6 minute read

1.2.2. Nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

62

- Thứ hai, xét về nội dung, truyện cổ tích phản ánh đời sống tự nhiên và xã hội. Truyện cổ tích thể hiện ước mơ của con người về một xã hội công bằng, bình đẳng, nơi đó có tình yêu và hạnh phúc, không còn áp bức, bóc lột. - Thứ ba, xét về nghệ thuật thì truyện cổ tích chủ yếu sử dụng nghệ thuật hư cấu để xây dựng nên các nhân vật như ông Bụt, Đức Phật, người anh hùng,…

Advertisement

Qua đó, chúng ta có thể hiểu truyện cổ tích là loại truyện cổ dân gian ra đời vào thời kỳ nguyên thủy, được quần chúng nhân dân sáng tác trong quá trình lao động sản xuất, thuộc loại hình tự sự, mang nghệ thuật hư cấu và có nội dung phản ánh đời sống xã hội cùng với những ước mơ về một xã hội tươi đẹp.

1.2.2. Nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam

Trong lịch sử văn học Việt Nam, ở vào thời phong kiến thì văn học chữ Hán đã phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí lớn và đã được coi là văn học chính thống; nhưng ngược lại, có một dòng văn học khác ra đời rất sớm, tồn tại song song với văn học bác học nói trên chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, bao gồm những sáng tác của quần chúng nhân dân, xưa kia gọi là văn học bình dân, gần đây gọi là văn học dân gian.

Văn học dân gian Việt Nam phát triển, có được sức sống hết sức dồi dào là do nó đã tái sinh thêm một lần nữa hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ của cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân lao động. Chính nhân dân là những người đã dựng nên quê hương và đất nước. Làng nước là hình ảnh cụ thể của quê hương và Tổ quốc. Mỗi làng của ta thời xưa là một nước Việt Nam thu nhỏ lại, vì nó là một đơn vị hoàn chỉnh về kinh tế, chính trị và văn hóa. Những sáng tác văn học dân gian của nhân dân phản ánh sinh hoạt và lao động sản xuất của nhân dân, đồng thời cũng là sáng tác tập thể và được truyền miệng. Những câu chuyện đã được truyền tai nhau từ làng này sang làng khác, từ thế hệ này đến thế hệ sau, việc sửa chữa, thêm bớt cũng ngày một hoàn chỉnh.

63

Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian đặc biệt, bản thân nó có một sức sống mãnh liệt, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Ngoài việc kế thừa truyền thống của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích còn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành các thể loại kề cận với nó, như truyện ngụ ngôn, truyện cười và giai thoại dân gian.

Thể loại truyện cổ tích đã có từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại nên ở đầu mỗi câu chuyện hay gắn liền với từ “Ngày xửa, ngày xưa…”, những dấu ấn nghi lễ của tín ngưỡng dân gian, sự xuất hiện của thế giới tâm linh với nhiều điều kỳ lạ đã phần nào thể hiện nguồn gốc cổ xưa của truyện cổ tích. Tính chất truyện ở dạng truyền miệng lại dễ hiểu với các độc giả, ai cũng có thể hiểu được nội dung, những bài đạo đức trong mỗi câu chuyện. Dân tộc nào trên thế giới cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Truyện cổ tích của các nước giống nhau, các cốt truyện và phương thức phản ánh có tính chất hoang đường, kì ảo, thể hiện quan niệm của dân gian về truyện kể và ý nghĩa của chúng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.

Có thể nói, truyện cổ tích được sản sinh trong một giai đoạn lịch sử kéo dài; ở nước ta hơn hai nghìn năm dưới chế độ phong kiến kể từ sau khi nước Âu Lạc bị xâm lược, là thời đại của truyện cổ tích. Truyện cổ tích chủ được yếu sản sinh trong thời kỳ phong kiến. Trong thời kỳ này, tôn giáo phát triển mạnh mẽ. Các tôn giáo đã dùng nhiều hình thức để tuyên truyền thế giới quan của mình và đã không quên hình thức kể truyện dân gian.

Truyện cổ tích là thể loại thuộc sáng tác dân gian được nhiều thế hệ biết đến nhất. Vẻ đẹp của nó tỏa sáng lung linh suốt dọc cuộc đời của mỗi con người. Những giá trị thẩm mỹ của truyện cổ tích không chỉ bộc lộ qua tri giác, cảm xúc nghệ thuật của người nghe, người kể, người đọc mà còn hết sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.

64

Sự hình thành truyện cổ tích luôn tuân theo hai xu hướng đối lập: Xu hướng lịch sử hóa, đây là xu hướng cho rằng truyện có thực và xu hướng khái quát hóa, cho rằng truyện điển hình cho rất nhiều hoàn cảnh cũng như sự việc trong đời sống xã hội.

Trong xã hội luôn xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột: “Người giàu người nghèo, ông chủ - đầy tớ, con chung - con riêng. Sự chuyển biến của đời sống xã hội đã dẫn đến sự xuất hiện những nạn nhân mới: người mồ côi, người đàn bà góa, người đi ở, làm thuê,… kèm theo nó là những mâu thuẫn xung đột trong lòng xã hội, trong từng gia tộc, gia đình vì bỡ ngỡ với những hình thức xã hội mới, cuộc đấu tranh của cái cũ trong lòng xã hội mới lại đưa đến những bi kịch mới (bi kịch hôn nhân, gia đình: đa thê, hôn nhân một vợ một chồng, quan hệ thừa kế,…” [89, tr. 113]. Khi đó truyện cổ tích ra đời như là một hình thức nghệ thuật nhằm lý giải các vấn đề xã hội đó theo xu hướng bảo vệ, bênh vực cho những nạn nhân của xã hội trước sự thay đổi lớn lao của đời sống mà con người rất dễ bị đẩy vào những hoàn cảnh bi kịch.

Truyện cổ tích là một trong số những thể loại lớn của loại hình tự sự dân gian, có quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bắt nguồn từ “ngày xửa ngày xưa” và vẫn được tái tạo ở các thời đại sau. Có những truyện cổ tích ra đời trong thời kỳ thần thoại hưng thịnh (loại truyện cổ tích thần kì), tuy nhiên phần lớn truyện cổ tích ra đời sau thời kỳ thần thoại, khi chế độ thị tộc tan rã đã được thay bằng chế độ nhỏ lẻ. Vì thế, một mặt, truyện cổ tích kế thừa những quan niệm biểu tượng của thể loại thần thoại; mặt khác, đảm nhận chức năng thay thế thể loại thần thoại, hướng tới sự phản ánh, luận giải các hiện tượng xã hội đặt ra trong thời đại của nó [Xem: 89, tr. 113].

Như vậy, nguồn gốc chính của truyện cổ tích ra đời trong lòng xã hội nguyên thủy và phát triển mạnh ở xã hội phong kiến. Truyện cổ tích Việt Nam là sự phản ánh cuộc sống xã hội Việt Nam ngày xưa, là những sự kiện vô cùng

This article is from: