THỦY ĐIỆN -
TIẾNG NÓI từ
CỘNG ĐỒNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD) - 2015
Lời nói đầu Tập sách ảnh “Thủy điện - Tiếng nói từ cộng đồng” là những phàn ánh của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện ở các lưu vực sông Srê Pok, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Hương, sông Sê Kông và sông Long Đại ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã cùng với các cộng đồng xây dựng nên tập sách ảnh này. Tập sách này thay cho lời nói của cộng đồng phản ánh các tác động về môi trường và xã hội của các công trình thủy điện ở khu vực. Để hoàn thành tập sách này chúng tôi xin chân thành cám ơn các cộng đồng bị ảnh hưởng của 4 tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đăk Lăk đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Rosa Luxemburg Stiftung (RLS) và các đối tác khác của CSRD đã tài trợ nguồn kinh phí để chúng tôi có thể xây dựng tập sách ảnh này.
Trân trọng!
Giám đốc Trung tâm CSRD Th.S Lâm Thị Thu Sửu
4
Nội dung
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Bến Ván (tỉnh Thừa Thiên Huế) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Dương Hòa (tỉnh Thừa Thiên Huế) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Nước Lang (Quảng Nam) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Đại Hồng (Quảng Nam) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Thôn 2, Phước Hòa (Quảng Nam) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Ea Tung (Đăk Lăk) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Buôn Đrai (Đăk Lăk) Cộng đồng bị ảnh hưởng ở tỉnh Quảng Bình
01 13 25 35 45 55 63 79 99
5
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Bến Ván
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa (NCTTBĐ) Bến Ván (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 1
Để phục vụ công trình thủy điện - thủy lợi Tả Trạch ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, 224 hộ gia đình đã di dời đến tại khu Tái định cư (TĐC) Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 7/2004. Sau hơn 10 năm tái định cư, hầu hết các hộ dân nơi đây đều cho rằng cuộc sống nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ, nhất là vấn đề sinh kế và môi trường.
2
2
“Kể từ khi có đập thủy thủy lợi – thủy điện các loài cá có giá trị cao như cá Chình giảm sản lượng 90%, cá Lấu giảm 90%, Sao giảm 90%,…nhiều loài thậm chí Tác giả: Phan Thị Qua
biến mất như Bịn, Bọp.” 3
Trước đây, chúng tôi sống dựa vào
nguồn lợi thủy sản từ sông Tả Trạch.
Bây giờ rất ít người tham gia đánh bắt trên sông do
suy giảm
nguồn lợi thủy sản. Tác giả: Trần Kim Cương 4
Việc cấp đổi đất lâm nghiệp cho các hộ dân
chưa được thực hiện đầy đủ. Sau hơn
gần 12 năm di dời tái đinh cư 53 hộ dân nơi đây chỉ mới được cấp đổi 50% diện tích đất.
Chất lượng đất rất xấu, nhiều sỏi, đá lẫn vào chỉ phù hợp cho để trồng các loại cây như keo, tràm, bạc hà. Người dân thiếu đất sản xuất buộc phải quay lại sản xuất trên diện tích đất cũ giờ đã nằm trong lòng hồ thủy điện.
“Chúng tôi biết trồng keo ở đây là không đúng và chính chúng tôi cũng sẽ chịu rất nhiều
rủi ro.
Tuy nhiên
chúng tôi không còn cách nào khác, diện tích đất được cấp là không đủ để có thể đảm bảo kinh tế gia đình”
5 5
Tác giả: Đặng Duy Bửu
6
Từ sau khi di dời đến nơi tái định cư mới hoạt động chăn nuôi của người dân đã rất nhiều. Số lượng đàn bò giảm 65%, đàn trâu giảm 90%
giảm hơn trước
do thiếu đất.
Tác giả: Đặng Duy Bửu
7
Tại nơi ở mới vấn đề nước tưới cho các diện tích canh tác của người dân vẫn là một
khó khăn.
Mặc dù hệ thống bơm thủy ở đây được đầu tư khá lớn.
“Công trình thủy lợi này đã xây dựng nhưng không hoạt động. Người dân rất khó khăn trong việc tìm nguồn nước tưới cho ruộng vườn, chúng tôi phải tự bỏ ra các chi phí để đưa nguồn nước về nơi sản xuất…”.
Tác giả: Đặng Duy Bửu
8
“Chúng tôi nghe rằng nếu di chuyển đến nơi ở mới thì tại đó cơ sở hạ tầng đã được quan tâm, đầu tư nhưng khi chúng tôi đến đây, đúng là cơ sở hạ tầng có tốt hơn nơi ở cũ nhưng một số công trình lại không sử dụng được. Nguồn nước tưới là quan trọng nhưng cả hệ thống bơm cũng như các công tình thủy lợi hầu như là
không thể sử dụng”. Ở đây chúng tôi chỉ trồng một ít rau màu và không thể trồng lúa do chất lượng đất quá xấu và không có nguồn nước tưới.
9
Môi trường nước đọng, nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, rác thải trong lòng hồ
chưa được thu dọn sạch làm ảnh hưởng đến việc sử dụng các dụng cụ đánh bắt
thủy sản của người dân.
Tác giả: Trần Kim Cương 10
“Tại nơi ở mới thôn chúng tôi có nhà sinh hoạt văn hóa, trường mầm non, cấp 1 và cấp 2, tỷ lệ học sinh học đến cấp 2 cũng
tăng hơn trước”.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Bến Ván 11
Trạm y tế được xây dựng
thiếu trang thiết bị và không có cán bộ y tế trực nhưng
trạm.
“Chúng tôi mong muốn cơ sở y tế đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân mọi lúc. Nếu không thì mong chính quyền các ban ngành có thể đầu tư cho người dân nơi đây một
vườn thuốc nam để trong lúc cần thiết chúng tôi cũng có thuốc để uống”. Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Bến Ván
12
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Dương Hòa
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa xã Dương Hòa (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 13
Một số cộng đồng bị ảnh hưởng bởi công tình thủy điện đang sinh sống ở thôn Buồng Tằm, thôn Hộ, thôn Hạ, thôn Thanh Vân, và khu Tái định cư Khe Sòng xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tất cả các thôn này đều nằm ở hạ lưu đập Tả Trạch. Kể từ khi hồ Tả Trạch xây dựng, cuộc sống của người dân Dương Hòa có những biến động nhất định, mức độ biến động cũng như lĩnh vực biến động tùy thuộc vị trí và đặc điểm của từng thôn. Các vấn đê nổi bất ở đây là thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và sinh kế chịu nhiều tác động.
14
14
Hồ Tả Trạch chính thức khởi công xây dựng vào ngày
26-11-2005 với tổng diện tích lưu vực là
717km2.
Việc xây dựng đập Tả Trạch đã khiến hơn 1.000 dân phải di dời đến các khu tái đinh cư tại thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc. Tuy nhiên sau những năm tái định cư cuộc sống của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Tác giả: Lê Văn Thanh 15
Đất canh tác khô cằn, kém màu mỡ do thiếu phù sa.
Chúng tôi phải chuyển sang trồng keo, tràm thay cho các loại cây lương thực cần thiết khác.
Tác giả:Lê Văn Thanh 16
Trước đây nguồn nước từ giếng là rất thoải mái, nước trong, sạch. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây gia đình tôi luôn thiếu nước để dùng, 3 nhà gần nhau phải dùng chung một giếng mà phải chờ chực nhau để bơm nước”.
Giếng nước của nhà chị Nguyễn Thị Hoa đã được đào sâu 16m tuy nhiên vào mùa khô gia đình chị vẫn rơi vào tình trạng
không có đủ nước để dùng.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Dương Hòa
17
Nước sông đục màu và có
mùi hôi và không thể bơm trực tiếp lên để sử dụng. Chúng tôi phải chủ
động đào giếng nước cạnh sông để lọc lấy nước dùng.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Dương Hòa
18
Nước sông nay đã bẩn hơn rất nhiều!!!
Tác giả: Lê Văn Thanh
Hoạt động tắm sông của người dân vẫn duy trì tuy nhiên một số hiện tượng như bị ngứa, ghẻ, lở,…thường xuất hiện sau khi tắm.
19
Hoạt động chăn nuôi đã giảm cả về số lượng đàn gia súc, gia cầm lẫn số hộ nuôi. Số lượng đàn trâu từ 1.500 con đã
giảm xuống 250 con, bò từ 1.000 xuống còn 350 con.
Thiếu nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm đồng thời diện tích chăn thả hiện nay đã bị thu hẹp.
Tác giả: Lê Văn Thanh
20
Những loài cá sống trong điều kiện nước trong, sạch và dòng nước chảy đã tỏ ra không thích nghi với loại nước đọng ở hồ chứa. Nhiều loài cá đã
suy giảm và thậm chí là biến mất.
Lòng hồ rộng và sâu, người dân với ngư cụ đánh bắt không phù hợp cho vùng nước sâu nên người dân chỉ đánh bắt được những loài thủy sản có giá trị thấp và sản lượng cũng rất ít.
Tác giả: Lê Văn Thanh
21
40 loài thủy sản trong số đó là các loài thủy sản có
giá trị
kinh tế cao như cá lấu, các leo, cá chình, cá xanh, cá hanh,…đã từng tồn tại nơi đây trước khi có hồ và đập Tả Trạch.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Dương Hòa
Có 14 loài gần như biến mất hoàn toàn, 8 loài có số lượng suy giảm hơn 90%, 7 loài có số lượng tăng như cá gáy, cá diếc, cá lóc, có rô phi,…do xây dựng hồ và đập thủy điện Tả Trạch. 22
Vợ chồng chị Chi và anh Mỹ là những người làm nghề đánh bắt thủy sản hơn
40 năm
trên sông Tả Trạch.
