Hoa Ðàm số 4, 2013

Page 38

tiếp theo trang 35

TRÍ THỨC PHẢI NÓI bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay. Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham

nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình. Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi. Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng

tiếp theo trang 37

ĐÊM SÂU TUỆ SỸ

An bần lạc đạo đã thành nếp, vậy đừng khuấy động cảnh sống giản đơn, thanh bạch này mà chi. Tại sao vậy? Ấy bởi ngọn đèn kia đã thắp, đã lan tỏa ấm áp suốt cuộc đời, đã nguyện làm bó đuốc soi tỏ u minh, chuyển hóa thành Tâm đăng rực rỡ. Ngọn đèn ấy không tắt. Phật tánh trong mỗi chúng ta cũng vằng vặc đến nghìn thu. Nhìn nhau một thoáng qua, như giấc mộng giữa cuộc đời. Nhưng vẫn bằng “đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ...” Nếu quả như thế thì chẳng “thoáng qua” một chút nào, mà dường như đã trông nhau tự vạn kiếp: Yêu nhau từ vạn kiếp... Cái vạn kiếp ấy là gì? mà chẳng rời, mà chẳng lưu luyến đến thế? Con chim kia vụt ngang trời không, trường giang có lưu ảnh? Mà sao in sũng trong đôi mắt buồn đến thế? Ta đi hỏi vầng trăng vậy. Bấy nhiêu đã đủ, mối tình xin đuợc ngọt ngào vào nhiên lặng. Nhà đạo nguyên... không nói, vì... hôm nay bạo dạn nói ra mất nửa rồi. Mà quả có nói thêm nữa cũng không cùng. Vậy bặt ngôn ngữ, một nửa kia học thoái Hồ Tăng, bất khả thuyết. Ta đi hỏi vầng Trăng, là tùng Tướng. Về cái chỗ không nói của nhà Ðạo nguyên, là nhập Tánh vậy. Thẹn tình trăng liếc trộm Bẽn lẽn nấp sau rèm Từ khi trăng là nguyệt, từ

khi em là Tướng sở tri bên ngoài, nên em không thật, nên em bẽn lẽn, nên em thẹn thuồng. Em nấp sau rèm mà liếc trộm bóng anh. Nên bóng anh mờ mờ nhân ảnh, nên Tình ấy nhòa nhạt giữa vô minh. Yêu nhau từ vạn kiếp...

Vạn kiếp thì đằng đẵng, quẩn quanh trong vô minh kia. Ngay cả lúc tuởng tìm thấy nhau, em vẫn còn bẽn lẽn xa lạ, núp sau rèm, sau một màn vô minh ngăn cách nữa, nên chỉ nhìn được nhau thoáng qua, có thấy, như một lần chớp lóe. Yêu nhau, ta yêu nhau từ vạn kiếp. Theo nhau, ta theo nhau từ vạn kiếp. Lầm lũi trong vô minh. Anh có lần nhắc với em về Nghiệp dĩ, lấy sanh tử làm chốn đi về. Cái mắt xích khít khao từ Vô minh đến Nghiệp. Nhưng có bao giờ em dám cắt lìa, đối diện với thực tướng ấy. Làm Trăng để em chịu đầy vơi. Làm Nguyệt để em vẫn đi về vạn kiếp. Yêu nhau từ vạn kiếp Nhìn nhau một thoáng qua Nhà Ðạo nguyên không nói Trăng buồn trăng đi xa Ðến đi, đầy vơi ấy, trong im lặng một lúc nào, em nghe ra tiết điệu vô thường... Án trăng thu trong e rực rỡ rồi tàn tạ, duy có đốm lửa trong tim anh là thiết tha, còn sáng mãi. Tuệ Sỹ im lặng. Tuệ Sỹ cười bằng mắt. Xuyến xao cả cung trời hội cũ, từ đôi mắt chú điệu mở to đen

nhánh quanh đuôi tóc xanh muớt vắt bên vành tai khi nghe bản Piano Sonata 14 giữa mùa trăng ấy, đến nay... Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn Từ lúc hỏi vừng trăng lạnh, vân du đến mấy phương trời viễn mộng rồi, cũng theo Tướng mà đi. Khi trở về, yên lặng làm bạn với ánh đèn, vô phân biệt chủ khách, nhập cùng thể Tánh. Ta nên tôn trọng cái giây phút tĩnh mặc ấy, mà thôi khuấy động. Mà Tướng với Tánh nào phải là hai Mà trăng với đèn nào khác. Giữa hồi chuông thu không dìu dặt, giữa nhịp Bát Nhã nhặt khoan lúc đêm về trong sân chùa Già Lam, hãy để cho Tuệ Sỹ nằm im trên võng ngắm vừng Nguyệt bạch.

và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm. Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua. Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác. Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng

không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau? Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước. Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy. Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược. Trân trọng kính chào quí vị. Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

TUỆ SỸ

Bài đọc thêm cùng chủ đề: “TUỆ SỸ, GIỮA MÙA THAY ÐỔI” SỰ BIẾN LƯƠNG SƠN - http://www.hoadamnews. com/2011/01/tue-sy-su-bien-luong-son.html MỘT THỜI TRUYỀN LUẬT http://www.hoadamnews. com/2011/04/tue-sy-mot-thoi-truyen-luat.html

... Sắc tức thị Không Không tức thị Sắc...

ÐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI VỚI THẾ HỆ TĂNG SĨ TRẺ - http://www.hoadamnews.com/2011/03/tue-syinh-huong-tuong-lai-voi-he-tang.html

Vào cho đến khi Trăng xa làm một với ánh Ðèn gần thì...

THƯ GỞI TĂNG SINH THỪA THIÊN, HUẾ (2003) - https://www.facebook.com/notes/ kelvin-tran/th%C6%B0-c%E1%BB%A7ath%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BB%8Dath%C3%ADch-tu%E1%BB%87-s%E1%BB%B9g%E1%BB%9Fi-t%C4%83ng-sinh-th%E1%BB%ABathi%C3%AAn-hu%E1%BA%BF-2003/565887670126845

Trăng ơi, hãy cứ hát ca... (**) Tháng 5, 2002.

HOÀNG QUỐC BẢO Ghi chú: (**)Trăng, thơ Tuệ Sỹ, nhạc Hoàng Quốc Bảo.

THUYỀN NGƯỢC BẾN KHÔNG - http://www.hoadamnews.com/2011/01/tue-sy-counter-current-andaway-from.html HUYỀN THOẠI DUY MA CẬT [ CHÂN VĂN - ÐỖ QUÝ TOÀN] - http://www.hoadamnews.com/2011/09/ huyen-thoai-duy-ma-cat-cua-tue-sy.html TIẾNG VỌNG CỦA SUỐI TỪ [TRẦN TRUNG ÐẠO] - https://www.facebook.com/notes/kelvin-tran/ tr%E1%BA%A7n-trung-%C4%91%E1%BA%A1oti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7asu%E1%BB%91i-t%E1%BB%AB/565922700123342 BUỔI CHIỀU NẮNG HẠ ĐỌC THƠ TUỆ SỸ [ PHẠM CÔNG THIỆN ] - http://poem.tkaraoke. com/12500/Buoi_Chieu_Nang_Ha_Doc_Tho_Tue_ Sy__pham_Cong_Thien.html THƠ TUỆ SỸ HAY NHỮNG ĐÊM DÀI HEO HÚT [ THÍCH PHƯỚC AN ] - http://poem.tkaraoke. com/18852/Tho_Tue_Sy_Hay_Nhung_Dem_Dai_Heo_ Hut.html NHỮNG ĐIỆP KHÚC CHO DƯƠNG CẦM - http:// www.hoadamnews.com/2011/01/tue-sy-nhung-iepkhuc-cho-duong-cam.html

Hình: Internet

38

NHÂN ĐỌC HUYỀN THOẠI DUY MA CẬT [ NGUYỄN LƯƠNG VỴ - http://www.vanchuongviet. org/index.php?comp=tacpham&action=detail& id=7216


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.