sa đã gần đến xứ Bắc Hải”13. Năm 1821 Phan Huy Chú, một nhà nho nổi tiếng uyên bác, đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: từng là Biên tu Quốc sử quán, đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương loại chí một đoạn dài về Hoàng Sa từ địa thế, sản vật đến tổ chức Đội Hoàng Sa. Về địa thế, ông viết: “Ở đây (tức Phủ Tư Nghĩa – tác giả), vật lực phong phú, lúa gạo không xiết kêm vàng bạc, cây gỗ, châu báu, trầm hương, tức hương đều rất tốt, voi ngựa chăn nuối cũng rất nhiều. Lại có đảo lớn, đảo nhỏ, ở ngoài biển, cảnh vật xinh tốt, báu kỳ, vật lạ phần nhiều ở nơi này vậy. (Thôn An Vĩnh, thuộc huyện Bình Dương, sau đổi là Bình Sơn – tác giả) ở ngoài biển, có hòn đảo lớn, nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn, từ trong nói ra biển, ước đầy một ngày đường hoặc vài canh… ra khơi 3 ngày 3 đêm mới đến đảo này”14.

Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, nhiều vị đại thần, có người là thành viên hay tổng tài Quốc sử quán của triều đình Nhà Nguyễn, đã viết về Hoàng Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Năm 1876, Nguyễn Thông, một đại thần được cử duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đã viết cuốn 23

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Việt sử cương giám khảo lược về lịch sử và địa lý lịch sử Việt Nam. Ông viết về Hoàng Sa: “Vạn Lý Trường Sa: từ đảo Lý (tục gọi là Ngoại Lao, người Trung Quốc gọi là Ngoại La) tức Cù Lao Ré đi thuyền về phía Đông ba ngày thì đến”15. Người Trung Quốc không nói phát hiện mà chỉ biết có Tây Sa và Nam Sa, còn người Viêt Nam không những biết mà thật sự phát hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Người Trung Quốc không chỗ nào nói tới chiếm hữu các quần đảo Nam Hải mà chỉ nói biết có, còn người Việt Nam nói chiếm hữu và khai thác, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa.

Vốn là những đảo nhỏ, những bãi san hô dài, Hoàng Sa có rất ít tài nguyên dưới lòng đất. Mặt đảo bị cái nóng nhiết đới hun đốt ít nhất sáu tháng một năm, lại có lúc khô hạn không có điều kiện phát triển trồng trọt để nuôi sống con người. Ở vùng quần đảo Hoàng Sa, có một lớp phân chim phủ lên lớp cát trên dùng làm phân bón rất tốt, nhưng trước thế kỷ XX, người Việt Nam chưa biết dùng loại phân bón này. Và cũng chỉ mãi nữa cuối thế kỷ XX người ta mới biết và có khả năng khai thác những tài nguyên khoáng sản dưới biển. Như Đại Nam nhất thống chí đã đánh giá rất đúng: “sản xuất nhiều hải sản, đồi mồi, ốc hoa, giải, ba ba, hàng hóa đồ vật của các thuyền bị phong nạn cũng tụ tập ở đó”. Chúa Nguyễn có một mô hình khai thác tài nguyên là lập những đội do Nhà nước chỉ huy và quản lý, vừa cưỡng bức người dân có chuyên môn tham gia, vừa đảm bảo cho họ có một số quyền lợi vật chất và chính trị. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Nhà nước bấy giờ đã tổ chức16: 1 – Đội Thanh châu, chuyên lấy tổ yến trên các đảo thuộc các cửa biển Tam Quan. . 2 – Đội Hải môn chuyên lấy hài vật và hòa vật ở bên ngoài cù lao Phú Quý.

3 – Nhà nước Việt Nam tổ chức khai thác tài nguyên, quản lý đảo. Các Chúa Nguyễn được Vua Lê cử trấn nhậm nửa nước Đại Việt từ Đèo Ngang trở vào, - sau này gọi là xứ Đàng Trong. Đàng Trong là một dải đất ven biển, canh tác hạn hẹp, tình hình chính trị chưa ổn định, tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng ưu thế của Đàng Ngoài, nhìn ra chính giữa Biển Đông, đã trở thành bản lề của con đường Malacca đi Quảng Châu, Đài Loan, Nhật Ban. Khai thác thế mạnh đã tất yếu trở thành một quốc sách bao gồm 4 điểm sau đây: 1. Tổ chức khai thác biển một cách có hệ thống. 2. Tổ chức tuần phfong trên biển 3. Tổ chức phòng thu bờ biển 4. Tổ chức thu thuế và buôn bán thuyền nước ngoài. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Theo Lê Quý Đôn, việc tổ chức và quản lý các đội Hoàng Sa có thể tóm tắt như sau: 1 – Nhiệm vụ của đội là bắt hải vật (ốc xà cừ, ốc tai voi, ốc hương, hải sâm, đồi mồi, ba ba …) và thu lượm hóa vật 24

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Sa kiểm quản đội Bắc Hải. Vì địa bàn đội Hoàng Sa quá rộng nên đội Bắc Hải phụ trách vùng phía Nam từ Trường Sa đến Côn Lôn, Hà Tiên. Thu hoạch của mỗi chuyến đi thất thường. Phần hải vật thường được bảo đảm nhưng phần hóa vật nhiều ít là tùy năm. Với tư cách quan hiệp trần, Lê Quý Đôn đã trực tiếp tìm hiểu: “Tôi (tức Lê Quý Đôn – tác giả) từng tra khảo số biên của cai đội Thuyền Đức Hầu ngày trước như sau: Năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa lượm được bạc 30 thoi. Năm Giáp Thân (1704, lượm được thiếc 5.100 cân. Năm Ất Dậu (1705), lượm được bạc 126 thỏi Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713) tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi, hải sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bác đá và hai kh'u súng đồng.”17.

của các tầu bị đắm dạt vào các đảo, bãi Hoàng Sa (gươm, súng hỏa mai, súng thần công, vàng bác, chì, đồng, thiếc, ngà voi, đồ sứ, đồ len, vải, xáp ong…) có lần đội được cử làm nhiệm vụ thăm dò, đo đạc thủy trình, xác định vị trí của từng đảo, bãi, vẽ bản đồ, đem về dâng trình Chúa. 2 – Biên chế của đội 70 suất. 3 – Đối với đội Hoàng Sa nguồn bổ sung là người xã An Vĩnh trên Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn, luân phiên nhau đi biển. 4 – Quyền lợi của đội Hoàng Sa: Ai tình nguyện đi được cấp giấy sai đi, miễn thuế sưu, và tiền tầu, đò, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị kỷ luật nặng, nhẹ tùy theo tội trạng, hoàn thành nhiệm vụ xong được lĩnh bằng, thưởng tiền. (Đến đời Vua Nguyễn, kỷ luật vẫn nguyên như thế: theo báo cáo Bộ Công nhân ngày 13-7 năm Minh mạng thứ 18 (1837) thủy sư suất đội Phạm Văn Biên và hướng dẫn Vũ văn Hùng, Phạm văn Sinh, người lái Lưu Đức Trực trong chuyến công du hoàng Sa năm 1837 phóng thuyền trì hoãn đã bị nhà Vua phạt trượng; giám thành Trương Viết Soái trong chuyến công du năm 1836 không có bản đồ mang về đệ trình nên bị nhà Vua phạt trảm giam hậu). 5 – Thời gian hoạt động trong năm: Tháng 2 lĩnh giấy sai đi, tháng 8 về. Đi 5 chiếc thuyền, mang theo 6 tháng lương thực. Chúa Nguyễn sau này còn lập thêm đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, lấy người thôn Tứ Chính (Phủ Bình Thuận) hay làng Cảnh Dương (Gần Cửa Eo) sai đội Hoàng QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

4 – Các Vua nhà Nguyễn củng cố chủ quyền đối với hai quần đảo. Sau cuộc khởi nghĩa năm 1771, nhà Tây Sơn chủ xứ Đàng Trong, lập ra triều đình mới. Họ càng chú ý phát triển hải quân, khai thác thế mạnh về biển. Họ vẫn duy trì các đội Hoàng Sa. Đánh bại nhà Tây Sơn với sự giúp đỡ của Pháp, Gia Long lên ngôi vua năm 1802, lập ra triều đình nhà Nguyễn và bắt xây dựng lại nước Việt Nam sau cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh. Lúc đầu ông bỏ đội Hoàng Sa nhưng sau lại 25

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

lập lại. Ít nhất cho đến đời Tự Đức, đội viên Hoàng Sa vẫn được tôn vinh như là các anh hùng. Từ năm 1805, Gia Long thực hiện trên quy mô toàn quốc theo những phương châm chỉ đạo thống nhất kế hoạch nắm lại toàn bộ tình hình ruộng đất của cả nước trong từng tỉnh, từng huyện, từng làng. Kế hoạch đó được vua Minh Mạng kiên quyết tiếp tục và hoàn thành năm 1836. Đó là kế hoạch thực hiện Địa bạ Gia Long. Chính trong khuôn khổ kế hoạch đó mà phải đặt duy trì đội Hoàng Sa và những cố gắng khai thác và đo đạc Hoàng Sa. J.B. Chaigneau, cố vấn người Pháp của Vua Gia Long, được mang tên Việt nam là Nguyễn văn Thăng, đã viết trong hồi ký của mình: “Nước Cochinchin và nhà vua bấy giờ lấy hiệu là Hoàng đế Gia Long bao gồm bản thân xứ Cochinchin (tức xứ Đàng Trong – tác giả), xứ Đông Kinh (tức xứ Đàng Ngoài – tác giả), một phần xứ Cao Miên, một vài đảo không xa bờ và quần đảo Paracels tạo thành bởi những đảo nhỏ, ghềnh và đá không dân cư, chỉ đến năm 1816 Hoàng đế mới chiếm hữu quần đảo này”18.

“Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), …Vua ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình…”20. Các vua đầu Nhà Nguyễn vừa dùng đội Hoang Sa để khai thác vừa tích cực tiến hành việc khảo sát, đo đạc và vẽ bản đồ các đảo ở Hoàng Sa. Củng cố thêm chủ quyền: Đại Nam thực lục chính biên viết: “Tháng 8, mùa thu, năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833). … Vua bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Nghĩa, xa trông trời nước một mầu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu lập bia lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau, cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó cũng là việc lợi ích muôn đời vậy”21. … “Tháng 6, mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mạng thứ 16 (1835). … Năm ngoái Vua định dựng miếu, lập bia ở chỗ ấy (tức Hoàng Sa – tác giả), vì gặp lúc sóng gió không làm được. Đến nay mới sai cai đội thủy quân Phạm văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng bia đá, phía tây miếu xây dựng bình phong. Mười ngày làm xong rồi về.”22.

Ở đây Chaigneau đã viết không rõ: Hoàng đế Gia Long không đích thân ra quần đảo Hoàng Sa mà cử Phạm Quang Anh ra: “Tháng Giêng, năm Ất Hợi (1815). Sai bọn Phạm Quang Anh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình…”19. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Về việc dựng miếu, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ cho biết thêm: 26

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) tâu xin cho xây cất một gian miếu Hoàng Sa (theo thể chế nhà đá) ở phía Tây Cồn Bạch Sa, bên trái dựng bia đá (chiều cao 1 thước 5 tấc, mặt rộng 1 thước 2 tấc). Mặt trước xếp đá che, hai bên tả hữu đằng sau có miếu có trồng các loại cây”23.

chung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thể, hiểm trở bình dị, thể nào, phải xem xét đo đạc rõ ràng, vẽ thành bản đồ. Lại chiếu ngày khởi hành, từ cửa biển, nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến nơi ấy, căn cứ vào thủy trình đã qua tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng là vào tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, ước lượng cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, đều nhất nhất phải nói rõ, lần lượt đem về dâng trình. Vua y lời tâu, sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi chu'n bị mang theo 10 cái bài gỗ, đên nơi dựng lên làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân (1836 – tác giả) thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”24.

Tích cực đo đạc các đảo và hải trình: Trong khuôn khổ chương trình làm địa bạ toàn quốc, Vua Minh Mạng vừa đôn đốc công việc đo đạc trên đất liền từ miền Nam ra cực Bắc, vừa lo việc nắm tình hình Hoàng Sa ngoài biển. Theo Đại Nam thực lục chính biên, chỉ thị của nhà vua vừa toàn diện vừa cụ thể: “Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). Bộ Công tâu: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực biển nước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ nhưng vì tình thế xa rộng, nên mới chỉ vẽ được một nơi, lại cũng chưa biết rõ nên làm thế nào. Hàng năm, thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, họ phái thủy quân, biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Nghĩa, giao cho hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, bãi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức thì cứ chiếu ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Làm các nghĩa vụ quốc tế: Như trên đã nói, với tư cách là người có chủ quyền đới với Hoàng Sa, năm 1833 Vua Minh Mạng thấy các đảo Hoàng Sa đều thấp so với mặt biển, bờ đảo khó nhìn thấy khi trời nước một màu, nên đã chỉ thị cho Bộ Công trồng nhiều cây để sau này cây chỉ lớn lên tàu thuyền dễ nhận ra đảo. Do đó tránh đâm vào đảo. Đó là ý thức rõ rết về trách nhiệm bảo đảm hàng hải quốc tế.

27

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Bồ Đào Nha từ 1550 đã chiếm Ma Cao và biến nó thành một thương cảng quan trọng ở Đông Á. Người Âu đầu tiên đến Đại Việt cũng là một người Bồ Đào Nha. Chính sách của Bồ Đào Nha bấy giờ là giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác với các Chúa Nguyễn. Tất nhiên họ không phân đối Việt Nam quản lý Hoàng Sa mà còn giúp các Chúa Nguyễn đúc súng, mua súng. Hà Lan hai lần đánh xứ Đàng Trong nhưng không phải vì vấn đề Hoàng Sa mà vì họ đang tìm liên lạc với quân Trịnh ở ngoài Bắc. Nếu căn cứ những sử liệu cổ mà Bắc Kinh ngày nay đưa ngày càng nhiều thì người ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc phải là nước phản kháng mạnh nhất, liên tục nhất việc nước Việt Nam chiếm hữu và quản lý Hoàng Sa. Sự thật cho đến hết thế kỷ XIX, suốt trong 3 thế kỷ đó Trung Quốc không một lần nào phản kháng nhà cầm quyền Việt Nam. Lý do đơn giản là Hoàng Sa không nằm trong cương vực của nhà Thanh, như các sách địa lý và bản đồ đế quốc Đại Thanh đã chứng tỏ, cực Nam của Trung Quốc chỉ là đảo Hải Nam. Từ các thương gia Trung Quốc đến Trịnh Hòa, Tư lệnh một hạm đội lớn nhất thế giới thời bấy giờ, qua lại Biển Đông theo con đường qua Việt Nam đều không có ý kiến gì, và Trịnh Hòa cũng chẳng chiếm hữu một hòn đảo nào. Sự mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Việt Nam là một hiện tượng kéo dài. Quan Hiệp, trấn Thuận Hóa, Lê Quý Đông đã viết trong Phủ biên tạp lục:

Thời trước các Chúa Nguyễn từng đã cứu giúp những người bị đắm tàu ở vùng biển Hoàng Sa (Paracels). Ít nhất người ta còn nhớ hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là tàu Gootebrock của Hà Lan bị đắm năm 1634 tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Trường hợp thứ hai là 3 chiếc tàu buồm Hà Lan từ Nhật Bản đi Batavia năm 1714, đến gần Hoàng Sa bị bão, hai chiếc thoát nạn, một chiếc bị đắm, những người sống sót tạm trú trên đảo Hoàng Sa rồi tìm cách về Nha Trang (xứ Đàng Trong). Những người sống sót về đến bờ biển xứ Đàng Trong đều được Chúa Nguyễn tiếp đón, cho tiền và gạo để đi tiếp… Đó chẳng phải là thực hiện nghĩa vụ cứu hộ đối với các tàu thuyền bị nạn trong vùng biển của mình hay sao? 5 – Thái độ các nước khác đối với việc Đại Việt làm chủ Hoàng Sa. Nếu chỉ tính theo tài liệu hiện có từ thế kỷ XVII, thời gian nước Đại Việt chiếm hữu và quản lý Hoàng Sa – tức là cả quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và quần đảo Trường Sa (Spratly) – thì đây là thời kỳ liên quan không chỉ tới các nước láng giềng Trung Quốc, Philippin, Mã Lai mà còn liên quan tới nhiều nước phương Tây đang đi chinh phục những đất mới, tìm kiếm những thị trường như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan… Trong thời gian này, Tây Ban Nha đã thống trị Philippin, họ không phản đối Việt Nam mà cũng không chiếm đảo, bãi nào thuộc Hoàng Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

28

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

đã viết trong cuốn Lịch sử quan hệ Trung Quốc với Đại Việt từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX: “Chữ “Phiên” mà tôi dịch là vassal (chư hầu) nghĩa đem là “phên dậu, cài sàng” với nghĩa là các nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc đồng thời cũng là phên dậu của Trung Quốc, ghép với chữ Thần nó có nghĩa là “người canh giữ ngôi vua” hay là “người bảo vệ biên cương”. Đời Bắc Tống, chức danh này đã tặng cho một số công thần láng giềng giáp biên giới, họ chỉ suy tôn Trung Quốc nhưng bị coi là thần dân Trung Quốc”26.

“Bãi Hoàng Sa ở gần địa phận phủ Liêm Châu thuộc Hải Nam. Những người nước ta đi thuyền đôi khi có gặp những thuyền đánh cá của người Bắc quốc (tức người Trung Quốc – tác giả) ở ngoài biển. Giữa biển cả, người hai nước hỏi han nhau. Tôi từng thấy công văn của quan chính đường huyện Văn Xương thuộc Quỳnh Châu gửi cho xứ Thuận Hóa và trong công văn viên quan ấy đề: “Năm Càn Long thư 18 (1783), 10 tên quân nhân ở xã An Vĩnh, thuộc đội Cát Liêm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Nghĩa nước An Nam ngày tháng 7 đến Vạn Lý Trường Sa tìm kiếm các thức. Có 8 tên lên bộ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán. Nguyễn Phúc Chu (có lẽ là Nguyễn Phúc Khoát chép lầm là Nguyễn Phúc Chu vì khi đó Nguyễn Phúc Chu đã chết rồi – tác giả) sai cai bạ Thuận Hóa là Thức Lượng hầu làm thư trả lời”25.

Chế độ chư hầu, chủ yếu áp dụng dưới đế quốc Ottoman, là một tiền thân của chế độ bảo hộ. Nó đặt ra 2 loại nghĩa vụ: nghĩa vụ của nước chư hầu (đóng góp tiền, chi viện quân sự) và nghĩa vụ của nước tôn chủ (giúp đỡ quân sự nước chư hầu). Trung Quốc sắc phong Vua Đại Việt nhưng không có nghĩa vụ đem quân bảo vệ Đại Việt khi bị xâm lược. Đại Việt nộp cống cho Trung Quốc nhưng không có nghĩa vụ đóng góp tiền, đóng góp quân cho Trung Quốc. Về đối nội cũng như đối ngoại Đại Việt có quyền hành động mà không cần hỏi ý kiến Thiên triều (thí dụ khi ký các hiệp ước với Pháp thế kỷ XIX). Sự chấp nhận tấn phong có thể ví như sự chấp nhận hệ tư tưởng, nền văn hóa của Trung Quốc như ngày nay người ta đứng về “thế giới tự do”, về “phe xã hội chủ nghĩa”. Với sự phân biệt “phiên quốc” và “chư hầu” như thế, Trung Quốc hoàn toàn không có cái gọi là “quyền tôn chủ” đối với nước Đại Việt.

Trung Quốc đã không có được những tư liệu có giá trị chứng minh chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa thì liệu họ có thể viện dẫn lý do nước Việt Nam trước đây là “chư hầu” của Thiên triều để cho rằng cái mà Việt Nam dành được là thuộc về Trung Quốc không? Đây là một vấn đè phức tạp về pháp luật. Nước Đại Việt trước đây chịu tấn phong của triều đình Trung Quốc và phải triều cống cho Trung Quốc. Devétia QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

29

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Với sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam thế kỷ XIX, ảnh hưởng chính trị của Thiên triều đã bị quét sạch hoàn toàn.

Trong Công ước sơ bộ ký với Pháp tại Thiên Tân ngày 11-5-1884, Trung Quốc đã cam kết: “2. Tôn trọng hiện tại và trong tương lai các hiệp ước trực tiếp đã ký hoặc sắp ký giữa nước Pháp và Triều đình Huế” (điều 2). Hiệp ước Huế ký ngày 6-6-1884 giữa Pháp và nước Đại Việt quy định: “Điều 1: Nước Đại Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ đại diện nước Đại Nam trong mọi quan hệ đối ngoại của nước Đại Nam. Những người công dân Đại Nam ở nước ngoài sẽ đặt dưới sự che chở của nước Pháp”.

Hiệp ước hòa bình và liên minh ngày 15-3-1874 giữa Pháp và Đại Nam ghi rõ: “Điều 1: Ngài Tổng thống nước Cộng hòa Pháp thừa nhận chủ quyền của Quốc vương Đại Việt và sự độc lập hoàn toàn của nhà vua đối với bất kỳ cường quốc ngoài nào, hứa giúp đỡ và chi viện và cam kết, theo yêu cầu của nhà vua, cung cấp không lấy tiền sự hỗ trợ cần thiết để duy trì trật tự và yên ổn trong đất nước mình để bảo vệ đất nước chống mọi cuộc tiến công và để đánh tan nạn cướp đang quấy nhiễu một phần biển của Vương quốc”. “Điều 2: Đáp lại sự che chở đó, Quốc vương Đại Nam cam kết giữ chính sách đối ngoại của mình phù hợp với chính sách đối ngoại của nước Pháp và không thay đổi quan hệ ngoại giao hiện nay của mình”.

Như vậy, chút ảnh hưởng nào mà Chính phủ Trung Quốc có đối với nước Việt Nam đã chấm dứt với các văn kiện ngoại giao ký kết giữa Pháp và nước Việt Nam. Vả lại, Chính phủ Nhà Thanh cũng đã cam kết tôn trọng mọi hiệp ước Pháp đã ký hay sẽ ký với Đại Nam.

Hiệp ước hòa bình ngày 25-8-1883 quy định: “Điều 1: Nước Đại Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp với những hậu quả của phương thức quan hệ này về phương tiện luật ngoại giao Châu Âu, nghĩa là nước Pháp chủ trì mọi quan hệ của tất cả các cường quốc ngoại quốc, kể cả Trung Quốc, với Chính phủ Đại Nam. Chính phủ Đại nam chỉ có thể giao dịch ngoại giao với các cường quốc ấy qua sự trung gian của nước Pháp thôi”. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

6 – Tình hình đến hết thế kỷ XIX Tình hình có thể tóm tắt như sau: - Đến khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp ước bảo hộ năm 1884, nước Việt nam đã chiếm hữu và cai quản liên tục hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa, không gặp sự phản đối của bất cứ nước nào. Max Huber đã viết trong bản án về vụ đảo Palmas: “Chủ quyền lãnh thổ 30

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

bao hàm quyền độc nhất thực thi các hoạt động Nhà nước”2. Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi được. - Cần khẳng định rằng đội Hoàng Sa khai thác và quản lý các hai quần đảo. Có thể việc khai thác và quản lý đảo Hoàng Sa thuận lợi hơn vì ở đó gần căn cứ xuất phát Đại Chiêm, Sa Kỳ hơn. Khu vực quần đảo Trường Sa rộng hơn khu vực quần đảo Hoàng Sa (160 – 180.000 km2), chính vì nó rộng thế mà nhà chức trách lập một đội thứ hai gọi là đội Bắc Hải vẫn do đội Hoàng Sa kiêm quản và phục trách phần phía Nam và vùng Côn Lôn. Vùng này cho đến nay vẫn là ngư trường truyền thống của nhân dân tỉnh Bình Thuận.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

31

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

I - Bối cảnh chính trị, pháp lý mới của cuộc tranh chấp Từ sau khi chế độ bảo hộ Pháp được thiết lập, bối cảnh Việt Nam, Đông Dương và quốc tế có nhiều biến đổi đặt vấn đề hai quần đảo dưới tác động của những yếu tố mới. Dưới đây sẽ nêu những yếu tố- trực tiếp liên quan tới việc xem xét hai quần đảo. 1. Từ sau 1894 nước Việt Nam trực thuộc bộ Thuộc Địa Pháp, nước Việt Nam gồm Nam Kỳ, thuộc địa Trung Kỳ và Bắc Kỳ dưới danh nghĩa bảo hộ nhưng trên thực tế là thuộc địa của Pháp. Pháp thay thế Việt nam trong mọi vấn đề đối ngoại, trước hết trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ. Pháp đại diện Việt Nam nhưng danh nghĩa chủ quyền vẫn là của Việt Nam. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 2-91945 nền độc lập của nước Việt Nam được tuyên bố, và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ra đời. Pháp dùng quân sự lấy lại Nam Kỳ và ngày 6-3-1946 ký với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bản Hiệp định sơ bộ công nhận nước Việt Nam là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, tham gia liên bang Đông Dương và thuộc Liên Hiệp Pháp; về việc thống nhất ba kỳ, Chính Phủ Pháp sẽ chấp nhận của cuộc chưng cầu dân ý. Phía Pháp đã vi phạm có hệ thống Hiệp đinh sơ bộ và đình chiến, gây nên cuộc chiến tranh 1946-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 được triệu tập sau Điện Biên Phủ đã dẫn đến việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương, công

Chương IV DANH NGHĨA LNCH SỬ VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ SAU 1884

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

32

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

lại cho Trung Quốc. Sự im lặng của Trung Quốc trong Tuyến bố Cairo về Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa một sự từ bỏ (abandon) mọi yêu sách. Bản Tuyên bố này đã được Stalin tán thành ngày 3011-1943 và được người đứng đầu ba nước Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc khẳng định ngày 26-7-1945 trong Tuyên cáo Potsdam. Cũng trong Hội nghị Potsdam, Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh thỏa thuận chia Đông Dương làm hai khu vực giải giáp quân đội Nhật Bản với vĩ tuyến 16° làm giới tuyến khu vực, phía Bắc giao cho quân đội Trung Hoa dân quốc, khu vực phía Nam giao cho liên quân Anh- Ấn. Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa dân quốc ký Hiệp ước Trùng Khánh, trong đó Trung Quốc nhường quyền giải giáp quân Nhật Bản cho quân Pháp và rút về nước. Theo Hiệp định 6-3-1946 việc giải giáp quân Nhật bản từ vĩ tuyến 16 trở ra giao cho liên quân Việt-Pháp. Hòa ước San Francisco ngày 8-9-1951 ghi rõ: Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa hay đòi hỏi với Triều Tiên, Đài Loan và Bành Hổ của Trung Quốc, quần đảo Kouriles, một phần quNn đảo Sakhaline và các đảo kế cận của Liên Xô, các đảo ở Thái Bình Dương dưới quyền ủy trị của Nhật Bản, bất kỳ bộ phận nào của vùng Nam cực xuất phát từ bất cứ hoạt động nào của Nhật Bản, quần đảo Spratly và quần đảo Paracels Trong hội nghị San Francisco đề nghị của Liên Xô trao trả Trung Quốc hai quần đảo Hoàng sa-Trường Sa bị tuyệt đại đa số đại biểu bác bỏ. Trưởng đoàn đại biểu của Quốc

nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam, tạm thời chia nước Việt Nam làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý phần Bắc vĩ quyến 17, Quốc gia Việt Nam quản lý phần dưới vĩ tuyến 17. Trong vòng hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước để tái thống nhất nước Việt Nam. Nhưng cũng từ đây Hoa Kỳ can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam Việt Nam, gây nên cuộc chiến tranh kéo dài đến 30-4-1975. Năm 1976 hai miền Nam, Bắc được thống nhất, và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập và thực hiện các chức năng Nhà nước của mình trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam thống nhất, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Để chuNn bị cuộc tiến đánh các nước Đông Nam Á tháng 2 năm 1942, Nhật Bản đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1939. Để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, trong đó có vấn đề lãnh thổ Châu Á bị Nhật bản chiếm, lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ- Liên Xô- Anh, (Franklin D.Roosevelt, J.Stalin, Winston L.S Churchill) đã họp tại Tehêran rồi Yalta, Posdam. ChuNn bị một lập trường chung cho Hội nghị Tehêran về vấn đề lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm tại Châu Á. Roosevelt, Churchill và Tchang Kai Shek (Tưởng Giới Thạch), nguyên thủ Trung Hoa dân quốc, đã họp tại Cairo năm 1943 và ra Tuyên bố Cairo trong đó chỉ nói sau chiến tranh Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

33

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

4. Sự thay đổi đột ngột thái độ của Trung Quốc. Cho đến hết thế kỷ XIX, Trung Quốc vẫn không hề phản đối chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họ chấp nhận tình trạng đó. Thậm chí có lần họ còn khẳng định quần đảo Hoàng Sa phải phải của họ. Đó là kết thúc của câu chuyện hai tầu Bellona (của Đức) và Imezi Maru (của Nhận Bản) chở đồng cho Anh bị đắm năm 1898 tại vùng biển Hoàng Sa. Số đồng đó bị người Trung Quốc đi thuyền ra lấy mang về Hải Nam. Theo yêu cầu của các hãng bảo hiểm Anh, Công sứ Anh tại Bắc Kinh và lãnh sự Anh tại Hoihow can thiệp để lấy lại số hàng đó, nhưng các nhà chức trách Trung Quốc trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc, không phải là đơn vị hành chính nào của Hải Nam và tuyên bố không chịu trách nhiệm. Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm quần đảo Đông Sa (Pratas), gây ra phong trào phẫn nộ trong nhân dân Trung Quốc. Để gỡ thể diện và làm dịu phong trào phản đối, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn chủ trương tổ chức một cuộc hành quân chớp nhoáng ở vài đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Vì chưa hiểu gì nhiều lắm về quần đảo này, ông ta trước hết phái hai pháo thuyền tháng 41909 ra thăm dò Hoàng Sa, vì người Trung Quốc, trái với những tuyên bố chính thức, khi đó mới hiểu lờ mờ về các đảo Hoàng Sa. Sau khi được báo cáo về tình hình Hoàng Sa, cuối tháng 5-1909 Đô đốc Lý ChuNn được phái ra Hoàng Sa với ba chiếc pháo thuyền. Họ đã viếng thăm chớp nhoáng một vài đảo nhỏ và đổ bộ lên đảo Phú Lâm

gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố khẳng định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không gặp sự phNn đối hay bảo lưu của nước nào. 3. Đế quốc Đại Thanh tồn tại đến năm 1911 thì bị cuộc Cách mạng Tân Hợi lật đổ. Nước Trung Hoa dân quốc ra đời. Chính phủ Quốc dân đảng bị đánh bại phải rút ra Đài Loan từ 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đài Loan được coi là một tỉnh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng Đài Loan vẫn tự coi là độc lập. Đài Loan chiếm đảo Phú Lâm và đảo Ba Bình năm 1946 và coi Tây Sa, Nam Sa là của họ. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho là có quyền đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa và thực tế đã chiếm quần đảo Tây sa làm hai đợt 1956 và 1974, chiếm một số đảo, bãi của quần đảo Trường Sa năm 1988,1992,1993. Tuy khác nhau về chính trị, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đài Loan lại giống nhau về tham vọng đối với Biển Đông. Không những cả hai đều đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa mà còn đòi biên giới của Trung Quốc là một đường gọi là “chín đoạn” vạch ra bất chấp luật pháp quốc tế, giành cho mình 3.000.000km² của Biển Đông, để lại cho các nước ven bờ khác khoảng hơn 400.000km².

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

34

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

ước Berlin đã bị Công ước Saint- German năm 1919 hủy bỏ, vì nó đề cập tới một vấn đề có tầm phổ quát cho nên những quy tắc nó nên lên sớm được vận dụng trong nhiều vụ án ở nhiều nơi ngoài Châu Phi. Ngược lại nhiều kết luận, nhiều phán quyết đã cũng cố nguyên tắc thật sự. Trong đó có kết luận nổi tiếng của Trọng tài Max Huber về vụ Palmas.

rồi lút lui trở về thẳng Quảng Châu. Văn kiện Bộ Ngoại Giao gọi đây là cuộc “tuần tra” để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc(28) Sự thật về cuộc hành quân của Đô đốc Lý ChuNn là thế, và nó không có ý nghĩa nào khác là đánh dấu sự thay đổi đột ngột thái độ của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Sau khi việc tuyên truyền rầm rộ chấm dứt, nhà cầm quyền Trung Quốc lại im lặng, cho đến năm 1921 Chính phủ miền Nam lại sáp nhập Tây Sa vào huyện Nhai.

- Duy trì hòa bình, đảm bảo chủ quyền, lãnh thổ của các quốc gia, khẳng định nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị và hợp tác trong quan hệ giữa các quốc gia. Liên hợp quốc đã ghi lên đầu Hiến Chương rằng mục tiêu của Tổ chức thế giới là tránh cho loài người nhằm một thảm họa chiến tranh mới, do đó đã nêu cao nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia, bắt buộc giải quyết mọi tranh chấp quốc tế bằng các phương thức hòa bình. Mặt khác Liên hợp quốc đã ra những nghị quyến quan trọng, tiền đề của một trật tự pháp lý mới. Sự chinh phục không còn là một phương thức hợp pháp thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực. Nghị quyết 26/25 (1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quy định rõ ràng: “Lãnh thổ một quốc gia không thể là đối tượng của sự chiếm đóng quân sự sau khi sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương. Lãnh thổ một quốc gia khác tiếp sau việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ được công nhận là hợp pháp”(29)

5. Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, trong bước tiến chung của luật quốc tế tới một trật tự pháp lý và chính trị hiện đại và tiến bộ, lĩnh vực gìn giữ hòa bình, bảo vệ chủ quyền và thụ đắc lãnh thổ của các quốc gia đã có những thành đạt tích cực tuy chưa phải là đủ. - Bổ sung các quy tắc về thụ đắc lãnh thổ Cho đến giữa thế kỷ XIX, việc thụ đắc một lãnh thổ cũng đã đòi hỏi có chiếm hữu thật sự và tiếp sau đó là hành động nào đó chứng tỏ mình là chủ, tuy vậy cả hai yếu tố chiếm hữu và thực hiện quyền làm chủ chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Định ước chung Berlin năm 1885 nêu ra hai quy tắc mới: Cần thiết phải có một sự chiếm hữu thật sự những lãnh thổ goi là đã thụ đắc và sự cần thiết phải thông báo việc chiếm hữu cho các quốc gia khác. Đây là những quy định chỉ ràng buộc các bên ký kết và có hiệu lực ở Châu Phi. Mặc dầu các điều khoản của Định QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

35

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Bản tuyên bố Manila năm 1982 về việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp quốc tế đã cụ thể hóa vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.

- Về việc giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế, Nghị quyết đó cũng quy định rõ ràng: “Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ tránh sử dụng đe dọa hay sử dụng vũ lực để xâm phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay để làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan tới các biên giới các quốc gia” (30)

- Ký kết công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. Là một hiệp ước đa phương lớn nhất của Liên hợp quốc từ năm 1945 lại đây, Công ước Montegobay đã phát triển các công ước Genève về luật biển năm 1958, đưa nội dung luật biển lên mức độ toàn diện, với những quy định mới về các vùng biển, thềm lục địa, vùng biển nằm ngoài quyền tài phán của các quốc gia. Công ước cung cấp những kiến thức mới về các đảo, quần đảo, thềm lục địa và các vùng biển chung quanh các đảo, về cách vạch đường biên giới biển, phân định các vùng biển và thềm lục địa, do đó đề ra những yếu tố mới phải tính đến khi giải quyết các tranh chấp về đảo hay vấn đề phân định mới.

Tiếp tục, với một thái độ mạnh mẻ hơn, các cố gắng của Công ước La Haye ngày 18-10-1907 và các văn kiện khác của Hội Quốc liên và thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến để xúc tiến xu hướng giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định: “ Điều 33: 1. Các bên của bất kỳ cuộc tranh chấp nào mà sự kéo dài có thể uy hiếp bằng việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phải tìm cách giải quyết tranh chấp đó, trước hết bằng con đường thương lượng, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, giải quyết pháp lý, nhờ cậy các tổ chức hay hiệp định khu vực hay bằng mọi phương tiện hòa bình khác do các bên lựa chọn. 2. Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, yêu cầu các bên giải quyết cuộc tranh chấp của họ bằng những phương tiện như vậy”

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

II - Pháp quản lý hai quần đảo cho đến khi rút khỏi Đông Dương Sau khi thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam, trên lý thuyết và thực tế Chính phủ Pháp phải bảo vệ chủ quyền của Triều đình Huế đối với hai quần đảo. Nhưng thời gian đầu họ phải đối phó với những sự kiện bên trong và bên ngoài vừa khó khăn vừa phức tạp. Bên trong, họ phải chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân cả nước, chủ yếu là ở Bắc Kỳ từ phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi cho đến các cuộc khởi nghĩa của Đề Thám, Tán Thuật, 36

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

phong trào Văn thân của các sĩ phu, phong trào chống thuế, cuộc khởi nghĩa Duy Tân v.v…Bên ngoài, Pháp phải chống lại hàng chục vạn quân Cờ Đen do Nhà Thanh phái sang quấy rối Thượng Du, thậm chí cả Trung du Bắc Kỳ, giải quyết xong vấn đề biến giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam- Quảng Tây- Quảng Đông nhưng đồng thời lại muốn thương lượng việc phát triển buôn bán với Bắc kinh, cố len chân vào Hoa Nam, xây dựng đường sắt Hải Phòng- Vân Nam, mở một số lãnh sự quán ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Trong tình hình phức tạp đó, các quan chức cai trị thuộc địa không hiểu Trung Quốc đã đành mà ngay cả những vấn đề của Việt Nam cũng không hiểu. Sự quan tâm ưu tiên của họ là bình định được Bắc Kỳ, Trung Kỳ, đuổi quân Cờ Đen về nước, củng cố nền bảo hộ, do đó sự quan tâm đối với họ lúc này là lục địa, nội địa quan trọng hơn các đảo ngoài xa.

bùng lên trong dân chúng một đợt sô-vanh mới có hại cho ta hơn” và nhà cầm quyền Pháp đã không lên tiếng phản đối. Từ những năm 20, các tàu của Hải quan Đông Dương tăng cường tuần tiễu trong vùng biển Hoàng Sa để chặn buôn lậu. Năm 1926, Viện Hải Dương học Nha Trang cử tàu De Lanessan ra khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa về hải dương học. Cùng đi với ông A. Krempf, Giám đốc Viện đó, còn có các nhà khoa học khác nhưu Delacour, Jabouille…nghiên cứu về địa chất, về sinh vật v.v… Cũng trong năm 1925, ngày 3-3 Thượng thư Bộ binh của Triều đình Huế Thân Trọng Huề khẳng định Hoàng Sa vẫn thuộc về Việt Nam, không có gì tranh cãi về vấn đề này. Năm 1927, tàu Lanessan ra khảo sát khoa học quần đảo Trường Sa. Năm 1929, phái đoàn Perrier- De Rouville đề nghị đặt 4 cây đèn biển ở 4 góc của quần đảo Hoàng Sa: đảo Tri Tôn, đảo Đá Bắc, đảo Linh Côn, đảo Bombay. Nhân một đơn của Société Nouvelle des phosphates du Tonkin xin khai thác phân chim ở Hoàng Sa, Toàn quyền Đông Dương gửi Công hàm cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa ngày 17-11-1928 tố cáo “bệnh bành trướng không ngừng tăng thêm của chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc” và khẳng định dứt khoát: “Như vậy đã đến lúc chúng ta phải đi bước

Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị với Paris xây dựng một hải đăng tại đảo Hoàng Sa (Pattle) trong quần đảo Hoàng Sa để hướng dẫn các tầy biển qua lại vùng này, nhưng kế hoạch không thực hiện được vì thiếu ngân sách. Về hành động vi phạm vủa Lý ChuNn đối với Hoàng Sa, tổng lãnh sự Pháp tại Quảng Châu Beauvais cho rằng : “chúng ta có thể dễ dàng tìm những lý lẽ hỗ trợ yêu sách của chúng ta đối với các đảo Hoàng Sa. Nhưng nếu sự việc không bõ làm thì nên nhắm mắt trước những sự kiện hiện tại vì một sự can thiệp của phía chúng ta có thể làm QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

37

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Ngày 4-1-1932, Pháp gửi Công hàm cho Công sứ quán Trung Quốc ở Paris nêu chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và đề nghị với phía Trung Quốc một giải pháp trọng tài. Ngày 29-9-1932 Công sứ quán Trung Quốc bác quan điểm của Pháp và khước từ vấn đề trọng tài. Ngày 24-7-1933, Pháp thông báo cho Nhật bản việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa, Nhật Bản phản kháng nhưng Pháp bác bỏ sự phản kháng đó. Ngày 18-2-1937, Bộ Ngoại giao Pháo gửi công hàm cho sứ quán Trung Quốc đề nghị một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp trọng tài. Phía Trung Quốc không hưởng ứng. Tháng 10-1937, nhà chức trách Pháp cử kỹ sư Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biển, lập bãi thủy phi cơ, nơi ăn ở cho một lực lượng bảo an ra đóng thường xuyên. Ngày 30-3-1938, Hoàng đế Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc tỉnh Nam Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Jules Brévié lập một cơ quan đại lý hành chính tại Hoàng Sa. 1938: xây dựng tại đảo Hoàng Sa (Pattle) một bia chủ quyền ghi các chữ: “Respublique Francaise- Royaume d’Annam- Archipel dés Paracels 1816- Ile de Pattle 1938”

trước và khẳng định các quyền hình như đã được thừa nhận bằng các tài liệu lịch sử cũng như thực tế địa lý” (31) Trong bản báo cáo gửi Toàn quyền ngày 22-1-1929, Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol nhấn mạnh các quyền của Việt Nam đã từ lâu được khẳng định, nhắc lại lời tuyên bố của Thượng thư Thân Trọng Huề và phàn nàn thái độ tiêu cực của nhà cầm quyền Pháp năm 1909 trước hành động của Lý ChuNn. Năm 1930 tàu thông báo La Malicieuse ra quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6-1931 tàu De Lanessan ra quần đảo Hoàng Sa. Tháng 5-1932 pháo hạm Alerte ra quần đảo Hoàng Sa. Từ 13-4-1930 đến 12-4-1933, Chính phủ Pháp cử các đơn vị hải quân làn lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa: Spratly(Trường Sa), Caye d’Amboine (An Bang), Itu Aba (Ba Bình), nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ, và các đảo nhỏ phụ cận. Ngày 21-12-1993 (Nguyên bản có lẽ nhầm lẫn, sẽ tra cứu bổ sung sau, NĐM)Thông đốc Nam Kỳ M.J.Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Spratly, Amboine, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Ngày 4-12-1031 (Nguyên bản có lẽ nhầm lẫn, sẽ tra cứu bổ sung sau, NĐM) và ngày 24-4-1932, Pháp phản kháng Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Xây dựng một hải đăng, hai trạm khí tượng (OMM đăng ký số 48860 ở Hoàng Sa, số 48859 ở Phú Lâm), một đài TSF trên đảo Hoàng Sa (Pattle), quần đảo Hoàng Sa, 38

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Ngày 8-9-1951, Hòa ước San Francisco với Nhật Bản được ký kết, quy định Nhật Bản phải rút khỏi Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hổ, nhưng không quy định trao cho Trung Quốc hài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hòa ước ký ngày 28-4-1952 giữa Nhật Bản và Đài Loan vẫn không nói gì đến việc trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

và trên đảo Ba Binh (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa (Station Cochinchina) Tháng 6-1938, một đơn vị bảo an Việt Nam tới Hoàng Sa. Năm 1939, Nhật bản chiếm quần đảo Trường Sa. Ngày 4-4-1939 Pháp phản kháng. Nhưng vấn đề dừng ở đó, vì sau đó là chiến tranh thế giới đang đến gần. Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Jules Brévié chia quần đảo Hoàng Sa thành 2 đơn vị đại lý hành chính với trụ sở tại hai đảo Hoàng Sa và Phú Lâm (ile boisée).

Pháp muốn lấy lại hai quần đảo nhưng đang ở thế yếu. Trong phiên họp ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ về Đông Dương thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc tái chiếm bằng việc xây dựng một đài khí tượng. Đại tướng Jum, Tổng tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng cho rằng không cần xây dựng một căn cứ quân sự ở Hoàng Sa: “Tuy vậy, lợi ích cao nhất của nước Pháp là phòng ngừa mọi ý đồ của một cường quốc nào muốn chiếm lại các đảo đó là những đảo kiểm soát việc ra vào căn cứ tương lai Cam Ranh và con đường hàng hải Cam Ranh- Quảng Châu- Thượng Hải” (32)

Thời kỳ sau chiến tranh, có nhiều sự kiện ở Đông Dương hoặc quốc tế trực tiếp tác động đến tình hình hai quần đảo: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hồ Chí Minh, sau đó tiến hành chiến tranh chống Chính phủ Hồ Chí Minh, mặt khác lại công nhận quốc gia Việt Nam và chính phủ Bảo Đại. Trung Quốc được giao nhiệm vụ tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật Bản ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở lên, nhưng theo Hiếp ước Trùng Khánh ngày 28-21946 đã trao lại cho Pháp việc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Đến tháng 6-1946, quân Tưởng Giới Thạch đã rút khỏi Đông Dương. Quân đội của Chính phủ Quốc dân đảng bị đánh bại. Tưởng phải bỏ lục địa chạy ra Đài Loan. Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Sau khi Hoa Kỳ- Anh công bố bản dự thảo cuối cùng Hòa ước sẽ ký với Nhật Bản, ngày 12-7-1951 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp đã hoan nghênh dự thảo không trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: “Ban dự thảo Hòa ước của Hoa Kỳ- Anh, và đặc biệt các điều khoản liên quan tới các lãnh thổ, phù hợp hoàn 39

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- Tháng 4-1949, Hoàng thân Bửu Lộc, Đổng lý văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, trong một cuộc nói chuyện tại Sài Gòn, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (34). Lúc này Pháp ở trong một tình thế tế nhị. Nếu làm đơn ra Tòa án- trọng tài La Haye thì sợ chính phủ Bảo Đại đòi cùng đứng đơn tức là khẳng định pháp nhân quốc tế của họ. Pháp lại sợ ra trước Tòa sự tồn tại khách quan của địch thủ Việt Minh có thể tác động đến phán quyến của Tòa án. Đối với Trung Quốc, họ công nhận Chính phủ Đài Loan nhưng lại sợ Trung Cộng tham gia vào vụ kiện, như vậy có nghĩa là công nhận Mao Trạch Đông. Vì tất cả những lẽ đó, trong thời gian này thái độ của Paris có nhiều rụt rè, không dứt khoát. Tuy vậy, Pháp tiếp tục chiếm đóng các đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực hiện các chức năng Nhà nước tại đấy. Sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký hiệp ước ngày 28-41952, Đại sứ Pháp Dejean tại Tokyo đã tiếp xúc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Vụ Trưởng Vụ Điều ước và nhất là với ông Wajima, Phó Trưởng đoàn đại biểu Nhật bản thương lượng với đoàn đại biểu Đài Loan về Hòa ước giữa hai bên, các quan chức Nhật Bản đều khẳng định rằng điều 2 của Hòa ước Nhật Bản- Đài Loan chỉ đơn thuần xác nhận sự từ bỏ của Nhật Bản đã nêu trong Hòa ước San Francisco, Nhật Bản không hề tỏ thái độ về sự quy thuộc pháp lý hiện nay hay sự tiến triển tương lai của

toàn với quan điểm của Chính phủ Pháp. Người ta đã xác định các quyền chủ quyền của nước Pháp đối với các quần đảo Spratly và Paracels” (33) Theo quan điểm đó, từ ngày 20 đến 27-5-1946 Đô đốc D’Ardenlieu, Cao ủy Đông Dương, phái tốc hạm L’ESCARMOUCHE ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) sau khi quân Nhật Bản rút và chuNn bị vật tư ra xây dựng lại. Ngày 7-1-1947, Bộ Ngoại giao Nam Kinh công bố việc quân Trung Quốc đã lấy lại Hoàng Sa, thực tế là chiếm đảo Phú Lâm. Việc chiếm này không phải là việc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật Bản vì theo Hiệp ước Trùng Khánh 28-2-1946 nhiệm vụ này đã trao cho quân Pháp. Hơn nữa, khi đó quân Nhật Bản cũng đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc xâm chiếm này xâm phạm các quyền của Việt Nam mà Pháp có nhiệm vụ bảo vệ. Ngày 17-1-1947 thông báo hạm Tokinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa yêu cầu quân Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm nhưng họ không chịu. Quân Pháp bèn đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Trong khi đó Paris và Nam Kinh thương lượng để tranh một cuộc đụng độ lớn, nhưng không đi đến kết quả gì. Ngày 4-7-1947 Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị với Trung Quốc một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp trọng tài. Trung Quốc không chấp nhận. Do tình hình chiến sự quốc cộng phát triển bất lợi cho Tưởng Giới Thạch, tháng 4-1950 Đài Loan rút số quân chiếm đảo Phú Lâm về. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

40

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Theo Nghị định ngày 21-10-1969 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang tình Quảng Nam. Theo Nghị đinh ngày 6-9-1973 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì hành quyết định của Hội đồng Nội các ngày 9-11973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tình Phước Tuy. Theo Quyết định ngày 9-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, khu vực quần đảo Trường Sa trước thuộc quận Đất Đỏ tỉnh Phước Tuy được thành lập thành một huyện tên là huyện Trường Sa, tỉnh Đồng Nai.. Ngày 28-12-1982, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyết định sáp nhập huyện Trường Sa tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam lập quần đảo Hoàng Sa thành một huyện tên là huyện Hoàng Sa, thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đối với mọi hành động xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo, các Chính phủ ở miền Nam Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) vào thời gian thích hợp đều lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền của Việt Nam Tháng 4-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho quân ra thay thế quân Pháp trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa đồng thời lên tiếng phản kháng Bắc Kinh cho quân ra chiếm phần phía Đông quần đảo đó. Ngày 29-5, Trung Quốc tuyên bố có quyền đối với quần đảo Tây Sa,

các lãnh thổ đó; đối với Đài Loan và Bành Hổ đã thế, huống hồ đối với Paracels và Spratly (35) III - Thời kỳ từ 1954 đến nay Theo Hiệp định Geneve năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở lên, Quốc gia Việt Nam (sau là Cộng hòa Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam) quản lý miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống (kể cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) trong khi chờ đợi sự thống nhất nước Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Khi rút lui khỏi Đông Dương để nhường chỗ cho Mỹ, Pháp rút hết đội quân viễn chinh về, trong đó có số quân đóng tại quần đảo Hoàng Sa. Khi quân Việt Nam ở Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp, Bắc Kinh đã chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, họ chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Với tư cách người có trách nhiệm đối với miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hòa rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã nghiêm chỉnh thực hiện các hoạt động Nhà nước của mình đối với hai quần đảo. Trong sắc lệnh ngày 22-10-1956 về thay đổi địa giới tỉnh, thành phố miền Nam, Tổng thống Việt Nam cộng hòa đã đặt quần đảo Spratly và địa phận tỉnh Phước Tuy. Trong sắc lệnh ngày 13-7-1961 vệ việc sắp xếp lại quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam, và lập tại đây một đơn vị hành chính gọi là xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

41

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

nhưng Chính phủ Cách mạng lâm hời muốn ra một bản tuyên bố riêng ngay tại miền Nam Việt Nam. Ngày 26-11974 ông Võ Đông Giang, Phó Trưởng đoàn đại biểu Chính Phủ Cách mạng lâm thời tại Ủy ban liên hợp hai bên tại Sài Gòn, đã công bố bản tuyên bố sau đây về sự kiện Hoàng Sa: “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liên đối với mọi dân tộc. - Giữa các nước láng giềng có nhiều vụ tranh chấp vấn đề biên giới và lãnh thổ do lịch sử để lại. Các tranh chấp đó có khi rất phức tạp đòi hỏi được xem xét kỹ càng. Các nước liên quan phải cùng nhau xem xét vấn đề trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết vấn đề bằng thương lượng” (36)

ngày 3-6 ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố bác bỏ quyền đó. Năm 1959, quân đội miền Nam Việt Nam đã làm thất bại âm mưu của Bắc Kinh cho ‘ngu dân” có vũ trang đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond) và Quang Hòa (Duncan) ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa và bắt được 82 “ngư dân” và 5 thuyền vũ trang. Tháng 1-1974, khi quân giải phóng Trung Quốc dùng không quân và hải quân chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, ngoài sự chống đối của quân Sài Gòn đồn trú trên các đảo Hữu Nhật, Quang Anh (Money), Duy Mộng, Hoàng Sa (Pattle), Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã kịp thời thông báo cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc, các Chính phủ có quan hệ ngoại giao, các Chính phủ đã tham gia Định ước Paris ngày 2-3-1973 về Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa, công bố sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tại Khóa họp thứ hai Hội nghị lần thứ 3 về Luật biển tại Caracas, đại biểu Sài Gòn đã tố cáo Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, tại Hội nghị kinh tế Viễn Đông họp tại Colombo, đại biểu Sài Gòn lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị hiệp thương La Celle-Saint-Cloud, đoàn đại biểu Việt Nam Cộng hòa đề nghị với đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam cùng ra một tuyên bố lên án hành động gây hấn của Bắc Kinh, QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Trong nhiều hội nghị quốc tế mà họ tham dự, các đoàn đại biểu Việt Nam Cộng hòa hoặc Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hội nghị OMM, Hội nghị ESCAP, Hội nghị UIT, Hội nghị ICAO v.v…) Từ năm 1976, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần gửi công hàm cho Trung Quốc hoặc ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tháng 9-1979 và tháng 1-1982, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công khai cuốn sách trắng bác bỏ những lý lẽ không căn cứ của Bắc Kinh và khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 42

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Sự việc không chỉ dừng ở đó, tháng 5-1992 Công ty Dầu khí CNOC của Trung Quốc đã ký một hợp đồng cho phép Công ty Crestone Energy Corporation của Mỹ thăm dò một lô nằm trong bãi ngắm mà họ gọi là Vạn An Bắc (Wạn An Bei). Theo đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam mà Chính Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 12-11-1982 và đã thông báo cho Liên hợp quốc, đây là bãi Tư chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sau này các nhà chức trách Bắc Kinh giải thích rằng Vạn An Bắc “ là lãnh thổ Trung Quốc nằm trong (enclavé) thềm lục địa Việt Nam” Như vậy, Trung Quốc không chỉ có vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam mà còn mở rộng cuộc tranh chấp thêm một vấn đề “lãnh thổ Trung Quốc nằm trong thềm lục địa Việt Nam”. Từ 1884 đến nay, tình hình chính trị thế giới, khu vực và Đông Dương trải qua nhiều thay đổi sâu sắc trên đất Việt Nam sẽ diễn ra hai cuộc chiến tranh hầu như liên tục trong 30 năm. Tiếp theo chế độ thuộc địa của Pháp là sự can thiệp của Hoa Kỳ, đặt cả Pháp và Hoa Kỳ trước một vấn đề giống nhau: bảo vệ chính quyền mà mình dựng lên và ủng hộ nhưng lại phải thương lượng với bên tham chiến kia một giải pháp kết thúc chiến tranh.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1984 thành lập đặc khu Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ 1986, có lẽ sau một thời gian chuNn bị, Bắc Kinh xúc tiến mạnh mẽ chương trình tiến xuống Biển Đông. Tháng 2-1988, một lực lượng hải quân mạnh của Trung Quốc được không quân hỗ trợ, tiến xuống phía Nam Biển Đông, bắt đầu chiếm Bãi Chữ Thập, rồi chiếm tiếp 5 đảo nhỏ và bãi nữa trong quần đảo Trường Sa, gây nên một cuộc đụng độ với lực lượng đồn trú của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm phía Việt Nam bị một tàu đắm, nhiều chiến sĩ hy sinh, bị thương và bị bắt. Vừa lo bảo vệ các đảo, bãi của mình vừa mong muốn giữ gìn an ninh trong khu vực, với một thái độ tự kiềm chế và xây dựng, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ba lần đề nghị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đàm phán để giải quyết bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa cũng như các vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa (Công hàm ngày 17 và 23-3-1988), đồng thời đề nghị trong khi chờ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, hai bên không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp và tránh mọi đụng độ để tình hình không phát triển xấu thêm (Công hàm ngày 26-3-1988). Tiếc rằng phía Trung Quốc vẫn một mực khước từ và còn có thêm hành động bành trướng. Họ đã mở rộng chiếm đóng trong khu vực Trường Sa, chiếm thêm hai đảo san hô nữa năm 1992, chiếm thêm một đảo khác năm 1993. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Do những nhân tố chính trị, quân sự nói trên, tình hình đấu tranh về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, 43

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

2-1979 và chính sách thù địch kéo dài đến những năm 80. Đặc điểm thời gian này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam củng cố được vị trí trong quần đảo Trường Sa, tăng cường các hoạt động Nhà nước, về phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họ tiến xuống phần Nam Biển Đông, chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Tình hình đối địch trong vùng Trường Sa tạo nên một tình thế xung đột tiềm tàng, làm các nước Đông Nam Á lo ngại.

Trường Sa trở nên quyết liệt và có những bước phát triển nhanh từ những năm 80 đến nay. 1. Thời kỳ thuộc địa : Pháp có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhân danh hoàng đế Việt Nam. Nhưng họ có lúc thiếu năng động vì họ còn phải tính đến những lợi ích khác trong quan hệ Pháp- Trung hoặc vì thế suy yếu sau chiến tranh thế giới thứ hai ở cả chính quốc và Đông Dương, chứ không bó hẹp trong vần đề Hoàng Sa và Trường Sa vì lợi ích của Vương triều Việt Nam. Tuy vậy, ngay cả khi Pháp có hành động nào rụt rè, họ vẫn chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa, và không một lần nào ho công khai tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo.

3. Trung Quốc đưa ra nhiều sử liệu cổ để chứng minh Tây Sa và Nam Sa từ lâu đã là của Trung Quốc. Nhưng danh nghĩa lịch sử của họ rất yếu vì không một tài liệu nào nói rõ ràng Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu một đảo, bãi nào trong hai quần đảo cho đến khi họ sử dụng vũ lực tiến xuống quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Danh nghĩa pháp lý của họ không đủ căn cứ có sức thuyết phục vì lẽ không có chiếm hữu thì không có chỗ thực hiện chức năng Nhà nước.

2. Thời kỳ hậu thuộc địa: Các Chính Phủ Việt Nam ở miền Bắc hay miền Nam, chống hay thân Pháp, Hoa Kỳ đều quan tâm và có tiếng nói chung trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ngay cả trước khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Sau khi thay thế Pháp từ năm 1956, Chính Phủ Việt Nam cộng hòa, tiếp đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ra sức bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo, kể cả sau khi Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Về phía Việt Nam, từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay) và khẳng định chủ quyền của mình, chủ quyền đó ngày càng được củng cố bằng việc thực hiện thật sự, liên tục và hòa bình quyền làm chủ của mình.

Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn được giải phóng và được thống nhất, quan hệ Việt- Trung ngày càng trở nên xấu, thậm chí phát triển thành xung đột vũ trang tháng QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

44

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Ý thức rằng danh nghĩa lịch sử và pháp lý của mình khó bảo vệ được trước một thNm phán công minh, Bắc Kinh ra sức lợi dụng những sơ hở của Hà Nội và lợi dụng sự dễ tin của người đọc để tranh thủ sự đồng tình của dư luận. 1. Trước hết, họ đưa ra luận điệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc.

CHƯƠNG V

Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trích hai đoạn văn của phia Việt Nam: “ Giữa biển có một dải cát gọi là Bãi Cát Vàng, từ cửa biển Đại Chiêm vươt biển đến đây thì phải một ngày rưỡi, từ cửa Sa Kỳ đến đây thì phải nửa ngày (Trích Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư ). “Xã An Vĩnh huyện Bình Dương phủ Quãng Nghĩa ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao. Các núi linh tinh hơn 130 ngọn cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chứa nước ngọt, trong đảo có Bãi cát vàng dài 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đát”. (trích Phủ biên tạp lục).37 Văn kiện cho rằng “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam nói hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa của Trung Quốc mà chỉ có thể là những đảo cồn cát ven biển miền Trung Việt Nam” vì ba lẽ:

THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN CỦA BẮC KINH

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

45

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Quốc đã tiến xuống vùng Spratly và hiện đang chiếm một số bãi ở đây. Nơi đó lại chính là Trường Sa của Việt Nam. Tại sao bây giờ họ mới nêu sự khác biệt bịa danh giữa Trung Quốc và Việt Nam? Khi chinh quyền Nam Việt Nam phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, chẳng lẽ Trung Quốc chỉ chiếm các đảo ven bờ chứ không chiếm Hoàng Sa?

1. Hoàng Sa cách cửa Sa Kỳ nửa ngày, cách cửa Đại Chiêm một ngày rưỡi, còn Tây Sa của Trung Quốc cách bờ biển miền Trung Việt Nam 200 hải lý, không thể đi một ngày tới được trong điều kiện kỹ thuật bấy giờ. 2. Trong quần đảo Tây Sa, không có đảo nào dài tới 2 km nhưng tài liệu Việt Nam nói bãi cát dài 30 dặm.

Còn ba lý lẽ Bắc Kinh nêu không có sức thuyết phục được ai. 1. Về khoảng cách giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam Bắc Kinh trích đoạn nói là cách một ngay rưỡi. nhưng sao họ không trích đoạn ở ngay trang sau (trong sách trắng của Việt Nam năm 1979): “Phủ Quảng Nghĩa; ở gần cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có cù lao Ré rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tư Chính; dân cư trông đậu ra biển bốn canh thì đến; phía ngoai nữa lại có đảo Đại Trường Sa trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần Bắc Hải”

3. Quần đảo Tây Sa có tất cả 35 đảo, đá ngầm và bãi cát nên không có cái gọi là 130 ngọn.38 Về quần đảo Trường Sa của Việt Nam, văn kiện không lập luận gì rõ rang mà chỉ viết chung chung: “Trong nhiều sử sách của Trung Quốc và Việt Nam đều có ghi chép về Đại Trường Sa. Nhưng theo vị trí của nó thì rõ ràng không phải quần đảo Nam Sa của Trung Quốc mà là những đảo và bãi cát ven biển Việt Nam” 38 Trước hết cần thống nhất một điều: Paracels tức là Hoàng Sa và Tây Sa và Spratly tức Trường Sa và Nam Sa, tùy theo cách gọi của Việt Nam hay Trung Quốc. Điều làm cho người ta bất ngờ nhất là từ 1956 đến nay Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau nhiều lần tại vùng Paracels. Trung Quốc đã chiếm phần phía Đông của quần đảo Paracel năm 1956, đổ bộ thất bại “ngư dân vũ trang” lên phần phía Tây của quần đảo này năm 1959 và bị bắt 82 người cũng tại đó, rồi chiếm nốt phần còn lại năm 1974. Nơi đó chính là Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 1988 Trung QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Rõ ràng: - Cù lao Ré (mà Trung Quốc gọi là Ngoại La Sơn) cách bờ 4 canh.

46

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- Từ Cù lao Ré đi ba ngày đêm nữa mới đến Đại Trường Sa tức quần đảo Trường Sa.

3. Thoạt đầu các thương gia, các nhà hàng hải các nước chỉ biết giữa Biển Đông có vô số đảo lớn nhỏ hợp thành một quần đảo. Phải đến năm 1787-1788 phái đoàn Pháp Kergariou – Locmaria mới xác định đung vị trí của quần đảo Paracel (Hoàng Sa) do đó người ta mới biết có quần đảo Trường Sa ở phía Đông nam cách Paracels 500 km. Những người Việt Nam lúc đầu chỉ biết đó là một vung có nhiều đảo, bãi kéo dài, sau này mới biết có hai quần đảo riêng biệt. Họ biết đến Hoàng Sa (Tức là cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có chứng 130 đảo đá, bãi cát. Thực tế ngày nay số đảo đá, bãi nổi, bãi ngầm của hai quần đảo mà người ta công bố cũng vào con số trên dưới 130 tùy theo cách tính.

Lịch triều hiến chương ngoại chí của Phan Huy Chú. Việt sư cương giam khảo lược của Nguyễn Thông cũng nói ra khơi đi 3 ngày 3 đêm mới đến Hoàng Sa. 2. Thiên nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII): Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng dàu độ khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển (do chép lầm mà chỗ khác ghi một ngày rưỡi). - Đại nam thực lục tiền biên (1884): Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Nghĩa có hơn 130 cồn cát cách xa nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Chiều dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa…

Việc nêu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc đã không thể là một cống hiến cho khoa học địa lý, mà cũng chẳng thể tăng thêm lý lẽ của Trung Quốc đối với hai quần đảo. Điều đáng chê trách nữa là các tác giả Trung Quốc chỉ trích một đoạn của giám mục J.L.Taberd viết năm 1837 nói cực điểm Nam của Paracels ở vĩ tuyến 11O để cực lực phê phán là sai mà không đả động gì đến bản đồ An Nam đại quốc họa đồ in năm 1838 và đính vào cuốn từ điển Việt – Latinh (Latino-Annamiticum) của giám mục. Trong bản đồ này, người ta thấy rõ tại vĩ tuyến 17O và kinh tuyến hơn 110O có vẽ một số đảo và đề chữ:

- Đại nam nhất thống chí: ở phía Đông đảo Lý (tức cù lao Ré), huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ chạy ra khơi, thuận gió 3, 4 ngày đêm có thể đến. Trên đảo nhiều núi la liệt tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Giữa đảo có bãi Hoàng Sa (cát vang) bề dài kéo dài không biết mấy ngàn dặm.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

47

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

PARACELS SEU CÁT VÀNG

1. Thực chất vùng 6 G: Tháng 3-1978, Hội nghị hành chính thế giới về viễn thông của cơ quan lưu động hàng không họp tại Genève, vắng mặt toàn đại biểu của Tổng cục Bưu điện Việt Nam. Văn bản cuối cùng của hội nghị đã ghi: “Trong các vùng mà các phân khu 6D, 6F và 6G là chung, các tần số phân cho khu của vùng 6G chỉ được dung cho các trạm hàng không của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (theo một đề nghị của Trung Quốc)39. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc được độc quyền phát một số tần số trên một vùng gồm toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với giám mục, các từ Paracels và Cát Vàng là những khái niệm rất rõ ràng. Trong một bài báo, ông đã viết: “Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa quả thật là một mê cung bao gồm những đảo nhỏ, đá và bãi khiến cho người đi biển rất lo sợ đã được người Việt Nam xứ Đàng Trong chiếm hữu”. Như vậy là giám mục đã đặt một phần Paracels vào đúng vị trí của nó trong bản đồ nói trên. Ngoài ra đối diện với Paracels là các đảo ven bờ vùng Đà Nẵng, Quảng Nghĩa: Cù lao Chàm, Cù lao Ré seu Poulo Canton và hai cửa biển Sa Kỳ và Cửa Đại. Sự cố tinh bỏ qua bản đồ này là một thái độ không khoa học.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phản kháng và tuyên bố không thừa nhận quyết định đó của Hiệp hội quốc tế vô tuyến viễn thông (UIT) vì Điều lệ của Hiệp hội đã ghi rõ ràng: “Việc ghi tên một nước hay một vùng địa lý khi miêu trả trên bản đồ, cũng như việc hoạch các biên giới trên bản đồ không bao hàm ý nghĩa nào là UIT tỏ thái độ đối với quy chế chính trị của một nước đó hay vùng địa lý đó cũng không bao hàm ý nghĩa công nhận các biên giới đó.”40.

2. Đặt dư luận trước việc đã rồi: Nằm giữa Biển Đông, tuy là mục tiêu tranh chấp của mấy quốc gia, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa được sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế rộng rãi. Bản thân vấn đề hai quần đảo đó lại phức tạp, nói chung mới được các nhà nghiên cứu biết đến. Lợi dụng tình hình đó, Bắc Kinh đã tranh thủ các cơ hội để đạt được một sự công nhận (de facto) cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Mặc dầu điều lệ quy định như thế, cũng trong Hội nghị này, trong việc xử lý vùng tranh chấp chủ quyền lanh thổ 48

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Hoàng Sa – Trường Sa người ta coi như là của Trung Quốc, còn vùng tranh chấp quần đảo Sensaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì được coi là vùng tranh chấp, do đó việc phân lô tần số không giải quyết.

4. Vấn đề FIR Quảng Châu và FIR SANYA: Mọi người đều biết Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để dễ dàng cho việc bay của hàng không dân dụng, đã chia không phận toàn cầu thành những Vùng thông báo bay (FIR) giao cho các nước được chỉ định quản lý và điều khiển. Trong vùng trời Việt Nam có FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội giáp với FIR Quảng Châu và FIR Hồng Kông về phía Bắc. Tháng giêng năm 1983, tại Hội nghị không vận khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ II họp tại Singaore, đại biểu Trung Quốc đưa ra đề nghị mở rộng FIR Quảng Châu một cách quá đáng, lấn sâu vào cả hai FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Do sự phản đối của đoàn đại biểu Việt Nam được một số đoàn khác ủng hộ, cuối cùng Hội nghị đã duy trì nguyên trạng. ChuNn bị cho Hội nghị không vận khu vực Châu Á và Thái Bình Dương lần thứ III họp tại Băngkok từ 20-4 đến 10-5-1993, đầu năm 1992 Trung Quốc đề nghị thành lập một FIR mới gọi là FIR SANYA giữa FIR Quảng Châu và FIR Hồng Kông và bao gồm vùng trời của quần đảo Hoàng Sa. Hai FIR Quảng Châu và Hồng Kông đang hoạt động tốt, việc lập thêm FIR SANYA là thừa mà còn gây thêm khó khăn cho việc không vận trong vùng. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ đề nghị đó trong Hội nghị III làm cho việc xác định ranh giới Bắc của FIR Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa giải quyết được. Sự thật về đề nghị lập thêm FIR

2. Các vùng nguy hiểm: Ngày 23-7-1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở Tây Nam đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Tây Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do Trung Quốc quy định… Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định cho máy bay dân dụng nước ngoài bay vào không phận của Trung Quốc kể cả không phận quần đảo Tây Sa. Với những hành động trên,Trung Quốc muốn tỏ ra mình là chủ thật sự của vùng trời quần đảo Hoàng Sa đồng thời cũng buộc các nước khác công nhân trên thực tế chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa. 3. Tại Đại hội địa chất quốc tế tại Paris: Đại hội này họp từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 7 năm 1980. Đây là một hội nghị khoa học cho nên đại biểu Trung Quốc đã hành động kín đáo, không đề cập đến vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong báo cáo nhưng lại phân phát tài liệu về hai quần đảo này trong hành lang. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

49

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

3. Họ nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa

SANYA là do yêu cầu chính trị muốn giành sự công nhận (de facto) chủ quyền của họ đối với quần đảo Tây Sa chứ không phải do một yêu cầu kỹ thuật vì lợi ích của hàng không quốc tế.

Bắc Kinh tuyên truyền rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa nhưng sau lại thay đổi thái độ. Họ đã đưa ra bằng chứng là bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai về vấn đề lãnh hải của Trung Quốc, tuyên bố của chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1965 nói rằng Tây Sa là của Trung Quốc. Trước hết nói về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mọi người chắc chắn chưa quên rằng khi đó là thời kỳ của chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ đang can thiệp vào miền Nam Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Tuy bị thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn hò hét chiến tranh chống Trung Quốc, hạm đội của Mỹ hoạt động trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc cũng phải phòng ngừa hành động phiêu lưu của hạm đội Mỹ, nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn ( Quémoy) Mã Tổ (Matsu). Trong bối cảnh đó, ngày 4-9-1958 Trung Quốc công bố quy định lãnh hải của mình rộng 12 hải lý.

5. Vấn đề hai trạm khí tượng của Việt Nam tại Hoàng Sa: Từ năm 1938 nhà cầm quyền Pháp đã đặt hai trạm khí tượng tại đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm. Sau này Tổ chức khí tượng thế giới đã chính thức xếp hai trạm đó vào hệ thống trạm chính thức với số đăng kí là 48859 (trạm Phú Lâm) và 48860 (trạm Hoàng Sa). Sau khi chiếm được phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974, ngày 18 tháng 9 năm đó đại biểu Trung Quốc tại hội nghị khí tượng khu vực châu Á họp tại Colombo đã tuyên bố đài khí tượng Việt Nam đặt trên đảo Hoàng Sa và được OMM đăng kí chính thức dưới số 48860 thôi không hoạt động nữa và đề nghị OMM thay bằng trạm 59985 của Trung Quốc đặt tại đảo này. Các tổ chúc quốc tế chuyên môn đều quy định trong Điều lệ của họ rằng việc ghi tên một số nước hoặc một vùng địa lý vào trên các bản đồ không có ý nghĩa là các tổ chức đó công nhận quy chế chính trị hoặc các biên giới của nước hoặc vùng địa lý đó. Tất nhiên mọi điều làm sai với quy định này là không có giá trị. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn cứ đòi ghi cho bằng được để chứng tỏ họ có chủ quyền về Hoàng Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm sau đây:

50

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

của công hàm, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc thời bấy giờ. Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây Sa là có thật, nhưng đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cần đặt các sự kiện đó trong bối cảnh lịch sử của nó, vào thời gian những năm 1956 đến 1965 khi nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ ở cả hai miền.

“Thưa đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”. Ở đây thủ tướng Phạm Văn Đồng không định đề cập đến vấn đề pháp lý, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không định nói về Hoàng Sa, Trường Sa, mà chỉ nghĩ đến một điều: sự hung hăng của đế quốc Mỹ và hoạt động của hạm đội 7 trong eo biển Đài Loan đe dọa Trung Quốc do đó thấy cần ủng hộ càng sớm càng tốt việc quy định lãnh hải rộng 12 hải lý để cản tay đế quốc Mỹ.

Tình hình nước Việt Nam khi đó có hai yếu tố chi phối. Về mặt hành chính, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 nước Việt nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ đợi thống nhất. Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và từ đó đã tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính, tổ chức khảo sát và khai thác tài nguyên về biển, đồng thời kiên quyết bảo vệ hai quần đảo chống lại những hành động và ý đồ xâm chiếm của Bắc Kinh cũng như của nước khác. Chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình tại các hội nghị và tổ chức quốc tế. Chính phủ cách mạng

Những người Việt Nam và Trung Quốc trung thực đã sống những năm 50, 60 đều còn nhớ mối quan hệ thâm thiết giữa nhân dân hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, trong ý nghĩ “Trung – Việt nhất gia,”, do đó coi bản công hàm đó là biểu hiện của tình hữu nghị Trung – Việt. Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa thì là đi quá nội dung và mục đích QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

51

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

minh trên thực tế của Việt Nam. Họ đã hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam về chính trị , tinh thần và vật chất. Họ đã gửi sang Việt Nam vũ khí, đạn dược, lương thực, xe cộ và dành con đường quá cảnh cho hàng việc trợ của Liên Xô và Đông Âu và các nước khác. Người Việt Nam và người Trung Quốc coi quan hệ giữa hai nước như “môi với răng”. Mỹ cũng không muốn một lần nữa đụng đầu với Trung Quốc. Việt Nam muốn gắn chặt cuộc kháng chiến của mình với Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Việt Nam chân thành tin cậy Trung Quốc và cho rằng chiến tranh xong, mọi vấn đề lãnh thổ sẽ được giải quyết tốt đẹp giữa những người “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Về lý luận và thực tiễn đối với người Việt Nam đó là tình đoàn kết quốc tế. Phải đứng trên tinh thần đó của nhân dân Việt Nam và bối cảnh những năm 50 – 60 để hiểu các tuyên bố nói trên. Và cũng để hiểu hành động của những đồng minh của Việt Nam. Trong đó kháng chiến chống Pháp, năm 1949 quân đội nhân dân Việt Nam, theo yêu cầu phối hợp của những người cộng sản Trung Quốc ở phía Nam, đã đưa quân vào vùng Thập Vạn Đại Sơn dãy núi lớn giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, tiêu diệt nhiều vị trí quân sự của Tưởng Giới Thạch, giải phóng được Trúc Sơn (lãnh thổ Trung Quốc) và sau đó đã trao trả Trúc Sơn cho quân giải phóng Trung Quốc. Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, năm 1955 Pháp rút quân khỏi miền Bắc vĩ tuyến 17

lâm thời Cộng hòa miền Nam cùng với Chính phủ Sài Gòn đã tham gia ký kết Định ước về Việt Nam và đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trách nhiệm quản lý lãnh thổ bên này bên kia vĩ tuyến 17 là rõ ràng. Về mặt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ năm 1965 nhân dân Việt Nam phải đối phó với cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. Đây là một cuộc chiến tranh ác liệt, nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó lực lượng quân sự cực mạnh của Mỹ đã huy động tất cả bộ máy chiến tranh của nó từ pháo đài bay, thiết bị điện tử đến vũ khí hóa học. Nhân dân thế giới coi đây là cuộc chiến đấu giữa David và Goliath và coi cuộc chiến tranh Việt Nam là vấn đề lương tri của thời đại. Nhân dân Việt Nam nhất định không chịu để mất nước một lần nữa và quyết làm tất cả cái gì đó có thể làm được để chống xâm lược, đó là vấn đề sống còn của cả dân tộc Việt Nam. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc ngay từ khi mới ra đời và cũng ngay từ đó các nước thuộc địa hoặc mới giành được độc lập đều coi Bắc Kinh là niềm tin và hy vọng. Trung Quốc không muốn đụng đầu một lần nữa với đế quốc Mỹ, nhưng cần phải tiếp tục giương cao ngọn cờ chống đế quốc, tiếp tục giúp đỡ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc. Việt Nam lại là một nước xã hội chủ nghĩa, một nước láng giềng anh em, “núi liền núi, sông liền sông”. Trong tình hình đó, Trung Quốc trở thành đồng QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

52

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

và đảo Bạch Long Vĩ khi đó quân đội nhân dân còn bận tiếp quản và quản lý các nơi khác mà Pháp đã trao trả, cho nên trước mắt không đủ sức quản lý đảo Bạch Long Vĩ ở cách xa Hải Phòng 170 km, họ đã phải nhờ Trung Quốc quản lý hộ. Phía Trung Quốc đã chấp nhận và năm 1957 đã trao trả phía Việt Nam đảo và còn tặng một tầu thủy nhỏ để đảm bảo sự liên lạc giữa đất liền và đảo. Sự tin cậy của Việt Nam đến mức là khi Trung Quốc giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, Tổng cục đường sắt Việt Nam đã chấp nhận một văn bản có ghi điểm nối ray giữa hai nước “đi qua đường quốc giới”, vào sâu lãnh thổ Việt Nam 316 mét so với đường biên giới chính thức giữa hai nước đã được xác định trong Hiệp định đường sắt Việt – Trung ngày 25-5-195541. Việt Nam cũng đã cư xử như thế với những anh em người Lào. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, phía Việt Nam đã tạm để một số lãnh thổ của Việt Nam cho lực lượng yêu nước Lào làm căn cứ hoạt động như vùng Na Mèo (tỉnh Thanh Hóa), vùng Keng Đu (tỉnh Nghệ An). Cũng như lực lượng yêu nước Lào đã đồng ý tạm để Việt Nam xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trên một bộ phận lãnh thổ Lào giáp với Việt Nam (những vùng đất gọi là giải phóng, do lực lượng yêu nước Lào quản lý). Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã cùng nhau giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề: Việt Nam đã trả lại Lào những lãnh thổ đã mượn của Lào và Lào đã trả lại Việt Nam những lãnh thổ đã mượn QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

của Việt Nam. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở tôn trọng đường biên giới vốn có, khi hai nước tuyên bố độc lập năm 1945. Quan hệ giữa PLO và các nước A Rập ngày nay, về nhiều mặt, cũng tương tự mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc và mang dấu án của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Nói đây là một đặc điểm của thời đại cũng không có gì là quá đáng. Những lời giải thích trên đây có thể được chấp nhận hoàn toàn, một phần hay không được chấp nhận. Mặc dầu vậy những lời tuyên bố nói trên không phải là sự tuyên bố của Việt Nam từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và vẫn phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp nhất của tình hữu nghị Việt – Trung.

