Hoa Ðàm số 17

Page 6

THIỀN SƯ VẠN HẠNH

KẺ ĐI QUA CẦU LỊCH SỬ MÀ VÀO NIẾT BÀN thuận tiện. Nhà chùa trong thời Bắc thuộc lần thứ tư này quả đã tích cực theo chính sách đó. Cụ thể là Sư Định Không và những đồng môn kế tục. Sử sách kể rằng năm 785 trong lúc đào móng xây chùa Quỳnh Lâm ở nguyên quán là Diêu Uẩn, Sư đã tìm thấy một chiếc lư hương và 11 chiếc khánh. Sư cho đem đi rửa thì một chiếc khánh chìm tận đáy ao. Sư suy nghĩ về điềm triệu này và tự giải thích: một chiếc khánh chìm mất tức còn 10 chiếc. “Mười chiếc” viết theo Hán tự là “Thập Khẩu, ghép hai chữ Thập Khẩu lại thì thành chữ Cổ, một chiếc chìm đi, “chìm đi” viết theo Hán tự là “Thủy Khứ,” ghép hai chữ Thủy Khứ thì thành chữ Pháp và từ đó Sư quyết định đặt tên phần đất đã tìm thấy những pháp khí với điềm triệu dị thường này là Cổ Pháp. Song song với quyết định đó, Sư còn làm bài thơ gói ghém niềm tin rằng Cổ Pháp sẽ là địa linh nhân kiệt như sau: Địa trình pháp khí Phẩm chất tinh đồng Trị Phật Pháp chi hưng long Lập hương danh chi Cổ Pháp Pháp khi xuất hiện thập khẩu đồng chung Lý hưng vương tam phẩm thành công

nguyện đó. Với hành động khám phá rồi giải thích, hiện tượng Cổ Pháp là địa linh nhân kiệt này, Sư Định Không quả đã công khai gieo vào lòng các đồng môn, đệ tử, học trò của mình và dân chúng nói chung, một lòng tin rằng trước sau gì cũng sẽ xuất hiện một nhân vật kỳ tài xuất chúng cứu vớt dân tộc khỏi cảnh khổ nhục và với hành động đó sẽ làm cho Phật Giáo hưng thịnh khởi sắc theo.

Sau khi Định Không tịch, Thông Thiện đã xây tháp thờ thầy ở bên cạnh chùa Lục Tổ và cho ghi kắc lại lời trăn trối của thầy. Rồi Thông Thiện qua đời, chuyển lại lời trăn trối của thầy cho đệ tử kế truyền là La Quý An (822-936). La Quý An kể rằng khi cho lệnh lập trấn thành ở Sông Tô Lịch, Cao Biền nhận biết phong thổ Cổ Pháp có vượng khí quân vương nên đã cho đào 19 địa điểm để trù ếm, và chính La Qúy An đã cho lấp đầy lại tất cả địa điểm trù ếm đó. La Quý An tin rằng vùng Cổ Pháp thế nào cũng xuất hiện bậc cái thế giúp nước giúp Đạo nên đã chuẩn bị mở đường và tạo phương tiện cho người đó hành động. Sư cho lạc quyên vàng đúc thành pho tượng dịch: Lục Tổ và ngầm chôn Đất bày dâng pháp khí ở gần cổng chùa, dặn Phẩm chất thuần túy đệ tử lúc nào người đồng anh hùng đó xuất hiện Chuẩn bị cho Phật thì lấy vàng ra mà ủng Pháp hưng long hộ. Ngoài ra, để ngăn Đặt tên làn Cổ Pháp chận việc trù ếm của Pháp khí xuất hiện đối phương, Sư cũng mười chiếc chuông đã cho trồng một cây đồng gạo ở chùa Minh Châu Họ Lý hưng vương tam và dặn đệ tử sau khi phẩm thành công. mình qua đời thì hãy xây tháp thờ tại chỗ Trước khi chết, Sư còn chôn dấu pho tượng dặn đệ tử truyền thừa này để giữ cho kỹ. Sư là Thông Thiện, rằng cũng để lại bài kệ xác Cổ Pháp là địa linh nhận là vị cái thế anh sau này có thể có kẻ hùng sẽ xuất hiện đó biết được và tìm cách họ Lý. Sư La Quý An tàn phá, sau khi Thiền họ Đinh, đệ tử của Sư qua đời, Thông Thông Biện, kế thừa Thiện hãy cố giữ gìn sở dòng thứ 10 Thiền phái nguyện của Sư và khi Tì Ni Đa Lưu Chi. Sư nào tìm được người họ đã xuất hiện và đã làm Đinh thì mới truyền sở đúng nhu điều trăn trối