“Trước đây, việc đánh bắt là rất thuận tiện, chúng tôi thường đánh bắt được rất nhiều loài thủy sản có giá trị cao. Tuy nhiên bây giờ thì việc đánh bắt đã khó khăn hơn rất nhiều. Chúng tôi không thể đi qua đập thủy điện nên 2 vợ chồng phải dọn nhà sống lênh đênh trên lòng hồ…”
Tác giả: Lê Văn Thanh
23
Hiện tượng số lượng cây Thanh Trà – một loại đặc sản của địa phương bị
chết ngày càng tăng,
nguyên nhân theo người dân cho biết là do độ ẩm trong đất thấp và việc thiếu nước tưới cho cây đã gây nên những hiện tượng này.
Tác giả: Lê Văn Thanh
24
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở A Lưới
Cộng đồng A Lưới (Thừa Thiên Huế). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 25
Thủy điện A Lưới là công trình thủy điện lớn nhất hiện nay tại Thừa Thiên Huế được xây dựng trên dòng A Sáp, phụ lưu cấp 3 của sông Mê Kông, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình xây dựng đã làm ảnh hưởng trên 1.890ha thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1.381 hộ dân, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Có đến 205 hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, trong đó 106 hộ được đưa về tái định cư ở thôn Cân Tôm, nay được tách thành 2 thôn là thôn A Sáp và thôn A Đên còn 99 hộ khác tự tìm nơi ở mới. Đã hơn 3 năm thực hiện di dời tái định cư tuy nhiên thì cuộc sống của người dân nơi đây vẫn chưa được ổn định. Vấn đề liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại và nhiều vấn đề mới nảy sinh hoặc tái di cư tự do.
26 26
“Chúng tôi
không có đủ lương thực để ăn và nhiều bà con trong thôn tôi lại tiếp tục di cư
thêm lần nữa để tìm cái ăn”.
Tác giả: Hồ Văn Trợ 27
Chất lượng nhà ở khu tái định cư nhà ở
rất thấp, nóng vào mùa hè và ẩm thấp vào mùa đông. Thiết kế
không phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa của người dân tộc.
Tác giả: Nhóm Đánh giá tác động Môi trường và Xã hội (SEIA)
28
“Mỗi ngày có rất nhiều chuyến đò như thế này, chúng tôi phải đi đò, nếu không đi đò thì đi bộ phải mất cả ngày mới đến nơi sản xuất”.
Tác giả: Hồ Văn Trợ 29
Tác giả: A Viết Huy
Phụ nữ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo nguồn lương thực và thực phẩm cho gia đình. Họ buộc phải lao động nhiều hơn. Các bé gái độ tuổi từ 10-16 tuổi buộc phải theo cha mẹ đi kiếm sống. 30
Xây dựng thủy điện đã làm
suy thoái
môi trường
nghiêm trọng bên cạnh đó là việc các đối tượng xấu luôn lợi dụng để khai thác rừng triệt để.
Tác giả: Hồ Văn Trợ 31
Cháu muốn được đến trường.
Cháu muốn tắm nguồn nước sạch. Cháu muốn ngày nào cũng được ăn no.
Tác giả: A Viết Huy
32
Đá nhiều hơn đất, cây
trồng mãi không lớn!
33 Tác giả: Nhóm SEIA
“Có kênh mương nhưng
Tác giả: Nhóm SEIA
không có nguồn nước tưới …”.
34
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Nước Lang
Nhóm Nghiên cứu Tri thức bản địa thôn Nước Lang (Quảng Nam). Ảnh: Thanh Tâm CSRD
35
Năm 2007, công trình thủy điện Đak Mi 4 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã khiến 25 hộ gia đình buộc phải di dời tái định cư tại thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn. Sau hơn 7 năm tái định cư cuộc sống của người dân thôn Nước Lang hiện tại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề sinh kế. Người dân cũng không ngừng kiến nghị đến các bên liên quan nhằm kêu gọi những hỗ trợ, giải quyết các khó khăn. Tuy nhiên thì những kiến nghị và mong muốn của người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
36 36
Nhà tái định cư ở thôn Nước Lang “nóng nực vào mùa hè và ẩm thấp vào mùa đông”. Một số thiết bị dân dụng vẫn
chưa đảm bảo và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
37
Diện tích canh tác lúa mỗi hộ giảm từ 20-30% so với nơi ở cũ. Đất nhiều sỏi đá và không được bồi đắp phù sa nên
chất lượng đất kém.
Vụ lúa năm 2013 người dân thôn Nước Lang thu hoạch được 1,5 bao/1 sào.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
38
Đất vườn nhà
không thể trồng
được nên hầu hết các diện tích đều bỏ không do đó nguồn thực phẩm của người dân đều phải bỏ tiền ra mua.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
39
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
“Chúng tôi không trồng trọt và cũng không có tiền để mua thức ăn về nấu nên chỉ có thể ăn mỳ Quảng. Người lớn ăn và trẻ con cũng ăn vì nếu không ăn thì cũng không có gì thay thế”
40
Việc chữa bệnh cũng gặp nhiều
khó khăn khi người dân phải di chuyển một quãng
đường xa mới đến được nơi khám chữa bệnh.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
41
Các em cấp 1 và 2 được
đến trường nhiều nhưng các em phải thường xuyên học ghép lớp.
Các em nhỏ trong độ tuổi mầm non thì lại không thể tự đến trường nên các em chỉ có thể ở nhà điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của chính các em lại khiến người lớn phải bỏ công lao động để ở nhà trông các em.
Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD
42
Nhiều công việc mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân đã không còn được duy trì từ khi họ chuyển đến nơi ở mới..
Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào rừng, các loại lâm sản ngoài gỗ. Làm mây là nghề mà người dân nơi đây vẫn còn duy trì tạo thu nhập.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang 43
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ Nước Lang
Tại nơi ở cũng làm rẫy là một công việc mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong thôn, ngoài ra đây cũng là hoạt động cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên khi chuyển đến nơi ở mới việc làm rẫy và trồng trọt các loại thực phẩm đã
không còn
được duy trì. Những diện tích mới khai phá là những phần đất cằn cỗi, nhiều sỏi đá và chỉ thích hợp cho việc trồng keo, tràm.
44
Cộng đồng bị tác động ở Đại Hồng
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa xã Đại Hồng. Ảnh: Thanh Tâm CSRD CSRD
45
Thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hạ lưu sông Vu Gia. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây là nông nghiệp với các loại cây trồng chính là sắn, bắp, đậu, dưa hấu, lúa và đánh bắt thủy hải sản. Nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất được lấy từ sông Vu Gia. Từ năm 2009 đến nay, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều biến đổi do những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Vu Gia từ việc xây dựng các công trình thủy điện. Việc thay đổi chế độ dòng chảy trên sông Vu Gia đã gây nên những tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, vận chuyển đi lại trên sông, tác động đến nước sinh hoạt và tâm lý người dân. Người dân cũng đã kiến nghị cũng như đề xuất đến các bên liên quan tuy nhiên thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
46 46
Hiện tượng loài cây Mai Dương mọc dày đặc ở xã Đại Hồng sau khi thủy điện chặn dòng đã lấn chiếm một diện tích canh tác không nhỏ của người dân nơi đây. Tác giả: Nguyễn Thị Nga
47
Những chuyến đò ngang đã không còn xuất hiện trên lòng sông Vu Gia. 120 chiếc thuyền lưu thông trên sông giờ đây còn chưa đầy 10 chiếc do cạn dòng mực nước chỉ đạt từ 1-1,5m, còn trong mùa mưa thuyền không thể chạy vì sợ lũ. Phương tiện
đường thủy không thể hoạt động một nguồn thu nhập của người dân cũng giảm đi, đặc biệt là những người sống phụ thuộc vào nghề sông nước mất đi nguồn sinh kế chính của gia đình.
“Trước đây, thuyền của tôi thường chuyên chở hành khách, nông sản, thu nhập thấp nhất của mỗi chuyến cũng 800.000-900.000đ hiện nay thì chỉ được 300.000đ, thậm chí có lúc không được chuyến nào.
Tác giả: Phạm Hát
48
Tác giả: Lê Văn Tám
49
Thôn Đông Phước và Dục Tịnh xã Đại Hồng từng có 50 hộ gia đình chuyên đánh bắt thủy sản. Nhưng từ khi thủy điện chặn dòng, số hộ đánh bắt cá trên sông
giảm mạnh do suy giảm sản lượng thủy sản.
“Việc đánh bắt thủy sản trên sông Vu Gia bây giờ là rất khó khăn thậm chí là không có cá để bắt”
50
Cát bồi lên ruộng, người dân phải tăng
thêm 30% lượng phân
bón cũng như nước tưới nhưng năng suất vẫn thấp, nhiều diện tích đất sản xuất đành bỏ hoang.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ xã Đại Hồng 51
Từ năm 2006-2010 đã có 2ha đất thổ cư ở khu vực thôn Đầu Dòm bị sạt lở khiến 30 hộ dân ở đây phải di dời, 80 ha đất sản xuất đã bị cát bồi và có làm ảnh hưởng 160 hộ dân.
