Hoa Ðàm số 9, 2013

Page 7

chuyên tu niệm Phật và hoằng truyền pháp môn này không mệt mỏi, ông đã có số quần chúng nhất định. Hậu duệ của Sinran, tất nhiên là với tư cách người cư sĩ, với tư tưởng chuyên Niệm Phật và để khu biệt với Tịnh độ tông, tông phái này tự nhận là Tịnh Độ Chân Tông. Tông phái này của Sinran tồn tại từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19, trong khoảng thời gian dài đó, các tông phái khác của Phật giáo Nhật Bản vẫn lập tông, tồn tại và phát triển giáo học không ngừng, đặc biệt là sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Thiền tông. Khi đề cập đến việc thế tục hóa Tăng già Nhật Bản nhiều người đã nghĩ ngay đến tông phái của Sinran, người viết cho rằng ông đã tạo ra một bước ngoặt trong Phật giáo Nhật Bản nhưng không phải là chính nhân làm thay đổi diện mạo Tăng già. Bởi vì, tông phái này tồn tại từ thế kỷ 13, các tông phái khác vẫn giữ được sự thanh tịnh của Tăng già và chùa viện cho đến cuối thế kỷ 19. Hơn nữa, tông phái này vẫn khẳng định rõ ràng mình là cư sĩ có gia đình, tu theo pháp môn “dị hành đạo”, không phải hình thức “người xuất gia”. c. Chính sách mới của chính phủ và thái độ của Tăng già trước thời đại mới: Có thể nói, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời gian tạo ra nhiều sự biến đổi nhất của xã hội Nhật Bản trong đó có Phật giáo. Sau lệnh “Thần Phật Phân Ly” (1867) của Meiji Isin (

明治維新), chính phủ này dọn đường cho một tôn giáo mang tính chính trị mới là Thần Đạo, lấy nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ thần trong nhân gian. Lệnh Thần Phật phân ly không chỉ đơn thuần tách tín ngưỡng nhân gian ra khỏi Phật giáo, mà dưới tác động của chính trị nghiêng về Thần đạo, đã dấy lên phong trào “Phế Phật Hủy Thích”, Thần Đạo thay vì chuyển mình từ tín ngưỡng sang tư cách tôn giáo thì đã trật vào hình thức chính trị. Hình thức tôn giáo chính trị này được các nhà nghiên cứu đánh giá là chính nhân đưa Nhật Bản bước vào tham gia chiến tranh thế giới. Người ta đã cố gắng đi tìm một thứ gọi là quốc thể và cho là nó ở trong Thần Đạo, nhưng tất nhiên không thể đáp ứng được điều này, Phật giáo tất nhiên không thể là quốc thể của người Nhật, nhưng tách Phật giáo ra để đi tìm quốc thể là điều khiên cưỡng, bởi nền văn hóa và văn minh Nhật Bản được ghi nhận là bắt đầu từ thế kỷ thứ 6, nghĩa là kể từ khi Phật giáo được truyền đến. Thần đạo quốc gia tồn tại từ thời Meiji trải Taisho đến Showa thứ 20 (1945), sau khi Nhật thất bại thảm hại với hai quả bom nguyên tử, người ta nhận ra tôn giáo và chính trị cần phải tách bạch, Thần đạo quốc gia bị tuyên bố xóa bỏ, Thần đạo quay về ý nghĩa tín ngưỡng nhân gian vốn có, chấm dứt chế độ tôn giáo chính trị trong xã hội Nhật Bản. Trong gần một thế kỷ,

chính sách Thần đạo quốc gia đã gây ra nhiều biến động trong các ngôi tự viện, chùa chiền trở nên ít người lui tới, Tăng sĩ không còn được coi trọng như trước đây. Dưới làn sóng xao động của chính trị xã hội, người ta quan tâm nhiều hơn đến những thành quả kinh tế-vật chất, các vị Tăng đã hướng theo xu thế chính trị xã hội đương thời, không giữ được con thuyền qua con sóng dữ. Bên cạnh đó, Tịnh Độ Chân Tông với hình thức cư sĩ đã hoạt động tích cực vào các lãnh vực. Tu sĩ của các tông phái khác bắt đầu nghĩ đến thân phận của mình trước những trào lưu mới, thêm vào đó, họ không có giới luật để ràng buộc, không có kết quả thích hợp với họ trong sự khổ luyện nghiêm khắc, và đặc biệt là sự bàng quan của tín đồ tại gia. Các tông phái thuộc Thiền tông vốn được coi là chuẩn mực trở nên cứng nhắc trong việc tiếp Tăng độ chúng và truyền bá Phật pháp trong thời rối ren, không linh hoạt trong thời đổi mới. Khi những tinh hoa của Phật giáo Nhật Bản bước ra cùng thế giới với những đóng góp đáng kể của các vị Tăng mang đến cho thế giới biết về một nền văn hóa Zen Buddhism đặc sắc của Nhật Bản, cũng là khi Tăng sĩ trong nước bắt đầu bước đến con đường thế tục hóa Tăng già và tự viện của mình. Con đường thế tục hóa Tăng già tất nhiên khi nào ban đầu cũng với những lý do cao thượng, có thể đó là ý hướng “Phật giáo

