2 minute read

1.3. NGHỀ DỆT LỤA TƠ TẰM Ở QUẢNG NAM

10 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.3. NGHỀ DỆT LỤA TƠ TẰM Ở QUẢNG NAM Quảng Nam là một trong số các tỉnh thành nổi tiếng ở Việt Nam bởi nghề dệt lụa có từ lâu đời đó chính là làng nghề truyền thống dệt lụa Mã Châu. Làng nghề này xuất hiện từ thế kỉ XVI và tính đến nay đã có hơn 400 năm tuổi. Làng Mã Châu thuộc địa phận thôn Châu Hiệp thị trấn Nam Phước huyện Duy Duyên, nằm tại trục lưu thông khá thuận lợi từ Hội An đến Mỹ Sơn. Làng Mã Châu có hơn 200 hộ dân tham gia vào ngành nghề truyền thống này và hàng năm cung ứng cho thị trường 1 số lượng tơ lụa khá lớn. Làng tơ lụa Mã Châu hình thành từ thế kỷ XVI, sản phẩm lụa từng để cung cấp cho vua chúa và giới quý tộc, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, sản phẩm lụa Mã Châu đã nổi tiếng từ bao đời nay. Lúc hưng thịnh, làng tơ lụa Mã Châu có đến hơn 2.000ha trồng dâu. Theo thời gian, sự phát triển của làng nghề Mã Châu bị chững lại do Trung Quốc xuất hàng vải ồ ạt sang Việt Nam với giá cực rẻ, chỉ bằng một nửa so với giá vải làng nghề. Cạnh tranh không nổi với thị trường, vải dệt ra không bán được, cả làng dệt điêu đứng, mấy trăm máy dệt chạy cầm chừng. Diện tích đất trồng dâu đã giảm mạnh, thay vào đó là các loại cây trồng khác và người dệt lụa cũng chuyển sang làm công việc khác. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn khoảng 11ha dâu, chủ yếu tập trung ở một số xã của huyện Duy Xuyên như: Duy Hòa (1ha), Duy Châu (1ha), thị trấn Nam Phước (1 ha), Duy Trinh (8 ha), với khoảng 30 hộ trồng. Các hộ trồng dâu nuôi tằm chủ yếu là nuôi để bán thực phẩm vì thời gian chăm sóc ngắn hơn, không tốn quá nhiều công sức, thị trường tiêu thụ và giá bán cũng tương đối ổn định (khoảng 60.000 đồng/kg tằm, tính ra nuôi tằm bán làm thực phẩm lợi hơn nuôi tằm lấy kén). Tuy nhiên, với truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó, người dân Quảng Nam cũng đã và đang từng bước lưu giữ và khôi phục. Có rất nhiều điều kiện để khôi phục và phát triển nghề dệt lụa nhưng yếu tố mang tính quyết định để khôi phục và phát triển nghề là phải tạo sự ổn định về đầu ra của sản phẩm; trồng dâu, nuôi tằm phải có lãi hơn so với các cây trồng khác. Do đó địa phương cần đẩy mạnh kêu gọi,

Advertisement

This article is from: