Báo cáo theo dõi nghèo đô thị - Vòng 3

Page 85

Các thành viên trong tổ xe ôm tự quản còn đóng quỹ để động viên thăm hỏi nhau khi gặp rủi ro, ốm đau... Những hoạt động này giúp tăng tính đoàn kết trong tổ, công việc và thu nhập nhờ đó ổn định hơn (Hộp 19). Tại Kim Chung (Hà Nội), những người chạy xe ôm không hình thành tổ tự quản, nhưng có sự thỏa thuận với nhau một số quy ước như không giành khách, không phá giá... --- “Anh em chạy xe ôm đều khổ nên cũng giúp đỡ nhau. Nếu mình chưa chạy được cuốc nào mà họ chạy được 2-3 cuốc thì họ cũng nhường cho mình. Mình đến hẻm nào mà có anh em đứng đó rồi thì có khách cũng không được bắt” (N.V.C, 67 tuổi, xe ôm, phường 6, Gò Vấp)

HỘP 19. Tổ nhóm xe ôm tự quản tại Hải Phòng Từ năm 1993 tại cổng bệnh viện Nhi Đức (Hải Phòng) có một tổ nhóm xe ôm được thành lập mang tính tự phát có tên gọi “tổ nhóm xe ôm tự quản”. Tổ nhóm này có 12 người sống tại địa phương và đã có thâm niên nhiều năm trong nghề xe ôm. Cách thức hoạt động của tổ đó là chia đều các lượt vận chuyển cho nhau hàng ngày để đảm bảo ai cũng có thu nhập. Do ở vị trí khá thuận lợi nên thu nhập của các thành viên trong nhóm khá ổn định, đạt bình quân 100 - 150.000 đồng/người/ ngày. Các thành viên trong tổ xem ôm tự quản còn vận động nhau đóng quỹ tổ để thăm hỏi nhau khi có thành viên trong tổ gặp ốm đau, rủi ro... Nhờ thành lập tổ tự quản nên các thành viên trong tổ có thu nhập ổn định hơn và có sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong công việc được nâng cao hơn.

“Chơi họ” cũng là một cách tiết kiệm và giúp nhau

Một số người nhập cư làm nghề xe ôm tại phường Lãm Hà (Hải Phòng) còn tham gia “chơi họ” với anh em họ hàng hoặc những người cùng quê. Đây cũng là một hình thức tiết kiệm - tín dụng vi mô phi chính thức mà người nghèo nhập cư có thể dựa vào. --- “Hai vợ chồng có chơi họ với những người anh em, họ hàng. Số người tham gia chơi họ là 14 người, mỗi tháng đóng 600 ngàn, mỗi vòng kéo dài trong 1 năm. Khi nào mình cần thì mình lấy ra trước đề sử dụng. Nhà mình thường lấy đầu năm hoặc cuối năm để đóng học cho con. Nếu đến dịp đóng cho con mà chưa đến lượt lấy thì phải vay mượn anh em. Đến khi nào rút tiền chơi họ thì trả lại” (N.V.Q, xe ôm phường Lãm Hà, Hải Phòng)

2.4 Nhóm xích lô Xích lô là nhóm đặc thù chỉ được khảo sát tại phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng), do có sự sinh sống tập trung của nhóm này tại một điểm quan trắc nghèo đô thị. Người chạy xích lô chủ yếu phục vụ các công trình xây dựng

2.4.1 Đặc điểm nhóm, điều kiện sống và hành nghề Người làm nghề xích lô sống tập trung tại tổ dân phố 14 (tổ dân phố 30 cũ), trình độ văn hóa hạn chế và không có tay nghề gì khác. Công việc chính của nhóm xích lô là chở phế thải và vật liệu xây dựng. Họ thường đứng chờ việc tập trung thành nhóm tại

73 THEO DÕI NGHÈO ĐÔ THỊ THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA Phần II - Các nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thương

--- “Tổ xe đã thành lập từ năm 1993, do anh em tự đứng lên thành lập, tự dàn xếp với nhau trong việc chạy xe đảm bảo trong ngày ai cũng có lượt chạy. Xa hay gần, nhiều hay ít do là may mắn của mình. Người tham gia tổ xe đều là người ở nhà gần đó, làm lâu năm nên những người làm xe ôm từ nơi khác không vào khu vực của tổ được. Hàng tháng mỗi người đóng quỹ tổ xe ôm là 15.000 đồng để thăm hỏi, động viên nhau khi ốm đau”


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.