Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 12 (2012)

Page 44

cận mới và các chiến lược này nhắm ngay lập tức vào các vấn đề rất nguy cấp cần quan tâm cũng như những yêu cầu về tương lai của công dân. Chúng yêu cầu phải tìm ra các công cụ quản lý sáng tạo nhằm đáp ứng được các vấn đề như là sử dụng đất, phát triển hạ tầng, quản lý và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cộng đồng. Sự việc đặc biệt quan trọng là ở khắp Châu Á trong khi việc mở rộng đô thị tập trung chủ yếu vào các thành phố vốn đã lớn rồi, các thành phố nhỏ hơn thì cũng đang bắt đầu cảm nhận được sức ép về sự tăng trưởng đô thị nhanh chóng. Ngân hàng Thế giới cho biết lý do tập trung đô thị bao gồm : các tác động về kinh tế, về quy mô đô thị và về các lực tích tụ, các cơ hội rộng rãi hơn đối với việc làm; các tác động của toàn cầu hóa về kinh tế, quan hệ ở mức cao hơn về xã hội, sức khỏe và các dịch vụ có thể sử dụng được ở các thành phố lớn. Đa phần các tăng trưởng này diễn ra xung quanh các khu vực thành phố xem như là một phức hợp, khu nhà ở, khu nông nghiệp, các phát triển về thương mại đang lan ra quanh khu ngoại ô. Tạp chí Asia Week cho biết là, chỉ năm 1995 các thành phố như là Bangkok, Bombay, Jakarta và Manila đã biến đổi 3.000 đến 5.000 ha đất nông nghiệp sang sử dụng cho đô thị, đủ để tin rằng các khu vực xây dựng vào 20 năm sắp tới sẽ tăng lên gấp đôi. Hình thức mở rộng đô thị đặc biệt này dường như đang diễn ra sự mở rộng ngoài các biên giới truyền thống, được xem như là vùng đô thị mở rộng (Extended Metropolitan Region EMR). Trong một số nước vùng đô thị mở rộng EMR đã được cho một định chế hành chính chính thức như là vùng đô thị Bangkok (Bangkok Metropolitan Region), bao gồm Thành phố Bangkok và năm tỉnh xung quanh; JABOTABEK vùng đô thị Jakatar (Jakatar Metropolitan Region), vây quanh Jakatar là Bogor, Tanggerang và Bokedi; và vùng đô thị thủ đô Manila (Metro Manila National Capital Region MMNCR) bao gồm thành phố Manila

44

và các thành phố và đô thị khác kề cận. Một số chuyên gia đô thị xem xét một cách đặc biệt dạng tăng trưởng đô thị Châu Á xung quanh các thành phố trung tâm khác với các khu vực khác. Cứ coi như là đã có nhiều hình mẫu về chiến lược phát triển đô thị được sử dụng ở các nơi khác nhau trên thế giới, song không có thể chuyển giao trực tiếp cho Châu Á, dù rằng các kinh nghiệm từ các nơi đó có thể xem như các bài học để tham khảo nhằm phát triển các giải pháp thích hợp cho địa phương. Ở Việt Nam, Hà Nội và TP HCM đều đã có quy hoạch vùng đô thị mở rộng, tuy nhiên lại chưa có cơ chế vận hành. Quản lý tăng trưởng đô thị Các kinh nghiệm tương ứng đối với các thành phố Châu Á là tăng cường các mục tiêu quản lý tăng trưởng đô thị (Urban Growth Management - UGM). Ở đó nói chung yêu cầu nuôi dưỡng mối quan hệ thích hợp giữa sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, đó là sử dụng đất hữu hiệu hơn để bảo toàn đất hơn là tàn phá nó. Các kinh nghiệm này chỉ ra rằng việc sử dụng đất có hiệu quả có thể hoàn tất được thông qua dạng đô thị được bố trí chặt chẽ, thiết lập các mối quan hệ theo trật tự giữa các địa điểm được cấp để sử dụng có lợi như là nơi làm việc, làm cửa hàng và sử dụng cho xã hội và đồng thời tối đa hóa tính tương hợp (bằng cách xác định các quận chia theo khu vực), tối ưu hóa việc đi lại (bằng cách thiết kế hệ thống vận tải được cân bằng và giảm khoảng cách giữa điểm đi và điểm đến) và tối thiểu hóa việc cung cấp năng lượng. Chi tiết hơn là một số các sáng kiến này đã được sử dụng làm chiến lược để bảo tồn các nguồn đất ở nông thôn và khoảng không gian mở. Ngăn chặn việc phát triển mật độ thấp một cách tràn lan từ nơi tăng trưởng mới đến các trung tâm hiện có, khuyến khích sự phát triển nơi tiếp giáp, gia tăng tái phát triển trong khu vực đang suy giảm về kinh tế, tiếp thêm sinh khí cho các quận thương mại trung tâm đang giảm sút, gia tăng việc sử dụng

có hiệu quả hơn hạ tầng có cơ sở, giảm việc phụ thuộc vào phương tiện ôtô và hỗ trợ cho vận chuyển cộng cộng và đi bộ. Trong một số trường hợp chiến lược về ranh giới tăng trưởng đô thị (Urban Growth Boundary - UGB) cần được công nhận, song không dừng lại ở đó để hạn chế sự tăng trưởng, đúng hơn là để ngăn chặn việc xâm phạm đất nông nghiệp và các khu vực nhạy cảm về sinh thái. Bằng cách vẽ một đường ranh riêng biệt xung quang vùng đô thị tách rời giữa khu vực đô thị hóa và các khu vực nông thôn UGB giới hạn sự phát triển đất ở phía trong đường ranh bằng cách khuyến khích sử dụng đất chặt chẽ hơn, tối đa hóa việc sử dụng các tiện nghi và các dịch vụ hiện có và cho phép bảo tồn các khoảng không gian mở và các trang trại nông thôn. Tuy nhiên, các thành phố đã chấp thuận ranh giới tăng trưởng đô thị (UGB) như một chiến lược quản lý tăng trưởng không chỉ tự hạn chế đối với các địa điểm phát triển mà còn cam kết một định lượng đáng kể trong quy hoạch dài hạn, nó bao gồm sự hình thành các mục tiêu về mật độ dân số, gia tăng sự chuyển động và các hệ thống vận chuyển, gia tăng và cung cấp các phương tiện đi lại công cộng và đi bộ và chuẩn bị cho việc phát triển trong tương lai. Một số trong các thành phố này giữ được đất trong phạm vi ranh giới tăng trưởng đô thị (UGB) để thích nghi với sự phát triển mong muốn qua một thời kỳ dài 20 năm, điều đó có nghĩa là ranh giới không tĩnh. Dù sao các chính quyền thành phố kiểm soát cả thời gian biểu và địa điểm đất đai có thể sử dụng được cho sự phát triển. Ở nước ta chưa có quy định xác định ranh giới tăng trưởng đô thị nên dễ phát sinh phát triển tự phát, điển hình như trường hợp ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Phát triển đô thị xanh Hướng đến đô thị xanh không chỉ là mục tiêu của các nước châu Á mà là mục tiêu của các thành phố trên tòan cầu.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.