Xói mòn và sạt lở ở hai bờ sông khu vực hạ lưu là vấn đề chính do thủy điện gây nên.
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ xã Đại Hồng
5252
Thiếu thông tin về xã lũ, dân hoang mang, lo sợ
Người ta bảo là vỡ đập
Thu dọn nhanh đi không nước lớn bây giờ đó.
Chạy đi đã, tài sản thì…tính sau
Chạy đi mọi người ơi…!
5353
Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD 54
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Thôn 2
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa thôn 2 (Quảng Nam). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 55
Việc xây dựng đập thủy điện Đak Mi 4C đã khiến cho 41 hộ dân buộc phải di dời đến khu tái định cư thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nơi ở mới của người dân khu tái định cư nằm trên một ngọn đồi cách lòng hồ thuỷ điện khoảng 2km. Người dân của khu tái định cư thôn 2 chủ yếu là người dân tộc M’noong (hay còn gọi là Giẻ Triêng). Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn chiếm 85%. Sau hơn 8 năm thực hiện di dời tái định cư cuộc sống của họ hiện tại vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Sinh kế bị ảnh hưởng, môi trường và các điều kiện sống khác không đảm bảo.
56 56
57
Khu vực sinh sống của người dân thôn 2 trước đây bây giờ đã chìm ngập trong biển nước. Cuộc sống nơi ở mới khó khăn và vất vả hơn trước nhưng người dân thôn vẫn chưa được quan tâm và hỗ trợ từ các bên liên quan.
“Chúng tôi mong sao các cấp chính quyền có thể cung cấp
nước sạch
nguồn cho người dân trong thôn, hỗ trợ thêm các điều kiện sản xuất để chúng tôi có thể ổn định sinh kế và duy trì cuộc sống lâu dài”.
Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD 58
Sau khi thực hiện di dời tái định cư đến khu vực thôn 2 diện tích của các loại đất như đất vườn, đất ruộng, đất nhà ở,…đều giảm so với nơi ở trước. Mỗi hộ dân ở thôn 2 được cấp
400m2 bao gồm
Chất lượng đất ở đây rất xấu, nhiều đá. Người dân chỉ có thể trồng một số loại cây ăn quả như: mít, cam, quýt,…và sả bụi nhưng hầu hết đều phát triển chậm và năng suất kém.
đất ở và đất vườn.
Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD
59
Nhà nằm trên ngọn đồi cao, xa các con sông, suối. Nhà ở
ẩm thấp, nóng nực vào mùa
hè và ẩm ướt vào mùa đông.
Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD
60
“Trước khi thủy điện Đak Mi 4C chặn dòng, chúng tôi đánh bắt cá ở khu vực nước chảy, nước không sâu, bây giờ nước
không có
ngập sâu, chúng tôi dụng cụ hay kinh nghiệm đánh bắt cá ở khu vực nước sâu…”
Tác giả: Nhóm NCTTBĐ thôn 2
61
nước ngập
Sau khi thủy điện ngăn dòng, tràn những lối đi lại của người dân. Theo đó việc đi lại đến nơi canh tác cũng đòi hỏi có sự thay đổi. Người dân thôn 2 giờ đây muốn đến nơi canh tác buộc họ phải di chuyển trên những con đò nhỏ này. Tác giả: Trần Bá Quốc CSRD
62
Cộng đồng bị ảnh hưởng thôn Ea Tung Thôn Ea Tung, xã Ea Na, huyện Krông Ana mặc dù không phải là các hộ dân phải di dời tái định cư do xây dựng thủy điện Buôn Kuốp tuy nhiên những hộ dân nơi đây lại chịu rất nhiều tác động từ công trình thủy điện này. Các vấn đề mà người dân nơi đây đang phải đối mặt liên quan đến đất sản xuất, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường,…
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa thôn Ea Tung (Đăk Lăk). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 63
Nhà và vườn của tôi mặc dù
không thuộc di
dời nhưng khi thủy điện tích nước, nước tràn vào vườn và nhà của tôi.
Tác giả: Lê Văn Quý 64
Người dân thụ động trong việc bảo vệ tài sản do Tác giả: Lê Văn Trọng
thiếu
thông tin về tích và xả nước.. 65
11 hộ dân
không thuộc diện di dời, đền bù nhưng họ đã bị ảnh hưởng bởi
do việc tích nước của thủy điện.
Tác giả: Lê Văn Trọng
66
67
“Thủy điện vẫn chưa tính đến việc nước sẽ dâng lên cách mép bờ khoảng
khoảng 50m. Nhà
tôi đã bị ngập trong những đợt thủy điện tích nước như vậy. Tuy nhiên thì gia đình tôi mới chỉ được đền bù được một phần đất, số còn lại người ta vẫn chưa giải quyết nên gia đình tôi vẫn
không
thể di chuyển đến nơi khác được”.
