TIN TỨC DƯỢC & THÔNG TIN THUỐC
Số
P T4 há /2 t H 01 àn 6 h
KHOA DƯỢC CÁC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ GÓP PHẦN NÂNG CAO MỨC ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN NĂM 2015 DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MÃN
Giới thiệu NỘI DUNG Giới thiệu Khoa dược các BVHM góp phần nâng cao mức điểm đánh giá CLHĐ bệnh viện năm 2015 Giới thiệu thành viên mới - Bệnh Viện Quốc tế Vinh
Tr. 02 Tr. 03
Tư vấn Dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận mãn Tr. 04 Tâm sự Hỗ trợ trong giải quyết hàng tồn kho chậm sử dụng và giải quyết nhu cầu thuốc khẩn cấp Đào tạo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú Bản tin thuốc Thông tin thuốc mới Thông tin các thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi và rút đăng ký quý 4 - 2015 Thông tin y học chứng cứ Dược cảnh giác
Tr. 05
Tr. 06
Tr. 08 Tr. 08 Tr. 09 Tr. 10
Thành tựu Hưởng ứng phát động "Làm việc bằng Tr. 11 cả trái tim" của tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ năm 2016: Khối Dược tập đoàn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
BAN BIÊN TẬP Tổng Biên tập Phạm Thị Minh Thu Ban Biên tập Ths.Ds Nguyễn Thị Thu Ba (HMĐN) Ds Trần Minh Nhựt (HMSG) Ds Hồ Quỳnh Bảo Trâm (HMĐL) Ds Nguyễn Thị Lệ Huyền (ĐNIH) Ds Trần Thị Thu Vân (HMMH) Ds Phan Khắc Xuân Vy (HMCL) Ths Vũ Thị Xuân Tuyền (DNIH) Ds Nguyễn Thị Thu Hồng (HMĐN) Ds Nguyễn Thị Loan (VIH) Ds Hồ Thị Hoa Sen (PKHMSG) Thiết kế - trình bày Trương Quỳnh Anh Lương Minh Hưng
Văn phòng: 180-192 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình Q. 1, Tp. HCM, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38206001 Fax: 84-8-38207031 Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ E-mail: bantinduoc@hoanmy.com
2
Khoa dược các bệnh viện Hoàn Mỹ góp phần nâng cao mức điểm đánh giá chất lượng hoạt động bệnh viện năm 2015 Một trong các giá trị cốt lõi của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ là “Tất cả vì bệnh nhân” (“Patient Centricity”). Giá trị cốt lõi này phù hợp với quan điểm của Bộ Y Tế “lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” khi Bộ Y Tế ban hành Bộ tiêu chí gồm 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 và gần đây nhất là Quyết định số 4745/QĐ-BYT ngày 06/11/2015 hướng dẫn nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2015. Trong 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Khoa dược đảm nhận 06 tiêu chí thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn (phần C, tiêu chí C9.1 đến C9.6), chiếm tỷ lệ 7,22% tổng số tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, với nội dung chính của các tiêu chí như sau: C9.1. Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược C9.2. Bảo đảm cơ sở vật chất khoa dược C9.3. Cung ứng thuốc và VTYT tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng C9.4. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý C9.5. Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo ADR kịp thời, đầy đủ và có chất lượng C9.6. Hội đồng thuốc và điều trị thiết lập và hoạt động hiệu quả Trong năm 2015, với sự quyết tâm của toàn thể dược sĩ khoa dược cùng sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo các bệnh viện và lãnh đạo Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, khối Dược tập đoàn đã đồng loạt cải tiến chất lượng hoạt động. Kết quả mức điểm đánh giá cuối năm 2015 tăng đáng kể so với năm 2014, đặc biệt Khoa dược BV QT Đồng Nai tăng từ mức 2,17 lên 3,83; BV HM Sài Gòn tăng từ 3,17 lên 4,33; BV HM Minh Hải tăng từ 3,5 lên 4,5; BV HM Cửu Long tăng từ 3,83 lên 4,33; BV HM Đà Nẵng tăng từ 4,17 lên 4,5; BV HM Đà Lạt tăng từ 3,0 lên 3,67 và cao hơn mức trung bình chung của toàn viện. Năm 2016, các Khoa dược sẽ quyết tâm duy trì các điểm mạnh và cải thiện các điểm chưa đạt, đoàn kết hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong công tác quản lý và sử dụng thuốc, hưởng ứng phát động của Tập đoàn “Làm việc bằng cả trái tim”, phấn đấu đưa mức điểm trung bình của mục C9.1-C9.6 tăng dần lên trên 4 ở tất cả các Khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ. Năm 2016, các Khoa dược sẽ quyết tâm duy trì các điểm mạnh và cải thiện các điểm chưa đạt, đoàn kết hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân trong công tác quản lý và sử dụng thuốc, hưởng ứng phát động của Tập đoàn “Làm việc bằng cả trái tim”, phấn đấu đưa mức điểm trung bình của mục C9.1-C9.6 tăng lên trên 4 ở tất cả các Khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
Giới thiệu Giới thiệu thành viên mới – Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
Ngày 17/3/2016, Bệnh viện quốc tế Vinh chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ - Hệ thống bệnh viện, phòng khám lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện quốc tế Vinh bao gồm 6 chuyên khoa lâm sàng (Ngoại, Nội, Sản, Nhi, Cấp cứu, Liên chuyên khoa) và 3 khoa cận lâm sàng (Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và khoa Dược). Trong đó, khoa Dược chịu trách nhiệm trong việc cung ứng và tham mưu cho Ban giám đốc về công tác Dược, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Qua 7 tháng hoạt động, Khoa Dược bệnh viện đã đạt được những thành quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển đi lên của bệnh viện. Trong công tác xã hội, khoa Dược đã góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 400 phụ nữ tại địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An, tham gia khám sàng lọc cho hơn 1.000 trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch, tham gia khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 2.000 người dân trên địa bàn của tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, khoa Dược đã phối hợp cùng các phòng ban khác tham gia 2 chương trình lớn là “Vẽ nụ cười” – phẫu thuật cho hơn 70 em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch và chương trình “Tôn hình dáng, sáng tương lai” - phẫu thuật cho hơn 40 em nhỏ bị khuyết tật vận động, đã đem lại nhiều nụ cười mới cho các em. Về hoạt động chuyên môn tại bệnh viện, khoa Dược đã cấp phát thuốc cho hơn 17.000 lượt khám chữa bệnh ngoại trú, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, VTYT, hóa chất cho nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện. Hiện tại, khoa Dược bệnh viện Quốc tế Vinh gồm 10 thành viên, trong đó có 1 dược sỹ đại học và 9 dược sỹ cao đẳng, trung cấp đến từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Cùng với việc lớn mạnh của tập đoàn, sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa dược các bệnh viện, khoa Dược – Bệnh viện Quốc tế Vinh sẽ từng bước hoàn thiện mình khi đón nhận các quy trình quản lý dược tiên tiến (Quy trình tồn kho dược, Quy trình quản lý thuốc & vật tư y tế tiêu hao, ...) thông qua các chương trình đào tạo liên tục của tập đoàn. Sự phát triển của khoa Dược luôn đồng hành cùng sự phát triển của bệnh viện và của tập đoàn. Nhân viên Dược Bệnh viện quốc tế Vinh luôn nhiệt huyết và tận tình trong công tác, làm việc bằng cả trái tim để góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe và an toàn người bệnh. Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
3
Tư vấn Dùng thuốc trên bệnh nhân suy thận mãn 1. Một số chú ý khi dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận mãn: • Xác định mức độ suy thận, đặc biệt ở người già. • Đánh giá độ lọc của cầu thận: thường dùng công thức Cockcroft cho phép tính độ thanh thải creatinine theo giới tính, tuổi, cân nặng và nồng độ creatinine máu. Cách tính này không cần phải tính lượng nước tiểu cũng không cần đo creatinine niệu. • Hạn chế kê đơn các thuốc không cần thiết. • Ưu tiên chọn các thuốc chuyển hóa qua gan, nếu được. • Tư vấn điều trị cho bệnh nhân: nguy cơ quá liều và nguy cơ do tự dùng thuốc. • Thăm khám bệnh nhân trong các trường hợp mất nước như: sốt, tiêu chảy, lúc tiết trời nóng bức… 2. Tôn trọng các chống chỉ định (CCĐ) và điều chỉnh liều: Kiểm tra các CCĐ và liều lượng (liều khởi đầu và khoảng cách liều) của các thuốc thải trừ qua thận, tùy