‫؞‬ Trung Quốc rất quan tâm tuyên truyền vấn đề bản đồ, họ đã đưa ra nhiều bản đồ. Đây không phải là vấn đề quan trọng, nhưng cũng cần nêu thêm một vài nhận xét: 1. Trung Quốc luôn luôn nói các đảo Nam Hải là phần cực Nam của Trung Quốc và đưa ra nhiều bản đồ. Nhưng họ lại không dẫn chứng những sách hoặc bản đồ cổ của Trung Quốc chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. Chẳng hạn đoạn tổng luận của cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư đã viết: 53

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Phán quyết còn nói rõ hơn: “Khi mà trọng tài biết chắc chắn rằng có những sự kiện pháp lý có tính chất quyết định mâu thuẫn với những nội dung khẳng định của những người vẽ bản đồ mà ta không rõ họ lấy nguồn tin ở đâu thì hoàn toàn có thể bỏ qua giá trị của các bản đồ dù nó có nhiều và được đánh giá cao đến đâu chăng nữa”43

“Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18º13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam, phía Bắc đến vĩ độ 53º50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 42º11’, tận cùng là núi Tùng Lĩnh, Nam bắc gồm hơn 36 độ, rộng hơn 7.100 dặm, Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8000 dặm. Diện Tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm ¼ Châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu.”

Vấn đề giá trị của những bản đồ của phái Trung Quốc đưa ra như trên thế là rõ.

Tổng luận đó hoàn toàn ăn khớp với Hoàng thanh trực tỉnh toàn đồ năm 1862 đời vua Đồng Trị và Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894 đời vua Quang Tự, đều là bản đồ chính thức, mà không vẽ các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Trong Quảng Đông dư địa đồ năm 1897 đời vua Quang Tự do tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn đề tựa, có Quảng Đông toàn tỉnh dư địa tổng đồ và Quỳnh Châu phủ đồ cũng không vẽ bất cứ quần đảo nào ở biển Nam Hải, phù hợp với lời dẫn ghi giới hạn “cực nam” của lãnh thổ Trung Quốc là “mũi núi ngoài cảng Du Lân, Châu Nhai”. Theo các án lệ, giá trị của các bản đồ một cuộc tranh chấp về chủ quyền chỉ là tương đối. Phán quyết của trọng tài … trong tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan đã nhật xét: “… Chỉ với một thái độ cực kỳ thận trọng mới có thể tính đến việc dùng các bản đồ để giải quyết một vấn đề về chủ quyền lãnh thổ…”42 QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

54

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Từ sự so sánh danh nghĩa của Việt Nam và Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có thể rút ra những nhận xét sau: I - Từ thời cổ đến năm 1909 Phía Trung Quốc đã viện dẫn nhiều sách cổ từ đời Tam Quốc (220 – 265 sau Công nguyên) đến ngày nay, chủ yếu là từ các triều đại sau này. Chỉ có một vài tài liệu có thể coi là chính thức, còn những sách của các nhà văn, nhà hàng hải viết (tường thuật hành trình biển, địa chí, địa lý). Tất cả các tư liệu đó đều nói người Trung Quốc từ xa xưa đã biết có những Cửu Nhũ Loạ Châu, Thạch Đường, Thiên Lý Thạch Đường, Vạn Lý Thạch Đường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa. Họ giải thích những tên đó tương ứng với các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa ngày nay, tuy rằng việc phân biệt trong các tên đó cái nào là Tây Sa, cái nào là Nam Sa chưa giải quyết được một cách rõ ràng trên cơ sở khoa học. Trong vụ Palmas có một đảo mà cũng có tới 4 tên và trọng tài Huber cũng phải đặt vấn đề trước hết xác minh tên đảo. Huống chi ở đây có rất nhiều tên, nhiều đảo việc xác minh tên và vị trí các đảo nhất thiết phải có nhưng không phải dễ. Nếu chỉ nhìn thấy đất, không có một hành động nào dù là tượng trưng để chiếm hữu, hoặc chỉ nghe nói thôi mà không có một hành động nào tiếp theo thì không thể tạo ra một danh nghĩa chủ quyền. Tạo ra quyền chưa đủ, còn phải duy trì quyền đó. Tạo ra quyền và duy trì quyền là hai vấn đề khác nhau. Dù cho rằng các tên đó thật sự tương ứng

CHƯƠNG VI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ KHÔNG THỂ TRANH CÃI

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

55

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Đông nhân vụ tầu Bellona và tầu Imezi Maru phản ánh đúng sự thật là Tây Sa không phải của Trung Quốc. Trước khi Định ước chung Berlin năm 1885 đề ra nguyên tắc chiếm hữu thật sự, việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ cũng nêu ra hai yếu tố: yếu tố vật chất (corpus) tức là sự phát hiện và yếu tố ý chí (animus). Việc phát hiện phải là kết quả của những sự kiện theo một bản chất nào đó và xuất phát từ những nhà chức trách cụ thể.

với các tên Tây Sa, Nam Sa ngày nay thì điều đó cũng không có ý nghĩa về mặt xem xét chủ quyền vì nhân dân Trung Quốc chỉ biết mà không phát hiện mà không chiếm hữu thì những yếu tố đầu tiên của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ rõ ràng không có. Vào khoảng thời gian từ đời Tam Quốc đến 1909, - hơn 16 thế kỷ -, phía Trung Quốc chỉ đưa ra được 3 sự kiện để chứng tỏ họ đã thực hiện chủ quyền: đời Tống đã đi tuần biên vùng Tây Sa, việc đo đạc thiên văn ở phía Nam Hải Nam và tướng Ngô Thăng đi tuần biên vùng Tây Sa. Sự kiện thứ nhất chỉ là sự xuyên tạ Vũ Kinh Tổng Yếu vì cuốn sách chỉ nói hành trình từ Quảng Châu đi Ấn Độ Dương qua Cửu Nhũ Loạ Châu. Đời Nguyên, cương vực của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam; việc đo đạc thuỷ văn ở đây là “quá” đảo Hải Nam, nghĩa là ngoài cương vực của Trung Quốc. Sự kiện thứ ba là cuộc đi tuần của tướng Ngô Thăng chung quanh đảo Hải Nam, hoàn toàn không phải đi tuần đến Tây Sa. Cần nhấn mạnh một lần nữa là Trung Quốc không đưa được sự kiện nào về Nam Sa gọi là có giá trị; không thể biến cuộc viễn chinh xâm lược của tướng Mông Cổ Sử Bật thành cuộc “tuần tiễu vùng biển Nam Sa”. Ba sự kiện trên, quá nghèo nàn cho một thời gian dài, lại chỉ về Tây Sa thôi. Cho đến năm 1909 có thể khẳng định được rằng Trung Quốc không lần nào phản kháng Việt Nam chiếm hữu, quản lý và khai thác Hoàng Sa, thậm chí còn mặc nhiên thừa nhận việc đó. Câu trả lời của nhà cầm quyền Quảng QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Trọng tài Max Huber đã nói: “Ở thế kỷ XIX, do phần lớn các phần trên thế giới đều được đặt dưới chủ quyền của những quốc gia thành viên của Cộng đồng các quốc gia và các lãnh thổ vô chủ đã trở thành tương đối hiếm, luật quốc tế coi trọng một xu hướng đã có và đặc biệt phát triển từ giữa thế kỷ XVIII và đề ra nguyên tắc việc chiếm hữu muốn đi tới chủ quyền lãnh thổ, phải thật sự, nghĩa là có những bảo đảm nào đó đối với các quốc gia khác và dân của họ”1 Tất nhiên mức độ thật sự đòi hỏi trong thời kỳ này không gắt gao như các điều khoản của Định ước Berlin sau này đòi hỏi. Phát hiện tiếp theo đó là chiếm hữu thật sự đi cùng với ý chí hành động như người làm chủ, đó là ba điều cần có để có một danh nghĩa chủ quyền, và đó cũng là ba điều mà Trung Quốc không có. Ít nhất từ thế kỷ XVII Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện Bãi Cát Vàng tức Hoàng Sa trong Biển Đông 56

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

và đã tổ chức đội Hoàng Sa đã khai thác và quản lý các đảo.

Những nơi không có điều kiện ở liên tục như vùng Bắc Cực hay Nam Cực quá lạnh thì việc chiếm hữu liên tục thực tế là không thể được, đó là quan điểm đã được chấp nhận trong vụ Groenland Đông. J.P.Ferrier còn thêm yếu tố chu kỳ do hoặc là gió mùa tiếp nối nhau hoặc thời hạn hợp đồng hoặc thời vụ. Thậm chí những sự đứt quãng nhiều năm đã không được coi là “không phù hợp với việc duy trì quyền” chủ quyền của Hà Lan trong vụ Palmas1.

Các tiêu chuNn thời bấy giờ về việc xác lập chủ quyền của nước Việt Nam đối với một đất vô chủ (res nullius) là đầy đủ. 1. Quần đảo đã được phát hiện và tiếp liền việc phát hiện là ý chí chiếm hữu và làm chủ của Nhà nước dưới hình thức thành lập một tổ chức Nhà nước vừa quản lý vừa khai thác Hoàng Sa. Danh nghĩa chủ quyền đối với Hoàng Sa được khẳng định, duy trì và củng cố ít nhất từ thời các Chúa Nguyễn đến khi Pháp thiết lập chế độ bảo hộ năm 1884.

Sự liên tục thực hiện chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam không phải tính từng năm mà còn từ năm này qua năm khác suốt trong ba thế kỷ. Cho đến thời kỳ thuộc địa: 1. Hoàng Sa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là phủ Quảng Nghĩa sau đổi là tỉnh Quảng Nghĩa như các sách sử và địa lý chính thức của Quốc Sử quán của Triều đình đã ghi rõ. 2. Từ đời vua Minh Mệnh, trong khuôn khổ kế hoạch làm “Địa bạ gia Long” kéo dài từ 1805 đến 1836, đã liên tiếp phái đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa vẽ bản đồ, đo đạc thuỷ trình. 3. Ý thức được trách nhiệm của nước mình trong cộng đồng các quốc gia, vua Minh Mệnh năm 1833 đã lệnh cho đội Hoàng Sa trồng nhiều cây trên các đảo của Hoàng Sa để các tàu dễ nhận biết từ xa các đảo, do đó tránh được nạn đâm tầu. Từ các Chúa Nguyễn đến Vua Nguyễn, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần cứu hộ các tầu bị nạn ở Hoàng Sa, giúp

2. Đội Hoàng Sa là một mô hình tổ chức Nhà nước thời các Chúa Nguyễn có nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ ràng. Nói chung mỗi năm đội ra Hoàng Sa hoạt động 6 tháng liên tục. “Tuy về nguyên tắc phải liên tục, chủ quyền không thể được thực hiện trên thực tế, mọi lúc, mọi điểm của lãnh thổ. Sự gián đoạn và sự đứt quãng đều phù hợp với việc duy trì quyền nhưng nhất thiết khác nhau tuỳ theo là những vùng có dân cư hay không có dân cư, hay là những vùng được bao quanh bởi những lãnh thổ có một chủ quyền không tranh cãi được, hoặc cuối cùng là những vùng có thể tới được chẳng hạn từ biển cả” 1.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

57

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

đỡ lương thực thuốc men các người sống sót. Nói theo Max Huber, như thế là có “những bảo đảm nào đó cho các quốc gia khác và dân các nước đó”1.

Tóm lại, cho đến năm 1909 danh nghĩa lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi được, là có thật và thật sự.

4. Suốt trong mấy trăm năm không hề có sự phản đối của các nước láng giềng trực tiếp, trước hết là Trung Quốc, của Phillippin hay Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, những nước khi đó đang đi chiếm thêm thuộc địa ở Đông Nam Á. Thậm chí Trung Quốc có lần mặc nhiên công nhận đội Hoàng Sa, lại có lần nói rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc. Đó là sự chấp nhận việc chiếm hữu Hoàng Sa của Việt Nam, là sự từ bỏ yêu sách của mình.

II – Từ năm 1909 đến nay Năm 1909, sự kiện đô đốc Lý ChuNn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuần, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm (Ile Boisee) đánh dấu sự thay đổi đột ngột thái độ của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa: Trung Quốc muốn khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ đối với đảo này mà mới cách đây 10 năm họ đã coi không phải là của Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu việc Trung Quốc bắt đầu tranh cãi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

“Sự củng cố (danh nghĩa) có thể áp dụng với những lãnh thổ mà trước đó việc quy thuộc về một quốc gia khác không thể xác lập được và có thể thụ đắc được, không phải chỉ bằng bản thân việc chấp nhận thật sự, mà dễ dàng hơn bằng sự thiếu phản đối kéo dài tương đối từ phía các quốc gia hữu quan đối với việc chiếm hữu.1

1. Cho đến nay, 85 năm sau, tình hình cuộc tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa mở rộng ra quần đảo Trường Sa đã phát triển phức tạp trong một bối cảnh quốc tế phức tạp sau hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc chiến tranh lạnh. Gạt bối cảnh quốc tế chung ra một bên, chỉ xét những sự kiện liên quan tới cuộc tranh chấp quần đảo thì tình hình nội bộ một số nước có liên quan và tình hình quốc tế đã dẫn tới những vấn đề về thừa kế quốc gia và thay đổi thành phần các bên tranh chấp.

Từ năm 1884, với việc ký Hiệp ước thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp, tình hình Nhà nước Việt Nam có một sự thay đổi cơ bản: nước Pháp thay mặt Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tồn tại nhưng điểm mới là việc bảo vệ nó chuyển sang Chính phủ Pháp “nhân danh nước Việt Nam”. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

- Các quy định của Hiệp định Geneve năm 1954 đã dẫn tới việc chia sẻ trách nhiệm về phía người Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa; Việt Nam Dân chủ Cộng 58

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

2. Như trên đã phân tích, từ 1909 cuộc tranh chấp về Hoàng Sa chỉ liên quan tới Pháp và Việt Nam (mà Pháp đại diện từ 1884) và Trung Quốc là nước duy nhất khi đó tranh cãi chủ quyền của Pháp và Việt Nam. Khi đó, sự thụ đắc chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được hoàn thiện, hai quần đảo đó đã là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Cuộc đổ bộ lên đảo Phú Lâm của đô đốc Lý ChuNn chỉ có thể coi là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Pháp đã ba lần, năm 1932, năm 1937 và năm 1947, đề nghị với Chính phủ Trung Quốc lựa chọn hoặc là một giải pháp hữu nghị hoặc là một giải pháp trọng tài, nhưng Chính phủ Trung Quốc khước từ cả ba đề nghị.

hoà, Việt Nam Cộng hoà, Cộng hoà miền Nam Việt Nam và cuối cùng là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa khi nước Việt Nam được thống nhất. - Tại Trung Quốc, ba Chính phủ kế tiếp nhau: Nhà Thanh, Trung Hoa dân quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan vẫn tồn tại và giữ nguyên yêu sách của họ đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa thực tế đang chiếm giữ đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Nam Sa. - Nhiều bên trong cuộc tranh chấp hai quần đảo đã chấm dứt yêu sách, rút khỏi cuộc tranh chấp trong khi đó lại xuất hiện những bên mới: Pháp đã trả lãnh thổ Việt Nam cho Việt Nam, Nhật Bản đã rút quân khỏi hai quần đảo và cam kết từ bỏ mọi quyền, mọi danh nghĩa và mọi đòi hỏi với hai quần đảo Paracels và Spratly; Anh đã tuyên bố không tranh chấp gì về Trường Sa, ngược lại từ những năm 70, Phillippin rồi Malaysia đã chiếm một số đảo, bãi trong quần đảo Trường Sa. Riêng Phillippin đòi cả quần đảo Trường Sa trừ đảo Trường Sa. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau khi đã chiếm đảo Hoàng Sa lại tiến xuống phía Nam chiếm một số bãi, kiểm soát một số vùng biển trong quần đảo Trường Sa.

Việc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng hai đợt và chiếm một số bãi và đảo trong quần đảo Trường Sa từ năm 1988 đến 1993 đánh dấu một sự phát triển rất nghiêm trọng. Hiến chương Liên hợp quốc từ 1945 đã cấm việc sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực chống lại độc lập chính trị và độc lập lãnh thổ của các quốc gia (điều 2 và các khoản có liên quan). Trên cơ sở nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và nguyên tắc các dân tộc tự quyết, năm 1970 Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên bố liên quan tới các nguyên tắc của Luật quốc tế về các quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa các quốc gia theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc (Nghị quyết 26/25):

Thực tế hiện nay đã nảy ra hai vấn đề: - Vấn đề quần đảo Hoàng Sa trở thành vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc (kể cả Đài Loan). - Vấn đề quần đảo Trường Sa trở thành vấn đề đa phương giữa Việt Nam và ba nước khác: Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Phillippin, Malaysia. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

59

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

“Mọi quốc gia phải tránh gây mọi hành động nhằm phá vỡ một phần hay toàn phần sự thống nhất lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác hay một nước khác”. “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự thụ đắc bởi một quốc gia khác đi liền với việc sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Không một sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng đe doạ sử dụng vũ lực hay vũ lực sẽ được công nhận là hợp pháp”. “Mọi quốc gia có nghĩa vụ tránh sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực để xâm phạm các biên giới quốc tế đang có của một quốc gia khác, hay làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan tới các biên giới các quốc gia”1

đốc Lý ChuNn. Nhưng sau đó từ tuần tra, khảo sát đến lập đơn vị hành chính, cho quân ra đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa, nhà cầm quyền Đông Dương ngày càng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Đối với quần đảo Trường Sa, Pháp đã cho lực lượng vũ trang chiếm hữu quần đảo này nhân danh Việt Nam và chính thức thông báo cho các quốc gia khác. Hành động này củng cố thêm danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà, người có trách nhiệm quản lý miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống, qua con đường ngoại giao cũng như bằng hành động vũ trang, đã kiên quyết chống lại việc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Có một điều rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam của cả hai miền chưa hề lần nào tuyên bố từ bỏ danh nghĩa chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Pháp không phản ứng cuộc hành quân của đô đốc Lý ChuNn là tiêu cực, nhưng điều cũng rõ ràng là Pháp không hề một lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc hay tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo và cho đến khi rút khỏi Đông Dương vẫn chiếm giữ các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay dù Pháp im lặng trước hành động nào đó của Trung Quốc thì chủ quyền của Việt Nam vẫn tồn tại. Khi có điều kiện, những nhân vật có trách nhiệm trong Chính phủ quốc gia của Hoàng đế Bảo

Việc sử dụng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số bãi và đá trong quần đảo Trường Sa không thể coi là hợp pháp do đó không thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ. 3. Trong thời gian từ 1909 cho đến khi rút khỏi Đông Dương năm 1956, Pháp có một thời gian ngắn còn tỏ vẻ dè dặt trong lúc công cuộc bình định Bắc Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức vươn ra quần đảo xa, lại cũng chưa thật sự hiểu danh nghĩa Việt Nam là vững vàng, cho nên không phản ứng kịp thời về cuộc hành quân của đô QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

60

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại cũng ba lần tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó: Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huế, Đổng lý văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại Bửu Lộc, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Văn Hữu.

