Luan van tot nghiep thich nu lien hoa

Page 129

Luaän vaên toát nghieäp

Thích Nöõ Lieân Hoøa

con dao hai lưỡi. Một lưỡi chỉ là sự thành tựu khiêm tốn của nó. Một lưỡi nó cắt xẻ tan nát giá trị đạo đức con người, do ứng dụng theo sự chi phối của tham lam và ích kỷ, khiến cho con người dùng sản phẩm làm ra không bảo đảm chất lượng phải chết một cách đột ngột do ngộ độc thức ăn, hay mắc phải bệnh tật phải chết dần chết mòn theo năm tháng; do trong những thực phẩm có nhiều chất gây hại cho sức khỏe… Gần đây, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của con người bị đe dọa đến mức báo động. Thế nên, người làm kinh tế phải hết sức thận trọng không vì sức mạnh của đồng tiền mà làm hại tính mạng của đồng loại. Làm hại tính mạng của đồng loại cũng là hại mình và phải nhận lấy hậu quả khó lường được. Đức Phật cũng như Tâm lý học Phật giáo thừa nhận rằng thật khó để có một đời sống ổn định an vui trong một hoàn cảnh nghèo khó;“Đối với những gia chủ trên thế gian này nghèo là khổ đau”146 hay “nghèo khó giống như lòng tham góp phần vào tội phạm và bất ổn xã hội”147. Vì vậy, nên việc làm kinh tế là không thể thiếu trong đời sống con người. Vì sự tác hại của nghèo khó cũng đưa con người đến khổ đau cần phải tìm giải pháp khắc phục để vượt qua, nhưng làm kinh tế phải có đạo đức. Những người lãnh đạo một tổ chức kinh tế phải biết vận dụng ý thức của mình để phát minh tạo ra những sáng kiến hoặc giải pháp kịp thời để áp dụng vào trong kinh doanh. Ngoài ra tổ chức phải được giám sát chặt chẽ nhằm chặn đứng những hành vi bất thiện, phi đạo đức trong kinh doanh thì mới mong có được tổ chức kinh tế phát triển, lợi ích cho cá nhân và xã hội. Điều này đã được chứng minh, vào triều đại nhà Trần, đã ứng dụng Tâm lý học Phật giáo vào việc làm kinh tế và kết quả là “không có một giai đoạn nào trong lịch sử trung đại Việt Nam mà kinh tế công thương nghiệp và thành thị lại phát triển như vậy, lại được nhà nước phong kiến mở mang như vậy. Thương nhân được tự do kinh doanh, tầng lớp đại thương trở thành tầng lớp tiến bộ nhất trong xã hội ở các thế kỷ XIIXIV148. Liên quan đến vấn đề ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế, Tâm lý học Phật 146

(Tăng chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya), tập III, tr. 350). Trường Bộ Kinh III, tr. 65,70. 148 Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện sử học, tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần Hà Nội 1981, tr. 296. 147

- 121 -


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.