
3 minute read
1.5.3. Nhuộm tơ tằm bằng chất màu tự nhiên
28 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL phần nào khẳng định sự thành công của công nghệ nhuộm vật liệu dệt bằng chất màu tự nhiên thân thiện môi trường, giảm thiểu hiện tượng ô nhiễm môi trường. 1.5.3. Nhuộm tơ tằm bằng chất màu tự nhiên a) Sơ lược về cấu trúc tơ tằm Tơ tằm hay còn được gọi là lụa, là một trong những loại tơ sợi được con người biết đến sớm nhất [12]. Tơ tằm có cấu trúc mặt cắt ngang không đồng đều, là một loại sợi tơ mảnh và dài gồm 2 sợi fibroin nằm sóng đôi nhau, được bao bọc bởi một lớp keo gọi là sericin. Hình 1.16. Cấu trúc mặt cắt ngang của tơ tằm [13] Thành phần chính của tơ tằm gồm 72-81% Fibroin; 19-28% sericin; 0,8-1,0% axit béo và sáp; 1,0-1,4% muối và khoáng chất [13]. Fibroin gồm các loại acid amin như glycine, serisine, analine, tyrosine…nhưng không có systine nên cấu trúc phân tử có phần khác so với keratin trong len. Fibroin ở dạng mạch thẳng, các phân tử acid amin xếp song song và chỉ liên kết ngang với nhau bởi những nối hydrogen, đây là cấu trúc dạng β, không xoắn nên ít đàn hồi cũng như không xốp. Hình 1.17. Cấu trúc hóa học của fibroin [3]

Advertisement
29 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Dựa vào đặc điểm cấu tạo trên, tơ tằm có bề mặt sáng bóng, mịn, óng ả, có độ bền cao, khả năng hút ẩm tốt, có độ đàn hồi tốt, tương đối bền đối với axít vô cơ loãng và axit hữu cơ. Tuy nhiên, khả năng chống chịu với bazơ kém và nhạy cảm với ánh sáng. Fibroin rất nhạy cảm với chất oxy hóa vì thế có thể làm thay đổi nhóm định chức của fibroin bằng cách oxy hóa các nhóm ancol bậc nhất hoặc làm mất các nhóm amin. b) Nhuộm tơ tằm bằng chất màu tự nhiên Trong quá trình nhuộm vải sợi, điều quan trọng là phải đạt được sự đồng đều màu của vải. Do đó, khả năng nhuộm trên vật liệu nền cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để tránh bất lợi cho những giai đoạn nhuộm tiếp theo. Khả năng phân tán hay hấp phụ của thuốc nhuộm còn phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc hóa học, tính chất vật lý của cấu trúc xơ sợi và khả năng dịch chuyển của nó trước và trong suốt quá trình nhuộm (Burdett, 1975) [9]. Hầu hết các thuốc nhuộm tự nhiên đều lấy từ dịch chiết của thực vật và chất cầm màu vô cơ để đạt độ bền màu ổn định. Chất cầm màu vô cơ luôn được sử dụng với tỷ lệ tương ứng để giữ được màu sắc ổn định trên vải, đồng thời không gây tổn hại cho sợi vải, nhất là vải tơ tằm. Bất kỳ phản ứng hóa học nào cũng liên quan đến các biểu như thời gian, nhiệt độ và …... Nhiệt độ cao có nghĩa là cần giảm thời gian nhuộm, cũng như nồng độ cao của thuốc nhuộm cần phải duy trì thời gian nhuộm dài hơn. Chuẩn bị vật liệu dệt phù hợp với thiết bị và điều kiện nhuộm [15]. Chất màu tự nhiên nhuộm trên tơ tằm thường cho màu không tươi và dễ phai nên cần phải sử dụng chất cầm màu để tăng độ bền màu sau nhuộm. Một số loại thuốc nhuộm tự nhiên cho màu tươi và đạt độ bền ướt cao. Dãy những chất màu tự nhiên được chiết từ những thành phần phức tạp như cây, cỏ, hoa, lá của các loại cây trồng khác nhau cũng cho màu sắc tốt tương tự màu từ các loại côn trùng và vỏ sò. Tính chất đặc trưng của những loại thuốc nhuộm tự nhiên này có thể một phần là do sự có mặt của tannin được xem như là đóng vai trò chất cầm màu [9].