2017 bản tin dược quý 3

Page 1

BẢN TIN DƯỢC 7

7 / át 20 Hà 16 nh

Ph

ý u Q

1 0 2

3/


NỘI DUNG

SỰ CHUYỂN MÌNH CỦA KHỐI DƯỢC – TẬP ĐOÀN Y KHOA HOÀN MỸ

TIÊU ĐIỂM Sự chuyển mình của khối Dược - Tập đoàn Y 02 khoa Hoàn Mỹ Hội nghị Dược tập đoàn lần 2 - tháng 9/2017 tại 03 Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Vinh: Sự kiện đáng nhớ của khối Dược BẢN TIN THUỐC Hoạt động dược lâm sàng tại Khoa dược Bệnh 04 viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng: Nhìn lại chặng đường 15 năm đã qua và kế hoạch sắp đến Cập nhật thông tin từ hội nghị dược lâm sàng 05 Châu Á 2017 06 Cập nhật hướng dẫn điều trị suy tim 2017 Công tác thông tin thuốc tại các bệnh viện/ 07 phòng khám Hoàn Mỹ Công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc 07 (ADR) tại các Bệnh viện Hoàn Mỹ năm 2017 Điểm tin ADR năm 2017

08

09 Giải pháp nâng cao chất lượng dược sĩ Hoàn Mỹ 09 Những điều cần biết về viêm dạ dày do 11 Helicobacter Pylori Điểm tin cảnh giác dược 2017

Hoạt động cần thiết để đẩy mạnh chương 12 trình quản lí sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện Hoàn Mỹ Thuốc mới được FDA chấp thuận vào QII/2017 13 Quy trình kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc 14 tại các bệnh viện Hoàn Mỹ - những điểm cần cải thiện Tình hình lạm dụng thuốc gây nghiện tại Mỹ 15 năm 2017 Tình hình thực hiện 5S tại kho dược và cơ số 16 tủ trực trong hệ thống Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ: Thuận lợi và khó khăn BAN BIÊN TẬP Tổng Biên Tập: Phạm Thị Minh Thu Ban Biên Tập: Ths.Ds Nguyễn Thị Thu Ba (HMĐN) Ds CKI Trần Minh Nhựt (HMSG) Ds Hồ Thị Hoa Sen (PK HMSG) Ds Nguyễn Thị Phương Hồng (VIH) Ds Nguyễn Thị Loan (VIH) Ds Phan Khắc Xuân Vy (HMCL) Ds CKI Nguyễn Thị Lệ Huyền (DNIH) Ths.Ds Nguyễn Thị Phú (DNIH) Ds CKI Trần Thị Thu Vân (HMMH) Ds Phạm Công Khanh (HMĐN) DS Lê Quang Châu (HMĐN) Ds Dương Ngọc Công Khanh (HMSG) Ds Phạm Hồng Tiền (VPH) Ds Tạ Thị Thanh Khuyên (VPH) Ds Võ Thị Thùy Trang (HMĐL) Ds Lê Vũ Thạch Anh (HMĐL)

2 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

Cùng với sự phát triển của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, khối Dược đã khẳng định vai trò của mình trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh thông qua việc cải tiến không ngừng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ. Với phương châm “Phục vụ bệnh nhân tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn”, tập thể Trưởng khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ đã cùng nhau đưa ra các kế hoạch, sáng kiến, thống nhất triển khai tại mỗi bệnh viện thành viên. Các dự án chính bao gồm: -

Chuẩn hóa các quy trình và các biểu mẫu Ngăn chặn sai sót thuốc Bình bệnh án và bình toa thuốc Nghiên cứu khoa học Nâng cao điểm chất lượng theo 83 tiêu chí Thực hiện kiểm toán nội bộ về việc tuân thủ quy trình tại các bệnh viện

Bên cạnh đó, khối Dược luôn ý thức về việc nâng cao kiến thức chuyên môn của từng nhân viên trong khoa, chính vì vậy, chương trình đào tạo liên tục và thi kiểm tra chất lượng dược sĩ được tổ chức hàng năm với tỷ lệ đạt trên mức khá, giỏi trong kỳ thi 2017 vừa qua là 13% ở khối Dược sĩ Đại học, và 34% ở khối Dược sĩ Trung học, Cao đẳng. Luôn đồng cảm và thấu hiểu với người bệnh, khoa Dược các bệnh viện đã đồng loạt triển khai dự án 5S và Lean Six Sigma nhằm giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, nâng cao sự hài lòng, giảm sai sót trong khâu chuẩn bị và cấp phát thuốc, đồng thời tạo môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Ngoài công tác chuyên môn, khối Dược luôn tìm kiếm giải pháp nhằm tăng hiệu quả tài chính thông qua việc giảm ngày tồn kho của thuốc và vật tư tiêu hao nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thuốc phục vụ người bệnh. Phấn đấu đáp ứng mục tiêu “Một tiêu chuẩn Hoàn Mỹ”, khối dược còn đưa ra chương trình hỗ trợ các thành viên mới của Hoàn Mỹ trong tiến trình hội nhập, cải thiện chất lượng, nâng cao chuẩn mực phục vụ. Với sự năng động, đoàn kết, đồng lòng vì chất lượng và dịch vụ tốt hơn, khối Dược – Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã, đang và sẽ luôn làm tốt chức năng tư vấn về an toàn thuốc cho Ban lãnh đạo bệnh viện và khối chuyên môn đồng thời mang lại sự hài lòng cho người bệnh khi sử dụng dịch vụ tại mỗi bệnh viện của Hoàn Mỹ.


