Tap But SPSG

Page 1

GIA ĐÌNH SƯ PHẠM SÀI GÒN Giơí Thiệu Những Tác Phẩm Của các Thành Viên


MỘT THỜI KỶ NIỆM Hương Xưa - Khóa 13 Những ngày cuối năm, chiều Saigon se lạnh. Nắng hanh vàng thắp sáng những ngọn cây trên đường Thành Thái, con đường mà hơn 30 năm trước tôi mỗi ngày hai lượt đi về. Con đường này ngày xưa sao thân thuộc quá. Những buổi trưa hè đến trường cùng với tiếng ve vang vọng trên cao. Rồi những buổi chiều cuối năm tan học vội vã về nhà khi hai bên đường phố đã lên đèn. Nhưng hôm nay đi trên đường này tôi cảm thấy một sự trống vắng đến lạ kỳ. Cảnh vật đã thay đổi nhiều. Trường xưa vẫn thấp thoáng còn đó nhưng người cũ nay đâu? Thầy cô, bạn bè không còn ai cả!. Tôi

Tuổi 20 Ngày Ấy AT - Lâu lắm rồi, dễ thường trên ba mươi năm, nhóm cựu giáo sinh Trường sư phạm Sài Gòn mới có dịp họp mặt. Ngày ra trường mỗi đứa được phân công đi dạy ở nhiều tỉnh khác nhau như Cà Mau, Bến Tre, Bình Thuận, Tây Ninh,

chợt nhớ câu thơ "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ" mà thấy nuối tiếc bâng khuâng. Có lúc tôi thấy những ngày xưa đó như vừa mới hôm qua, nhưng cũng có lúc nó như ở một khoảng thời gian xa xôi mông lung nào đó không có trên cuộc đời này. Bây giờ mỗi khi gió lạnh về, hồn tôi lại quay quắt với dĩ vãng, cái dĩ vãng không bao giờ tìm lại được. Hôm nay vài dòng gửi lên đây để chia sẻ với các bạn đồng môn cảm xúc về một thời đã để lại trong lòng mỗi người chúng ta nhiều kỷ niệm khó quên...

Phạm Kim Sơn - Khóa 12 Long Khánh, Vũng Tàu... Biết rằng bạn bè sẽ trở thành thầy cô giáo làng đi tứ tán khắp mọi nơi dạy trẻ thơ nghèo khó vùng nông thôn, chừng đó dễ gì gặp lại nên chúng tôi đã chuyền tay cho nhau ghi vội những dòng lưu bút.


Hôm nay bạn bè gặp nhau bùi ngùi tâm sự, điểm lại người còn kẻ mất, người ở mãi tận phương trời xa. Tuổi trẻ đã qua đi, ước mơ luôn luôn là những gì còn ở phía trước. Có người đạt được một nửa mơ ước, người khác ước mơ lừng lững trước mặt chỉ cách một sải tay nhưng đi gần nửa cuộc đời mà đưa tay với không tới. Một số bạn thành công trên con đường dạy học, số khác vì nhiều lý do phải đành rẽ ngang rời bục giảng. Bạn bè tay trong tay sống với nhau bằng kỷ niệm của một thời đi học. Dẫu rằng trong số ấy hôm nay đã là ông này bà nọ, người sang kẻ khó nhưng tựu trung vẫn đầy ắp tình bạn như thời cắp sách. Cứ thẳng tắp một kiểu xưng hô mày mày tao tao như ngày còn ngồi trên ghế học đường. Giờ đây trong mỗi chúng tôi khi đọc lại những dòng lưu bút đều trỗi lên khúc nhạc kỷ niệm ngày đầu đi dạy. Với tuổi ngoài hai mươi, còn quá bỡ ngỡ khi chúng tôi nghe học trò gọi mình là thầy, là cô. Nhưng các em có biết đâu rằng còn có thầy giáo cơm nấu vừa cạn thì cũng vừa khê, chỉ vì thầy chụm toàn bằng lá dừa. Cô giáo cũng không sáng sủa hơn thầy cho mấy: khi làm cá, đánh vảy thì ít mà cứa vào tay lại nhiều, bởi lẽ con cá vẫn còn sống. Nếu những chuyện vụng về chỉ xảy ra trong không gian riêng của thầy cô ở nhà tập thể thì không có gì đáng nói, đằng này làm gà ở nhà phụ huynh mới trở thành chuyện gây cười. Mỗi khi nhà học sinh có tiệc các cô giáo được mời cũng cố tỏ ra mình biết chút ít về nội trợ. Các cô chọn công đoạn dễ nhất để tham gia đó là vặt lông gà, thế mà các cô chỉ toàn nhổ lông ngược, xong việc cũng vừa lúc lông và da đi theo nhau. Sở dĩ có những chuyện như thế đó là do hành trang chúng tôi mang về quê đi dạy vỏn vẹn một mớ lý thuyết cũ rích từ sách

