QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Page 15

15

Cách giảng giải trên đây giúp ta hiểu rõ thế nào là bản chất đích thật của các vật thể đúng theo ý nghĩa của Ba Điểm Đặc Trưng (ba dấu ấn: vô thường, bất toại nguyện, vô ngã). Tóm lại một cách đơn giản thì Phật Giáo là một phương pháp thực dụng mang một cấu trúc rõ rệt, nhằm nêu lên các vật thể đúng với bản chất của chúng. Thật hết sức quan trọng phải nhận thấy được bản chất đúng thật của mọi vật thể. Sau khi đã nhận thấy được bản chất ấy thì tiếp theo đó còn phải biết luyện tập như thế nào hầu có thể ứng xử thích nghi với cái bản chất ấy (của các vật thể). Ngoài ra kinh sách còn nêu lên những lời giáo huấn khác nữa gọi là những lời "giáo huấn trọng đại". Đấy là những lời giáo huấn gồm ba điểm: tránh không được làm điều xấu, nên làm điều tốt, và tinh khiết hóa tâm thức. Đấy cũng là nguyên tắc căn bản của sự tu tập. Khi đã ý thức được tất cả đều vô thường, không có giá trị gì (khổ đau) và cũng chẳng phải là "của ta" (vô ngã), thì ta cũng hiểu rằng chẳng có thứ gì đáng cho ta nắm giữ và bám víu, và hơn nữa việc ý thức ấy cũng là cách nhắc nhở chúng ta phải thật thận trọng trong từng hành động, không được làm điều xấu, tức không được vi phạm các điều mà giới luật hiện hành cấm đoán và phải từ bỏ mọi sự ham muốn và bám víu quá đáng. Mặt khác thì phải thực hiện điều tốt - điều tốt ở đây phải hiểu theo ý nghĩa của các bậc hiền nhân nêu lên. Hai cách hành xử vừa nêu lên chỉ thuộc vào lãnh vực luân lý, trái lại cách hành xử thứ ba là loại bỏ tất cả mọi thứ ô nhiễm để tinh khiết hóa tâm thức mới thật sự là những gì đặc thù của Phật Giáo. Khi nào tâm thức còn gánh chịu sự khống chế của tư duy và xúc cảm - mà người ta gọi chung là các "đối tượng tâm thần" - thì nó không thể nào giữ được sự sạch sẽ và tinh khiết. Thể dạng tự do của tâm thức chỉ có thể thực hiện được bằng sự hiểu biết thật sâu xa về bản chất của các "đối tượng tâm thần" ấy. Thiếu sự hiểu biết đó, ta sẽ tiếp tục lang thang như một người mù, điều khiển bởi sự yêu thích hay ghét bỏ. Cho đến khi nào ta vẫn còn hành xử theo cung cách đó (tức yêu thích hay ghét bỏ) thì ta chưa có thể tự cho mình là tự do được. Chúng ta là những con người, vì thế chúng ta bị chi phối từ căn bản bởi hai thể dạng xúc cảm đơn thuần, không hơn không kém: đó là sự ham muốn và sự ghét bỏ

(hai thể dạng này

liên quan đến hai thứ giác cảm của tâm thức là thích thú và khó chịu) .

Bị nô lệ bởi các tâm trạng tinh thần của chính mình nên ta không thể nào tìm thấy được một sự tự do thật sự nào, đơn giản chỉ vì ta không hiểu biết được bản chất đích thật của các tâm trạng tinh thần hay các vật thể đúng như thế. Khi ta yêu thích một vật thể nào đó thì ta muốn đoạt lấy nó, chiếm hữu nó. Đối với một vật mà ta ghét thì ta tìm cách đẩy nó ra hay loại trừ nó. Khi nào hai thể dạng xúc cảm đó còn hiện hữu thì khi đó tâm thức ta sẽ còn bị trói buộc. Khi nào tâm thức vẫn còn rơi vào sự chểnh mảng không nhận ra được là đang yêu thích cái này, đang ghét bỏ cái kia thì khi đó tâm thức vẫn chưa được tinh khiết hóa và chưa tránh khỏi được sự khống chế mang lại từ các phản ứng của chính nó. Chính vì thế mà cấp bậc giáo huấn cao nhất của Phật Giáo là loại bỏ mọi bám víu vào các vật thể tạo ra sự quyến rũ hay ghê tởm, và có thể còn phải vượt xa hơn thế nữa, tức phải loại bỏ cả sự bám víu vào cái tốt cũng như cái xấu. Khi tâm thức đã được tinh khiết hóa và loại bỏ được cả hai cách phản ứng trên đây của xúc cảm thì nó sẽ tìm thấy được sự tự do. Các tôn giáo khác chỉ biết khuyên bảo phải tránh cái xấu và nên bám vào cái tốt, bám vào cái tốt quá chặt đến độ bám luôn cả cấp bậc cao nhất của nó: ấy là Trời. Phật Giáo đi xa


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.