theo chức năng lọc của cầu thận. Ví dụ: Thuốc kháng sinh - Điều chỉnh liều và khoảng cách liều của thuốc nhóm Aminosid và Glycopeptid và theo dõi nồng độ thuốc trong máu. Điều chỉnh liều và/hoặc khoảng cách liều với các trường hợp sau: • Độ lọc cầu thận < 80 mL/phút: colistin • Độ lọc cầu thận < 60 mL/phút: fosfomycin, ticarcillin, levofloxacin • Độ lọc cầu thận < 50 mL/phút: ceftazidin, ofloxacin • Độ lọc cầu thận < 40 mL/phút: piperacillin+tazobactam, mezlocillin, cefaclor, cefadroxil • Độ lọc cầu thận < 30 mL/phút: penicillin A và co-amoxiclav, ciprofloxacin, cotrim (sulfamethoxazol/trimethoprim) • Độ lọc cầu thận < 20 mL/phút: cefuroxime, cefradin • Độ lọc cầu thận < 10 mL/phút: các penicillin • Độ lọc cầu thận < 5 mL/phút: cefotaxim, ceftriaxone Không điều chỉnh liều đối với các thuốc: nhóm Macrolid, metronidazole, doxycyclin, rifampicin. • Các thuốc nhóm chẹn beta thải trừ qua thận: ví dụ: atenolol, nadolol, sotalol. • Các thuốc hạ huyết áp trung ương: giảm liều. • Các thuốc trị ung thư: cân nhắc tỷ lệ: lợi ích/nguy cơ với điều chỉnh liều. • Ciclosporin và tacrolimus: điều chỉnh liều và theo dõi nồng độ thuốc trong máu. 3. Các nguy cơ do thuốc đặc hiệu: • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): nguy cơ suy thận cấp do làm nặng thêm tình trạng suy thận mãn. • Aspirin: nguy cơ độc tính tăng. • Biguanid (metformin - chống chỉ định): nguy cơ acid máu lactic. • Nhóm Benzodiazepin: tăng nhạy cảm (không quá liều) - cần thận trọng và theo dõi kỹ. • Heparin PTL thấp: nguy cơ chảy máu tăng - cần giám sát hoạt tính của yếu tố anti-Xa khi độ lọc cầu thận từ 30 – 60 mL/phút (CCĐ nếu độ lọc cầu thận dưới 30 mL/phút). • Thuốc ức chế men chuyển và thuốc kháng thụ thể angiotensin II: nguy cơ tăng kali máu và suy thận cấp - cần giám sát nồng độ kali và chức năng thận. • Insulin và nhóm Sulfamid hạ đường huyết: tăng nguy cơ tụt đường huyết. • Kali dạng viên uống (hoặc muối ăn kiêng): nguy cơ tăng kali máu. • Thuốc cản quang chứa iod: tùy theo đánh giá tỷ lệ lợi ích/nguy cơ; hoặc có thể dùng thuốc cản quang chứa gadolinium. • Các thuốc nhóm Statine: nguy cơ tăng đau cơ và viêm cơ vân. • Các thuốc lợi tiểu Thiazid (CCĐ): nguy cơ tăng calci máu và tăng acid uric máu.
4
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
Tâm sự Hỗ trợ trong giải quyết hàng tồn kho chậm sử dụng và giải quyết nhu cầu cần thuốc khẩn cấp: điểm sáng trong hoạt động của các khoa dược bệnh viện Hoàn Mỹ
Để làm tốt nhiệm vụ chuyên môn trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện, các Khoa dược Bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ phải hoàn thành nhiều mục tiêu, trong đó có hai mục tiêu quan trọng là luôn có sẵn thuốc và vật tư y tế (VTYT) để phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh. Đồng thời, phải hạn chế thấp nhất việc để thuốc tồn kho cận hạn do chậm sử dụng. Kể từ năm 2010, Bộ phận Dược Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ bắt đầu hoạt động và đã kết nối Khoa dược các bệnh viện. Ngoài việc cùng nhau sinh hoạt chuyên môn, giúp đỡ về quy trình hoạt động, thống nhất các danh mục thuốc và VTYT, trợ giúp phòng mua hàng thực hiện mua sắm tập trung để giảm chi phí và tiết kiệm cho bệnh viện, các Khoa dược còn đoàn kết, hỗ trợ trong quản lý sử dụng thuốc để nâng cao hiệu quả, cụ thể: • Chuyển nhượng thuốc-VTYT cho bệnh viện bạn khi có nhu cầu điều trị cấp thiết. • Sử dụng giúp thuốc-VTYT tồn kho chậm sử dụng của bệnh viện bạn, giúp tránh nguy cơ để thuốc cận hạn. • Sử dụng giúp thuốc-VTYT khi bệnh viện bạn ngừng dịch vụ, chưa giải quyết kịp hàng tồn kho. Kết quả trong ba năm từ 2013 đến 2015, các Khoa dược thuộc các Bệnh Viện: Đà Nẵng, Sài Gòn, Cửu Long, Đà Lạt, Minh Hải và Đồng Nai, đã hỗ trợ chuyển nhượng và giúp giải quyết tồn kho chậm sử dụng các thuốc và VTYT với tổng giá trị trên 675 triệu đồng. Đặc biệt các Khoa dược các BV lâu năm như HMDN, HMSG, HMCL, HMDL đã hỗ trợ tích cực cho Khoa dược các BV trẻ tuổi hơn như HMMH, DNIH, VIH ở những ngày đầu mới hội nhập vào hệ thống Tập đoàn Hoàn Mỹ, cũng như đã hỗ trợ cho phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn giải quyết tồn kho khi chuyển từ Bệnh viện thành Phòng khám. Gần đây nhất, BV Quốc tế Vinh đã hội nhập vào Khối Dược Tập đoàn Hoàn Mỹ và nhận được sự hỗ trợ của các Khoa dược trong hệ thống, đặc biệt là BV Quốc tế Đồng Nai đã chuyển nhượng đến trên 79 triệu đồng tiền thuốc và VTYT cho BV Quốc tế Vinh ở giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động. Đây là một trong những điểm mạnh mà Dược Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ tiếp tục duy trì và phát huy để nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thuốc của Khoa dược bệnh viện.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
5
Đào tạo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai (PNCT) và cho con bú (CCB) Rất nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì các nghiên cứu lâm sàng của thuốc liên quan phụ nữ có thai được cân nhắc về vấn đề đạo đức, nên các dữ liệu lâm sàng có chất lượng cao để hướng dẫn lựa chọn điều trị trên quần thể bệnh nhân (BN) này không có và nguồn thông tin thường không đủ để chứng minh độ an toàn của thuốc sử dụng ở PN đang cho con bú. Nhiều bà mẹ được khuyên không đúng khi ngừng cho con bú hoặc tránh sử dụng thuốc do sợ các tác dụng bất lợi xảy ra với trẻ. Việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm trùng ở người mẹ bị hạn chế bởi việc nhận ra nguy cơ và các tác dụng phụ tiềm tàng có thể xảy ra trên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Vai trò của dược sĩ trong việc hướng dẫn lựa chọn kháng sinh phù hợp trong thời kỳ mang thai và cho con bú là rất cần thiết. Bởi vậy, thông tin này tập trung vào việc cung cấp một cách tổng quát về việc sử dụng đúng kháng sinh cho PNCT và CCB. Thông thường, các thuốc nhóm Penicillin, Cephalosporin và Macrolides được xem là an toàn cho BN mang thai. Trái lại, các thuốc nhóm Tetracyclin và Fluoroquinolones nên tránh do khả năng gây ra các tác dụng phụ. Các nhóm Aminoglycosid, Sulfonamid, Nitrofurantoin, và trimethoprim phải được đánh giá lợi ích- nguy cơ trong từng trường hợp. Bảng sau cung cấp thông tin về chống chỉ định và thận trọng cũng như phân loại nguy cơ trên PNCT và CCB của FDA và Hale đối với các thuốc chống nhiễm khuẩn được thảo luận trong thông tin này. THÔNG TIN VỀ NGUY CƠ CỦA CÁC KHÁNG SINH UỐNG VÀ DÙNG TẠI CHỖ TRÊN PNCT VÀ CCB Nhóm/ thuốc Kháng sinh Penicillins
Phân loại nguy cơ Phân loại nguy cơ trên trên PNCT theo FDA PNCCB theo Hale’s B
L1
Cephalosporin
Bàn luận Giám sát đường tiêu hóa ở trẻ bú (tiêu chảy, tưa lưỡi) Giám sát đường tiêu hóa ở trẻ bú (tiêu chảy, tưa lưỡi)
Thế hệ 1
B
L1
Không
Thế hệ 2
B
L1a
Không
Thế hệ 3
B
L1 or L2b
Không
Macrolids Azithromycin
B
L2
Không
Clathromycin
C
L1
Sử dụng ở PNCT gây dị tật bẩm sinh trong các nghiên cứu trên ĐV
Erythromycin
B
L3
Erythromycin estolate bị chống chỉ định ở PNCT do nguy cơ gây độc tính trên gan người mẹ; sử dụng erythromycin sớm sau khi sinh dẫn đến chứng hẹp môn vị ở trẻ.
Fluoroquinolons
C
L3
Gây tổn thương xương và sụn trong mô hình trên ĐV; tránh cho con bú trong 4-6h sau khi dùng thuốc.
Sulfamids
C
L3
Có thể gây khuyết tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu và hội chứng kernic ở 3 tháng cuối; tránh sử dụng cho những bà mẹ mới sinh hoặc đang cho con bú; CCĐ với trẻ sơ sinh thiếu hụt G6PD
Clindamycin
B
L2
Giám sát tiêu hóa ở trẻ bú (tiêu chảy, tưa ); chế phẩm đặt âm đạo hấp thu khoảng 30%
Nitrofurantoin
B
L2
Có thể gây thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh nếu mẹ dùng thuốc ở 3 tháng cuối của thai kỳ; tránh sử dụng ở những trẻ bú < 1 tháng tuổi hoặc bất cứ trẻ nào thiếu hụt G6PD.
Tetracyclin
D
L2
Đợt điều trị ngắn hạn đơn độc ở mẹ có thể chấp nhận được trong suốt thời kỳ cho con bú; không khuyến cáo dùng dài hạn
B
L2
CCĐ trong 3 tháng đầu với nhiễm trùng roi âm đạo hoăc viêm âm đạo
L3
Việc sử dụng cho mẹ trong thời kỳ CCB vẫn còn tranh cãi; tránh cho con bú khoảng 12-24h sau khi dùng liều đơn.
