Báo cáo nghèo đô thị

Page 55

HỘP 15. Cần một cơ chế điều chỉnh thường xuyên mức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội Các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/CP ban hành ngày 13/4/2007 (trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già trên 85 tuổi, người tàn tật, mắc bệnh tâm thần, HIV/AIDS, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ...) đang được nhận khoản trợ cấp quá thấp (mức chuẩn là 120.000 đồng/tháng) so với giá cả sinh hoạt. Tại điều 7 của Nghị định 67/CP đã qui định “khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp“. Do đó, cấp bách cần nâng mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội lên tương ứng với mức lạm phát hiện nay. Lưu ý rằng mức trợ cấp cơ bản cho các đối tượng bảo trợ xã hội (120.000 đồng/tháng) chỉ bằng hơn 20% so với mức lương tối thiểu của công nhân trong doanh nghiệp hiện nay (540.000 đồng/tháng). Cán bộ các địa phương cho rằng cần nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên ít nhất là 200.000 đồng. Ngoài ra, cần nâng. Không chỉ tăng mức trợ cấp bảo trợ xã hội, mà các mức chuẩn nghèo, mức lương tối thiểu, mức luơng hưu, mức hỗ trợ cho các trung tâm bảo trợ xã hội tại các địa phương … cũng cần được tăng tương ứng với mức lạm phát. Hiện nay, hầu hết đối tượng bảo trợ xã hội trong Nghị định 67/CP không áp dụng cho nhóm cận nghèo. Việc tăng chuẩn nghèo sẽ giúp những hộ cận nghèo hiện nay trong diện bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội của Nhà nước. Quan trọng hơn, cần thiết lập một cơ chế điều chỉnh thường xuyên, kịp thời các “chuẩn“ và “mức“ nêu trên trong các năm tới. Người nghèo và cận nghèo, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là những người nhạy cảm nhất với những diễn biến giá cả bất lợi và những rủi ro khác. Do đó, họ cần được sự nâng đỡ của các chính sách hỗ trợ một cách kịp thời nhất để ngày càng bớt đi những “đường hình sin“ trong đời sống.

3.2 Đặc điểm tiêu dùng và mua bán của người nghèo đô thị Mô hình chi tiêu ảnh hưởng đến tác động của biến động giá cả Người nghèo bản xứ ưu tiên cho con em ăn học, tiếp theo là các khoản chi bắt buộc cho sinh hoạt gia đình

Mô hình chi tiêu Trong mô hình chi tiêu của người nghèo bản xứ (có hộ khẩu trong thành phố) và người nghèo nhập cư tại các khu vực đô thị có sự khác nhau về mức độ ưu tiên. Người nghèo bản xứ ưu tiên cao cho chi phí cho con em đi học. Phần tiền còn lại trước tiên là để đảm bảo các khoản chi bắt buộc cho sinh hoạt gia đình như tiền gạo, tiền điện, nước, “hiếu hỷ“, sau đó sẽ được “co kéo“ cho các khoản chi tiêu khác trong gia đình. Hiện nay các khoản chi phí cho con em ăn học ở khu vực đô thị quá lớn, là gánh nặng đáng kể cho những người nghèo và cận nghèo bản xứ. Bên cạnh đó, việc giảm bớt các khoản đóng góp bắt buộc và tự nguyện dưới nhiều hình thức cũng được người nghèo bản xứ quan tâm (xem Hộp 16).

PHẦN 3. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ ĐẾN ĐỜI SỐNG, SINH KẾ NGƯỜI NGHÈO ĐÔ THỊ

53


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.