Phật Giáo & Nữ Giới - Nữ Giới & Phật Giáo

Page 151

CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP…

151

chính mà các sư cô phải đối mặt là ‘vấn đề của trú xứ và duy trì cuộc sống ở các môi trường thích hợp mà không gặp khó khăn.’ Xác nhận giả định về sự liên hệ giữa trú xứ và sự truyền thừa, bà giải thích thêm rằng vấn đề này là hệ quả của việc các sư cô trẻ được thọ giới ở nhiều nơi khác nhau và có nhiều bổn sư. Vấn đề của trú xứ và chủ quyền đất đai càng tệ hại hơn trong một xứ sở thuần nông nghiệp như Tích Lan, nơi việc phát triển dân số quá nhanh càng làm cho nhu cầu đất đai tăng lên. Hiện nay, một nữ tu thọ mười giới và sống dưới sự bảo trợ của một ni trưởng, thì vị này phải tuân theo những quy luật do ni trưởng đặt ra bên cạnh mười giới đã tuyên giữ. Các quy luật này thay đổi tùy theo tu viện, cũng như tùy theo cách hiểu về chính mười giới như thế nào. Hơn nữa, khi các quy luật không được thiết lập đồng bộ, thì sự liên hệ giữa người tu nữ và vị bổn sư tùy thuộc phần lớn vào cá tính của hai người. Không phải là điều hiếm thấy khi các sư cô trẻ vì không thể thích nghi với một tu viện nào đó, phải ra đi để tìm một tu viện khác nơi sự đòi hỏi và cá tính của vị ni trưởng có thể không khắc khe quá cho họ. Nhưng điều này không thể xảy ra nếu người nữ tu đã được thọ giới trọng (upasampad) theo nghi thức truyền thống của kinh điển Pali. Khi thọ giới theo kinh tạng, nữ tu sĩ trẻ chấp nhận một vị tỷ-kheo ni nào đó làm người đỡ đầu và cũng đồng ý chấp nhận 311 giới luật được công nhận bởi tất cả các tỷ-kheo ni. Việc tùy tiện chống lại sự che chở của vị ni bảo trợ và tu viện được chỉ định cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ phẩm vị tỷ-kheo ni của một nữ tu sĩ. Vị đó không thể hồi phục phẩm vị của mình một cách không


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.