Sách hướng dẫn YXC - tiêu dùng có trách nhiệm

Page 22

y

UNEP, UNESCO và WHO đã phát triển một chương trình giảng dạy để người học tìm hiểu về các giải pháp đơn giản cụ thể để bảo vệ tầng ôzôn và an toàn tận hưởng ánh nắng mặt trời: [www.unep.fr/ ozonaction/topics/children.htm]

Người ta gọi đây là các khí nhà kính bởi vì chúng tạo ra một lớp cách nhiệt xung quanh trái đất, như lớp kính trong một nhà kính có tác dụng giữ lại sức nóng của tia nắng mặt trời. Tìm hiểu thêm tại: Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu [www.ipcc.ch]; Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu [http://unfccc.int/2860. php]; Tổ chức Khí tượng Thế giới [www.wmo.ch/index-en.html]; UNEP/ GRID [www.grida.no]. Ngoài ra xem thêm: [http:// pacinst.org/globalchange.org]; [ w w w. g r e e n p e a c e . o r g / i n t e rnational/campaigns/climatechange].

Để biết thêm thông tin về Nghị định thư Kyoto, xem: [http:// unfccc.int/essential_background/ kyoto_protocol/items/2830.php]

40

o

u

t

h

X

c

h

a

n

g

e

y

Các nước phát triển đã đồng ý để cắt giảm việc sử dụng các hóa chất phá hủy tầng ôzôn, hoặc bằng cách cấm các hóa chất này hay giảm dần đi. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển sẽ được phép sử dụng các hóa chất này đến năm 2010. Hành động không bao giờ quá muộn. Tầng ôzôn sẽ phục hồi nếu tất cả chúng ta sử dụng ít đi các chất phá hủy tầng ôzôn. Tuy nhiên, nếu ngày mai tất cả các chất này bị cấm, sẽ mất 40 năm để tầng ôzôn hồi phục.

Sự nóng lên toàn cầu. Trong hơn 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1/2 °C. Hiện tượng dễ thấy nhất liên quan đến điều này là băng tan chảy: sông băng đang tan chảy và thu hẹp lại ở khắp mọi nơi: ở Nam Cực, Chilê, Peru, dãy núi An pơ và dãy núi Himalaya. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) nói với chúng ta rằng hành tinh ấm dần lên bởi vì con người khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho hàng triệu các nhà máy, xe hơi, máy sưởi ấm và điều hòa không khí của mình đã bơm thêm nhiều hơn bao giờ hết “các khí nhà kính” - khí cacbonic, metan, đinitơ ôxit và các khí có chứa flo - vào khí quyển.

o

u

t

h

X

c

h

a

n

g

e

Vào năm 2030, chi phí ổn định nồng độ các khí nhà kính (GHG) trong khí quyển để không phá vỡ khí hậu phải chiếm 3% GDP của thế giới. Không làm gì thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều: không có nỗ lực đặc biệt để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ tăng 2,5 ºC có thể làm giảm trung bình 0,5-2% GDP, thiệt hại sẽ cao hơn ở hầu hết các nước đang phát triển.

Theo IPCC của Liên Hiệp Quốc. Không thể giảm khí thải CO2 ngay lập tức, nhưng có thể chỉ ra cắt giảm một số loại ô nhiễm cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, do sẽ không thể đảo ngược được một số thay đổi, các chuyên gia trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân đang làm việc để “thích ứng”, nói cách khác phát triển các chiến lược và sáng kiến để quản lý các tác động do biến đổi khí hậu mà xã hội đã phải đối mặt.

Nguồn: [www.hm-treasury.gov. uk/media/8AC/F7/Executive_ Summary.pdf], [http://unfccc.int/files/press/ backgrounders/application/ pdf/factsheet_adaptation.pdf ]; [http://ipcc-wg1.ucar.edu/wg1/ Report/AR4WG1_Pub_SPM-v2. pdf] and [http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/6620909.stm]

Trong một thời gian dài sự sẵn có của các nhiên liệu hóa thạch rõ ràng chưa thực sự buộc chúng ta phải xem xét lựa chọn các giải pháp thay thế và sạch hơn. Kết quả là chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng truyền thống và đang phải chịu hậu quả của nó đối với sức khỏe của chúng ta và đối với hành tinh.