Thuốc kháng VSV đơn bào Metronidazole Tinidazol a
C
áp dụng với cefuroxime.
b
Nguồn: e-ISSN 1643-3750 © Med Sci Monit, 2014; 20: 1700-1713 DOI: 10.12659/MSM.892126. Levonorgestrel-Releasing Intrauterine System versus Medical Therapy for Menorrhagia: A Systematic Review and Meta-Analysis
6
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
Đào tạo Phụ lục: Phân loại nguy cơ trên PNCT và cho con bú
Phân loại nguy cơ trên PNCT của FDA4 A: Các nghiên cứu có kiểm soát tốt với số lượng đủ lớn không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ, và không có bằng chứng về nguy cơ ở những quý sau của thai kỳ. B: Các nghiên cứu mô phỏng trên động vật không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi và không có những nghiên cứu có kiểm soát tốt với số lượng đủ lớn trên PNCT. C: Các nghiên cứu mô phỏng trên động vật chỉ ra được tác dụng phụ trên thai nhi, và không có các nghiên cứu có kiểm soát tốt với số lượng đủ lớn trên người, nhưng có thể sử dụng thuốc cho PNCT khi các lợi ích điều trị vượt trội so với những nguy cơ tiềm tàng. D: Có bằng chứng khẳng định nguy cơ cho bào thai dựa trên dữ liệu phản ứng có hại từ điều tra nghiên cứu hoặc dữ liệu sau khi thuốc lưu hành trên thị trường hay từ các nghiên cứu trên người, nhưng có thể cho phép sử dụng thuốc trên PNCT khi các lợi ích điều trị vượt trội những nguy cơ tiềm tàng. X: Các nghiên cứu trên động vật hoặc trên người chứng minh được những bất thường ở thai hoặc có bằng chứng khẳng định về nguy cơ trên thai nhi dựa trên dữ liệu phản ứng có hại từ dữ liệu điều tra nghiên cứu hoặc dữ liệu sau khi thuốc lưu hành trên thị trường và những nguy cơ liên quan đến việc dùng thuốc cho PNCT lớn hơn những lợi ích điều trị thu được. Phân loại nguy cơ với PN cho con bú của Hale L1: An toàn nhất. Việc sử dụng thuốc trên số lượng lớn các bà mẹ đang cho con bú không chứng minh được sự gia
tăng tác dụng phụ trên trẻ bú. Các nghiên cứu có kiểm soát tiến hành trên PN đang cho con bú chứng minh không có nguy cơ (hoặc nguy cơ thấp) gây hại cho trẻ; hoặc sản phẩm không hấp thu qua đường uống khi trẻ bú. L2: An toàn. Việc sử dụng thuốc được nghiên cứu trên số lượng hạn chế PN CCB, không chứng minh được sự gia tăng nguy cơ các tác dụng không mong muốn trên trẻ, và/hoặc có bằng chứng không rõ ràng về bất kỳ nguy cơ nào có thể do sử dụng thuốc gây ra trên PN CCB. L3: An toàn trung bình. Không có các nghiên cứu có kiểm soát về các tác dụng của việc dùng thuốc trên PN đang CCB, nhưng có khả năng xảy ra nguy cơ các tác dụng phụ trên trẻ bú hoặc các nghiên cứu có kiểm soát chỉ ra được các tác dụng phụ là tối thiểu và không đe dọa tính mạng. Chỉ nên dùng thuốc khi các lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ tiềm tàng trên trẻ. L4: Có thể rủi ro. Có bằng chứng về nguy cơ với trẻ bú hoặc với việc tạo sữa của mẹ; tuy nhiên, những lợi ích của việc dùng thuốc có thể được chấp nhận dù có những nguy cơ với trẻ (ví dụ: sử dụng thuốc là cần thiết trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc những bệnh nặng mà các thuốc an toàn hơn không thể sử dụng hoặc không có hiệu quả). L5: Chống chỉ định. Các nghiên cứu liên quan đến các bà mẹ đang cho con bú chứng minh nguy cơ nghiêm trọng trên trẻ, hoặc việc sử dụng thuốc có liên quan đến nguy cơ cao gây nguy hại nghiêm trọng với trẻ. Nguy cơ của việc dùng thuốc ở PN đang CCB là rõ ràng bất kể lợi ích của sữa mẹ với trẻ. Việc sử dụng thuốc trong trường hợp này là chống chỉ định ở PN đang cho con bú.