HỘI NGHỊ DƯỢC TẬP ĐOÀN LẦN 2 - THÁNG 9/2017 TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ VINH: SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ CỦA KHỐI DƯỢC Từ năm 2015 đến nay, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của lãnh đạo Tập đoàn, đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình của chị Phạm Thị Minh Thu, Giám đốc Quản trị Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, khối Dược tập đoàn đã liên tục tổ chức thành công các hội nghị Dược định kỳ 2 lần một năm. Hội nghị Dược tập đoàn là một hình thức tập huấn và trao đổi chuyên môn về công tác quản lý dược cũng như dược lâm sàng giữa các dược sĩ trong hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM) nhằm nâng cao kỹ năng quản lý của dược sĩ và tăng chất lượng hoạt động chuyên môn của Khoa dược. Đây cũng là dịp để các dược sĩ trong Tập đoàn gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt mối quan hệ đồng nghiệp trên cơ sở hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tất cả vì mục tiêu chung: nâng cao hiệu quả, an toàn trong điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân và đóng góp vào sự phát triển cho toàn hệ thống Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ. Tiếp nối thành công của hội nghị Dược lần 1 diễn ra vào tháng 5/2017 tại BVHM Đà Nẵng, hội nghị Dược lần 2 đã được tổ chức vào ngày 7- 8/9/2017 tại BV Quốc tế Hoàn Mỹ Vinh: (BVQTHM Vinh). Với sự ủng hộ nhiệt tình và sự đón tiếp nồng hậu, cùng khâu tổ chức chu đáo của Ban giám đốc BVQTHM Vinh, hội nghị lần 2 của Khối dược đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Hội nghị Dược lần 2 đã thu hút sự tham gia của 19 dược sĩ từ 8 bệnh viện và 1 phòng khám thuộc Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, gồm HM Minh Hải, HM Cửu Long, HM Đồng Nai, Vạn Phúc 1, Vạn Phúc 2, HM Sài Gòn, HM Đà Lạt, Phòng khám HM Sài Gòn, HM Đà Nẵng và QTHM Vinh. Đặc biệt, về phía Ban lãnh đạo Tập đoàn có sự tham dự của Tổng Giám đốc (GCEO), Giám đốc tài chính tập đoàn (GCFO), Giám đốc quản trị tập đoàn (GCOO), cùng Giám đốc (CEO) của BVQTHM Vinh và Giám đốc quản trị (COO) BVHM Đà Lạt. Trong hai ngày hội nghị, các dược sĩ đã dành một ngày rưỡi cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý dược và dược lâm sàng ở các BV Hoàn Mỹ và dành nửa ngày tham gia các hoạt động đội nhóm tại bãi biển Cửa Lò-Nghệ An với mục tiêu giao lưu và gắn kết. Nhiều chủ đề đã được đưa vào chương trình, được các dược sĩ cùng đại biểu đánh giá cao về nội dung và lợi ích. Kết thúc hội nghị Dược, nhiều vấn đề khó khăn đã có giải pháp khắc phục, nhiều nội dung mới sẽ được triển khai trong năm 2018 để nâng cao hoạt động dược. Các chủ đề đã được trình bày và thảo luận tại buổi hội nghị Dược tháng 9/2017 bao gồm: 1. Kết quả đánh giá chất lượng Khối dược năm 2017 theo bộ 101 tiêu chí 2.0 và những nội dung cần cải thiện trong năm 2018 2. Xem xét lại SMART goal 2017 và phác thảo SMART goal 2018 của Khối Dược 3. Hoạt động Dược lâm sàng và Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại BVHM Đà Nẵng 4. Tình hình thực hiện 5S/ Lean Six Sigma tại Kho dược và tại tủ trực khoa phòng các bệnh viện Hoàn Mỹ năm 2017 và kế hoạch 2018 5. Những khó khăn trong việc lập ngân sách 2017 và việc xây dựng kế hoạch ngân sách 2018 tại Khoa dược các BVHM 6. Giới thiệu “Phần mềm báo cáo sự cố HM 115” 7. Tổng kết tình hình đào tạo 2017 và kế hoạch đào tạo nhân viên khoa dược 2018: Giải pháp nâng cao chất lượng, Dược sĩ Hoàn Mỹ 8. Quy trình kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc tại BVHM: những điểm cần cải thiện 9. Công tác thông tin thuốc tại các BVHM: thực trạng và giải pháp cải thiện chất lượng 10. Công tác giám sát ADR tại các BVHM 11. Điểm tin cảnh giác Dược 2017 12. Nghị định 54 và một số văn bản mới của BYT và BHXH liên quan đến công tác Dược bệnh viện 13. Cập nhật các hướng dẫn mới về kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật Với sự thành công của cả 2 đợt hội nghị tháng 5 và tháng 9/2017, tất cả dược sĩ và đại biểu tham dự đều ghi nhận sự hỗ trợ tích cực của Ban lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các BVHM, sự đóng góp trí tuệ, công sức của các dược sĩ Hoàn Mỹ, và các anh chị trong nhóm quản trị Tập đoàn - những người đã nỗ lực biên soạn nội dung và thiết kế tổ chức chương trình. Khối dược Tập Y khoa Hoàn Mỹ cũng xin ghi nhận và chân thành cảm ơn sự đồng hành của nhà tài trợ là các hãng Dược phẩm: Công ty CPDP Phano, Công Ty TNHH Chánh Tâm, Cty TNHH DP Anh Nguyên Đức, Công Ty TNHH MTV Dược Pha Nam Đà Nẵng, Công Ty TNHH Sanofi - Aventis Việt Nam, Công ty TNHH DKSH (hãng Grifols-USA) và Công ty TNHH Glaxo SmithKline. Một số hình ảnh minh họa:

BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

3


HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG (DLS) TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG (BVHMĐN): NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG 15 NĂM ĐÃ QUA VÀ KẾ HOẠCH SẮP ĐẾN Hoạt động DLS là một trong các hoạt động quan trọng và là thành tựu nổi bật của Khoa dược BVHMĐN trong những năm vừa qua. Kể từ ngày thành lập bệnh viện (BV), đầu năm 2002 Khoa dược BVHMĐN đã triển khai các nội dung của hoạt động DLS. Trong một thời gian dài 15 năm với số lượng dược sĩ sau đại học chuyên khoa DLS chỉ có 1 người, đến năm 2013 có thêm 1 dược sĩ đại học (DSĐH) và năm 2016 số DSĐH mới có 2 người, còn lại hầu hết các nhân viên trong khoa đều là dược sĩ trung học (DSTH) và cao đẳng (DSCĐ), vậy chìa khóa nào giúp cho khoa dược BVHMĐN triển khai tốt các hoạt động DLS? Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường 15 năm hoạt động DLS của khoa dược BVHMĐN qua chia sẻ của Ths.Ds. Nguyễn Thị Thu Ba, trưởng Khoa dược BVHMĐN và cũng là người khởi xướng, xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu, huấn luyện, đào tạo nhân viên và phát triển hoạt động DLS tại BVHMĐN:

NĂM

NỘI DUNG DLS ĐƯỢC THỰC HIỆN

SỐ DƯỢC SĨ THAM GIA

2002

Xây dựng danh mục thuốc BV có hướng dẫn cách sử dụng dành cho bác sĩ, điều dưỡng

01 (DS DLS)

2003

Biên soạn tài liệu tham khảo cho bác sĩ: - Sử dụng thuốc cho Phụ nữ mang thai và cho con bú - Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật - Tập huấn Nhân viên về tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn, cách phát hiện và báo cáo ADR (phản ứng bất lợi của thuốc: adverse drug reactions)

01 (DS DLS)

2004

Triển khai công tác thông tin thuốc đến nhân viên y tế (NVYT) Đào tạo kiến thức và kỹ năng xét duyệt y lệnh thuốc cho dược sĩ: mọi lúc, mọi nơi Dược sĩ trưởng khoa đi lâm sàng: kiểm tra và bình bệnh án

01 (DS DLS)

2005 đến 2007

Kiểm soát 100% y lệnh nội trú trước khi cấp phát (trừ y lệnh phòng Mổ và Cấp cứu được kiểm soát sau) DS lâm sàng hội chẩn các bệnh nặng, giám sát sử dụng kháng sinh đánh dấu * DS chia thuốc theo từng bệnh nhân, mang thuốc đến sàng khoa lâm sàng

03 (1 DS DLS + 2 DSTH)

2008

Triển khai các tiêu chuẩn chất lượng theo JCI 2008 Triển khai giám sát, báo cáo sai sót thuốc nội trú và ngoại trú bảo hiểm y tế Biên soạn bộ SOPs Dược, trong đó có thuốc nguy cơ cao (high risk), thuốc có hình thức và tên gọi gần giống nhau (Look-alike Sound-alike: LASA) Chiến lược huấn luyện DSTH làm DLS: đào tạo tích cực, liên tục tư vấn sử dụng thuốc cho 100% bệnh nhân (BN) ngoại trú nhận thuốc ở Khoa dược

05 (1 DS DLS + 4 DSTH)

2009 đến 2012

Giám sát sai sót thuốc và ADR: toàn bộ nội trú và BHYT ngoại trú Bổ sung DSTH đi lâm sàng: giám sát thực hiện thuốc đúng giờ, đúng cách Phối hợp với bác sĩ (BS) và điều dưỡng (ĐD): đẩy mạnh giám sát, ngăn chặn sai sót thuốc Tập huấn ĐD về cách pha thuốc, dùng thuốc qua sonde, tương tác thuốc, báo cáo ADR: đưa ĐD tham gia vào giám sát sử dụng thuốc

05 (1 DS DLS + 8 DSTH)

2013 đến 2017

Mở rộng đội nhân viên DLS gồm: 1 Trưởng khoa, 1 DSĐH, 2 DSTH đi lâm sàng: giám sát hiệu quả điều trị thuốc ở các bệnh nhân nặng. Mở rộng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc bằng nhiều hình thức, dựa trên y học chứng cứ góp phần sử dụng thuốc đúng, tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc, tăng sử dụng thuốc generic, giảm chi phí thuốc. Bắt đầu triển khai định lượng nồng độ thuốc trong máu với thuốc có phạm vi điều trị hẹp

10 đến 14 (1 DS DLS + 2 DSĐH + 11 DSTH và DSCĐ)

Đến nay, hoạt động DLS đã đi vào nề nếp, duy trì thường xuyên, bám sát nhiệm vụ được mô tả trong thông tư 31/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ y tế về hướng dẫn hoạt động DLS trong bệnh viện. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều nội dung quan trọng cần triển khai trong những năm sắp tới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chăm sóc dược, nâng cao hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân khi dùng thuốc.