hóa xã hội”, nhưng ngõ rẽ này đã biến thành “xã hội hóa Phật giáo”. Và đã có sự khởi đầu thì ắt sẽ khó lòng quay lại. Người hảo tâm xuất gia ngày một ít đi, những ngôi chùa cần có người trông coi trở nên mặc nhiên chấp nhận hình thức Tăng sĩ mới. Khi tự viện không còn chúng Tăng, thay vì chùa là nơi tu học thì chỉ còn một chức năng cúng bái, trú trì chùa sẽ làm công việc này như kế sinh nhai, trong quy luật có cầu thì có cung của xã hội, tất nhiên kể từ đây vị trí xã hội của những thành phần này không thể còn có giá trị như xưa, người ta luôn kính Phật nhưng “kính Phật” không còn đi chung với từ “trọng tăng”. Giai đoạn thế tục hóa Tăng già và tự viện cũng là lúc giáo lý Phật giáo được truyền đi bằng một phương hướng mới, khi giá trị đức hạnh của Tăng sĩ không còn, nhu cầu học Phật của người Nhật trong thời đại đã tạo nên một hướng đi mới cho Phật giáo đối với dân tộc có truyền thống Phật giáo lâu đời này. Thay cho tự viện là trường học, thay cho các buổi thuyết pháp là các ấn phẩm sách báo Phật giáo. Nhu cầu học Phật của người dân Nhật rất lớn và Phật học ở đất nước này là một ngành có ưu thế trong hệ khoa học xã hội và nhân văn.

2. Bài học nào có thể rút ra Bài học của Phật giáo Nhật Bản cho thấy sự biến dạng của Phật giáo được xác tín rõ ràng nhất là thời

kỳ xã hội biến động về chính trị và làn sóng đổi mới trong giai đoạn cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20, trải qua cuộc thử lửa ấy Phật giáo đã không mất trong lòng dân tộc Nhật nhưng giá trị Tăng sỹ đã hoàn toàn thay đổi, giá trị biểu trưng sống động nhất của Phật giáo biến dạng thì tất nhiên giá trị Phật giáo trong xã hội mang một ý nghĩa khác. Nói đến một bài học cho Phật giáo Việt Nam trong trường hợp này hẳn là điều khiên cưỡng, vì Việt Nam, với những yếu tố đặc sắc và cơ bản của mình thì chắc chắn không thể xảy ra một điều tương tự. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác tín được một số yếu tố chủ chốt từ sự thất bại này. a. Giới luật là thể tính của Tăng: Điều đầu tiên ta cần khẳng định, từ thế kỷ thứ 9, Tăng Nhật bản đã không thọ trì giới tỳ-kheo. Từ việc không hay biết, không thọ trì giới tỳ-kheo đến việc lập gia đình là khoảng cách hoàn toàn có thể giao nhau khi Phật giáo bước vào giai đoạn thử lửa. b. Trân trọng, quan tâm và đáp ứng đủ nhu cầu cống hiến của giới cư sĩ tại gia: Đây một nguồn nhân lực lớn, cả tầng lớp cư sĩ trí thức và cả những thành viên không thể giữ trọn vẹn đời sống phạm hạnh của thiền môn. Sự chỉ trích, bài xích và mặc tẩn là cách nhanh nhất làm đoàn thể tứ chúng tan rã, tạo ra những giá trị trái chiều. xem trang 8

tiếp theo trang 1

PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA Phần đông các ngài có mặt hôm nay chắc chắn đều nhớ rằng bao nhiêu kinh luận Phật giáo đều dạycho chúng ta một điều khó quên đối với bất cứ ai muốn nói một cái gì trước đám đông quần chúng. Hiển nhiên các ngài có thể đoán được tôi muốn nói gì? Không phải thế. Tôi không muốn sử dụng những thuật ngữ Phật giáo quá đẹp như ái ngữ, chân ngữ, như thực ngữ, bất cuống ngữ, vân vân. Tôi chỉ muốn dùng đôi ba chữ bình thường mà tôi đã học được trong kinh Phật; điều đáng nhớ nhất là thế này, đối với người muốn nói trước đám đông quần chúng: khi mình chịu khó tu hành đàng hoàng một chút thôi thì mình sẽ không bao giờ cảm thấy rụt rè sợ hãi lúc đứng nói trước công chúng. Tất nhiên, chúng ta cũng cần hiểu điều đáng nhớ này một cách sáng suốt hơn nữa và đúng hơn nữa cho được “liễu nghĩa kinh.” Không phải ăn nói thao thao bất tuyệt và rất là hùng biện, vững vàng, dứt khoát, rành rẽ, hấp dẫn, biết pha trò đúng lúc, tự tin trọn vẹn, học thuộc bài đúng theo loại sách “học làm người” như những quyển sách có tên khêu gợi như “Nghệ thuật nói trước quần chúng”, “Ðắc

