dvsl

Page 26

26

Đại Việt Sử Lược - Quyển I

Chép Về Nhà Đinh Đinh Tiên Vương Tên húy là Bộ Lĩnh2, người ở động Hoa Lư3. Lúc nhỏ mồ côi (cha), vương cùng với mẹ và 5 bà lão vào ở trong núi, bên cạnh ngôi đền thờ thần. Ngoài cửa có bụi sen núi. Dấu của loại ốc sên bò trên lá sen thành chũ Thiên tử. Vương lúc nhỏ thường cùng bọn chăn bò ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn lên làm trưởng. Chúng lấy lễ quân thần để theo giúp vương. Những lúc cùng nhau chơi giỡn thì bọn trẻ đâu tay làm ghế ngồi để khiêng vương. Lại lấy cờ bông lau4 cho cầm đi trước dẫn đường. Có kẻ tả hữu theo bên, biểu tượng nghi vệ của bậc Thiên tử. Lúc rảnh rổi bọn trẻ lại giục nhau đi nhặt củi để cung cấp cho vương như cách nạp thuế vậy. Chiều về, bà mẹ của Vương thấy vậy vui mừng mới nấu thịt heo cho ăn. Các bậc già cả trong làng đều kháo nhau rằng: "Đứa trẻ này có cái khí lượng, cái nghi dung phi thường ắt có thể giúp đời, đem lại yên lành cho dân. Bọn chúng ta nếu không sớm theo về, ngày khác ắt hối lại thì đã muộn". Rồi thúc giục con em đi theo Vương. Tại sách (làng)5 Tế Áo, chú6 của Vương một mình chiếm giữ, chứ không chịu theo về. Vương thôi thúc quân lính đến đánh, không thắng được. Thua chạy đến vũng Đàm Gia, cầu gãy, Vương bị vây hãm giữa chổ bùn lầy. Ông chú muốn đâm Vương, thì bổng thấy hai con rồng vàng che trên mình Vương. Ông chú sợ hãi rút lui rồi đầu hàng. Lúc bấy giờ ở trong cõi không có chúa. Vương nghe Trần Minh Công là người giỏi mà không con nối dòng mới sang xin nương nhờ. Trần Minh Công nhìn qua một lượt biết Vương là người có khí lượng lớn mới nuôi làm con mình. Trần Minh Công đem binh l1inh của ngài giao hết cho Vương (Đinh Bộ Lĩnh) rồi sai đi đánh 12 sứ quân7 và đều được dẹp yên. Năm Mậu Thìn (năm 968- ND) Trần Minh Công chết. Dân chúng ở kinh phủ, lại, đa số đều theo về với Vương. Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai bảo (năm Mậu Thìn- 968- ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ8, Vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc9 và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế1.

1

Đặc biệt mỗi sứ quân trong sách này được viết ghép cái họ với tên hiệu, thứ đến mới chép tên. Cho nên Tam Chế là tên tự xưng của Kiểu Công Hãn, Thái Bình là danh xưng của Nguyễn Khoan vậy.

2

Đinh Bộ Lĩnh: con ông Đinh Công Trứ. Vào đời Dương Đình Nghệ và Ngô Vương Quyền, Đinh Công Trứ giữ chức Thứ sử Hoan Châu. Đinh Bộ Lĩnh sớm mồ côi cha, ở với mẹ, sau đến nương nhờ sứ Trần Minh Công tức là Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (tỉnh Thái Bình). Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người uy nghiêm, khôi ngô và có chí khí, Trần Minh Công cho giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh kéo binh về ở động Hoa Lư, chiêu mộ binh sĩ và ra sức hàng phục và đánh dẹp được 11 sứ quân.

Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đặt tê nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại thành Hoa Lư. 3

Hoa Lư: nơi sanh trưởng của Đinh Bộ Lĩnh thuộc sơn vận xã Uy Viễn và xã Uy Tế huyện Gia Viễn (trước là Lê Bình tỉnh Ninh Bình. Lòng động phẳng và rộng, chung quanh có núi vây bọc như bức tường thành.

4

Lư Hoa: Hoa Lau. Các loại bông, lau, bông cây ngô (bắp) dân quê ta gọi kà cờ bông lau, cờ bắp.

5

Sách: thôn làng có hàng rào chung quanh để đem hôm ngăn chặn kẻ đạo trộm gian tà.

6

Chú của Đinh Bộ Lĩnh tên là Đinh Dự.

7

Trần Minh Công là người quản lãnh một trong 12 sứ quân. Vậy khi Trần Minh Công giao hết binh lực cho họ Đinh và sai đi đánh dẹp thì chỉ đánh 11 sứ quân còn lại.

8

Xem chú thích số (176) phần chép về Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương.

9

Xã Tắc: xã là Thổ thần hay Thần Hậu thổ tức thần giữ đất, tắc là Cốc thần hay Thần Nông, tức thần cho được mùa, Thần trông coi về nông nghiệp. Ngày xưa dựng nước lấy dân làm trọng. Dân cần đất, sợ mất đất vua dựng đền để tế thần đất. Dân cần lúa, vua lập đền để thờ Thần Nông. Theo kinh lễ: Vua tế Nam giao (tế trời ) còn chư hầu tế Xã tắc. Xưa, mỗi khi đánh thắng kẻ địch, người ta hay phá đền Xã Tắc, chủ tâm là phá nơi thiêng liêng sùng kính của kẻ địch. Vì thế nên về sau chữ Xã Tắc dùng để chỉ về


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.