Nguồn: Antiinfective therapy for pregnant or lactating patients in the emergency department Am J Health Syst Pharm February 1, 2015 72:189-197;
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
7
Bản tin thuốc Thông tin thuốc mới: ZURAMPIC (lesinurad) điều trị tăng acid uric máu liên quan GOUT Gout là một dạng của bệnh viêm khớp do sự tích tụ quá mức acid uric, với triệu chứng ban đầu như sưng, đỏ, đau nhức ngón chân cái. Acid uric trong máu được tổng hợp do sự phân hủy purines trong tất cả các mô của cơ thể. Acid uric hòa tan trong máu sau đó đào thải qua thận ra ngoài bằng đường nước tiểu. Acid uric có thể tích tụ trong máu, dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu. Nguyên nhân do cơ thể tăng tổng hợp acid uric, giảm bài xuất acid uric qua thận hoặc bổ sung quá nhiều thức ăn giàu purin. Đa số tăng acid uric máu không tiến triển thành gout, tuy nhiên nếu acid uric lắng đọng thành các tinh thể có thể gây ra gout. • Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thuốc Zurampic (lesinurad) để điều trị acid uric máu cao (tăng acid uric máu) có liên quan đến bệnh gout, sử dụng kết hợp với một loại thuốc ức chế enzym xanthine oxidase (XOI) – một loại thuốc giảm sản xuất acid uric. • Zurampic làm tăng bài tiết acid uric qua thận, bằng cách ức chế protein vận chuyển tham gia vào quá trình tái hấp thu acid uric ở thận. • Tính an toàn và hiệu quả của Zurampic đã được đánh giá qua ba nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng placebo trên 1.537 người tham gia trong vòng 12 tháng. Những người tham gia được điều trị bằng Zurampic kết hợp với một thuốc ức chế enzym xanthine oxidase (XOI), kết quả cho thấy hiệu quả giảm nồng độ acid uric máu so với giả dược. • Phản ứng bất lợi thường gặp nhất trong thử nghiệm lâm sàng là nhức đầu, cảm cúm, tăng creatinin máu và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. • Một cảnh báo an toàn quan trọng của Zurampic đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đó là nguy cơ suy thận cấp khi không sử dụng kết hợp với thuốc ức chế enzym xanthine oxidase (XOI) hoặc sử dụng với liều cao hơn so với khuyến cáo. • Zurampic được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm AstraZeneca. Theo: Medscape Medical News - 02/10/2015 - FDA Clears Two-Drug Combo as First-Line Treatment for PAH
THÔNG TIN CÁC THUỐC BỊ ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH, THU HỒI VÀ RÚT SỐ ĐĂNG KÝ QUÝ IV 2015
8
STT
Số công văn
Tên thuốc
Nhà sản xuất
Lý do
1
576/QĐ-QLD (27/10/2015)
Proexen Tablet 200mg, SĐK: VN-10774-10
Dea Han New Pharm Co., Ltd
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của BYT
2
20620/QLD-CL (06/11/2015)
Vitacap , SL: 4J15E1, SĐK: VN-15979-12
Mega Lifesciences Ltd.,
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng
3
20621/QLD-CL (06/11/2015)
Ramilo-5, SL: 5216, SĐK: VN-10959-10
Altomega Drugs Pvt. Ltd.
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng
4
21124/QLD-CL (12/11/2015)
Auclanityl 281,25mg, SL: 541014, SĐK: VD-12366-10
Tipharco
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất, độ mịn và định lượng acid clavulanic
5
21872/QLD-CL (25/11/2015)
Vitamin PP 500mg, SL: 080615, SĐK: GC-0202-12
Thành Nam
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tạp chất liên quan theo TCCS
6
21873/QLD-CL (25/11/2015)
Ocutop, SL: A4I071A, SĐK: VN-10088-10
Ahlcon Parenterals (India) Ltd
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng Tobramycin theo TCCS
7
21874/QLD-CL Zidcef-200mg, SL: B024012, (25/11/2015) SĐK: VN-8628-09
Replica Remedies (India)
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan
8
22500/QLD-CL (03/12/2015)
Neo-Pyrazon, SL: 502421, SĐK: VD-11374-10
United International Pharma
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan trong môi trường đệm pH 7.5
9
22501/QLD-CL (03/12/2015)
Youngil Captopril, SL: 1405, SĐK; VN-8978-09
Young-il Pharm
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng
10
22759/QLD-CL (08/12/2015)
VD-11622-10
Minh Dân
Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
Bản tin thuốc Thông tin y học chứng cứ So sánh hiệu quả Tiotropium và Ipratropium bromide trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Cải thiện triệu chứng đau nửa đầu với chế phẩm chứa Riboflavin (vitamin B2), Magnesium và Q10: một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, kiểm soát giả dược, mù đôi đa trung tâm Với mục đích đánh giá hiệu quả của việc dùng chế phẩm chứa VitB2, Mg, Q10 trong việc dự phòng đau nửa đầu, các tác giả tiến hành thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược, đa trung tâm với 130 BN (từ 18 – 65 tuổi) ít nhất 3 đợt đau nửa đầu, được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm trị liệu: nhóm dùng thực phẩm bổ sung và nhóm dùng giả dược. Sau 4 tuần chuẩn bị không dùng liệu pháp dự phòng, BN được đánh giá trước khi phân nhóm ngẫu nhiên và sau 3 tháng điều trị với tiêu chí: số ngày đau nửa đầu, đau do migraine, trở ngại do đau nửa đầu (HIT-6) và đánh giá chủ quan của BN về hiệu quả liệu trình. Kết quả: Số ngày bị đau nửa đầu trong tháng giảm từ 6.2 ngày trong giai đoạn chuẩn bị xuống 4.4 ngày khi kết thúc điều trị với nhóm dùng thực phẩm bổ sung và từ 6.2 ngày xuống 5.2 ngày với nhóm dùng giả dược (p = 0.23). Mức độ đau đầu giảm đáng kể ở nhóm dùng thực phẩm bổ sung so với nhóm giả dược (p=0.03). Điểm HIT-6 giảm 4.8 điểm (từ 61.9 xuống 57.1) ở nhóm dùng thực phẩm chức năng so với 2 điểm ở nhóm giả dược (p = 0.01). Thực phẩm chức năng cũng được đánh giá tốt hơn về hiệu quả so với giả dược (p=0.01). Việc dùng thực phẩm chức năng chứa Mg, Riboflavin và Q10 có ảnh hưởng đến tần suất đau nửa đầu có ý nghĩa thống kê. Những triệu chứng và trở ngại do đau nửa đầu gây ra giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng giả dược ở BN bị đau nửa đầu.