của Sư Định Không với đệ tử kế thừa là Thông Thiện vậy. Đệ tử đời thứ 1 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi là Thiền Ông, cũng người Cổ Pháp, và là Thầy của Vạn Hạnh. Trong lúc người anh hùng họ Lý chưa xuất hiện thì một số anh hùng dân tộc khác đã đứng lên như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, nhưng cả ba đều không xuất phát từ Cổ Pháp, hay ít ra là từ Bắc Ninh như lời Sấm đoán của Định Không và lòng tin tưởng của các đồng môn hay đệ tử, mặc dù Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đều phải dựa vào thế lực nhà chùa về các mặt nội trị, ngoại giao. Ngoài ra, một nhà Sư thuộc dòng thứ 10 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, là Pháp Thuận, cũng đã từng giữ vai trò quan trọng trong việc tranh thủ, củng cố và phát triển chính quyền cho Lê Đại Hành. Vạn Hạnh cũng đã tiếp tay cho Pháp Thuận trong công việc này. Đó là cái tâm cảnh hay cộng nghiệp trong đó Vạn Hạnh đã lớn lên. Tâm cảnh của một đất nước sôi đông vì ngoại nhân đô hộ áp bức, vì những biến tướng quá độ của một dân tộc đang chuyển mình thống nhứt và tự chủ, vì những quyết tâm đóng góp công sức cho Đạo Pháp và thế nhân theo truyền thống tu tập của dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi. Cho đến 21 tuổi Vạn Hạnh mới xuất gia, như vậy quyết định chọn cửa Thiền của ông là một quyết định có ý hướng chứ không phải chỉ vì “con vua thì lại làm vua...” Ông đã biết trước tại sao phải xuất gia và xuất gia để làm gì và Phật Giáo có thể giúp gì cho ông trong việc thành đạt mục đích ấy. Truyền thống Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi có

6

giúp ông đạt mục đích ấy không, và như thế nào? Dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi do Thiền Sư Ấn Độ cùng tên sáng lập. Tì Ni Đa Lưu Chi trước theo Ấn giáo. Sư đến Tràng An Trung Hoa năm 562 và hành đạo ở đó. Từ năm 574, Phật Giáo bị Chu Võ Đế đàn áp nặng nề (Pháp nạn 3 năm 574577), Sư phải lánh về Hồ Nam và gặp Tam Tổ Tăng Xắn cũng đang lánh nạn nơi đây. Sư muốn ở lại để thọ giáo nhưng Tam Tổ đã giục Sư phải đi về Nam hành đạo. Sư xuống Quảng Châu ở lại chùa Chế Chỉ dịch kinh một thời gian đến năm 580 thì đến Việt Nam, ngụ tại chùa Pháp Vân. Hồi ở Trung Hoa, Sư đã dịch kinh Tổng Trì. Tượng Đầu Tinh Xá là kinh bàn về cách thành đạt bồ đề hay giác ngộ. Muốn chứng quả Bồ đề thì phải vượt tam giới, vượt ngôn ngữ, văn tự và không chấp trụ vào bất cứ một điểm nào cả và muốn phá giải các chấp trụ đó thì phải nhớ đến quán niệm. Tượng Đầu Tinh Xá có thể xem như là thủ bản Thiền của dòng Tì Ni Đa Lưu Chi. Tượng

Ðầu Tinh Xá chủ trương tu hành muốn giác ngộ thì phải vượt ngôn ngữ văn tự nghĩa là không chấp trước kinh điển. Chủ trương này quả thực không phải đã được các Tổ sư Phật Giáo Việt Nam triệt để chấp nhận hay thi hành, bởi truyền thống Phật Giáo này không phải là một truyền thống duy lý cực đoan xa rời lề lối tín ngưỡng nặng sùng kính của người bình dân. Thứ nữa, dòng Tì Ni Đa Lưu Chi tuy là một dòng Thiền nhưng cũng không hề có môn quy riêng biệt cho việc Thiền hành và sinh hoạt của các Thiền sinh vẫn bị chi phối song song bởi những quy định về Thiền cũng như Luật. Do đó, người tu đã không ngạc nhiên khi thấy một người được xem như Tổ của Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam lại bỏ công dịch một quyển kinh Mật Tông đó là kinh Tổng Trì hay Đại Thừa Phương Quảng phát khởi từ thế kỷ thứ tư, phát triển mạnh vào thế kỷ thứ tám và được hệ thống hóa thành một Tông riêng biệt đó là Mật Tông hay Kim Cang Thừa mà kinh căn bản là Kinh Đại Nhật. Sự phân biệt Thiền


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.