So sánh với danh nghĩa của Trung Quốc, danh nghĩa của Việt Nam hơn hẳn. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thụ đắc một cách hợp pháp và thực hiện thật sự và hoà bình trong mấy trăm năm liên tục.

Người ta chỉ coi một lãnh thổ bị người chủ bỏ (abandonné) khi nào cả hai yếu tố vật chất (corpus) và ý chí (animus) làm nên chủ quyền đều thiếu cả.

III – Các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Nhưng cũng rõ ràng là hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, và giữa Việt Nam, Trung Quốc, Phillippin và Malaysia đang có tranh chấp về quần đảo Trường Sa. Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên trong một cuộc tranh chấp quốc tế là phải cùng nhau tìm cách giải quyết bằng con đường thương lượng, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, giải pháp pháp lý, nhờ cậy các tổ chức hay hiệp định khu vực hoặc bằng những phương thức hoà bình do họ lựa chọn. Chính sách trước sau như một của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng với các nước khác bằng thương lượng hoà bình. Xuất phát từ chính sách đó, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần đề nghị với Chính phủ Trung Quốc – riêng năm 1988 đề nghị 3 lần, - tiến hành thương lượng trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

“Về mặt luật quốc tế, tình trạng bỏ (derelictio) là kết quả của hai yếu tố: về bình diện vật chất, thiếu một sự cai quản thật sự trên lãnh thổ liên quan; về bình diện tâm lý, ý định bỏ lãnh thổ đó”1 “Từ những tiền đề đó sinh ra hệ quả là đảo Clipperton đã được nước Pháp thụ đắc một cách hợp pháp ngày 1711-1858. Không có một cớ nào để cho rằng nước Pháp về sau sẽ mất quyền của mình do derelictio, vì nước Pháp không hề bao giờ có animus (ý chí) bỏ đảo và việc nước Pháp không thực hiện chủ quyền của mình một cách tích cực không dẫn tới việc truất bỏ một sự thụ đắc đã hoàn thiện dứt khoát”1 “Việc không thật sự chiếm hữu đảo không có tác động gì đến danh nghĩa đó, vì để mất chủ quyền từ bỏ sự hưởng thụ chưa đủ mà còn phải từ bỏ animus possidenti” (ý định sở hữu).

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

61

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Tháng 9 năm 1975, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê DuNn: “Phía Trung Quốc có đầy đủ chứng minh quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị giải quyết bất đồng, bày tỏ sau này có thể thương lượng bàn bạc”1. Việt Nam đã có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng luôn luôn sẵn sàng thương lượng để giải quyết mọi tranh chấp với các bên hữu quan. Sau nhiều cuộc gặp chính thức kể cả ở cấp cao, hiện nay hai bên đã thoả thuận cuối năm 1994 chuyên viên hai bên sẽ gặp nhau bàn về các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Hy vọng tình hình thương lượng sẽ tiến triển thuận lợi. Khi mà Biển Đông trở thành nơi đứng đầu của những lợi ích địa lý chính trị khác nhau, một giải pháp hoà bình cho vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ vì lợi ích của các bên liên quan mà còn vì hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Hà Nội, tháng 3 năm 1994.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

62

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA (ĐẾN 1993)

-

Thế kỷ XV Từ 1405 đến 1433, thái giám Trịnh Hòa được hoàng đế Minh cử “hạ Tây dương” 7 lần, xuống Biển Đông rồi đi thăm các nước ở Ấn Độ Dương, nhưng không chiếm hữu bất cứ đảo hay bãi nào thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-

Thế kỷ XVII Trong khoảng thời gian từ 1530 đến 1653, Đỗ Bá Công Đạo soạn bộ sách Toản tậ thiên nam tứ chí lô đồ thư trong đó có nói đến Bãi Cát Vàng (tên Nôm) tức Hoàng Sa thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa. Hàng năm, Chúa Nguyễn cho đội Hoàng Sa ra đánh bắt hải sản và thu lượm hóa vật từ các tàu bị đắm trôi dạt vào các đảo Hoàng Sa.

-

- 1701 Các giáo sĩ đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc xác nhận Paracel (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam. - 1714 QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Tháng 10, ba tàu buôn Hà Lan gặp bão ở Hoàng Sa, những người sống sót vào bờ xứ Đàng Trong được Chúa Nguyễn tiếp và giúp đỡ lương thực, thực phNm để đi tiếp. 1731 Cuốn Quảng Đông thông chí công bố bản đồ tỉnh Quảng Đông và bản đồ phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) đều không vẽ quần đảo Tây Sa và Nam Sa. 1776 Cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết rõ ràng việc Chúa Nguyễn cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản và thu lượm hóa vật từ các tàu bị đắm và dạt vào các đảo Hoàng Sa. 1739 Bộ Minh sử trong phần nói về phạm vi lãnh thổ Trung Quốc không nói gì đến Tây Sa và Nam Sa. 1753 Hai đội viên đội Hoàng Sa đang hoạt động ở đảo Hoàng Sa bị bão đưa vào cảng Thanh Lan (đảo Hải Nam), viên tri huyện địa phương đem trả lại ở Phú Xuân… Chúa Nguyễn có công văn cảm ơn.

Thế kỷ XIX - 1802 Vua Gia Long Nguyễn - 1805 63

lên ngôi hoàng đế, lập triều đại

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

-

-

-

-

-

- 1836 Vua cho chỉ thị cụ thể về vẽ bản đồ các đảo Hoàng Sa và đường biển đi tới các tỉnh ven bờ. Thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa xem xét đo đạc và cắm mốc để đánh dấu. - 1838 Giám mục Jean Louis Taberd công bố: An Nam đại quốc hoa đồ trong đó có vẽ một phần Hoàng Sa với cái tên Cát Vàng nằm ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam như Cù Lao Ré, Cù Lao Thu, Cù Lao Chàm v.v. - 1842 Bài tựa cuốn “Hải lục” của Vương Bính Nam viết: “Vạn Lý Trường Sa là đất nối giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam.” - 1844 Hoàng triều nhất thống tổng đồ và bản đồ tỉnh Quảng Đông đều không vẽ hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (trong cuốn Trung ngoại đại dư đồ thuyết). - 1847 Theo lời tâu của Bộ công, Vua Thiệu Trị đồng ý năm này không cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa như mọi năm vì bận nhiều công việc. - 1849 Trong bài “Địa lý đế quốc Cochinchina”, tiến sĩ Gutlaff có một đoạn dài nói về đảo Cát Vàng (tức Hoàng Sa) - 1850

Vua Gia Long ra lệnh kiểm kê tình hình ruộng đất từ Nam ra Bắc để làm Bộ Địa bạ Gia Long (hoàn thành năm 1836 đời vua Minh Mạng). 1815 Theo lệnh vua, Cai bạ Phạm Quang Ánh ra Hoàng Sa thăm dò thủy trình. 1816 Thủy quân và đội ra Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình. 1820 Jean Baptiste Chaigneau viết trong tờ trình về xứ Cochinchina rằng Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ của xứ Cochinchina. 1821 Trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nói rõ ràng về Hoàng Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Nam). 1833 Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ công chuNn bị thuyền ra Hoàng Sa để dựng bia, lập miếu, trồng cây. 1834 Vua Minh Mạng sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng 20 thủy thủ ra Hoàng Sa vẽ bản đồ đường biển. 1835 Vua sai Phạm Văn Nguyên chở vật liệu ra xây miếu, dựng bia ở Hoàng Sa.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

64

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

-

-

-

-

- 1895 – 1896 Anh phản đối Trung Quốc về việc dân Hải Nam đã lấy đồng trên hai tầu Bellona và Imezi Maru bị đắm ở Hoàng Sa, nhà cầm quyền Quảng Đông trả lời là Paracels không thuộc Trung Quốc nên Trung Quốc không có trách nhiệm gì. - 1898 Hiệp ước Paris ký ngày 10-12-1898 vạch rõ biên giới phía tây Philippin là kinh tuyến 118º Đông, không gồm một đảo nào của quần đảo Hoàng Sa. - 1899 Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị xây dưng một hải đăng tại đảo Hoàng Sa. - 1905 Trong “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, bản đồ đế quốc Đại Thanh và bản đồ của tỉnh Quảng Đông không vẽ Tây Sa và Nam Sa. - 1906 Trong cuốn “Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư” quần tổng luận ghi rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Nhai, ở vĩ tuyến 18º13’ Bắc.

Trong cuốn “Thế giới lịch sử và miêu tả về tất cả các dân tộc: Nhật Bản, Đông Dương, Xây-lan v.v.”, Dubois de Jancigny có đoạn nói người xứ Cochinchina đã chiếm hữu quần đảo Cát Vàng. Và trong cuốn “Bức tranh xứ Cochinchina” của E. Contenbert và L. de Roany nói xứ này cón quần đảo Cát Vàng (năm 1862). 1884 Việt Nam và Pháp ký Hiệp ước trong đó Việt Nam thừa nhận và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Trong Công Ước sơ bộ ký với Pháp với Thiên Tân ngày 11 tháng 5 năm 1884. Trung Quốc cam kết tôn trọng các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế. 1876 Trong cuốn “Việt sử cương giám khảo lược”, Nguyễn Thông có đoạn nói về quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. 1885 + Ngày 26-2, Định ước chung Berlin nếu những điều kiện chiếm hữu những lãnh thổ mới ở Châu Phi. Trước hết là chiếm hữu thật sự. 1894 Trong “Hoàng triều nhất thống dư đồ”, bản đồ “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” không vẽ Tây Sa và Nam Sa. Lời giải thích nói rõ điểm cực Nam của Trung Quốc là Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu ở vĩ độ 18º13’ Bắc.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

Thế kỷ XX - 1909 Ngày 6-6-1909 Đô đốc Lý ChuNn mang ba pháo hạm tới đảo Phú Lâm, bắn súng, kéo cờ, đi qua một số đảo khác rồi rút về Quảng Châu. 65

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- 1931 + Tàu L’INCONSTANT (tháng 3), pháo hạm Aviso (tháng 5-1932) ra Hoàng Sa. + Ngày 4 tháng 12 năm 1931 và ngày 24-4-1932 Chính phủ Pháp phản đối Chính phủ Trung Quốc về việc nhà cầm quyền Quảng Đông có ý định cho đấu thầu việc khai thác phốt-phát trên quần đảo Paracels. - 1932 +Chính phủ Pháp gửi công sứ quán Trung Quốc tai Paris một công hàm khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và đề nghị với Trung Quốc hoặc dàn xếp hữu nghị hoặc một giải pháp qua trọng tài. + Ngày 29-9-1932 công sứ quán Trung Quốc bác bỏ quan điểm của Pháp và khước từ việc đưa ra trọng tài. - 1933 + Ngày 26-7-1933, Bộ Ngoại giao Pháp công bố thông tri về việc Pháp đã cho những đơn vị hải quân chiếm hữu từ 13-4-1930 đến 22-4-1933 các đảo: Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ cận. + Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa. + Ngày 24-7-1933, Chính phủ Pháp thông báo cho Chính phủ Nhật việc Pháp chiếm hữu các đảo thuộc

- 1920 Từ năm này, tầu của hải quan Pháp tăng cường tuần tiểu vùng quần đảo Hoàng Sa để chống buôn lậu. - 1921 Ngày 30 tháng 3 năm 1921, nhà cầm quyền Quảng Đông công bố lệnh sáp nhập các đảo Tây Sa và Nhai huyện thuộc Hải Nam. - 1925 Viện hải dương học Nha Trang phái tàu De Lanessan ra nghiên cứu vùng quần đảo Hoàng Sa. Ngày 3 tháng 3 năm 1925, Thượng thư Bộ binh Triều đình Huế Thân Trọng Huề khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa từ trước đến nay vẫn thuộc Việt Nam, không có gì phải bàn bạc cả. - 1927 Tàu de Lannessan ra quần đảo Trường Sa nghiên cứu. - 1929 + Phái đoàn Perrier-Rouville đề nghị xây 4 hải đăng ở bốn góc quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Bắc, đảo Linh Côn, đá Bombay). + Trong bản báo cáo ngày 22-1-1929, Khâm sứ Trung kỳ Le Fol nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa được khẳng định từ lâu và nhắc lại tuyên bố của thượng thư Thân Trọng Huề. - 1930 Thông báo hạm La Malicieuse ra Hoàng Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

66

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- 1939 + Tháng 5-5-1939, toàn quyền Đông Dương chia quần đảo Hoàng Sa làm hai đơn vị đại lý hành chính. + Nhật Bản chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. + Tháng 9, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. - 1943 + Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Anh – Trung (Rooselvelt, Churchill, Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo, ra tuyên bố nói Nhật Bản sẽ rút khỏi Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không nói gì đến Paracels và Spratly. - 1945 + Hội nghị Potsdam tán thành việc thi hành Tuyên bố Cairo và chia Đông Dương làm hai phần với vĩ tuyến 16 làm giới tuyến, giao cho Trung Hoa dân quốc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên. + Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. - 1946 + Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa dân quốc ký hiệp định Trùng Khánh, quy định Trung Quốc rút quân khỏi Bắc Việt Nam và nhường việc tiếp nhận sự đầu hàng quân Nhật cho quân Pháp. +Ngày 6-3-1946, Pháp ký Hiệp định sơ bộ với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và công nhận Việt Nam

Trường Sa, Chính phủ Nhật phản đối việc chiếm hữu đó. - 1937 + Ngày 18-2, Bộ Ngoại giao Pháp gửi công hàm cho Sứ quán Trung Quốc đề nghị một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp qua trọng tài. Phái Trung Quốc không hưởng ứng. + Tháng 10, kỹ sư J. Gauthier được cử ra Hoàng Sa nghiên cứu việc xây hải đăng, căn cứ thủy phi cơ và kế hoạch đưa lính Bảo an ra Hoàng Sa. - 1938 + Ngày 30-3-1938, Hoàng đế Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. + Ngày 5-6-1938, toàn quyền Đông Dương Jules Brévie lập một đơn vị đại lý hành chính tại Hoàng Sa. + Dựng bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa với dòng chữ: “CỘNG HÒA PHÁP – VƯƠNG QUỐC AN NAM – QUẦN ĐẢO HOÀNG SA 1816 – ĐẢO HOÀNG SA 1938”. + Xây dựng một hải đăng, hai trạm khí tượng tại đảo Hòag Sa và đảo Phú Lâm (sau được tổ chức khí tượng thế giới đăng ký dưới số 48860, 48859) và một đài VTĐ tại đảo Hoàng Sa, một đài khác tại đảo Trường Sa. + Tháng 6, một đơn vị bảo an ra Hoàng Sa.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

67

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

lại chủ quyền của Việt Nam đới với quần đảo Hoàng Sa. + Ngày 14-5-1949, tổng thống Quirino tuyên bố quần đảo Hoàng Sa phải thuộc về Philippin, thừa nhận các trạm khí tượng do Pháp xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (trạm Phú Lâm 48859, trạm Hoàng Sa 48860, trạm Ba Bình 489189). + Ngày 8-3, Pháp và chính phủ Bảo Đại ký Hiệp định trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại. + Ngày 1 tháng 10, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập. - 1951 + Tháng 9, tại Hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô đề nghị trao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng đề nghị bị bác bỏ (48 phiếu trên 51). + Ngày 7 tháng 9, thủ tướng Trần văn Hữu đại biểu Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, không ai phản đối. + Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký, trong đó ghi Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Paracels và quần đảo Spratly, không nói gì đến việc trao trả hai quần đảo đó cho Trung Quốc. - 1952 Trong Hòa ước Nhật Bản và Trung Hoa cũng chỉ ghi là Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi

Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, quân đội, quốc hội, tài chính riêng và thành viên khối Liên Hợp Pháp.. + Từ 20 đến 27 tháng 5-1946, một tàu chiến Pháp ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa sau khi Nhật rút đi. + Ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ thuộc Chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc đó bằng việc xây dựng một trạm khí tượng tại Hoàng Sa. + Ngày 19-12-1946 cuộc chiến tranh Việt – Pháp bắt đầu. - 1947 + Ngày 7-1-1947, Nam Kinh công bố quân Quốc dân đảng chiếm Tây Sa, sự thật là chiếm đảo Phú Lâm. + Ngày 17-1-1947, pháo hạm Tonkinois của Pháp ra Hoàng Sa yêu cầu quân Tưởng rút khỏi Phú Lâm nhưng họ khước từ. Quân Pháp lên đóng trên đảo Hoàng Sa. + Ngày 4-7-1947, Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị với Trung Quốc hoặc bàn bạc hữu nghị hoặc đưa vấn đề ra tòa án trọng tài. Trung Quốc khước từ và vì bị thua trên lục địa đã phải rút quân khỏi Phú Lâm. - 1949 + Tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, chánh văn phòng Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố tại Sài Gòn khẳng định QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

68

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

hỏi đối với Đài Loan, Bành Hồ cũng như đối với Paracels và Spratly. Cũng không nói gì đến việc trao trả Tây Sa và Nam sa cho Trung Quốc. - 1954 Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thông nhất của nước Việt Nam, nhưng nước Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quản lý miền Nam, trong khi chờ tái thống nhất đất nước. - 1956 + Tháng 4, Pháp rút quân khỏi Đông Dương, kể cả ở Hoàng Sa. Chính quyền Sài Gòn kịp thay thế quân Pháp tại phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, không ra kịp phần phía Đông cho nên phần này bị quân đội Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm mất. + Ngày 8-6, Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn tuyên bổ chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. + Ngày 22-8, một đơn vị hải quân Việt Nam ra quần đảo Trường Sa. - 1958 + Ngày 4-9-1958. chính phủ CHNDTH ra tuyên bố quy định hải phận Trung Quốc rộng 12 hải lý. + Ngày 14-9, thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai ủng hộ việc Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và nói sẽ chỉ QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

-

-

-

-

-

69

LƯU VĂN LỢI

thị cho các cơ quan có liên quan của Việt Nam tôn trọng hải phận 12 hải lý đó. 1959 + Đêm 20 rạng 21-2, một số “ngư dân có vũ trang” Trung Quốc đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa, nhưng bị quân Việt nam chặc đánh. 82 “ngư dân” bị bắt, 5 thuyền đánh cá “có vũ trang” bị bắt. 1960 + Ngày 24-4, chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này xã Định Hải, huyện Hòa Vang. 1965 + Ngày 24-4, tổng thống Mỹ ấn định toàn bộ nước Việt Nam và các vùng kể cận rộng khoảng 100 hải lý từ bờ biển Việt Nam trở ra là khu vực chiến đầu của lực lượng vũ trang Mỹ. + Ngày 9-5, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố phản đối việc quy định đó, trong đó có câu xâm phạm “vùng biển Tây Sa của Trung Quốc”. 1969 + Xã Định Hải nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. + Ngày 6-6-1969, thành lập chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam. 1971 + Đại sứ Malaysia hỏi Bộ Ngoại giao Sài Gòn, nói đảo Trường Sa nằm trong lãnh thổ nước Cộng Hòa Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

+ Ngày 20-1, máy bay Trung Quốc ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quanh Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. + Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động xâm lược của quân Trung Quốc. + Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm thông báo hành động xâm lược của quân Trung Quốc tại Hoàng Sa cho chủ tịch HĐBA và tổng thư ký LHQ, chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình ở Trường Sa cho các bên ký kết Định ước Paris và các nước khác trên thế giới. + Ngày 18-1, Đài Loan gửi công hàm cho Sài Gòn đòi chủ quyền đối với 4 quần đảo trong Biển Đông. Ngày 29-1. Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời Đài Loan, khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. + Ngày 2-1. phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTHMN ra tuyên bố 3 điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. + Qua trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Arthur Hummel, Mỹ cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa. + Ngày 1-2, Sài Gòn đưa quân tăng cường quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cho hành động đó là khiêu khích đối với họ.