IPCC đã ước tính rằng nếu không hành động thì nhiệt độ bề mặt trung bình sẽ tăng lên 6,4°C vào cuối thế kỷ này. Sự tăng này có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng kể cả làm tan chảy các sông băng. Mực nước biển tăng 18-59 cm sẽ gây ngập lụt các vùng duyên hải và các đảo nhỏ. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt hoặc hạn hán sẽ trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn. Châu Phi sẽ là nơi bị ảnh hưởng đặc biệt. Đến năm 2085, có thể mất hoàn toàn từ 25% đến 40% môi trường sống của các loài. Nghị định thư Kyoto là một cam kết toàn cầu để cắt giảm 5% khí thải CO2 (so với mức năm 1990) trong giai đoạn 2008-2012. Nghị định thư này đã có hiệu lực vào tháng 2 năm 2005, và đến cuối năm 2006 nó đã được 168 quốc gia phê chuẩn. Chúng ta vẫn có thể hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu, miễn là chúng ta sửa đổi cách tiêu thụ và sản xuất hiện nay. Giảm là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Các chuyên gia nói rằng tới năm 2050 sẽ cần cắt giảm 60 - 80% lượng khí thải cacbonic toàn cầu (lấy mốc là năm 1990). Trung tâm Nghiên cứu Giảm nhẹ rủi ro thảm họa và Biến đổi khí hậu (DCRC) thuộc Viện Quản lý và Phát triển Châu Á đã thành lập và xây dựng một mạng lưới các chuyên gia nhằm nghiên cứu, tư vấn và triển khai các vấn đề về chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý và các hoạt động nâng cao nhật thức về rủi ro thảm họa và phát triển sinh kế bền vững cho người dân sống trong khu vực dễ bị tổn thương.

Trung tâm cập nhật và cải thiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu áp dụng trên thế giới để thích ứng với điều kiện cụ thể của từng địa phương tại Việt Nam. Tham khảo thêm thông tin tại: [http://www.amdi.vn/index. php?option=com_content&v iew=article&id=163&Itemid =49&lang=vi]

41

UNESCO phối hợp với Ban Thư ký Công ước về chống hoang mạc hoá của Liên Hiệp Quốc (UNCCD) đưa ra một bộ công cụ giáo dục về sa mạc hóa. Bộ công cụ được ấn hành bằng tiếng Ả Rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Hin-di, Mông Cổ, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha.

Các sáng kiến của thanh niên - Hiện nay, thanh niên đang trở thành đối tượng tham gia nhiều nhất vào phong trào chống biến đổi khí hậu. Nhiều sáng kiến và dự án được xây dựng, triển khai đã mang lại nhiều tác động về nhận thức và hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu. Các câu lạc bộ, mạng lưới thanh niên hoạt động trong lĩnh vực này cũng ngày càng được mở rộng.

[www.unesco.org/mab/ecosyst/drylands.shtml]

Dự án Trái Đất và Tôi - Trái Đất đang bị “dồn ép” tới giới hạn của nó và con người đang phải hứng chịu tất cả hậu quả ở khắp nơi

trên thế giới: rác thải, mất đa dạng sinh học và khủng hoảng năng lượng, v.v.. Trước thực tế này, Tổ chức sinh viên quốc tế AIESEC Hanoi đã xây dựngvà thực hiện dự án Trái Đất và Tôi giúp giới trẻ thay đổi nhận thức về các vấn đề môi trường và tư duy sâu sắc hơn để chính họ trở thành những tác nhân tạo nên sự thay đổi thông qua các hội thảo lớn, chuyến dã ngoại thực tế, lễ hội văn hóa, v.v.. Tham khảo thêm thông tin tại [http://project.aiesechanoi.org] Dự án ĐỠ ĐẦU MẦM XANH 2010 là dự án giáo dục do 350

Việt Nam thực hiện, chủ yếu dành cho đối tượng học sinh cấp 1, cấp 2 trên cả nước với mong muốn cung cấp cho các em một cách tiếp cận gần gũi và dễ hiểu về vấn đề Biến đổi khí hậu. Dự án tạo tiền đề cho trẻ em tham gia vào những dự án môi trường, để khuyến khích các em năng động và đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động cộng đồng nói chung và môi trường nói riêng và hành động tích cực để ngăn chặn, giảm thiểu và thích ứng với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng. Tham khảo thêm thông tin tại:

www...

[http://350vietnam.org/du-an/ adopt-a-tree-2009]

youthxchange.net

Thế Hệ Xanh Việt Nam (Vietnam Green Generation Network) là mạng lưới của thanh niên, do chính các bạn xây dựng và kết nối. Mạng lưới gồm các cá nhân, câu lạc bộ môi trường và tổ chức tuổi trẻ có chung mối quan tâm đến các vấn đề môi trường, sẵn sàng học hỏi và thay đổi vì một cuộc sống bền vững. Bằng nhiệt huyết và hành động của mình, Thế Hệ Xanh thúc đẩy giới trẻ và cộng đồng hiểu về biến đổi khí hậu và thực hiện hành động xanh. Tham khảo thêm thông tin tại: [http://thehexanh.net]


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.