vở. Khi va chạm thực tế, chúng tôi mới phát hoảng biết mình là những con mọt sách. Tay chân thầy cô hễ chạm đến công việc nào đều ngượng nghịu lóng ngóng không khác gì diễn viên vụng trên sân khấu, đụng đâu hỏng đó. Gặp những cảnh như vậy, học trò không dám nhìn thầy cô mà vội quay đi chỗ khác bụm miệng cười. Nhiều em chịu không nổi đã xắn tay vào làm đại, thiếu điều vừa làm vừa hướng dẫn, chẳng hạn cách dùng chiếc nầm để lột vỏ dừa, cách cầm dầm khi bơi xuồng... Nếu như việc tách đôi tàu dừa, nhiều thầy giáo hì hục mang dao, mang rựa thật bén để róc từ dưới gốc róc lên thì một đứa học trò chỉ cần dùng tay tước nhẹ từ ngọn tước xuống một cách dễ dàng. Chúng tôi những người trẻ chăm bẳm dùi mài sôi kinh nấu sử để giật lấy bằng cấp lại quên trang bị thêm những kỹ năng sống cần thiết như bơi lội, thể thao, văn nghệ... Hậu quả đã có nhiều chuyện đau lòng đáng tiếc xảy ra đối với thầy cô giáo trẻ, nhất là các bạn nữ ở vùng sâu: Trên đường cô giáo đi dạy về gặp cảnh nước rong té cầu khỉ do không biết bơi, cô bạn trẻ mới ra trường đã chết đuối ở Long An. Nếu như chúng tôi bây giờ tiếc rẻ thời gian đã qua thì khi còn ở độ tuổi ngoài hai mươi chúng tôi lại trách tiếng chuông đồng hồ gõ nhịp chậm chạp. Hết năm học này đến năm học khác, số bạn còn đứng trên bục giảng vơi dần, vơi dần. Hôm nay chúng tôi gặp lại, hỏi thăm nhau thì số người còn đeo bám phấn trắng bảng đen chưa đến một phần ba, so với ngày mới ra trường. Giờ đây có người đang bước vào tuổi ông ngoại, bà nội. Những nét mặt thư sinh ngày xưa, nay đã nhăn nheo cùng năm tháng. Môi hồng thơm thuở nào bây giờ mỗi lần cười phải lấy tay che miệng. Tất cả đều


bỏ xa lơ xa lắc cái thuở thanh xuân và bây giờ trên gương mặt mỗi người ai cũng mang nhiều đường nét ưu tư dấu ấn thời gian. Ngày gặp lại những mẩu chuyện của hơn ba mươi năm trước, không đầu không cuối, xô bồ xô bộn cứ thế ùa về theo ký ức. Duy dòng lưu bút cũ từ những cánh tay mềm mại nắn nót trên trang vở học trò để đến hôm nay còn vấn vương bao kỷ niệm, nhiều suy tưởng ngây ngô. Biết bao lời chúc cho nhau nhân ngày ra trường đều bày tỏ những ước vọng cao xa.

