Trao quyền cho cộng đồng vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và quản lý rừng bền vững tại Việt Nam

Page 15

rừng này có thể thu lại các diện tích rừng đã giao cho nhóm. Hình thức giao rừng cho nhóm hộ, đính kèm với các lợi ích và có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền đã phát huy được hiệu quả trong bảo vệ rừng. Mô hình 2. Quản lý rừng theo phương thức đồng quản lý tại Andhra Pradesh, Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ thiết lập mô hình quản lý rừng cộng đồng theo phương thức đồng quản lý (Joint Forest Management) bắt đầu từ thập kỷ 90. Tại cấp huyện, chính quyền huyện thành lập Hội đồng bảo vệ rừng với thành viên tham gia là đại diện của các hộ, chủ yếu là nam giới. Bình quân, mỗi Hội đồng được giao quản lý khoảng 2.000 ha. Rừng được giao cho Hội đồng bao gồm các diện tích đất trống, rừng chất lượng nghèo, rừng trồng và một số diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng. Khác với nhóm chủ rừng ở Nepal được giao quyền quản lý và kiểm soát các diện tích rừng được giao, Hội đồng bảo vệ rừng tại Ấn Độ không được trao các quyền này. Là người quản lý Hội đồng, Phòng lâm nghiệp huyện có thể xóa bỏ Hội đồng mà không cần báo trước cho các thành viên hội đồng là đại diện của các hộ tham gia. Ngân sách cho các hoạt động bảo vệ rừng của Hội đồng chủ yếu từ nguồn tài trợ và ngân sách nhà nước và được quản lý trực tiếp bởi Phòng lâm nghiệp huyện. Các quyền được giao cho Hội đồng cũng rất hạn chế, không bao gồm các quyền như khai thác gỗ hoặc sử dụng đất để canh tác. Thành viên của Hội đồng chỉ được nhận tiền công từ Phòng lâm nghiệp cho các hoạt động có liên quan đến bảo vệ và làm giàu rừng. Ngoài ra, họ cũng được chia một phần nhỏ lợi ích khi Phòng lâm nghiệp cho phép các công ty lâm nghiệp nhà nước khai thác gỗ. Nhìn chung, mô hình Đồng quản lý này tập trung vào khía cạnh ‘bảo vệ rừng’, chứ không phải ‘sử dụng rừng’, với các hoạt động hoàn toàn thực hiện theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Mô hình 3. Quản lý rừng cộng đồng tại Kumaon Ấn Độ Mô hình hội đồng quản lý rừng ở vùng Kumaon được hình thành từ thập kỷ 30, khi chính quyền thuộc địa trao các quyền về rừng cho cộng đồng. Khoảng 50% tổng diện tích rừng của vùng đã được giao cho cộng đồng, với tổng số khoảng 3.000 hội đồng tham gia. Diện tích bình quân giao cho mỗi hội đồng khoảng 50 ha, tương đương với khoảng 0,6 ha/hộ. Trong mô hình này, chính phủ vẫn nắm giữ quyền sở hữu rừng và trao quyền sử dụng và hưởng lợi từ rừng cho cộng đồng. Hội đồng được thành lập với sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Lãnh đạo của hội đồng bao gồm 5-9 thành viên, là người được các hộ lựa chọn. Những người này lập kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng, thảo luận và thống nhất kế hoạch này với các hộ thành viên. Hộ vi phạm các quy định này sẽ bị xử lý theo những quy định đã được Hội đồng thống nhất. Khi xảy ra vi phạm, đặc biệt trong trường hợp người vi phạm là người ngoài cộng đồng, Hội đồng có thể nhờ đến sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Các thành viên của Hội đồng được quyền tiếp cận với nguồn lợi từ rừng, bao gồm khai thác gỗ thương mại. Trước khi khai thác, Hội đồng phải lập kế hoạch chi tiết và kế hoạch này cần phải có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Khi kế hoạch được phê duyệt, cộng đồng có toàn quyền quyết định về các hoạt động khai thác, bán gỗ, chia sẻ lợi ích giữa các thành viên sau khi đã đóng đủ các loại thuế, phí cho nhà nước theo luật định. Các hoạt động của cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, như thác gỗ, khai thác nhựa cây được đặt dưới sự kiếm soát chặt chẽ của chính quyền. Mặc dù cùng được gọi dưới cái tên ‘đồng quản lý’ theo hình thức Hội đồng, mô hình này khác với mô hình quản lý rừng cộng đồng ở khu vực Andhra Pradesh (Mô hình 2), bởi cộng đồng được trao quyền hưởng lợi đối với nguồn tài nguyên rừng được giao. Mô hình 4. Quản lý rừng tập thể tại Xinqi, Trung Quốc

14


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.