SongatiMeade. Bộ Ngoại giao Sài Gòn trả lời đảo Trường Sa là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. + Philippin đòi Đài Loan rút khỏi Itu Aba và cho quân đóng các đảo Vĩnh Viễn, Song Tử Đông, Loại Ta và Thị Tứ. + Ngày 13-7. tại Hội nghị ASPAC, ngoại trưởng Sài Gòn Trần văn Lắm khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - 1972 Tổng thống Nixon và Thủ Tướng Chu Ân Lai ký thông báo chung Thương Hải. - 1973 + Ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, quân Mỹ rút khỏi Việt Nam. + Ký Định ước Paris về Việt Nam ngày 2-3-1973 giữa các bên tham gia Hiệp định Paris và một số nước khác trong đó có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. + Ngày 6-9, Chính quyền Sài Gòn nhập quản đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phưóc Tuy. - 1974 + Ngày 11-1, Bắc Kinh tuyên bố phản kháng chính quyền Sài Gòn sáp nhập quần đảo Trường Sa vào Phước Hải. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

70

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

+ Ngày 24-9, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt nam do đồng chí Lê DuNn dẫn đầu: Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc về vấn đề Tây Sa và Nam Sa. + Tháng 7-1976, nước CHXHCN Việt Nam ra đời. - 1978 + Philippin chiếm thêm đảo Panata trong quần đảo Trường Sa, nâng tổng số đảo họ chiếm lên 7 đảo. + Tổng thống Philippin ký sắc lệnh 11-6-1978 coi hầu hết quần đảo Trường Sa (từ đảo Trường Sa) là lãnh thổ Philippin, gọi là Kalayaan. + Tháng 3, Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến điện thông qua một nghị quyết cho phép Trung Quốc sử dụng một số trên vùng trời Hoàng Sa. - 1977 + Ngày 12 tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. + Tháng 9, khi đi thăm Philippin và tháng 10 đi thăm Malaysia, thủ tướng Phạm văn Đồng đồng ý nói với tổng thống Ferdinand Marcos và thủ tướng Hussein On rằng hai bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp và bất đồng bằng thương lượng hòa bình. - 1979 + Ngày 17-2, Trung Quốc cho 60 vạn quân xâm lược lãnh thổ thuộc 6 tỉnh Bắc Việt Nam để cho Việt Nam một “bài học”.

+ Ngày 5-2, Philippin phản đối Sài Gòn đưa lực lượng ra 5 đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sư ở Manila, Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. + Ngày 30-3, đại biẻu Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tế Viễn Đông họp ở Colombo. + Ngày 2-7, đại biểu Sài Gòn tại Hội nghị Luật biển, họp tại Caracas, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. - 1975 + Ngày 14-2, Bộ Ngoại Giao Sài Gòn công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa. + Từ 13-4 đến 28-4, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang đang bị quân đội Sài Gòn đóng giữ. + Ngày 30-4, chính phủ Sài Gòn tan rã, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. + Ngày 9-9. đại biểu VNDCCH tại Hội nghị khí tượng thế giới tại Colombo yêu cầu tổ chức Khí Tượng Thế Giới tiếp tục đăng ký đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. + Ngày10-9, Bắc Kinh gửi công hàm cho VNDCCH khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

71

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- 1980 + Ngày 30-1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công văn kiện Tây Sa và Nam Sa. Ngày 5-2, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30-1-1980. + Ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Việt nam gửi công hàm cho Malaysia, phản đối việc Malaysia công bố bản đồ Malaysia lấn vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tại vùng Trường Sa. + Ngày 8-5, nhân chuyến viếng thăm và hội đàm với Malayia, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định An Bang là của Việt Nam. + Tháng 6, Hội nghị khí tượng khu vực Châu Á II họp tại Giơ-ne-vơ, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm như cũ. + Ngày 13-6, Việt Nam yêu cầu OMM đăng ký trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM. + Philippin chiếm đóng đảo Condor trong quần đảo Trường Sa. Ngày 26-7, ngày 11-8 Việt Nam gửi công hàm phản đối.

+ Ngày 15-3, Bộ Ngoại Giao nước CHXHCN Việt Nam công bố sách trằng về vấn đề biên giới Việt – Trung trong đó có đoạn tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. + Ngày 26-4, bắt đầu các cuộc thương lượng ViệtTrung cấp thứ trưởng ngoại giao về quan hệ giữa hai nước. + Ngày 3-7, hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 “vùng nguy hiểm” trên cả vùng trời Hoàng Sa, buộc các nước muốn đi qua phải xin phép Trung Quốc. + Ngày 30-7, Trung Quốc công bố một tài liệu để chứng minh rằng Việt Nam đã “thừa nhận” chủ quyền Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 7-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ luận điểu của Bắc Kinh. + Trung Quốc buộc ác nước có máy bay dân sự qua khu vực Hoàng Sa phải tuân theo các quy định của Trung Quốc. + Ngày 8-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố một số tài liệu chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. + Ngày 28-9, Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ việc Philippin sáp nhập hầu hết lãnh thổ Trường Sa vào lãnh thổ Philippin. + Ngày 21-12, Malaysia xuất bản bản đồ về lãnh hải Malaysia và ranh giới thềm lục địa Malaysia có chỗ vi phạm vùng biển Trường Sa của Việt Nam. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

- 1981 + Tháng 12, Tổng cục bưu điện Việt Nam điện cho chủ tịch Ủy Ban đăng ký tần số tại Giơ-ne-vơ phản 72

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Vũ văn Trác đi khảo sát nghề cá tại huyện Trường Sa. + Tại hội nghị Tổ chức thông tin vũ trụ quốc tế (INTELSAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đã phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. + Ngày 24-4, Ủy ban địa danh Trung Quốc công bố tên mới cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông, trong đó có tên các quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. + Ngày 6-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc đặt tên này. + Ngày 21-5, Hiệp ước phòng thủ chung MỹPhilippin không coi quần đảo Kalayaan (tức Trường Sa) là bộ phận lãnh thổ Philippin. + Trước sự phản đối liên tiếp của phía Việt Nam, ông Win Nielson Tổng thư ký OMM đã trả lời Việt Nam: “… Các tên gọi được dùng trong công bố này và việc trình bày các số liệu ở trong đó không ràng buộc đối với thư ký OMM về bất cứ việc đưa ra quan điểm nào có liên quan đến quy chế pháp lý của các nước, các lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực hay các hoạt động của họ, cũng không ràng buộc về việc vạch ra các đường biên giới hay giới hạn của các nước. + Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Malaysia chiếm đóng đảo Hoa Lau trong quần đảo Trường Sa.

đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. - 1982 + Tháng 10, tại Hội nghị toàn quyền của UIT, đại biểu Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đã được chia năm 1978 tại Giơ-ne-vơ. + Ngày 12-11, chính phủ Việt nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. + Ngày 9-12, thành lập huyện Trường Sa. + Ngày 28-12, huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh. + Ngày 4-12, thành lập huyện Hoàng Sa thuộc Quảng Nam, Đà Nẵng. - 1983 + Tháng 1, Hội nghị Hàng không khu vực Châu Á Thái Bình Dương họp tại Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng FIR Quảng Châu lấn vào FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội, nhưng Hội nghị quyết định duy trì nguyên trạng. + Hội nghị hành chính thế giới về thông tin vô tuyến đồng ý sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa, Trường Sa tại Hội nghị sắp tới. - 1984 + Từ 4 đến 16-4, đoàn đại biểu Quốc Hội CHXNCN Việt nam và đoàn đại biểu tỉnh Phú Khánh thăm huyện Trường Sa. Thứ trưởng Bộ thủy sản Việt nam QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

73

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

-

-

-

khích lực lượng Việt Nam, gây ra cuộc xung đột lớn ngày 14-3 bắn cháy ba tàu vận tải của Việt Nam, làm mất tích 74 quân nhân Việt Nam, ngăn cản phía Việt Nam cứu hộ những người bị thương. Tính đến ngày 6-4, Trung Quốc đã chiếm đóng: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga-ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc-ma, Đá Subi. Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã thông báo cho LHQ, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và đặc biệt là các công hàm ngày 17, 23, 26 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục giữ các đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. + Ngày 14-4, Bộ Ngoại giao CHXHXN Việt nam phản đối việc Quốc Hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị quyết ngày 13-4-1988 thành lập tỉnh Hải Nam). + Ngày 25-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố văn kiện về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và nhắc lại đề nghị thương lượng hòa bình. - 1989 + Ngày 3-1, Trung Quốc đặt bia chủ quyền trên các bãi họ chiếm được trong năm 1988: Vĩnh Thụ, Xích Qua, Hoang Dương, Nam Huân, Chử Bích, Đông Môn. + Ngày 14-8, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm kinh tế Khoa học – Dịch vụ trên vùng bãi

+ Ngày 1-6, quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thành lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Việt nam phản đối việc sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào địa phận Hải Nam. 1985 + Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam ra thăm quần đảo Trường Sa. 1986 + Ông Hồ Diệu Bang, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc cùng Lưu Hoa Thanh, Trương Trọng Tiến đi thị sát Tây Sa. + Tháng 12, Malaysia chiếm đóng các đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa. 1987 + Tháng 5, Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa. + Từ 16-5 đến 6-6, hải quân Trung Quốc tập trận tại vùng biển Trường Sa. + Ngày 2-8, Ủy ban thường vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua nghị quyết lập tỉnh Hải Nam. + Tháng 10, hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự tại Tây Thái Bình Dương và Nam Biển Đông. + Ngày 10-11, hải quân Trung Quốc lên đảo Luisa (113º-6º8) 1988 + Từ giữa tháng 2, nhiều tàu chiến của hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng Trường Sa, khiêu

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

74

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Que Duong, Phúc Tân, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam. Có tọa độ 7-8º30’ Bắc, 109º-112º 20’ Đông. + Ngày 28-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án Việt Nam xâm phạm trái phép một số đảo và cù lao tại bãi Vạn An và bãi Vạn Nhã “thuộc quần đảo Nam Sa”. + Ngày 2-10, người phát ngôn Bộ Ngoại gaio Việt nam tuyên bố bác bỏ luận điệu nói trên của Trung Quốc và khẳng định một lần nữa việc xây dựng Cụm Kinh tế - Khoa học – Dịch vụ là trên các bãi ngầm trong thềm lục địa Việt Nam. - 1990 + Ngày 9-3, Trung Quốc kết thúc đợt khảo sát khoa học ở quần đảo Trường Sa bắt đầu từ ba năm trước. + Ngày 18-3, nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến đánh cá ở Trường Sa. + Ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. + Ngày 28-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục gửi công hàm cho sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa. + Ngày 1-12, trong cuộc đi thăm Philippin, thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

giải pháp thích hợp đối với vấn đề này (vấn đề quần đảo Trường Sa) với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này, tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan.” - 1991 + Ngày 1-2, Trung Quốc xây dựng nhiều hải đăng trên các bãi ngầm mới chiếm được trong quần đảo Trường Sa. + Ngày 25-5, Trung Quốc công bố kết quả 8 năm khảo sát khoa học ở Trường Sa kể từ 1984. + Ngày 4-7, tại Hội thảo không chính thức về giải quyết các tranh chấp trên vùng biển Nam Hải tại Rua Lumpur, Trung Quốc có cử đoàn cán bộ tham gia. Người phát ngôn Bắc Kinh tuyên bố việc tham gia như thế không phải là Trung Quốc đã thay đổi lập trường và nói: Trung Quốc đã giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước liên quan thảo luận con đường và phương pháp cùng khai thác. + Ngày 10-11-1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ký tại Bắc Kinh thông cáo chung về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. - 1992 + Ngày 25-2, Quốc Hội Trung Quốc công bố Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của Trung Quốc, quy định lãnh hải rộng 12 hải lý và lãnh thổ Trung Quốc gồm 75

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

bốn quần đảo Đông, Tây, Nam, Trung Sa và đảo Điếu Ngư. + Ngày 8-5, công ty Dầu lửa Hải Dương quốc gia Trung Quốc ký với công ty Crestone (Mỹ), cho phép công ty này thăm dò khai thác một lô 25.255 km2 trong khu vực Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc 21. + Ngày 16-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm và ra tuyên bố lên án việc ký kết trên vì đã xâm phạm thềm luc địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. + Ngày 21-5, Đài Loan thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải từ bờ biển của mình. Đạo luật này bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Điếu Ngư. + Ngày 24-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, phản đối hành động của Đài Loan. + Ngày 6-7, Trung Quốc xây mốc chủ quyền trên bãi Đá Lạc (Nam đá Gaven 2 hải lý). + Ngày 9-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bãi Đá Lạc cũng như toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. + Ngày 1-10, thủ tướng Lý Bằng tuyên bố: “Tôi hy vọng sẽ sớm gác lại vấn đề chủ quyền quần đảo Nam Sa sang một bên đề cùng các nước khai thác quần đảo này.”

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

+ Ngày 12-10, cuộc đàm phán Việt – Trung về biên giới và lãnh thổ bắt đầu tại Bắc Kinh. Hai bên trao đổi quan điểm về biên giới trên đất liền. + Ngày 14-10, Đài Loan (phủ Tổng Thống) ra tuyên bố Đài Loan có quyền tiến hành các cuộc tuần tra trên biển và trên không xung quanh hòn đảo chính trong quần đảo Nam Sa. + Ngày 28-11, theo tin Kyodo đưa từ Hồng Kông, chủ tích Dương Thượng Côn đã đọc diễn văn bí mật: “Không thể nói tình hình đã ổn định. Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Việt nam, nhưng không thể nói có chuyện nhà cầm quyền Việt Nam đơn giản từ bỏ việc đòi hỏi chủ quyền. Tuy nhiên, hiện nay hải quân Trung Quốc chưa có khả năng bảo vệ Nam Sa.” + Ngày 4-12-1992, trong chuyến đi thăm Việt Nam. Thủ tướng Lý Bằng đã cùng Thủ tướng Việt Nam Võ văn Kiệt thảo thuận hai nước sẽ bàn bạc giải quyết các vấn đề tranh chấp về biên giới, lãnh thổ bao gồm cả đất liền và biển.

76

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

MỘT SỐ TRANG TRÍCH THƯ MỤC CỔ BẰNG TIẾNG HÁN, PHÁP NÓI VỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

77

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, quyển 10, bản khắc in

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

78

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ I kỷ, quyển 5, tờ 6a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

79

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ I kỷ, quyển 52, tờ 15a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

80

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ II kỷ, quyển 104, tờ 163

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

81

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ II kỷ, quyển 104, tờ 17a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

82

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ II kỷ, quyển 154, tờ 4a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

83

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ II kỷ, quyển 154, tờ 4b

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

84

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ II kỷ, quyển 165, tờ 24b

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

85

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, quyển 65, ĐỆ NHN KỶ, tờ 25a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

86

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Thực Lục Chính Biên, quyển 65, ĐỆ NHN KỶ, tờ 25b

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

87

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Khăm Định Đại Nam Hội Điền Sử Lệ, quyển 207, tờ 25b

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

88

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Khăm Định Đại Nam Hội Điền Sử Lệ, quyển 207, tờ 26a

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

89

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Nhất Thông Chí, quyển 6

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

90

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Nhất Thông Chí, quyển 6, tỉnh Quảng Ngãi

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

91

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Đại Nam Nhất Thông Chí, quyển 6

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

92

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Tờ tâu của Bộ Công, trình Vua Thiệu Trị năm 1847, trong đó có nói: “Xứ Hoàng Sa, tên vùng biển nước ta. Theo lệ hàng năm, có phái binh tuyền ra xem xét thông thuộc đường biển. Năm nay bận nhiều công việc, xin hoãn đến năm sau.” Vua Thiệu Trị đã phê: “Đình”.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

93

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

94

LƯU VĂN LỢI

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

95

LƯU VĂN LỢI

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Bản đồ vùng Quảng Nghĩa (trong Thiên nam tư chi lộ đồ thư, thế kỷ XVII. Trong chú thích có ghi: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh… Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải nửa ngày.” (Tất cả các tài liệu khác đều nói ba bốn ngày mới tới được Hoàng Sa. Rõ ràng thời gian trong chú thích bị chép nhầm - tác giả). QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

96

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

Theo ĐẠI THANH ĐẾ QUỐC, bản đồ toàn Trung Quốc, trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ, (xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ 4 năm 1910), cho thấy cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam (hoàn toàn không có Tây Sa và Nam Sa).

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

97

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

TRNNH HÒA HẠ TÂY DƯƠNG ĐỒ Đây là tấm bản đồ hiện đại đăng trong cuốn “Trịnh Hòa hàng hải đồ” do Hướng Đạt, hệ Lịch sử Đại học Bắc Kinh chỉnh lý, Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1961. Qua bản đồ này thấy rõ con đường của Trịnh Hòa vẫn là tuyến hàng hải của Trung Quốc qua Biển Đông sang Ấn Độ Dương. Họ men theo bờ biển miền Trung Việt Nam ngày nay tránh những bãi và đá ngầm giữa Biển Đông.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

98

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

ĐOẠN VĂN BN CẮT XÉN XUYÊN TẠC Lệnh quân nhà vua ra trấn giữ, đặt dinh lủy thủy sư tuần tiêu ở hai cử Biển Đông và Tây, rộng 200 trượng, cách Đồn Môn Sơn 200 dặm, đóng tàu chiến đao ngư. Nơi đó phía Đông Nam đến biển cả 40 dặm, phía Đông đến Huệ Châu 420 dặm, phía Tây đến Đoan Châu 240 dặm, phía Nam đến Ân Châu 750 dặm, nước đều nông, ngày có thể đi 50 dặm, rộng 200 dặm. Từ Đôn Môn Sơn dùng gió Đông đi về phía Tây Nam bảy ngày đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (địa giới nước Hoàn Châu) lại đi về phía Nam 300 dặm đến Lăng Đông Dơn (có nước ngọt). Về phía Tây Nam đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc, không thể tính được hành trình.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

99

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

TRÍCH TỔNG LUẬN Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18º13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam, phía Bắc đến vĩ độ Bắc 50º50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 42º11’ tận cùng là núi Tùng Linh. Nam Bắc gồm hơn 36 vĩ độ rộng ơn 7100 dặm. Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 3800 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm ¼ Châu Á, 1/10 lục địa thế giới lớn hơn cả Châu Âu.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

100

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

TÌNH HÌNH HAI QUẦN ĐẢO ĐẾN ĐẦU NĂM 1994

Bãi Thủy Tề Bãi Quảng Nghĩa Bãi Châu Nhai Đá Bông Bay Đá Chim Yến Đá Lổi Đá Bạch Quy

I – Quần đảo Hoàng Sa/Paracels (Trung Quốc gọi là Tây Sa)

Tên Anh Amphitrite West Sand Tree Island North Island Middle Island South Sand Woody Island Lincoln Island South Island Crescent

Đá Bắc Đảo Hoàng Sa Đảo Hữu Nhật Đảo Quang Ảnh Đảo Duy Mộng Đảo Quang Hòa Đảo Tri Tôn Bãi Gò Nô

North Reef Pattle Island Robert Island Money Island Drummond Island Duncan Island Triton Island Dido Bank

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

Trạm Hàm Thán (Zhanhan Tan) Tây Mỹ Tây Thán (Ximei Tan) Lãng Hoa Tiêu (Langhua Jiao) Ngọc Trác Tiêu (Juzhuoi Jiao) Hoa Quang Tiêu (Huaguang Jiao) Bàn Thạch Du (Panshi Yu)

Tổng diện tích các đảo, bãi: 10 km2 trong một vùng biển 160.000 km2. Việt nam có chủ quyền từ lâu đời. Các nước khác bắt đầu kiểm soát một số đảo từ năm 1956 (Đài Loan), những năm 70 (Philippines), hoặc từ những năm 80 (Malaysia và Trung Quốc).

