Tạp chí Kiến trúc & Đời sống - 141 (02/2018)

Page 27

bàn chuyện tử tế

hệ mai sau. Kiến trúc xanh nổi lên không chỉ như một hồi chuông thức tỉnh mà còn là cơ hội để nền kiến trúc thế giới có thể trở nên lành mạnh hơn, tử tế với thiên nhiên và với chính con người. Kiến trúc tử tế với thiên nhiên: để giảm thiểu tác động lên môi trường, giải pháp phổ biến nhất chính là lựa chọn vật liệu “xanh” hơn - dễ dàng phân hủy và quy trình khai thác chế tạo không tạo thêm gánh nặng ô nhiễm. Những vật liệu như tre, gỗ, đá, thậm chí là bùn đất được tìm đến như một giải pháp thay thế cho các nhiên liệu khai khoáng, hóa thạch. Đi xa hơn nữa, sự tử tế ấy còn được thể hiện trong việc ứng dụng yếu tố bản địa như thổ nhưỡng khí hậu, truyền thống xây dựng và cả môi trường văn hóa sinh hoạt. Con người sử dụng kiến trúc như một cách để thích nghi hiệu quả hơn mà không làm phương hại đến tự nhiên. Kiến trúc tử tế với con người không chỉ lấy nhu cầu con người làm trọng tâm xây dựng mà còn tạo dựng cơ hội để chúng ta có thể hòa nhập tương tác cùng môi trường sống tự nhiên, hơn là sống tách biệt khỏi đó. Những công trình sinh thái có khả năng thỏa mãn tối đa nhu cầu tiện nghi hiện đại và mở ra lối sống tích cực, bớt khô khan công nghiệp hơn. Chúng hướng ta về sự tĩnh lặng trong tâm tưởng, suy xét đến vị trí và ảnh hưởng tương tác giữa thiên nhiên - con người: rằng chúng ta vẫn là một phần của vòng tròn lớn. Hiện tại, việc cân bằng được giữa hai mục tiêu tử tế với thiên nhiên và tử tế với con người vẫn còn rất nhiều thử thách. Nhưng chúng tôi xin được điểm qua một vài kiến trúc sư nổi bật trong lĩnh vực này khi mà các công trình của họ không chỉ thân thiện với tự nhiên mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu con người một cách rất nhân văn, tận tâm. Kengo Kuma là một kiến trúc sư tác giả người Nhật nổi tiếng với tư duy Anti-Object: rằng kiến trúc nên thật sự hòa nhập thậm chí “biến mất” vào trong cảnh quan. Các công trình của ông mang dáng hình phóng khoáng, không khuôn khổ ràng buộc với sự ứng dụng tài tình từ vật liệu gỗ. Theo ông, kiến trúc không nên có hình dạng vật thể mà nên xuất hiện như một sự nguỵ trang để tồn tại giữa thiên nhiên, có như vậy thì mới không gây gián đoạn nhịp điệu chung của tổng thể. Đó được xem như một cách xây dựng thể hiện sự tôn trọng của con người đến thiên nhiên. Cung cách xây dựng đó còn cho thấy sự khiêm

Ảnh trên Léo Surgical Clinic & Health Center là một trung tâm phẫu thuật và y tế. Vẫn mang phong cách xây dựng đặc trưng của Kéré, nơi này được tạo thành từ gạch đất nặn để giảm thiểu tối đa tác động lên hệ sinh thái. Phần lớp cách nhiệt trên cao cho phép công trình hấp thụ không khí mát lạnh buổi đêm và tỏa ra vào ban ngày giữ cho nơi này luôn mát mẻ dễ chịu. Ảnh: kere-architecture.com Ảnh giữa Trung tâm Văn hóa Du lịch Asakusa với mặt tiền xếp gỗ độc đáo và nền nã nổi bật giữa các công trình bêtông, nhôm, kính khác. Ảnh: Takeshi Yamagashi Ảnh dưới TSunnyHills ở Minami-Aoyama mang hình thù đặc trưng cho phong cách “kiến trúc tan biến” của Kengo Kuma. Ảnh: © Daici Ano

KT&ĐS THÁNG 2.2018

25


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.