Phật Giáo & Nữ Giới - Nữ Giới & Phật Giáo

Page 145

CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP…

145

Xuất Gia và Trú Xứ Của Nữ Tu Sĩ Phật giáo ở Tích Lan

Nirmala S. Salgado

Lời Mở Đầu Sự mâu thuẫn giữa lý tưởng ‘xuất gia’ khổ hạnh ở các tu viện Phật giáo và nơi ăn chốn ở thực tế trong cuộc sống hay ‘trú xứ’ của người tu sĩ đã được khai triển trong các bối cảnh chùa chiền của cả thuở xưa và hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về sự mâu thuẫn này trong Phật giáo đều tập trung vào chư tăng. Dầu gần đây cũng có những khảo sát về chư ni, tập trung vào việc xuất gia đã ảnh hưởng thế nào đến đời sống của các nữ tu sĩ Phật giáo, các bài khảo sát này không triển khai đầy đủ các quy trình của phong tục, lề thói và trú xứ mà ảnh hưởng của chúng có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các nữ tu. Các chứng cứ trong các bài khảo sát này cho thấy các nữ tu theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy không giống như các chư tăng, ít khi sở hữu đất chùa. Không có chủ quyền đất khiến họ phải sống rày đây mai đó, là chuyện đương nhiên. Theo quan niệm tôn giáo, việc sở hữu đất đai là một sự bám víu đầy nguy hiểm và là gánh nặng cho việc theo đuổi một cuộc sống xuất ly - và điều đó cũng khiến các nữ tu không muốn sở hữu đất đai. Trên thực tế, việc họ miễn cưỡng không muốn sở hữu đất đai có thể do phụ nữ Tích Lan cũng không quen làm vậy. Hơn nữa, thái độ của các sư cô đối với đất đai cũng liên quan đến định nghĩa về ‘truyền thừa’ giữa các sư cô hiện nay. Nói chung, chúng tôi sẽ trình bày cuộc sống của các nữ tu


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.