CÁC ĐẢO, BÃI CHÍNH Tên Việt Nam

Neptuna Bank Jehangire Bank Bremen Bank Bombay Reef Vuladdore Reef Discovery Reef Passu Keh

II – Quần đảo Trường Sa/Spratly (Trung Quốc gọi là Nam Sa)

Diện tích các đảo, bãi: 10 km2 trong một vùng biển 15.000 km2, hoàn toàn bị Trung Quốc kiểm soát sau hai đợt đánh chiếm: năm 1956 (phần phía Đông) và năm 1974 (phần phía Tây).

Nhóm Đông Cồn Cát Tây Đảo Cây Đảo Bắc Đảo Trung Cồn Cát Nam Đảo Phú Lâm Đảo Linh Côn Đảo Nam Nhóm Tây

LƯU VĂN LỢI

Tên Trung Quốc Tuyên đúc quần tiêu (Xuandequn) Tây Sa Châu (Xishazhou) Triệu Thuật Đảo (Shaoshu Dao) Bắc Đảo (Bei Dao) Trung Đảo (Zhong Dao) Nam Sa Châu (Nanshazhou) Vĩnh Hưng Đảo (Yongxing) Đông Đảo (Dong Dao) Nam Đảo (Nam Dao) Vĩnh nhạc quần tiêu (Yongjo Sundao) Bắc Tiêu (Beijao) San Hô Đảo (Shanshu Dao) Cam Tuyền Đảo (Canquan Dao) Kim Ngân Đảo (Jin Yin Dao) Tấn Khanh Đảo (Jinquing Dao) Thám Hàng Đảo (Chenhang Dao) Trung Kiên Đảo (Zhongjian Dao) Tậy Độ Thán (Xidu Tan)

DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT Tên Việt Nam

101

Tên Anh

Đá Lát Đảo Trường Sa Đá Tây Đá Giữa Đá Đông Đá An Bang

Ladd Reef Spratly Island West London Reef Central London Reef East London Reef Amboyna Cay

Thuyền Chài Đá Phan Vinh Bãi Tốc Gan Đá Núi Le

Barque Canada Reef Pearson Reef Alison Reef Cornwallis South Reef

Tên Trung Quốc Nhật Tích Tiêu (Riji Jiao) Nam Uy Đảo (Nanwei Dao) Trung Tiêu (Zheng Jiao) Trung Tiêu (Zheng Jiao) Đông Tiêu (Dong Jiao) An Ba Sa Châu (Anbo Shazhou) Bách Tiêu (Bai Jiao) Tất Sinh Tiêu (Bisheng Jiao) Lợi Sinh Tiêu (Lisheng Jiao) Nam Hoa Tiêu (Nanhuajiao)

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Đá Tiên Nữ Đá Lớn Đá Len Đao Đá Hi Gen Đảo Sinh Tồn

Tennent Reef Great Discovery Reef Landsdowne Reef … Sin Cowe Island

Đá Gri San Đảo nam Yết

… Nam Yit Island

Đảo Sơn Ca

Sand Cay

Đảo Núi Thị Đảo Song Tử Tây Đá Nam

Petley Reef South West Cay

Đồn Khiêm Sa Châu (Dunqian Shazhe) Bá Lan Tiêu (Bolan Jiao) Nam Tử Đảo (Nanzi Dao)

South Reef

Nam Tiêu (Nan Jiao)

Tên Việt Nam Đá Chữ Thập Đá Châu Viên Đác Gạc Ma Đá Hugơ Đá Gaven Đá Én Đất Đá Su-bi Đác Lạc

Thiên Lam Tiêu (Tianlanjiao) Đại Hiên Tiên (Daxiem Jiao) (Qiong Jiao) … Cảnh Hùng Đảo (Jinhong Dao) … Hồng Hữu Đảo (Hongxiu Dao)

Đảo Bình Nguyên Đảo Vĩnh Viễn Đảo Công Đo Cồn San Hô Lan Can Đảo Loại Ta

Flat Island Nansham Island Commodore Reef Lamkian Cay Loaita Island

Patag Lawak Rizal Panata Kota

DO MALAYSIA KIỂM SOÁT Tên Việt Nam Tên Anh Tên Malaysia Đá Ký Vân Đá Kiệu Ngựa Đá Hoa Lau

DO TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT Tên Anh Tên Trung Quốc Fiery Cross Reef Cuarteron Reef Johnson Reef Hughes Reef Gaven Reef Eldad Reef Subi Reef …

LƯU VĂN LỢI

Tên Việt Nam Đảo Ba Bình

Vĩnh Thử Tiêu (Yonshu Jiao) Hoa Dương Tiêu Xích Qua Tiêu (Chigua Jiao) Xích Qua Tiêu (Chigua Jiao) Hoa Dương Tiêu (Huayang Jiao) An Đạt Tiêu (Anda Jiao) Chử Bí Tiêu (Zhu Bi Jiao) Đông Môn Tiêu (Dongmen Jiao)

Mariaveles Reef Ardasier Reef Swallow Reef

Terumbu Mantanani Terumbu Ubi Terumbu (Layang Layang)

DO ĐÀI LOAN KIỂM SOÁT Tên Anh Tên Trung Quốc Itu Aba Island

Taiping Dao (Thái Bình)

DO PHILIPPINES KIỂM SOÁT Tên Việt Nam Tên Anh Tên Trung Quốc Đảo Song Tử Đông Đảo Dừa (Bến Lạc) Đảo Thị Tứ

Northeast Cay West York Island Thitu Island

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

Parola Likas Pagasa

102

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

THƯ MỤC CHỌN LỌC

LƯU VĂN LỢI

- Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán.

- Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo trong Hồng Đức bản đồ.

- Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán.

- Giáp ngọ niên bình nam đồ trong Hồng Đức bản đồ.

- Đại Nam toàn đồ

- Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.

- Đại Nam dư địa toàn trong Thiên nam tứ chỉ lộ đồ thư.

- Lịch triều hiến chương loại chí của Pham Huy Chú.

- Bán quốc dư đồ (soạn dưới thời thuộc Pháp) - An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Jean Louis Taberd (1838)

- Đại Nam thục lục tiên biên của Quốc sử quán.

- Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa 1975 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa (Sài Gòn).

- Đại Nam thục lúc chính biên của Quốc sử quán. - Khâm định Đại Nam hội điền sự lệ.

- Hoàng Sa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, 1974 của Bộ Dân vận và Chiêu hồi Việt Nam Cộng Hòa.

- Việt sử trương giám khảo lược của Nguyễn Thông.

- Chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 1979, của Vụ thông tin và báo chí Bộ Ngoại giao CHXNCH Việt Nam.

- Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

103

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

- Quần đảo Hoàng Sa của Hoàng Xuân Hãn trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa – Tập san Sử địa số 29, Sài Gòn, 1975.

- Sự thật về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa trong ba mươi năm qua, 1979, của Bộ Ngoại giao nước CHXNCN Việt Nam.

- Những tư liệu Tây phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa của Thái văn Kiêm trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa.

- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, 1979, của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.

- Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Lãnh thổ Việt Nam, 1981, của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam. - Các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và luật pháp quốc tế, 1988, của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam.

- Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Hãn Nguyên trong Tập san sử địa số 29, 1975, (Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa), Sài Gòn.

- Quần đảo Hoàng Sa và trận hải chiến lịch sử ngày 19-1-1974, 1974 – của Bộ Tư lệnh Hải quanh Việt Nam Cộng Hòa Sài Gòn.

- Thử khảo sát về Hoàng Sa của Sơn Hồng Đức trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn.

- Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam của Nguyễn Khắc Kham, 1974, trong Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa – Tập san Sử địa số 29, Sài Gòn, 1975.

- Phương diện địa danh học của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Võ Long Tê, trong Tập san Sử địa số 29, 1975, Sài Gòn (Đặc khảo Hoàng Sa và Trường Sa).

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

104

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam của Vũ Phi Hoàng, trong Nội san Hải quân số tháng 5/1979.

- Một phát triển kỳ quặc của Bắc Kinh: Hoàng Sa không phải là Hoàng Sa của Trung Trực trong Nhân Dân, Hà Nội, ngày 30-1-1982.

- Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam, của Văn Trọng, 1979, Hà Nội.

- Hoàng Sa – Trường Sa của Nguyễn Q. Thắng, 1988, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vài nét về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Phạm Đình Trọng trong Nội san Hải quân, 1979, Hải Phòng.

- Les iles Paracels et Spratly (Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) của Thái văn Kiểm, trong Vietnam d’hier et d’aujourd’hui, Saigon, 1956.

- Vài nét về thềm lục địa, của Nguyễn Xuân Yêm, trong Nhân Dân, số ra ngày 28-1-1979.

- L’affaire des iles Paracels et Spratly devant droit international (Vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước luật pháp quốc tế) của Lê Thanh Khê, 1971, Institute International Destudes et de Recherches Diplomatiques (thèse de doctorat).

- Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam của Tôn Thất Dương Kỵ, trong Đại đoàn kết, số 40, ngày 13-11-1979. - Hoàng Sa, quần đảo san hô, trong Khoa học và đời sống, Hà Nội, số 4/1980.

- Les archipels de Hoàng Sa et de Trường Sa selon les aciens ouvrages Vietnamiens d’histoire et de geosgraphie của Võ Long Tê, 1974 – Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa, 1974, Saigon.

- Sự kiện Hoàng Sa và quá trình chiếm đóng Hoàng Sa của bành trướng Trung Quốc, trong Nội san Hải quân, Hải Phòng, số 5/1980.

- Le different des iles Paracels et Spratly – Ses problemes juridiques của Từ Đặng Minh Thu QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

105

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

- Tableau de la Cochinchine của Cortambert E. và Rosny Leson Paris – Armand le Chevalier xuất bản, 1862.

1976 – Universite de Droit, d’economie et de scienes sociales de Paris. - Acura Dime cum Orarum Maritimarum (Bản đồ Biển Đông) của Van Langren vẽ năm 1595, trong đó vẽ đảo Hoàng Sa (Ile Paracel) và bờ biển đối diện của xứ Đàng Trong với cái tên bờ biển Hoàng Sa (Costa de Paracel)

- Etude sur un portulan annamite du XVè siècle của Dumoutier M.G. trong Địa lý lịch sử và miêu tả (Bulletin de Géographie Historique descriptive) – Số 2/1896 Paris.

- Notes sur l’Asie của bá tước d’Estaing trong tập san của Hội Nghiên cứu Đông Dương Bulletin de la Societe des Etudes Indochinoises) Saigon 1924.

- Le Mémoire sur la Cochinchine de Jean Baptiste Chaigneau của Salles A. trong Bulletin des Amis du Vieux Huế số 3 tháng 4 – tháng 6 1923.

- Note on the Geography of Cochinchina của Jean Louis Taberd trong The Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal tháng 9 1837, Celcutta .

- Formes des rescifs coralliens et le régime des Eformes vents alternes của Krempf, giám đốc Viện Hải Dương học Đông Dương, 1926.

- Geography of the Chochinchinese Empire của Gutzlaff trong The Journal of the Geographical Society of London, 1819.

- Laquestion des iles Paracels – Lesdroitsde l’Annam sur les iles Paracels et les devoirs du Gouvernement protecteur của Cucherousset Henri trong báo L’Eveil économique de l’Indochine, Hanoi, 1929.

- L’Univers. Histoireet Description de tous lé peuples: Japon, Indochine, Ceylan, etc. của Dubois de Jancigny M.A. Paris 3 Firmin Didot Freres Editeurs, 1850.

- Les iles Paracels et la securite de l’Indochine.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

106

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

- L’Indochine aux Paracels của Cucherousset Henri trong báo L’Eveil esconomique de l’Indochine, 1930.

- Hòa ước giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc, 26-4-1952. - La Chine, la France, Les Philippines, le Vietnam của Charles Rousseau trong Revue generale de droit international public. Số tháng 7, tháng 9 năm 1972.

- La question des Paracels của Cucherousset Henri trong báo L’Eveil esconomique de l’Indochine, 1933. - Les Paracels infiniment petit de notre domaine colonial của Sauvaire Jourdan trong tạp chí La Nature Paris, 1/11/1933.

- Le conflict des iles Paracels et le problème de la souverainetes sur les iles inhabitées xủa Jean Pierre Ferrier trong Annuaire francais de Droit international.

- Iles et resfscifs de coraux de la Mer de Chine của Chevey P. trong Bulletin de la Société des Etudes indochinoises, Saigon 12/1934.

- Tuyên bố của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 4-9-1958, quy định lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý.

- Mission d’Octobre 1937 aux Paracels (báo cáo của kỹ sư Gauthier J.). Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao CHXNCN Việt Nam.

- Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 25-21992.

- Tuyên cáo Cairo, 26-11-1943.

- Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

- Tuyên ngôn Potsdam, 17-7 và 2-8-1945. - Các thỏa thuận tại Hội nghị Yalta (31-31945).

- Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên của Hàn Chấn Hoa, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1988.

- Hòa ước San Francisco, 8-9-1951. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

107

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

- Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Sa của Phan Thạch Anh trong tạp chí Window (Hồng Kông). Les frontieres maritimes de la Chine của Jian Zhou (luận án tiến sĩ) – Paric 1/1991. - Báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, các tuần báo, tạp chí khác ở Hà Nội, Sài Gòn v.v…

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

108

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

CHÚ THÍCH

(5) Bài Địa lý xứ Cochinchina của Cutzlaff trong tập san của Hội địa lý London (Journal of the Geographical Society of London Vol. XIX p. 93. (6) Ghi chép về địa lý xứ Cochinchina của Jean Louis Taberd trong tập san của Hội Hoàng Gia Châu Á Bengal, Calcutta journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, Calcutta Vol. VI (tháng 9/1837), trang 737-745. L’Univers – Histoire et description de tous les peuples de leurs eligions, mours, coutumes; Japon, Indochine, Ceylan của Dubais dé Jancigny (Thế giới – Lịch sử và miêu tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ: Nhật Bản, Đông Dương, Xây Lan) xuất bản năm 1950, NXB Firmin Didier. (7) Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo trong cuốn Hồng đức bản đồ - Thư viện Khoa học xã hội Hà Nội. (8) Đại nam thục lục tiền biên, quyển 10. (9) Đại nam thục lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 104 (10) Đại nam thục lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 165 (11) Đại nam hội điển sự lệ. (12) Đại nam nhất thông chí, quyển 6, tỉnh Quảng Nghĩa. (13) Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, quyển 2

- Các trích dẫn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều lấy từ văn kiên ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Bộ đó. - Các trích dẫn của nhóm Hàn Chấn Hoa đều lấy từ cuốn Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên xuất bản tại Bắc Kinh năm 1988. - Các trích dẫn của Phan Thạch Anh đều lấy từ bài Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Sa đăng trên tạp chí WINDOW (Hồng Kông), số ra ngày 39-1993. - Một lý Trung Quốc bằng 500 mét. - Một canh Trung Quốc bằng 2 giờ 24 phút, người Trung Quốc thường cho rằng đi một canh tương đương với 60 lý (30 km). - Một trượng Việt Nam bằng 4 mét. - Một thước Việt Nam bằng 40 centimét. - Một tấc Việt Nam bằng 4 centimét. (1) Ngã quốc Nam hải chư đạo sử liệu hội biên của Hàn Chân Hoa, Sdd. (2) Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Sđd. (3) Tuyên bố ngày 4-12-1950 của Ngoại trưởng Chu Ân Lai, People’ Chian số 12 ngày 16-12-1950. (4) Tuyên bố ngày 15-8-1951 của Ngoại trưởng Chu Ân Lai. QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

(14) Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, quyển V. 109

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

(32) Thư số 499/DN/S.COL. ngày 7 tháng 10 năm 1946 của Đại tướng Juin, Tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng tại Paris. (33) Theo tin Tân Hoa Xã ngày 23 tháng 8 năm 1951. (34) Điện ngày 23 tháng 4 năm 1949 của Phủ Cao ủy Đông Dương gửi Bộ Ngoại giao tại Paris. (35) Điện ngày 13 tháng 5 năm 1952 của Đại sứ Dejean tại Tokyo gửi Bộ Ngoại giao tại Paris. (36) Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Paracel và Spratly) Hồ sơ II – báo Le Courrier du Vietnam, Hà Nội 1984. (37) Văn kiện ngày 30/1/1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. (38) Văn bản cuối cùng của Hội nghị hành chính thế giới về viễn thông của cơ quan lưu động hàng không họp tịa Giơ-ne-vơ, tháng 7-1978. (39) Điều lệ của Hiệp hội quốc tế vô tuyến viễn thông (UIT) (40) Xem thêm Các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và luật quốc tế, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN Hà Nội 4-1988. (41) (43) (44) Phán quyết về vụ Palmas - Sđd. (45) (46) Cuộc tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền đối với các đảo không dân cư – Jean Pierre Ferrier trong Niên giám Pháp về luật quốc tế, 1975, Annuaire francais de droit international. (47) Phán quyết về vụ Palmas, Sđd.

(15) Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông. Các sách từ (7) đến (15) đều lưu tại Thư viện khoa học xã hội Hà Nội. (16) Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Sđd. (17) Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Sđd. (18) Ghi chép về xứ Cochinchie của Jean Baptiste Chaigneau của Salles A. trong Bulletin des amis du Vieux Hue, số 3 1923. (19) (20) (21) (22) Đại nam thực lục chính biên, Sđd. (23) Đại nam hội điền sử lệ, Sđd. (24) Đại nam thục lục chính biên, Sđd. (25) Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đông, Sđd. (Histoire des relations de la Chine avec l’An Nam du XIIIè au XIXè siefcle. (26) (…) Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX của Deveria (Histoire des relations de la Chine avec l’Annam du XIIIe` au XIXè sie`cle. (27) Sentence sur l’affaire Palmas, 1928. (28) Văn kiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Sđd. (29) (30) Nghị quyết 26-5-1970 của LHQ: Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo đúng Hiến chương LHQ. (31) Thư số 2276 ngày 17 tháng 12 năm 1928 của René Robin, toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa tại Paris.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

LƯU VĂN LỢI

110

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


CUỘC TRANH CHẤP VIỆT – TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

LƯU VĂN LỢI

(48) Các vấn đề lãnh thổ trong án lệ của Tòa án quốc tế (les problèmes territoriaux dán la jurisprudence de la C.I.J.) – Suzanne Bastid RACDI 1962. (49) Nghị quyết 26/25, 1970 của LHQ. (50) Các đảo Falkland (Malouines) (Les iles Falkland (Malouines) – C. Cohen – Jonathan trong Niên giám Pháp về luật quốc tế 1972. (51) Phán quyết của vua Victor Emmanuel trong vụ đảo Clipperton (52) Bị vong lục của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 12 tháng 5 năm 1988, về vấn đề quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

QUY NGHIEN CUU BIEN DONG www.seasfoundation.org

111

Lee Shin – Trần Ngọc – Thanh Tú – Giao Nguyễn – Hoa Phạm


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.