Cập nhật những nghiên cứu so sánh hiệu quả của tiotropium và ipratropium với những bệnh nhânCOPD đang điều trị ổn định trên các mặt: chất lượng cuộc sống, cơn kịch phát, triệu chứng, chức năng phổi và các tác dụng phụ nghiêm trọng dựa vào các RCT từ Cochrane Airways Group Specialised Register of trials (CAGR) và ClinicalTrials.gov cho tới tháng 8/2015. Các RCT so sánh hiệu quả của tiotropium và ipratropium bromide trong ít nhất 12 tuần điều trị ở BN COPD ổn định. So với ipratropium bromide, điều trị bằng tiotropium làm cải thiện chức năng phổi, giảm số lần nhập viện, số cơn kịch phát và tăng chất lượng cuộc sống cho BN, ít tác dụng nghiêm trọng hơn nhưng không có khác biệt đáng kể trong tử vong do bệnh. Do đó, tiotropium làm sự lựa chọn hợp lý cho BN COPD đang điều trị ổn định. Tiotropium phân phối ở VN với 2 dạng biệt dược Spiriva Handihaler và Spiriva Respimat. Một thử nghiệm lâm sàng mù đôi lớn đã tiến hành và cho thấy không có sự khác biệt trong tỷ lệ tử vong trong việc dùng hai dạng bào chế trên (2.5 µg or 5 µg of tiotropium via Respimat và 18 µg via Handihaler) Nguồn: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26391969 Cochrane Database Syst Rev. 2015 Sep 22;9
Nguồn: Charly Gaul1,2*, Hans-Christoph Diener2, Ulrich Danesch3 and on behalf of the Migravent® Study Group. The Journal of Headache and Pain (2015) DOI 10.1186/s10194-015-0516-6.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
9
Bản tin thuốc Dược cảnh giác Tính an toàn của thuốc chứa acid zoledronic Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã đưa ra một số khuyến cáo sử dụng thuốc chứa acid zoledronic, nhằm làm giảm nguy cơ gây hoại tử xương hàm của thuốc, như sau: • Cân nhắc việc bắt đầu điều trị cho bệnh nhân đã có tổn thương mô mềm tại miệng chưa lành. • Đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, cần kiểm tra vấn đề răng miệng của bệnh nhân và cân nhắc giữa lợi ích-nguy cơ trước khi tiến hành điều trị. • Khi đánh giá nguy cơ tiến triển hoại tử xương hàm, cần xem xét các yếu tố: hoạt lực của thuốc, đường dùng thuốc, tích lũy thuốc, các bệnh kèm, hút thuốc lá, các thuốc dùng đồng thời, các bệnh về răng miệng. • Khuyến khích bệnh nhân giữ vệ sinh răng miệng, kiểm tra răng miệng định kỳ. Tính an toàn của thuốc chứa hydroxyzin Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã đưa ra một số thông tin về tính an toàn của thuốc chứa hydroxyzin như sau: • Hydroxyzin có nguy cơ kéo dài khoảng QT và rối loạn nhịp tim, các trường hợp có rối loạn điện giải hay bệnh kèm góp phần gây ra nguy cơ trên, có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, cụ thể liều tối đa như sau: Người lớn: 100 mg/ngày Người già: 50 mg/ngày Trẻ em: <40 kg cân nặng: 2 mg/kg/ngày; >40 kg cần nặng: như người lớn • Chống chỉ định: kéo dài khoảng QT bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh tim mạch, rối loạn điện giải, tiền sử gia đình có người đột tử do bệnh tim mạch, chậm nhịp, đang dùng thuốc gây kéo dài khoảng QT. • Thận trọng: người cao tuổi, nhịp chậm, đang dùng thuốc hạ kali máu.
Tính an toàn của thuốc chứa flunarizin Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã đưa ra một số khuyến cáo mới khi sử dụng thuốc chứa flunarizin như sau: • Flunarizin vẫn có nhiều ưu điểm trong điều trị dự phòng đau nửa đầu cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. • Cần tuân thủ các khuyến cáo về chống chỉ định, nhất là khi bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc có biểu hiện của hội chứng ngoại tháp.