Tác giả: Lê Văn Trọng 68 68
69
Trước đây, khi chưa có thủy điện, trong thôn khu vực xóm 4 có khoảng từ 100 ha – 140 ha canh tác lúa, khoảng
10-20% số hộ dân trồng lúa. Mỗi sào canh tác (1.000m2) đạt năng
suất 8-9 tạ thóc. Ngoài việc thu hoạch thóc, cám gạo – sản phẩm sau khi xay thóc cũng là một phần rất cần thiết cho chăn nuôi. Nhưng hiện tại tất cả diện tích này đều đã bị ngập trong khu vực lòng hồ và việc trồng lúa với người dân xóm 4 thôn Ea Tung cũng “chấm dứt” theo đó.
“Chi phí cho cuộc sống gia đình tăng nhưng chúng tôi có tăng thêm được gì đâu. Heo, gà thì giảm số lượng, quy mô chăn nuôi vì trước đây có cám, còn có đất để cỏ mọc, giờ đất còn bao nhiêu đất đâu mà cỏ mọc, người còn phải dời đi nơi khác nữa là. Có thủy điện, thấy chúng tôi có lợi ích gì đâu”.
Tác giả: Lê Văn Trọng 70 70
Xác chết động vật, bao bì, chai lọ của các loại thuốc bảo vệ thực vật,…từ đầu sông trôi về và dạt vào đây.
Ông Dương cho biết: “Nhiều khi có xác chết của con heo nặng
gần 1 tạ, các bao gà,
vịt thối rửa phân hủy rồi giòi làm tổ dạt vào phía sau vườn nhà chúng tôi. Mùi hôi thối bốc lên theo gió đưa vào thật không thể chịu được”.
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
71
Sau 6 năm thủy điện Buôn Kuop chặn dòng, hai bên bờ sông đoạn qua thôn Ea Tung đã mở rộng hơn 30m. Cho đến nay vẫn không hề có một Tác giả: Nguyễn Thị Thanh
biện pháp nào nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở. 72
73
“Trước đây dọc bờ sông của xóm thì không hề có cây Mai Dương. Nhưng từ khi thủy điện đắp đập
cây Mai Dương mọc lên rất nhiều”.
.
Tác giả: Võ Tá Chiến
74
suy giảm
Nguồn lợi thủy sản từ sau khi thủy điện đắp đập. Người dân phải chủ động chuyển đổi nghề nghiệp sang làm các công việc khác như làm nấm, làm thuê hoặc lao động ở các khu công nghiệp tại các tỉnh và thành phố khác.
Gia đình ông Lê Văn Trọng (xóm 4) với 3 cái vó đánh cá, mỗi cái rộng chừng 500m2 nhưng mỗi ngày thả vó như vậy ông cũng chỉ đánh từ 3-4kg cá sơn, cá sặc,… làm thức ăn cho 3.000 con cá lóc nuôi trong ao.
Tác giả: Cao Xuân Du
75 75
76
“Nguồn
nước bẩn
như thế này nên rất có hại cho sức khỏe của người dân. Trong thôn này rất nhiều người bị bệnh đường ruột. Trẻ con thì không phải nói, chúng nó bị các bệnh về đường ruột là thường xuyên”.
Tác giả: Lê Văn Trọng
77
chưa đầy 1,5 km
Con đường đất dẫn vào khu xóm 4, thôn Ea Tung dài . Vì là đoạn đường đất nên khi trời mưa con đường trở nên trơn trượt, lầy lụa đi lại rất khó khăn. Đây là con đường liên thôn nên người dân buộc phải thường xuyên qua lại trên con đường này.
Tác giả: Võ Tá Chiến
78
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở Buôn Đrai
Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa Buôn Đrai (Đăk Lăk). Ảnh: Thanh Tâm CSRD 79
Năm 2008, để tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực lòng hồ thủy điện Buôn Kuốp, UBND huyện Krông Ana đã ra Quyết định số 880/QĐUBND ngày 02/6/2008 về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân tái định canh, định cư tại Buôn Drai, xã Ea Na. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được giao đất là 111 hộ, trong đó có 14 hộ vừa tái định canh vừa tái định cư, với tổng diện tích được giao là 566,483 m2. Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Ê – đê, một số ít là dân tộc Kinh và Giai Rai. Cuộc sống của người dân Buôn Đrai sau gần 8 năm tái định cư vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do sinh kế cũng như môi trường và điều kiện sống đã bị thay đổi.
80 80
Đa số người dân trong Buôn đều cho rằng với số diện tích đất canh tác
5 sào/ hộ thì không
thể nuôi sống gia đình. Việc này dẫn đến các hộ dân trong buôn buộc phải đi xâm lấn đất bên kia bờ sông của huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông để canh tác.