4 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017


Hình 1. Thông tin thuốc cho bác sĩ & điều dưỡng

Hình 2. Thông tin thuốc cho bệnh nhân

Hình 3. Bản tin dược nội bộ

Hình 4. Kêt quả giám sát ADR chủ động

Hình 5: Kết quả số ca báo cáo ADR năm 2016

Các hoạt động DLS khác: • • • • • • •

Quản lý thuốc do bệnh nhân và người nhà mang vào Giám sát thực hiện thuốc nguy cơ cao trên bệnh nhân nội trú Giám sát thuốc dư thừa trong kê đơn ngoại trú Giám sát chủ động ADR trên bệnh nhân ngoại trú Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân khi xuất viện Theo dõi điều trị thông qua định lượng nồng độ thuốc trong máu (TDM) Pha chế dung dịch dinh dưỡng đường tĩnh mạch (Nhi – ICU)

CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ HỘI NGHỊ DƯỢC LÂM SÀNG CHÂU Á 2017 Hội nghị Dược lâm sàng châu Á 2017 (Asian Conference on Clinical Pharmacy – ACCP 2017) được tổ chức tại Yogyakarta, Indonesia từ 27-30/7/2017. Đây là lần thứ hai Indonesia đăng cai ACCP (lần đầu năm 2008: ACCP 8) và năm nay cũng là kỷ niệm 20 năm hình thành hội nghị ACCP (1997-2017). Hội nghị là nơi trao đổi, cập nhật và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực dược nói chung, dược lâm sàng nói riêng với sự tham gia của hơn 1000 đại biểu thuộc các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu quản lý dược từ hơn 21 nước Châu Á và khu vực Thái Bình Dương với hơn 80 bài oral và 150 poster khoa học. Đến tham dự ACCP 17, đoàn Việt Nam với hơn 150 đại biểu, tham gia 1 báo cáo oral (TS.DS. Võ Thị Hà – Trường Đại học Y Dược Huế), 7 poster (TS.DS. Võ Thị Hà – Trường Đại học Y Dược Huế (2), DS. CK2. Đào Duy Ngà - Bệnh viện Quận 11 (2), DS. Dương Ngọc Công KhanhĐại học Y Dược TPHCM (2), DS. Lê Thị Thảo – Bệnh viện FV (1)). Với chủ đề “Unity in Diversity and the Standardisation of Clinical Pharmacy Services” (tạm dịch “Thống nhất trong đa dạng và chuẩn hóa các dịch vụ dược lâm sàng”), ACCP 2017 tập trung vào ba mảng chính trình bày trong ba phiên chính của hội nghị: giáo dục dược, dược cộng đồng và dược bệnh viện. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

5


Trong các bài chia sẻ về lĩnh vực dược bệnh viện, đáng chú ý nhất là bài chia sẻ của Giáo sư Nila Diuwita F. Moeloek – Bộ Trưởng Bộ Y tế Indonesia. Ông nhấn mạnh sự quan tâm của chính phủ trong việc phát triển dược lâm sàng: lập ra tiêu chuẩn thực hành Dược lâm sàng; biên soạn tài liệu phục vụ dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện, tập trung dược sĩ lâm sàng vào một số khoa như ICU, cấp cứu, nhi khoa, lão khoa,… cùng một số hoạt động đang được đẩy mạnh khác: điều soát thuốc, kiểm tra liều, tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc và đảm bảo tuân thủ sử dụng. Về mảng dược cộng đồng, hội nghị lần này đặc biệt nêu cao vai trò của dược sĩ cộng đồng trong chăm sóc y tế ban đầu khi bệnh nhân chưa vào bệnh viện. Vì dược sĩ là chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu mà người dân dễ tiếp cận nhất. Đồng thời, hội nghị cũng thống nhất rằng công tác quản lý nhà thuốc cộng đồng cần được tăng cường hơn nữa. Sau mỗi lần hội nghị, các dược sĩ Việt Nam lại có cơ hội cập nhật, trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, từ đó cải thiện mảng dược lâm sàng Việt Nam đang trên giai đoạn start-up.

Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á 2017: ACCP-17, Indonesia ngày 27-30/07/2017

CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SUY TIM 2017 Ngày 28/04/2017, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA/HFSA) đã cập nhật Hướng dẫn điều trị Suy tim mới. Đây là phần 2 sau hướng dẫn điều trị suy tim tháng 05/2016 về khuyến cáo của ACC/AHA tập trung vào 2 loại thuốc mới Entrestro (calsartan/sacubitril) và Corlanor (ivabradine) trong điều trị cho bệnh nhân suy tim giai đoạn C giảm phân suất tống máu. Với hướng dẫn điều trị năm 2017, ACC/AHA/HFSA có những điểm mới về điều trị cho các đối tượng bệnh nhân như sau: Suy tim giai đoạn C với phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF) - Sử dụng đối kháng aldosteron phù hợp với những bệnh nhân HFpEF (EF >=45%, tăng BNP hoặc nhập viện vì suy tim trong 1 năm, eGFR >30 và Cr <2.5 mg/dL, K <5.0 mEq/L), để giảm tỷ lệ nhập viện. [IIb(B-R)] - Không thấy lợi ích trong việc sử dụng thường quy nitrat và ức chế phosphodiesterase -5 để tăng hoạt động và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân HFpEF. [III(B-R)]

6 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

Hệ thống phân loại mới của AHA cho các Lớp Khuyến nghị và Mức độ chứng cứ trước khi thông qua các hướng dẫn năm 2017


Thiếu máu - Bổ sung chế phẩm chứa sắt đường tĩnh mạch ở bệnh nhân suy tim NYHA độ II-III và có thiếu hụt sắt (ferritin <100ng/ml hoặc 100-300ng/ml nếu độ bão hoà transferrin <20%) để cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng sống. [IIb(B-R)] - Không thấy lợi ích trong việc sử dụng các tác nhân kích thích erythropoietin ở bệnh nhân suy tim và thiếu máu để cải thiện tình trạng bệnh và tử vong. [III(B-R)] Tăng huyết áp - Huyết áp mục tiêu tối ưu ở những bệnh nhân có tăng huyết áp và nguy cơ cao (suy tim giai đoạn A) là <130/80 mmHg. [I(B-R)] - Điều chỉnh thuốc điều trị theo hướng dẫn để huyết áp tâm thu <130 mmHg ở những bệnh nhân có HFrEF và tăng huyết áp [I(C-EO); ở những bệnh nhân có HFrEF và tăng huyết áp dai dẳng sau khi điều trị quá tải dịch. [I(C-LD)] Rối loạn thở khi ngủ - Đánh giá giấc ngủ chính thức ở những bệnh nhân suy tim NYHA II-IV và nghi ngờ có rối loạn thở khi ngủ hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày. [IIa(C-LD)] Khuyến cáo này phản ánh sự cần thiết về mặt lâm sàng khi phân biệt ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn hoặc do nguyên nhân trung ương. - Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và buồn ngủ ban ngày. [IIb(B-R)] - Sử dụng máy thông khí kiểm soát phản hồi có thích ứng (ASV) ở những bệnh nhân NYHA II-IV HFrEF và ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương là có hại. [III(B-R)] Tài liệu tham khảo: 2017 ACC/AHA/HFSA Focused Update of the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Failure Society of America. J Am Coll Cardiol 2017; Apr 28.

CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN/ PHÒNG KHÁM HOÀN MỸ Đến năm 2017, tất cả các bệnh viện, phòng khám trong hệ thống Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ bao gồm HMSG, HMĐN, HMCL, HMĐL, HMMH, ĐNIH, VIH, VP1, VP2 và PKHMSG đều đã thành lập đơn vị thông tin thuốc với thành phần tham gia chủ lực là các dược sĩ. Đơn vị thông tin thuốc sử dụng nhiều hình thức thông tin khác nhau như phát hành các bản tin dược định kỳ hàng quý, xây dựng thông tin trên trang web nội bộ, trên website tập đoàn, sử dụng email, tư vấn qua điện thoại … để cung cấp thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc, cảnh giác dược, thông tin thuốc mới đến tất cả các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và đặc biệt là bệnh nhân. Với sự ủng hộ của Ban giám đốc, sự hỗ trợ của các khoa phòng, cũng như được trang bị các công cụ hỗ trợ, đơn vị thông tin thuốc tại các bệnh viện và phòng khám trong 8 tháng đầu năm 2017 đã hoàn thành trên 50% kế hoạch đề ra. Các hoạt động chính của đơn vị bao gồm: thông tin về chỉ định, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc; thông tin về thuốc mới; tư vấn cho hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn danh mục thuốc; tư vấn cho bác sĩ lựa chọn thuốc kê đơn; hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh; tham gia phổ biến, cập nhật kiến thức chuyên môn; tham gia công tác cảnh giác dược, báo cáo ADR và tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đơn vị thông tin thuốc cũng gặp những khó khăn về thời gian dành cho công tác thông tin thuốc, cũng như chưa có nhân viên chuyên trách cho công tác này.

Hình ảnh một số bảng thông tin thuốc tại các Bệnh viện Hoàn Mỹ Dựa trên kết quả hoạt động của đơn vị thông tin thuốc tại các bệnh viện, phòng khám Hoàn Mỹ năm 2017, các đơn vị thông tin thuốc của tất cả các bệnh viện, phòng khám sẽ kết nối lại, tạo thành một nhóm cùng nhau trao đổi, hỗ trợ nhằm giúp nâng cao hoạt động thông tin thuốc trong năm 2018 và đa dạng hóa các hình thức thông tin thuốc.

CÔNG TÁC GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI CÁC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ NĂM 2017 Theo dõi, giám sát và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động dược bệnh viện. Công tác giám sát giúp cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc, giúp bác sĩ và điều dưỡng lưu ý theo dõi nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Như vậy, số lượng báo cáo càng nhiều thì càng có lợi cho điều trị. Tiếp nối thành quả của năm 2016, công tác giám sát ADR tại các BV Hoàn Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2017 có sự gia tăng về số ca báo cáo: nếu năm 2016 có 158 ca, thì 8 tháng đầu năm 2017 đã có 204 ca báo cáo, dự đoán trong 4 tháng cuối năm số lượng này sẽ tăng lên. Điều này cho thấy nhân viên y tế Hoàn Mỹ có ý thức cao trong việc theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo về ADR. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

7


Số ca báo cáo ADR trong 8 tháng đầu 2017 đều tăng so với năm 2016:

Tại các BV Hoàn Mỹ, đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là dược sĩ (67,6%), tiếp đến là điều dưỡng-nữ hộ sinh-kỹ thuật viên chiếm 16,7%, bác sĩ chiếm 15,7%. Về phân loại mức độ của ADR, phần lớn các ca báo cáo thuộc phản ứng phản vệ độ 1 (chiếm 83,8%, trong tổng số 204 ca được báo cáo trên toàn hệ thống), có 2 ca bị hội chứng Stevens-Johnson tại BVHM Đà Nẵng chiếm 1%. Kết quả cho thấy tuy rằng hầu hết các ADR đều nhẹ nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu như không được phát hiện và xử trí kịp thời. Về đường dùng hay gặp ADR nhất là đường tiêm truyền (58,8%). Nhóm thuốc hay gặp ADR nhất là kháng sinh (58,1%), riêng nhóm beta-lactam chiếm 33,8% các ca báo cáo. Số liệu này một lần nữa nhắc nhở nhân viên y tế hết sức thận trọng khi lựa chọn và thực hiện thuốc qua đường tiêm truyền cũng như khi sử dụng kháng sinh cho người bệnh. Về kết quả sau khi xử trí ADR tại hệ thống Hoàn Mỹ trong 8 tháng đầu 2017 thì hầu hết các trường hợp đều phục hồi và không để lại di chứng do được phát hiện và xử trí kịp thời. Số báo cáo ADR năm 2017 nhiều hơn hẳn năm 2016 và các năm trước đó. Tuy nhiên, số báo cáo vẫn thấp hơn thực tế, đặc biệt ở các BV lớn như BVHM Sài Gòn, BVHM Cửu Long. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường phổ biến đến nhân viên y tế tầm quan trọng của báo cáo ADR, tất cả các thành viên Hoàn Mỹ cần tích cực báo cáo ADR và hơn hết dược sĩ lâm sàng cần phát huy vai trò chủ động trong công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc.

ĐIỂM TIN ADR NĂM 2017 Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) đã nhận được nhiều báo cáo xảy ra theo chuỗi. Thông tin về các chuỗi báo cáo cập nhật đến ngày 06/06/2017 như sau:

TT

TÊN THUỐC NHÀ SẢN XUẤT

SỐ LÔ

SỐ BÁO CÁO TRONG CHUỖI

BIỂU HIỆN

1

Natri clorid 0,9%

Fresenius Kabi Bidiphar

86LCN067

04

01 bệnh nhân lả mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt; 02 bệnh nhân sốt, lạnh run; 01 bệnh nhân phù mặt, lở loét vùng môi trên.

2

Bio-Taksym (cefotaxim)

Polpharma

8041016W

05

04 bệnh nhân có biểu hiện phản ứng phản vệ/sốc phản vệ, 01 bệnh nhân mề đay, mẩn ngứa

3

FerCayl (sắt dextran)

Strerop Lab. - Bỉ

140254

03

Bệnh nhân mệt, hoa mắt, tức ngực, đau lưng, đau bụng, trong đó có 01 trường hợp tụt huyết áp 90/60 mmHg, nhịp tim nhanh và 01 trường hợp tăng huyết áp 180/90 mmHg

4

BFS Drotaverin (drotaverin 40mg)

Công ty CPDP CPC 1 Hà Nội

010716

05

05 bệnh nhân có biểu hiện đau nhức, sưng tấy vùng tiêm; xuất huyết áp xe vùng tiêm

5

Taxibiotic 2000 (cefotaxim 2g)

Tenamyd Pharma Corp

B66034

03

01 bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ, 02 bệnh nhân có phản ứng dị ứng trên da

6

Ceftizoxim VCP

Công ty CPDP VCP

660916

04

Mệt, khó thở, đau ngực, tụt huyết áp, choáng, chóng mặt, ngất xỉu, da xanh, niêm mạc nhợt

