Phật Giáo & Nữ Giới - Nữ Giới & Phật Giáo

Page 92

CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP…

92

sự biểu hiện của tám đức tính: vị ấy phải có đạo đức; vị ấy phải tuân giữ các giới của Pimokkha; phải hành xử đúng đắn và theo giới luật; phải biết đến sự nguy hại của những lỗi dù nhỏ nhặt nhất; đã được rèn luyện theo giới luật tu học; phải học tụng và thuộc lòng kinh điển và là nơi chứa đựng pháp học.9 Kinh Tăng Chi Bộ còn thêm một số đức tính khác như là: vị giáo thọ tăng phải có giọng nói dễ nghe, phát âm rõ ràng, lời giảng có ý nghĩa, gọn gàng, dễ hiểu, và phải có khả năng làm phát khởi tín tâm cho chư ni với những điều vị ấy giảng dạy, phải khiến các ni được dễ chịu và cảm mến.10 Như thế, vị giáo thọ tăng của chư ni phải thân thiện, dễ chịu, có tiếng tốt, có học, chưa bao giờ bị phạt vì thói quen hay tranh cãi, quá ngu si, phạm giới luật, và liên hệ không chính đáng với phụ nữ.11 Tuy nhiên, có những trường hợp theo sự miêu tả của Luật tạng, không phải tất cả các giáo thọ tăng đều làm được như đã nêu. Có hai trường hợp điển hình. Đầu tiên là việc thành lập một văn phòng cho các vị giáo thọ ni có khả năng, vì có một nhóm sáu tăng đã giảng dạy cho các vị ni những bài Pháp thoại không xứng đáng. Khi chư ni than phiền về điều này, họ đã được chính đức Phật giảng một bài pháp tuyệt vời.12 Trường hợp thứ hai, thầy Clapanthaka bị cáo buộc là chỉ hỏi về tám giới luật quan trọng thay vì lý ra ông phải giảng giải chúng cặn kẻ trong bài Pháp của mình, và chỉ lặp đi lặp lại một câu kệ mà không giải thích gì. Sau đó Thầy ấy lại xoa dịu các vị ni đã 9 10 11 12

Luật Tạng 4.51 Tăng Chi Bộ 4.279-80 Luật Tạng 2.5, 261-265; 4.49-53 Luật Tạng 4.50


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.