81
Nỗi lo đó chưa là gì so với việc người dân hằng ngày phải đi
qua lại trên sông bằng
những con đò nhỏ mà không hề có bất kỳ một vật dụng bảo hộ nào. “Chúng tôi lo lắng, nhưng bây giờ không sang sông canh tác chúng tôi lấy gì để ăn. Cứ quanh quẩn quanh miếng đất nhỏ hẹp đó chúng tôi rồi sẽ chết đói”. Tác giả: Y Hai Kbuôr 82
Trồng lúa sát sông mang lại
rủi ro rất lớn do mực nước liên tục lên xuống mà không
theo bất kỳ một “chu kỳ” nào.
Tác giả: Y Hai Kbuôr 83
lao động
Hai chị em H-Rich (13 tuổi) và H-Trang (12 tuổi) ngoài giờ đi học thì hai chị em còn phải giúp bố mẹ. Bố mẹ của 2 em là một trong nhiều hộ dân trong buôn phải sang canh tác bên diện tích của huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Công việc mà 2 chị em có thể làm giúp ba mẹ là dọn cỏ và hái đậu.
Tác giả: Y Hai Kbuôr
84
2 sào diện tích trồng cà phê của ông Y Muih Knul nằm cách bờ sông 3m dù đã 3 năm tuổi nhưng cây vẫn
rất thấp và chưa cho trái. Những diện tích cà phê sát bờ sông đều bị nước thẩm
thấu quanh năm. Đối với mùa nắng diện tích thẩm thấu sẽ vào sâu từ 15-30m, nhưng trong mùa mừa nước sẽ thấm vào sâu hơn 50 m. Đối với những diện tích này người dân chỉ có thể nhổ bỏ để canh tác các loại cây khác vì dù có tốn công chăm sóc và tăng lượng phân bón nhưng năng suất vẫn kém (<50%).
“Diện tích ngập nước lớn hơn so với diện tích được đền bù”.
Tác giả: Y Hai Kbuôr
85
“Thủy điện tích nước, dòng nước không được lưu thông gây Tác giả: Y Hai Kbuôr
ô nhiễm nguồn nước”. 86
Các loại rác thải, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, xác chết các loại gia xúc và gia cầm,…gây ô nhiễm nguồn nước và bỗ
mùi hôi thối.
Tác giả: Y Hai Kbuôr 87
Tắm thì phải tắm nhưng ngứa lắm
Người dân cho biết
15 phút
là thời hạn thông báo trước khi thủy điện tiến hành xả lũ. Liệu thông
báo xã lũ có đến với các em kịp thời hay không??? Tác giả: Y Hai Kbuôr 88
Giếng nước nhà ông Y Thuôn Nie,
có mùi phèn. Nguồn nước trong giếng này chỉ có thể tắm
giặt. Còn nước cho ăn uống người dân phải mua nước bình để sử dụng.
Trẻ em trong nhà ông Y Thuôn đều bị vàng da, chậm lớn, nhỏ người và thường mắc các bệnh về đường ruột.
Tác giả: Y Muih Knul
89
14 hộ tái định cư với 96 khẩu đã được đi dời ở thời điểm năm 2009. “Trước đây, đất chúng tôi
không thiếu, nhưng bây giờ thì khác. Đất sản xuất thì ít, nhà tái định cư lại chật chội chúng tôi cũng không thể mua thêm đất để xây nhà ở mà làm gì có tiền để mua, đất ở đây cũng hết rồi chỉ có thể đi mua ở nơi khác nhưng như vậy thì đến đất canh tác thì xa lắm”
Tác giả: Y Hai Kbuôr
90
sau 2 năm
Cổng nhà tái định cư bị sập sử dụng do chất lượng kém “Họ đưa cho chúng tôi những mẫu nhà đã xây dựng sẵn, thực tình thì lúc đó chúng tôi cũng không hình dung ra được ngôi nhà sau khi di dời về ở sẽ như thế nào và những vấn đề gì sẽ phát sinh sau đó”.
Tác giả: Y Hai Kbuôr 91
Các công trình phụ
Tác giả: Y-Mre HĐơk
không sử dụng được.
92
Anh Phạm Quang Thanh hằng ngày vẫn đi “vét bồn” cà phê thuê cho các hộ dân canh tác khác. Anh
không
cho biết “Ở nơi cũ, tôi phải làm công việc này vì đất canh tác nhà tôi cũng nhiều, làm việc mình chưa hết lấy gì làm cho người khác. Nhưng qua đây đất có 5 sào, không làm thuê thêm
thì không đủ sống”.
Tác giả: Y Hai Kbuôr 93
xuống cấp cộng thêm tình trạng đất bị thẩm thấu do ngập nước những vẫn phải tiếp
Căn nhà đã tục sinh sống.
