Hướng Đi 78

Page 98

MUÏC SÖ ÔI? Kể từ Mùa Xuân năm nay, toà soạn Hướng Đi sẽ lần lượt chia sẻ niềm hy vọng của chúng tôi, những Tín Hữu Tin Lành, những người đang tin thờ Đức Chúa Trời và sống thực hành theo lời của Ngài trong Kinh Thánh. Chúng tôi may mắn tìm được một nguồn tri thức phong phú và hữu ích cho đời sống tâm linh của người tin thờ Chúa trên khắp thế giới. GOTQUESTIONS.ORG. Chúng tôi muốn lần lượt giới thiệu đến các bạn đọc một số các câu hỏi và câu trả lời. Các bạn có thể tìm đọc thêm trong gotquestions.org/viet để tìm hiểu thêm các câu hỏi và câu trả lời khác mà các bạn quan tâm. MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

Câu hỏi: Trả lời: Câu hỏi liệu rằng có sự tranh luận thuyết phục về sự tồn tại của Chúa hay không đã được tranh luận xuyên suốt lịch sử với những con người cực kỳ thông minh trong cả hai phe của cuộc tranh luận. Trong thời gian gần đây, những sự tranh luận chống lại khả năng tồn tại của Chúa đã tiến đến một tinh thần chiến đấu mà buộc tội bất kì ai tin Chúa là bị lừa và phi lý. Karl Marx cho rằng bất kì ai tin Chúa là mắc phải một sự rối loại tinh thần dẫn đến suy nghĩ không có căn cứ. Chuyên gia về tâm thần học Sigmund Freud đã viết rằng một người tin vào Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa là bị lừa và chỉ giữ niềm tin đó dựa vào một nhân tố “sự đáp ứng lòng ao ước” là điều mà Freud cho là một quan điểm vô lý. Nhà triết học Frederick Nietzsche nói thẳng thừng rằng đức tin cũng giống như việc không muốn biết điều gì là sự thật. Tiếng nói của ba nhân vật này trong lịch sử (cùng với những người khác) bây giờ chỉ được nhắc lại như vẹt bởi một thế hệ mới của những người theo thuyết vô thần tuyên bố rằng đức tin nơi Chúa là không có cơ sở về mặt trí thức. Vậy quan điểm này có đúng không? Có phải đức tin nơi Chúa là một quan điểm không thể chấp nhận được là có lý để giữ không? Có sự tranh luận hợp lý và có cơ sở về sự tồn tại của Chúa không? Ngoài sự chứng nhận của Kinh thánh thì có thể có một quan điểm về sự tồn tại của Chúa mà bác bỏ những quan điểm của những người theo thuyết vô thần trong quá khứ lẫn hiện tại cũng như đưa ra bằng chứng có thẩm quyền về đức tin nơi Đấng tạo hóa không? Câu trả lời là có thể. Hơn nữa, trong sự chứng minh giá trị của sự tranh luận về sự tồn tại của Chúa, thì quan điểm của thuyết vô thần được cho thấy là không đủ mạnh về mặt trí thức. 98

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Để đưa ra một tranh luận về sự tồn tại của Chúa, chúng ta phải bắt đầu bằng việc hỏi những câu hỏi đúng. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi siêu hình cơ bản nhất: “Tại sao chúng ta có một điều gì đó thì hơn là không có bất cứ điều gì?” Đây là câu hỏi cơ bản về sự tồn tại – tại sao chúng ta ở đây, tại sao trái đất ở đây, tại sao vũ trụ ở đây hơn là không có cái gì? Bình luận về quan điểm này, một nhà thần học đã nói, “Trong một ý nghĩa nào đó con người không hỏi câu hỏi về Chúa, nhưng sự tồn tại thực sự của Ngài đã dấy lên câu hỏi về Ngài.” Trong lúc xem xét câu hỏi này, thì có bốn câu trả lời hợp lý tại sao chúng ta có một điều gì đó thì hơn là không có bất cứ điều gì: 1.Thực tại là ảo giác. 2.Thực tại là/đã tự tạo nên. 3.Thực tại là tự tồn tại (đời đời). 4.Thực tại được tạo nên bởi một điều gì đó tự tồn tại. Vậy, giải pháp nào là hợp lý nhất? Hãy bắt đầu với thực tại chỉ là một ảo giác, là điều mà nhóm tôn giáo phương Đông tin tưởng. Sự lựa chọn này bị bác bỏ cách đây nhiều thế kỷ bởi nhà triết học Rene Descartes, là một người nổi tiếng với lời phát biểu “Tôi tư duy nên tôi tồn tại.” Descartes, cũng là một nhà toán học, tranh luận rằng nếu ông đang tư duy thì ông phải “tồn tại”. Nói cách khác, “Tôi tư duy nên tôi không phải là một ảo giác”. Ảo giác đòi hỏi một điều nào đó kinh nghiệm ảo giác và hơn nữa bạn không thể nghi ngờ sự tồn tại của chính bạn nếu không chứng minh được sự tồn tại của bạn, đó là một sự tranh luận thất sách. Vậy khả năng thực tại là một ảo giác bị loại trừ. Tiếp theo là sự lựa chọn về thực tại là tự tạo nên. Khi chúng ta học triết học, chúng ta học về những lời phát biểu “giả phân tích” có nghĩa là chúng


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.