8 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017


ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC 2017 NSAID: Không sử dụng từ tháng thứ 6 của thai kỳ Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã nhắc lại chống chỉ định của tất cả các NSAID bao gồm cả aspirin từ tháng thứ 6 của thai kỳ với bất kể thời gian và đường dùng nào của thuốc. Các thuốc này có thể gây ra độc tính cho thai nhi, ngay cả khi chỉ sử dụng một liều duy nhất, với nguy cơ tổn thương thận và tim phổi có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Đặc biệt, celecoxib và etoricoxib chống chỉ định trong toàn bộ thai kỳ. (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/666)

Nhắc lại nguyên tắc sử dụng kali clorid đường tĩnh mạch: Khuyến cáo từ ANSM Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) thông báo đã ghi nhận các báo cáo sai sót về thuốc liên quan đến việc tiêm tĩnh mạch kali clorid (KCl) nồng độ cao trực tiếp, không qua pha loãng. Sai sót này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho người bệnh. ANSM đã nhắc lại rằng dung dịch KCl ưu trương chỉ được truyền tĩnh mạch chậm cho bệnh nhân sau khi đã được pha loãng. (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/727) Thuốc đối quang từ nhóm gadolinium: Khuyến cáo tạm ngừng lưu hành

Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác Dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến cáo tạm ngừng lưu hành 4 thuốc đối quang từ nhóm gadolinium (acid gadobenic, gadodiamid, acid gadopentetic và gadoversetamid được tiêm cho bệnh nhân trong chụp cộng hưởng từ (MRI)) vì có bằng chứng có một lượng nhỏ gadolinium lắng đọng trong não sau khi sử dụng thuốc. (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/693)

Thay đổi thông tin kê đơn với các kháng sinh vancomycin: Khuyến cáo của EMA Ủy ban các sản phẩm thuốc sử dụng cho người (CHMP) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) khuyến cáo chỉ định của vancomycin bao gồm (i) nhiễm khuẩn nghiêm trọng do một số vi khuẩn bao gồm MRSA ở bệnh nhân trong mọi lứa tuổi; (ii) dự phòng viêm màng trong tim ở bệnh nhân phẫu thuật tim mạch và điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc; (iii) vancomycin đường uống nên giới hạn sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn do Clostridium difficile; (iv) không sử dụng vancomycin trong điều trị viêm ruột do S. aureus và làm sạch vi khuẩn ruột ở bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. CHMP khuyến cáo liều khởi đầu của vancomycin dạng tiêm truyền nên được tính theo tuổi và cân nặng của bệnh nhân. Các khuyến cáo cập nhật dựa trên các dữ liệu cho thấy liều khuyến cáo trước đây thường dẫn đến nồng độ trong máu của vancomycin thấp hơn nồng độ tối ưu của thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh. (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/722)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DƯỢC SĨ HOÀN MỸ Tại Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ dược sĩ bệnh viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiết thực của Khối Dược tập đoàn. Mục tiêu của hoạt động này là phát triển trình độ nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng của nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý sử dụng thuốc và công tác dược lâm sàng như xét duyệt y lệnh đơn thuốc, tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân, hội chẩn, giám sát sau sử dụng thuốc… Để thực hiện được mục tiêu trên, đào tạo lại và đào tạo liên tục là một trong những hoạt động cấp thiết. Từ năm 2016 Khối Dược Tập đoàn Hoàn Mỹ đã đề ra kế hoạch đào tạo, đánh giá chất lượng bằng việc tổ chức thi đánh giá chất lượng dược sĩ hằng năm nhằm khuyến khích các dược sĩ không ngừng nâng cao ý thức học tập, nâng cao trình độ về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và thực hành dược. Bên cạnh công việc phục vụ bệnh nhân, các dược sĩ Hoàn Mỹ đã dành nhiều thời gian để trau dồi, học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm tạo nên một không khí học tập sôi nổi, phấn khởi và hình thành các mối liên kết chặt chẽ giúp đỡ nhau cùng nâng cao kiến thức và trình độ giữa các dược sĩ không chỉ ngay tại Khoa dược nơi họ công tác mà còn kết nối đến các Khoa dược tại các BVHM khác. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

9


Trong năm 2017, kì thi tay nghề dược sĩ đã thu hút sự tham gia của 148 dược sĩ, chiếm 94% tổng số dược sĩ thuộc hệ thống Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ (3 DS CKI + 20 DSĐH + 25 DSCĐ + 99 DSTH + 1 Dược tá). Kết quả đạt được như sau: Tỉ lệ DSCĐ/DSTH

Tỉ lệ DSĐH/sau ĐH

Hoạt động thi đánh giá chất lượng dược sĩ 2017 tại các bệnh viện Hoàn Mỹ Nhìn lại hoạt động trong năm 2017, chương trình đào tạo có nhiều thuận lợi như: • Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám đốc bệnh viện và Tập đoàn. • Dược sĩ trưởng khoa chịu trách nhiệm chính trong đào tạo liên tục tại BV. Vì vậy các Dược sĩ trưởng khoa nắm bắt được yêu cầu của nhân viên, thiết kế lịch học linh hoạt, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia thuận tiện nhất. • Nhân viên dược có tinh thần học tập nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi học. • DSĐH được tham gia các hội thảo, hội nghị ngoài bệnh viện. • Môi trường thực hành lâm sàng đa dạng với nhiều kiến thức kinh nghiệm được trau dồi và trải nghiệm rõ rệt. Kiến thức gắn liền với thực hành nên dễ nhớ, dễ minh họa. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng gặp một số khó khăn và hạn chế: • Nhiều DSĐH là giảng viên nhưng chưa được đào tạo về kỹ năng sư phạm, thiếu kinh nghiệm thực tế. • Công việc trong khoa dược khá nhiều và áp lực về mặt thời gian nên việc đầu tư cho công tác biên soạn các nội dung đào tạo còn hạn chế, lịch đào tạo thường hay bị thay đổi do công việc. • Chưa tuân thủ đúng kế hoạch đã đặt ra, thay đổi nội dung đào tạo do nhiều nguyên nhân. • Chủ yếu là tự đào tạo, DSĐH đào tạo cho DSTH và CĐ. • Hầu hết tại các BVHM, các Khoa dược chưa được trang bị máy chiếu, màn hình, phòng học nên việc đào tạo còn bị động và thường không theo kế hoạch. • Phương pháp giảng dạy chưa đa dạng. • Thời gian đào tạo hạn chế (bài giảng thường được sắp xếp vào giờ giao ban khoa mỗi buổi sáng trong vòng 15-20 phút). Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong tương lai: Về cán bộ giảng dạy: Tăng cường hợp tác với các Trường/Viện thực hiện đào tạo bên ngoài đối với DSĐH, trang bị kỹ năng sư phạm cho DSĐH. Về phương pháp dạy: Kết hợp lý thuyết và thực hành – phân tích đơn thuốc/ bình bệnh án. Đối tượng học viên: DSĐH: thực hiện đào tạo bên ngoài. DSTH: tự đào tạo tại chỗ. • Về nội dung: Thống nhất đề cương chung cho toàn bộ khối dược và đề cương riêng của mỗi bệnh viện tùy thuộc vào nhu cầu/đặc điểm của mỗi bệnh viện. • Chú trọng đào tạo về chuyên môn dược lâm sàng, thông tin thuốc. • Đánh giá kết quả - chứng nhận: Đánh giá, kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý và có mức khen thưởng khuyến khích cho nhân viên.

• • •

10 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM DẠ DÀY DO HELICOBACTER PYLORI Helicobacter pylori (H.pylori) là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng tồn tại và phát triển trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn H.pylori tiết ra catalase, protease, ngoại độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày. Viêm dạ dày tá tràng H. pylori + Là một bệnh nhiễm khuẩn gây viêm loét đường tiêu hóa. Với các triệu chứng lâm sàng dưới đây: - Buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi - Đi cầu lỏng - Đau, nóng rát dạ dày - Thèm ăn hoặc chán ăn - Thiếu máu, mệt mỏi Tình hình nhiễm H.pylori tại Việt Nam và trên thế giới

Chuẩn đoán nhiễm H.pylori trong thực hành lâm sàng

Khi nội soi: Dễ làm

Xâm lấn

Test nhanh urease

Độ nhạy: > 98% Độ đặc hiệu: 99% Âm tính giả khi có XHTH

Test huyết thanh

Sau điều trị độ nhạy giảm PPI: Ngừng 2 tuần

Không xâm lấn

Kháng sinh: Ngừng 4 tuần Test thở C13, 14 Độ nhạy: 95% Test KN trong phân

Độ đặc hiệu: 96% Có giá trị khi BN XHTH PPI: Ngừng 2 tuần Kháng sinh: Ngừng 4 tuần

Nguyên nhân thất bại trong điều trị viêm dạ dày • Gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh. • Cách sử dụng thuốc và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. • Sự chuyển hóa nhanh thuốc ức chế bơm proton (Tính đa hình của CYP 2C19). • Bệnh nhân béo phì và hút thuốc lá. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

11


Uống thuốc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất

THUỐC

VAI TRÒ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TÁC DỤNG PHỤ

Ức chế bơm proton Esomeprazol Rabeprazol Pantoprazol

Ức chế tiết acid Duy trì pH dạ dày ở vùng tối ưu điều trị (5-7,6)

Clarithromycin

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống sau bữa ăn và cách mỗi 12 giờ.

Mệt mỏi, buồn nôn

Metronidazol

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống sau bữa ăn và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn.

Chóng mặt, buồn nôn và nôn. Lưỡi có vị kim loại.

Amoxicillin

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống trước hoặc một giờ sau bữa ăn. Không uống đồng thời với tetracyclin, clarithromycin.

Ngoại ban, tiêu chảy.

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Không sử dụng đồng thời với các sản phẩm từ sữa và amoxicillin, bismuth subcitrate và các thuốc chứa ion Ca2+, Mg2+.

Buồn nôn, nhạy cảm với ánh nắng.

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Không sử dụng đồng thời với các sản phẩm làm từ sữa và các thuốc: tetracyclin, thuốc chứa các ion Ca2+, Mg2+… (cách tetracyclin ít nhất 3 giờ).

Lưỡi có vị kim loại, buồn nôn, lưỡi và phân có màu đen.

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Uống sau bữa ăn và cách xa các thuốc chứa ion Ca2+, Zn2+, Mg2+ ít nhất 2 giờ.

Buồn nôn, chóng mặt, nhạy cảm với ánh nắng, viêm gân hoặc đứt gân.

Tetracyclin

Bismuth subcitrate

Levofloxacin

Uống nguyên viên và trước ăn tối thiểu 30 phút. Không uống chung với hoạt chất có tính kiềm.

Đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Giảm hấp thu sắt.

Vai trò của men tiêu hóa (probiotics) trong điều trị viêm dạ dày H.pylori

Chỉ có một vài probiotics cho thấy có hiệu quả giảm tác dụng phụ đường tiêu hóa gây ra bởi phác đồ điều trị H.pylori: Saccharomyces boulardii, Bacillus clausii, Lacobacillus, Bifidobacterium.

• Sử dụng kết hợp một số probiotics đa chủng có thể làm tăng hiệu quả điều trị H.pylori và ngăn ngừa tác dụng phụ: Lactobacillus acidophilus/Bifidobacterium animalis và hỗn hợp 8 chủng. Tài liệu tham khảo: [1] www.helico.com [3] World Gastroenterology Organisation Global Guidelines 2010

[2] Malfertheiner P, et al Maastricht V. Gut 2016 [4] Medscape.com/viewarticle/754321

HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI CÁC BÊNH VIỆN HOÀN MỸ Kể từ tháng 7/2016 đến nay các bệnh viện Hoàn Mỹ đồng loạt triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện (QLSDKS). Nhằm mục đích tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, ngăn ngừa đề kháng kháng sinh, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế. Tính đến tháng 6/2017 các bệnh viện đã thực hiện: 1. Thành lập Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh hoặc nhóm Quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm. 2. Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm về quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. 3. Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. 4. Xây dựng danh mục kháng sinh cần hạn chế kê đơn và danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại bệnh viện. 5. Xây dựng tiêu chí đánh giá về sử dụng kháng sinh. 6. Báo cáo cho Sở y tế địa phương tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện theo mẫu quy định (bao gồm cả sử dụng kháng sinh tại các nhà thuốc Phano đóng trên khuôn viên bệnh viện). 12 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017


7. Triển khai ít nhất 02 giải pháp can thiệp quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện (giải pháp: điều trị nối tiếp/điều trị đổi kháng sinh, điều trị xuống thang, tối ưu hóa liều kháng sinh). 8. Triển khai thực hiện kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật theo đúng hướng dẫn. Các bệnh viện cần thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá để chứng minh hiệu quả của chương trình QLSDKS, cụ thể tập trung hai nghiên cứu đánh giá sau: 1. Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn điều trị/phác đồ điều trị, mục tiêu mong muốn tỷ lệ này phải tăng so với năm trước. 2. Tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện theo ngày điều trị kháng sinh (DOT) và liều dùng kháng sinh theo ngày (DDD), mục tiêu mong muốn là phải giảm được từ 5% trở lên đối với DDD. Ngoài ra các bệnh viện cần hoàn thành việc xây dựng quy trình phê duyệt khi kê đơn vancomycin, colistin tại bệnh viện (nếu Danh mục thuốc bệnh viện có vancomycin, colistin). Để đạt được mục tiêu của chương trình QLSDKS, khối lượng công việc của Nhóm QLSDKS rất lớn, trong đó vai trò của Khoa dược là chủ chốt. Vì vậy các Khoa dược cần chú trọng thực hiện công tác đào tạo kiến thức về QLSDKS cho dược sĩ trong khoa. Cụ thể, ngày 25 và 26/9/2017, bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã phối hợp với Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khóa đào tạo liên tục 24 tiết có cấp giấy chứng nhận cho 100% dược sĩ khoa dược tại bệnh viện.

THUỐC MỚI ĐƯỢC FDA CHẤP THUẬN VÀO QUÝ II/2017 Một thuốc được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration -FDA) nghĩa là dữ liệu về hiệu quả của thuốc được xem xét chặt chẽ bởi Trung tâm đánh giá và nghiên cứu dược phẩm của FDA (FDA’s Center of Evaluation and Research – CDER) và thuốc phải được chứng minh là hiệu quả cao hơn nguy cơ tác dụng phụ có khả năng xảy ra trên bệnh nhân. Vào quý II/2017, FDA đã chấp thuận 11 thuốc, tăng thêm 3 thuốc so với quý II/2016 (8 thuốc được chấp thuận). 11 thuốc mới được FDA chấp thuận được liệt kê trong bảng sau:

STT

TÊN THUỐC

HOẠT CHẤT

NGÀY CHẤP THUẬN

CHỈ ĐỊNH ĐƯỢC CHẤP THUẬN

1

Bevyxxa

betrixaban

23/06/2017

Dự phòng huyết khối tĩnh mạnh ở người lớn nhập viện do bệnh lý cấp tính

2

Baxdela

delafloxacin

19/06/2017

Điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn da cấp

3

Kevzara

sarilumab

22/05/2017

Điều trị viêm khớp dạng thấp ở người lớn

4

Radicava

edaravone

05/05/2017

Điều trị bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ

5

Imfinzi

durvalumab

01/05/2017

Điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô đường niệu di căn hoặc tiến triển tại chỗ

6

Tymlos

abaloparatide

28/04/2017

Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh nguy cơ gãy xương cao hoặc những bệnh nhân thất bại với các liệu pháp điều trị khác

7

Rydapt

midostaurin

28/04/2017

Điều trị bệnh bạch cầu myeloid cấp tính

8

Alunbrig

brigatinib

28/04/2017

Điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn có anaplastic lymphoma kinase (ALK) dương tính

9

Brineura

cerliponase alfa

27/04/2017

Điều trị thể đặc biệt của bệnh Batten

10

Ingrezza

valbenazine

11/04/2017

Điều trị loạn vận động chậm ở người lớn

11

Austedo

deutetrabenazine

03/04/2017

Điều trị chứng múa giật liên quan bệnh Huntington

Tài liệu tham khảo: [1] Food and Drug Administration, Novel Drug Approvals for 2017, link truy cập: https://www.fda.gov/drugs/developmentapprovalprocess/druginnovation/ucm537040.htm, ngày truy cập 11/08/2017. [2] Food and Drug Administration, Development & Approval Process (Drugs), link truy cập: https://www.fda.gov/drugs/developmentapprovalprocess/, ngày truy cập 11/08/2017. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

13


QUY TRÌNH KÊ ĐƠN, CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ - NHỮNG ĐIỂM CẦN CẢI THIỆN Sử dụng thuốc, bao gồm từ việc kê đơn, cấp phát và thực hiện thuốc, là một bước quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nói chung tại bệnh viện. Chuẩn hóa quy trình sử dụng thuốc, giảm thiểu nguy cơ cho người bệnh là một trong những mục tiêu lớn mà các Khoa dược và Bệnh viện Hoàn Mỹ đang hướng tới để việc điều trị ngày càng hợp lý, an toàn, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Những nguy cơ còn tồn tại trong quá trình sử dụng thuốc tại các bệnh viện, có khả năng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chăm sóc cho bệnh nhân:

• • • •

Sai sót về chuyên môn của bác sĩ khi kê đơn/ra y lệnh: sai sót về lựa chọn thuốc phù hợp chỉ định, liều lượng, số lượng, cách dùng, chống chỉ định… Sai sót của điều dưỡng trong sao chép y lệnh & khi tiếp nhận y lệnh miệng. Sai sót của nhân viên khoa dược trong cấp phát thuốc nội trú & ngoại trú. Sai sót của điều dưỡng khi thực hiện thuốc: sai bệnh nhân, sai thuốc, sai cách dùng, sai liều dùng, sai thời điểm…

Từ việc nhận định được những nguy cơ trên, các Bệnh viện Hoàn Mỹ đã đưa ra một số giải pháp như sau để hạn chế tối đa các sai sót:

NGUY CƠ

GIẢI PHÁP

1. Sai sót về chuyên môn của bác sĩ khi kê đơn/ra y lệnh: sai sót về lựa chọn thuốc phù hợp chỉ định, liều lượng, số lượng, cách dùng, chống chỉ định, tương tác thuốc…

• Dược sĩ kiểm duyệt 100% y lệnh và đơn thuốc trước khi cấp phát. • Cảnh báo số lượng: yêu cầu bác sĩ xác nhận lại những đơn có nhiều hơn 3 thuốc. • Tích hợp công cụ cảnh báo tương tác thuốc, trùng lặp nhóm dược lý trên phần mềm kê đơn. • Tập đoàn ban hành bộ phác đồ điều trị chuẩn và nhắc nhở các bác sĩ tuân thủ. • Thực hiện dược lâm sàng, cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ qua các hình thức: bản tin, tập huấn, đào tạo liên tục…

2. Sai sót của điều dưỡng trong sao chép y lệnh & khi tiếp nhận y lệnh miệng.

• Thực hiện kiểm tra 2 lần. • Hạn chế y lệnh miệng (trừ trường hợp cấp cứu). • Ban hành quy định chặt chẽ về y lệnh miệng, yêu cầu bác sĩ xác nhận lại sau khi tiếp nhận y lệnh miệng. • Phân công dược sĩ đến khoa lâm sàng để đối chiếu hồ sơ bệnh án & phiếu lĩnh dược.

3. Sai sót của nhân viên khoa dược trong cấp phát thuốc nội trú & ngoại trú

• Thực hiện kiểm tra 2 lần. • Dược sĩ đối chiếu với điều dưỡng khi cấp phát thuốc tại khoa phòng. • Đào tạo, tập huấn về quy trình kiểm duyệt, cấp phát, tư vấn sử dụng thuốc. • Thực hiện 5S tại các kho dược. • Ban hành danh mục thuốc look-alike sound-alike cùng các biện pháp để hạn chế sai sót với những thuốc này.

4. Sai sót của điều dưỡng khi thực hiện thuốc: sai bệnh nhân, sai thuốc, sai cách dùng, sai thời điểm…

• Tập huấn về quy trình nhận diện người bệnh (quy trình TONI).. • Đào tạo, tập huấn liên tục cho điều dưỡng về kiến thức sử dụng thuốc: cách pha & bảo quản thuốc, cách tiêm thuốc đúng cách… • Tập huấn về các biện pháp để hạn chế sai sót đối với nhóm thuốc nguy cơ cao. • Thực hiện 5S tại tủ trực khoa lâm sàng... • Hướng dẫn điều dưỡng về theo dõi người bệnh sau thực hiện thuốc, đặc biệt là các dấu hiện phản ứng có hại của thuốc (bao gồm dị ứng thuốc)....

Mục tiêu hướng tới: • Bác sĩ kê y lệnh trực tiếp trên phần mềm HIS để hạn chế các sai sót do công đoạn sao chép của điều dưỡng. • Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ cho 100% bệnh nhân ngoại trú tại tất cả các bệnh viện trong hệ thống. • Triển khai việc giám sát sử dụng thuốc tại khoa lâm sàng, đặc biệt là các kháng sinh hội chẩn & thuốc nguy cơ cao, tập trung vào các khoa như Hồi sức cấp cứu, Nội, Tim mạch lồng ngực… • Phân công dược sĩ đến các khoa phòng lâm sàng để tư vấn cho bác sĩ lựa chọn thuốc, hướng dẫn và theo dõi sử dụng thuốc cho người bệnh. • Thực hiện định lượng nồng độ thuốc trong máu để làm cơ sở cho việc điều chỉnh liều trên từng cá thể người bệnh (cá thể hóa điều trị). Với năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, các dược sĩ Hoàn Mỹ luôn sáng tạo mỗi ngày để hoàn thiện quy trình làm việc, đảm bảo người bệnh được sử dụng thuốc kịp thời, chính xác, an toàn và hiệu quả. 14 BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017


Phần mềm cảnh báo tương tác khi kê đơn đồng thời methylprednisolon & levofloxacin