nhân tâm”, “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, vân vân, thì có nghĩa ngây thơ rằng mình đã thực hiện được điều đáng nhớ trong kinh Phật; có thể tóm tắt điều đáng nhớ ấy trong một câu ngắn gọn: Không sợ thính chúng, vì mình đã cố gắng tu hành chút ít trong khả năng rất giới hạn của mình. Nếu tạm được như thế thì dù có nói năng ấp úng, lượng lự, không trôi chảy đi nữa cũng có thể có ích lợi cho mình và cho những người khác. Về mặt công đức tu hành, tôi thường tự nghĩ rằng tôi chẳng bao giờ thấy mình tu hành đàng hoàng cả, mà phải nói ngược lại thì đúng hơn. Tôi thường khinh bỉ tất cả những người giả vờ khiêm tốn để che giấu cái ngạo mạn khả ái của mình, và tất cả những người có thói mỉa mai người khác một cách lễ phép kín đáo thì cũng đáng khinh bỉ: tôi vẫn chưa thực hành được bài học lớn nhất mà ngài bổn sư của tôi, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, đã dạy lặng lẽ trong đời sống của ngài: “Thường Bất Khinh Bồ Tát...” Kinh luận Phật giáo thì gồm khoảng vài ba trăm ngàn trang mà chỉ thực hành vài ba chữ thôi mà mấy triệu tỷ ngàn kiếp rồi

Hình minh hoạ (Hong Linh Ngo)

tôi vẫn chưa thực hành được và nhất là ở kiếp này. Thí dụ như chỉ ba chữ “Bồ Ðề Tâm.” Ðứng về mặt văn hóa học thuật, tôi có thể viết mười ngàn trang về “Bồ Ðề Tâm” một cách dễ dàng nhanh chóng, với đủ lối giải thích uyên bác ngu xuẩn đầy chữ Phạn, chữ Hy Lạp, chữ Tây, vân vân (dù chữ Hy Lạp hay chữ Tây không có chữ nào tương ứng với Bồ Ðề Tâm thì mình vẫn có thể nói đến cái bất tương ứng ấy để làm sáng nghĩa cái tạm gọi là tương ứng, vân vân), nhưng đứng về mặt Phật giáo, nhất là mặt hành trì tu chứng thì tôi hoàn toàn là một số không khổng lồ... Chủ đề của Ðại hội

7

Khoáng đại thứ Nhất này là: Hóa giải và Xây dựng và buổi nói chuyện của tôi được lồng vào xen kẽ với đề tài mới nghe qua thì rất là “chữ nghĩa” (tôi nói là “chữ nghĩa”, mặc dù không có chủ nghĩa nào mà không được xây dựng trên, dưới, qua chữ và nghĩa). Ðề tài rất “chữ nghĩa” là: Phật giáo và Văn hóa. Từ bên Úc châu, qua điện thoại, tôi đã vội vàng nhận lời; trở về nước Hoa Kỳ, tôi mới giựt mình thấy rằng tự mình mà mình đã tung dây ra để tự buộc lấy mình... Tôi đã tự xô mình xuống Hố Thẳm với một đề tài rất sáo, rất ư là học giả, là học đường, rất mực chữ và chữ, tràn đầy sách, đầy mùi thư viện, vân vân.

Trên hai tháng trở về lại Hoa Kỳ, tôi đã mất ăn mất ngủ vì phải đọc rất nhiều sách và phải suy nghĩ rất hiều, để rồi kết quả... Kết quả? Không thể nói về Phật giáo, và cũng không thể nói về Văn hóa. Vậy phải làm thế nào? Như tôi đã làm suốt cuộc đời tôi từ lúc mới sinh, cho đến lúc trước khi mới sinh, cho đến lúc chết và sau khi đã chết. Nghĩa là: tôi đã nhảy hay đã bị xô nhảy vào lòng Phật giáo, vào lòng Văn hóa từ lúc biết thở một hơi thở đầu tiên trên trái đất này. Phật giáo là gì? xem trang 17


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.