10
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
Thành tựu Hưởng ứng phát động “làm việc bằng cả trái tim” của Tập Đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ năm 2016: Khối dược tập đoàn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của khoa dược bệnh viện (BV). Công tác NCKH được ban lãnh đạo các bệnh viện Hoàn Mỹ quan tâm, duy trì thường xuyên và định kỳ hàng năm. Tuy nhiên trong thời gian qua, duy nhất chỉ có Khoa dược BV HMDN là nơi thực hiện thường xuyên và liên tục hoạt động NCKH, các khoa dược BV khác chưa tham gia hoạt động này. Năm 2016, hưởng ứng chủ trương của Tập đoàn: “Làm việc bằng cả trái tim” khối Dược tập đoàn đã tổ chức đẩy mạnh hoạt động NCKH tại tất cả các Khoa dược trong hệ thống Hoàn Mỹ. Với sự đoàn kết, làm việc theo nhóm, hỗ trợ về chuyên môn giữa các dược sĩ, các Khoa dược đã mạnh dạn đăng ký nhiều đề tài NCKH và các dự án cải tiến chất lượng hoạt động phục vụ bệnh nhân, tăng an toàn và giảm nguy cơ dùng thuốc cho người bệnh, bám sát giá trị cốt lõi “Tất cả vì bệnh nhân”. Nội dung các đề tài NCKH và dự án cải tiến chất lượng (CTCL) của Khối dược năm nay rất phong phú từ cấp cơ sở ở bệnh viện, đến cấp tập đoàn, và có hợp tác giữa bác sĩ điều trị, bác sĩ xét nghiệm, dược sĩ và điều dưỡng (đề tài cấp Sở Y tế, tại BVHM Đà Nẵng). Tóm tắt các đề tài như sau: TT
Tên đề tài, tên dự án
Thể loại (NCKH/ dự án CTCL)
Khoa dược BV thực hiện
Cấp đăng ký đề tài
01
Khảo sát, đánh giá tình hình sai sót thuốc tại các BVHM năm 2016. Chiến lược và giải pháp giảm thiểu sai sót thuốc, tăng an toàn cho bệnh nhân.
NCKH
Dược Tập đoàn (tất cả các BV)
Tập đoàn
02
Đánh giá hiệu quả của giải pháp mới trong quản lý sử dụng VTYT tháng tại BVHMĐN năm 2016.
NCKH
BV. HM Đà Nẵng
BV
03
An toàn sử dụng thuốc có nguy cơ cao
CTCL
BV. HM Sài Gòn
BV
04
Ứng dụng LEAN để cải tiến thời gian cấp thuốc ngoại trú
CTCL
BV. HM Sài Gòn
BV
05
Khảo sát tỷ lệ dùng kháng sinh phối hợp trong điều trị nội trú tại BVHM Minh Hải
NCKH
BV. HM Minh Hải
BV
06
Khảo sát, đánh giá sự hợp lý trong chỉ định dung dịch Albumin tại BVHM Cửu Long năm 2015.
NCKH
BV. HM Cửu Long
BV
07
Cải tiến chất lượng trong quản lý sai sót thuốc ở khâu sao chép y lệnh từ hồ sơ bệnh án sang phiếu lĩnh
CTCL
BV. QT Đồng Nai
BV
08
Triển khai hoạt động tư vấn thuốc tận giường bệnh nội trú
CTCL
BV. QT Đồng Nai
BV
09
Khảo sát, đánh giá sử dụng kháng sinh trong mổ lấy thai ở Khoa Sản BVQT Vinh năm 2016.
NCKH
BV. QT Vinh
BV
10
Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường tại BVHM Đà Nẵng
NCKH
BV. HMĐN (Nhóm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng)
Sở y tế
Việc đồng loạt tất cả các Khoa dược trong toàn hệ thống đều có thực hiện các NCKH và dự án CTCL chứng tỏ sự chuyển mình tích cực của khối Dược Tập đoàn với khao khát nâng cao chất lượng chuyên môn hoạt động dược và khẳng định vai trò quan trọng của dược sĩ trong bệnh viện. Hoạt động NCKH đòi hỏi cần đầu tư nhiều về trí tuệ, thời gian và tâm huyết, các dược sĩ cần làm việc liên tục, học hỏi không ngừng bằng… cả trái tim mình. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ tích cực, sự động viên về mọi mặt của các cấp lãnh đạo BV và Tập đoàn, sự phối hợp của các đồng nghiệp bác sĩ, điều dưỡng để các khoa dược hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An
11
Hà Nội
Nghệ An
B
Bệnh viện Quốc tế Vinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt
n i ể
QĐ. Hoàng Sa
Đà Lạt
Đ ô n
Đà Nẵng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
g
Sài Gòn Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn Đồng Nai Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai QĐ. Trường Sa
Cà Mau
Cần Thơ
Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ HCM | Đà Nẵng | Cần Thơ | Đà Lạt | Cà Mau | Đồng Nai | Nghệ An