Tập huấn cho bác sĩ, điều dưỡng về thuốc nguy cơ cao

TÌNH HÌNH LẠM DỤNG THUỐC GÂY NGHIỆN TẠI MỸ NĂM 2017 Nước Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực y tế công cộng, nghiêm trọng đến mức Tổng thống Donald Trump phải công bố tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn quốc. Đó là tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện. Mặc dù chỉ chiếm 5% dân số của thế giới, nhưng nước Mỹ tiêu thụ đến 80% lượng thuốc giảm đau có chất gây nghiện trên toàn cầu. Đáng lo ngại hơn là tại Mỹ, thuốc giảm đau chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất lấy đi tính mạng con ngườitrên. Theo thống kê của tờ New York Times, trong năm 2016, tại Mỹ có khoảng 60.000 trường hợp tử vong vì sử dụng quá liều thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện trong điều trị y tế, tăng 19% so với năm 2015. Trong khi đó, Hiệp hội về thuốc gây nghiện của Mỹ ước tính có khoảng 2-3 triệu người đang được kê đơn sử dụng heroin hoặc thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện, trong đó trung bình mỗi ngày Mỹ có 90 người chết vì quá liều. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia y tế, những con số trên chưa phản ánh hết thực chất của vấn đề khi mà số liệu thực tế còn có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Thống kê chỉ rõ, thời gian nằm viện càng lâu thì bệnh nhân càng dễ có nguy cơ phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Sau khi sử dụng nhóm thuốc gây nghiện để giảm đau, rất nhiều bệnh nhân đã bị nghiện, thậm chí còn chuyển sang sử dụng heroin với giá thành rẻ hơn. Ngày 10/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện (nhóm opioid) ở Mỹ đã trở thành “tình trạng khẩn cấp quốc gia” và cam kết đẩy mạnh các nỗ lực chống cuộc khủng hoảng này. Theo người đứng đầu Nhà Trắng, đây là một vấn đề nghiêm trọng mà nước Mỹ chưa từng phải đối mặt. Tại sao lại có sự lạm phát này xảy ra? Nguyên nhân của tình trạng lạm dụng thuốc gây nghiện giảm đau được cho là có bàn tay của một số bác sĩ Mỹ vô lương tâm khi kê đơn với sự thao túng của các hãng dược phẩm mặc cho các chuyên gia y khoa khuyến cáo rằng việc kê đơn thuốc giảm đau nhóm Opioid cần phải thận trọng và chỉ sử dụng cắt cơn đau đối với các bệnh nan y như ung thư giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau còn do thói quen sử dụng thuốc giảm đau thiếu kiểm soát của một bộ phận lớn dân cư tại Mỹ khiến cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng. Trước tình trạng trên, để siết chặt hơn trong việc kiểm soát việc kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện, Bộ Tư pháp Mỹ đã thành lập một đơn vị phụ trách giám sát việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách thuốc giảm đau gây nghiện. Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã bổ nhiệm 12 công tố viên, có trách nhiệm điều tra về các gian lận trong ngành y và đưa những người vi phạm ra tòa án. Bộ Tư pháp Mỹ ra thông báo, nếu một bác sĩ kê thuốc giảm đau gây nghiện vì mục tiêu kiếm lời, hay một dược sĩ để thuốc lọt ra ngoài một cách gian lận, họ sẽ bị truy tố. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết gần đây đã truy tố hơn 400 người, trong đó có các bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện, không cần thiết cho điều trị, cũng như các nhà thuốc bán các loại thuốc như vậy cho những người nghiện.Trong khi đó, một chiến dịch nhằm giảm thiểu số bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau đã và đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều trường đại học y ở Mỹ. Các khóa học chuyên đề trong chiến dịch này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng và tâm lý của bệnh nhân khi dùng thuốc giảm đau và giúp họ có nhận thức đúng đắn về thuốc giảm đau. Một số bệnh viện ở Mỹ cũng đang bắt buộc áp dụng các biện pháp thay thế thuốc giảm đau trong quá trình điều trị chấn thương. Tài liệu tham khảo: [1] https://vi.sott.net/article/2502-Trump-tuyen-chien-voi-nan-lam-dung-thuoc-giam-dau-chua-ma-tuy-gay-nghien-o-My [2] http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bao-dong-thuc-trang-lam-dung-thuoc-giam-dau-gay-nghien-tai-my-20170811155018146.htm [3] https://www.drugabuse.gov/drugs-abuse/opioids/opioid-crisis. BẢN TIN DƯỢC QUÝ 3/2017

15


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 5S TẠI KHO DƯỢC VÀ CƠ SỐ TỦ TRỰC CÁC BỆNH VIỆN TRONG TẬP ĐOÀN Y KHOA HOÀN MỸ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Quản lý và cải tiến chất lượng là một vấn đề vô cùng quan trọng ở mọi ngành nghề trong xã hội, đặc biệt đối với ngành y tế đây là một nhu cầu sống còn do mảng dịch vụ này rất nhạy cảm vì chất lượng liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự tin tưởng của người bệnh. Hiểu rõ nhu cầu trên, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ nói chung và các bệnh viện Hoàn Mỹ thành viên nói riêng luôn chú trọng nâng cao quản lý chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, từ đó giữ vững thương hiệu uy tín về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã xây dựng trong 20 năm qua. Hoàn Mỹ là một trong những nơi đầu tiên áp dụng công cụ 5S (Sàng lọc-Sắp xếp-Sạch sẽ-Săn sóc-Sẵn sàng) vào y tế - một công cụ nền tảng trong quản lý chất lượng. Vì vậy, việc triển khai 5S tại các bệnh viện thành viên trong hệ thống luôn được chú trọng thực hiện. Khoa Dược là một trong những khoa trọng điểm thực hiện 5S. Quá trình triển khai 5S tại Khoa Dược các bệnh viện có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, song song đó cũng tồn tại một số khó khăn. Về thuận lợi, nhìn chung tất cả Khoa Dượciều tại các bệnh viện đều nhận được sự ủng hộ, khuyến khích thực hiện 5S của Ban giám đốc và phòng Quản lý chất lượng – đó là nguồn động lực lớn để các bệnh viện thực hiện cải tiến; đội ngũ Trưởng Khoa Dược được đào tạo liên tục về 5S, có định hướng, kế hoạch thực hiện và có bảng phân công nhân viên thực hiện, kiểm tra, giám sát rõ ràng, cụ thể; nhân viên Khoa Dược đều được đào tạo để hình thành ý thức thực hiện và kiểm tra 5S thường xuyên. Bên cạnh các thuận lợi, vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Tại một số bệnh viện, các Khoa Dược có diện tích kho tương đối nhỏ nên việc sắp xếp khó khăn, cần cải thiện việc sắp xếp phân nhóm sao cho phù hợp diện tích từng nơi và xây dựng các chính sách khen thưởng, động viên nhân viên duy trì 5S (S4: săn sóc, S5: sẵn sàng). Đối với các bệnh viện mới gia nhập vào hệ thống (BV Vạn Phúc 1, BV Vạn Phúc 2, BV Tư Nhân Bình Dương, BV Thánh Tâm), cần tích cực triển khai kế hoạch đào tạo liên tục 5S nhằm nâng cao ý thức thực hiện cho nhân viên. Để duy trì chất lượng 5S, các dược sĩ cần phát huy các yếu tố thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để công cụ quản lý chất lượng 5S trở thành một thương hiệu tự hào của hệ thống Hoàn Mỹ.

KHO CHẴN

HM CỬU LONG

VẠN PHÚC 1

HM MINH HẢI

HM ĐÀ LẠT

KHO NGOẠI TRÚ, NỘI TRÚ BHYT:

HM SÀI GÒN

HM ĐÀ NẴNG

HM ĐỒNG NAI

HM ĐÀ LẠT

KHO CƠ SỐ TỦ TRỰC:

HM SÀI GÒN

HM ĐÀ NẴNG

HM ĐỒNG NAI

PK HM SÀI GÒN


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.