Tác giả: Y Hai Kbuôr
94
Giếng nước nhà ông Y-Mre HĐơk, một trong 14 hộ tái định cư trong buôn thường xuyên chịu cảnh
“giếng không nước” mặc dù giếng đã được đào sâu từ 18-20m.
Tác giả: Y Muih Knul 95
Gia đình Ông Y Linh AĐrong và bà Hlong Nie buộc phải
di dời đến nơi khác sau khi thủy điện thu hồi đất.
Công việc chính để có thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình phụ thuộc vào việc
đang gùi. Tác giả: Y Hai Kbuôr 96
Trẻ em đi câu cá để kiếm thêm
nguồn thực phẩm cho gia đình, cải thiện những bữa ăn nghèo
dinh dưỡng.
Tác giả: Y Hai Kbuôr
97
Từ sau khi có thủy điện, nước trên dòng thác Xruôi vốn là
thắng cảnh của Buôn và là nguồn
nước sinh hoạt của người dân, đã bị đổi màu quanh. Tác giả: Y Hai Kbuôr 98
Cộng đồng bị ảnh hưởng ở tỉnh Quảng Bình
Cộng đồng tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Thanh Tâm CSRD
99
Sông Long Đại là một trong hai dòng chính hợp thành sông Nhật Lệ. Sông có chiều dài khoảng 96km, chảy qua địa phận 6 xã là Kim Thủy, Lâm Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, Hiền Ninh và Hàm Ninh. Đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới, giao thông đi lại, vận chuyển và mang nhiều ý nghĩa tâm linh, là thắng cảnh du lịch và văn hóa của địa phương.
Theo quyết đinh phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện, có 6 dự án thủy điện trên sông Long Đại với tổng công suất lắp đặt là 32,9MW. Tuy nhiên, theo các báo cáo nghiên cứu thì dự án thủy điện trên sông Long Đại tỏ ra không phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương và không được nhiều người ủng hộ.
100 100
Tác giả: Nguyễn Văn Tráng 101
Trường Sơn là một xã có diện tích lớn chiếm 2/3 diện tích của huyện Quảng Ninh. Trên địa bàn xã có dòng sông Long Đại chảy qua, 2 bên là đồi núi hùng vĩ cư dân sống tập trung dọc 2 bên bờ sông. Hằng năm, khi lũ lụt xảy ra, bên cạnh những thiệt hại thì lũ lụt còn đem về một nguồn phù sa lớn, bồi đắp nên những cánh đồng trù phú và màu mỡ. Đây cũng chính là điều kiện canh tác tự nhiên rất
thuận lợi cho người dân xã vùng cao này.
102 102
“Thủy điện sẽ làm mất đi những gì mà dòng sông đang có và chúng tôi là những người đầu tiên
bảo vệ dòng sông vì bảo vệ dòng sông
không muốn điều đó xảy ra. Chúng tôi muốn cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng tôi”.
Tác giả: Nguyễn Văn Dần 103
Dòng sông tuổi thơ – dòng nước tươi mát và trong veo đối với người dân Lâm Thủy đây là món quà quý
thiên nhiên
giá mà đã ban tặng.
Tác giả: Nguyễn Văn Dần 104
105
Nếu các dự án thủy điện được triển khai xây dựng ở vùng này thì sẽ làm mất đi nơi sinh sống của rất đông các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở đây đồng thời phá vỡ cảnh quan sinh thái và làm ngập nhiều vùng đất rộng lớn.
Cuộc sống sinh kế của người dân đã gắn con sông này.
Tác giả: Nguyễn Văn Dần
chặt với
106 106
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên lớn của người dân, chúng tôi sống được là nhờ nguồn lợi này. Xin đừng ngăn dòng, chặn đường đi của cá tôm!!!
Tác giả: Nguyễn Văn Tráng 107
Bồi lắp và sạt lở là
quy luật
của tự nhiên. Tác giả: Nguyễn Hùng Cường
108
Thay vì chỉ đầu tư vào thủy điện ta nên chú trọng đến các như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…
“Chúng tôi đã được nhìn thấy
nguồn năng lượng khác
tác hại của
các công trình thủy điện được xây dựng tại Quảng Nam và chúng tôi không hề mong muốn nơi ở của mình lại diễn ra những điều tương tự như thế”.
Tác giả: Nguyễn Hùng Cường 109
110
THỦY ĐIỆN - TIẾNG NÓI từ CỘNG ĐỒNG
111
112
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)
Vì sự phát triể n vữ ng mạ nh củ a cộ ng đồ ng 2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, Việt Nam Email: info@.csrd.vn ĐT: +8454.3837714
113
Tập sách ảnh “Thủy điện - Tiếng nói từ cộng đồng” là những phản ánh của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện ở các lưu vự...
Published on Nov 2, 2015
Tập sách ảnh “Thủy điện - Tiếng nói từ cộng đồng” là những phản ánh của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện ở các lưu vự...