Có người cho tới mãi hôm nay đọc lại dòng lưu bút viết cho bạn cách đây ba mươi năm, đã phải ngậm ngùi vì lời chúc của mình vẫn chỉ là giấc mơ dành cho bạn. Điều lưu lại trong tâm tưởng mỗi chúng tôi là những nét chữ chân phương, là những lời ghi hồn nhiên mà người nào khi đọc lại đều có chung một ao ước, phải chi được trở về tuổi hai mươi ngày ấy cộng với vốn sống bây giờ chắc chúng mình sẽ bắt đầu những bước vào đời tốt đẹp hơn. Vâng, chính dòng lưu bút cũ vẫn trẻ mãi trong chúng tôi như ngày mới ra trường.

NGƯỜI HỌC TRÒ CŨ Tác giả : Phạm Kim Sơn .Khóa 12 1. Nhật ký ngày 20/11 - 8giờ sáng : Thầy đón số học sinh đang học trên lớp . Quà , hoa , bì thư nhiều vô số kể . Mỗi món quà hay bì thư hình như đều có tiếng nói riêng của nó. Và âm thanh của tiếng nói được thể hiện qua hành vi , cử chỉ nhiều hơn ở phần hậu 20/11. Thầy lên trường không chịu mặc chiếc áo mới , thế là các em nhắc . Quanh năm thầy mặc hoài chiếc áo cũ . Hoặc khi thầy đang cho điểm , một học sinh không nhìn thấy cây bút đỏ mà em vừa mơí


tặng , em đã cảm thấy buồn buồn , nghĩ ngợi . Các em có biết đâu cây bút đỏ thầy đang viết vẫn còn dùng được .Tuy vậy cũng có không ít học sinh cảm thấy thất vọng vì điểm số bài kiểm tra không được cải thiện mặc dù em đã mang tặng thầy chtếc phong bì rất dày… thiện chí ! Không biết trong các em có ngẫm nghĩ hoặc tự hỏi nếu biết thế này ….thì ….. Trong lớp , cũng có em lặng lẽ không nghĩ , không nói vì nhiều lý do . Có thể do em còn thiếu tiền học phí ; Có thể do hoàn cảnh , gia đình phải vất vả lắm mới lo nổi việc học của em ; Cũng có em chiếc áo trắng đã không còn trắng , chiếc áo dài đã không còn dài thì ngày 20/11 lại là ngày em xa cách với bạn bè nhiều hơn . Em không tự phân biệt nhưng từ đâu đó em vẫn thấy mình lạc lõng trong sân trường ! Xung quanh em vẫn ẩn hiện những dấu hỏi và dấu chấm than còn bỏ lửng . Điều mà thầy mong nhất đó là lòng hiếu kính cha mẹ và sự chuyên cần trong học tập của các em , thế mà có đôi khi vô tình được hiểu theo một lẽ khác vào ngày hiến chương các nhà giáo . - 14 giờ : Học sinh cũ đến thăm , cũng hoa và quà nhưng không có bì thư . Phần lớn là học sinh giỏi của lớp trên , số khác đang thành đạt ngoài xã hội . Không làm bác sỹ , kỹ sư thì cũng là đồng nghiệp với thầy. Thầy cảm nhận được niềm vui khi biết những lứa học trò của hôm qua , bây giờ đã đóng góp một phần cho xã hội. Bất chợt khi thầy hỏi bạn này bạn khác còn đang vắng mặt thì nhận được những câu trả lời ngập ngừng đứt quãng. Bạn ấy bây giờ đang làm công nhân khu chế xuất. Bạn ấy vừa mới đi nghĩa vụ. Hay bạn nọ đang tập tành vào quán cà phê “làm người lớn”… Ngày hiến chương , học sinh cũ không thành đạt trên đường học vấn , số lượt đến thăm thầy cô dường như ít dần vào mỗi năm . Nỗi lo lớn nhất của thầy cô giáo là những học sinh chưa đi hết con đường đến trường. - 20g : Thầy mở quà và tổng kết số bì thư . Làm xong thủ tục mở quà và kiểm bì thư thì đồng hồ vừa vặn chỉ 22 giờ . Thầy sửa sọan đi ngủ . Cùng lúc ấy dưới nhà tiếng chó sủa vang .Từ hành lang trên lầu thầy nhìn xuống , có người đang dắt chiếc xe đạp cũ không vành . Bất đắc dĩ thầy ra hé cổng xem chừng ai đến nhà vào giờ khuya khoắt . -Thưa thầy, em là Trung , thầy còn nhớ em không ? Người lạ mặt lên tiếng . Thầy kéo gọng kính trễ xuống , nheo nheo mắt nhìn vẻ mặt người lạ mờ mờ dưới ánh đèn đường .Thầy vẫn không nhận ra. - Trung , học trò cũ của thầy năm lớp 9 . Trong đội tuyển bóng đá của trường , em đá ở vị trí trung phong , nên vào lớp thầy gọi chết cái tên là Trung “phong” . Người khách lạ cố giải thích . Lúc này cái tên Trung đã dần có mối liên lạc với bộ nhớ của Thầy . Bóng đá là môn thầy rất thích , thầy từ từ nhớ ra. Trung “bóng đá” ở xóm gà , học tập chỉ ở mức trung bình kém nhưng rất mê chơi bóng .


Ngôi trường thầy đang dạy đã ba lần liên tiếp giành cúp vô địch bóng đá thiếu niên do báo Khăn quàng đỏ tổ chức . Ngoài ra còn được đài truyền hình thành phố phát đi phát lại nhiều lần . Và cũng từ đó tiếng lành đồn xa , lan rộng gần như cả nước . Có lẽ vì thế nên đi đâu chỉ cần nói tên trường là tự nhiên người ta sẽ hỏi thêm một chút về bóng đá. Lúc này hình ảnh đứa học trò cũ đã bắt đầu trở lại trong tâm trí thầy . Nhưng với dáng vẻ bên ngoài của đứa học trò vẫn làm cho thầy ngài ngại . Trời cũng đã khá khuya , suốt ngày nay chỉ mỗi một việc thay quần áo để tiếp học trò , thầy cũng cảm thấy mệt . Thầy uể oải hé cửa nói vọng ra .Trong khi Trung vẫn tiếp tục năn nỉ xin được thưa chuyện với thầy .…Sự khó chịu lộ rõ trên gương mặt , thầy nhoài người nửa trong nửa ngoài bên cánh cổng . - Lúc này em đang thất nghiệp , em … , xin …Thầy cho em mượn …năm trăm ngàn . Trung nói rất khẽ. Cố gắng lắm thầy mới nghe được tiếng nói vừa nhỏ vừa đứt quãng . Sau một lúc nghĩ ngợi , thầy dặn năm giờ chiều mai mời em trở lại .

2. Vào những lúc nửa đêm nằm thao thức trong trại cai nghiện suy ngẫm về đời mình Trung mới thấy nuối tiếc tuổi thanh xuân . Thanh niên sống đẹp , họ đã để lại mãi mãi tuổi hai mươi trong lòng mọi ngưòi .Trung hơn tuổi hai mươi một chút thì đầy dẫy những nuối tiếc , những sai sót , những thói hư tật xấu . Tất cả những thứ ấy âm thầm ngấm dần vào cơ thể để đến lúc biến mình thành tên nô lệ hoàn toàn vào ma tuý thì Trung hiểu rằng tội lỗi ấy thuộc về mình . Giờ đây , Trung không thể oán trách hay đổ thừa cho bất cứ ai hay hoàn cảnh nào đã can dự vào thời trai trẻ của mình . Người ta hơn tuổi hai mươi nếu biết dừng lại trước những sai sót, lỗi lầm có lẽ cũng chưa lấy gì làm tuyệt vọng vẫn còn nhiều thời gian để làm lại cuộc đời . Trung lại không , vừa bị nghiện nặng vừa mang bệnh , thử hỏi còn bao nhiêu hy vọng để sống , để làm lại cuộc đời . Niềm hy vọng nhỏ nhoi của Trung bây giờ chỉ nhen lên khi nghĩ đến đứa con trai tám tuổi đang theo học tiểu học . Vâng nó là nguồn sống và là một phần của đời Trung . Trung may mắn còn được gọi tiếng ba vào mỗi lần nó và ông nội lên thăm . Trung , một thằng nghiện nặng bị vợ bỏ đã đành ; Nó , một đứa trẻ thơ cũng bị mẹ lãng quên . Hằng ngày nó vẫn đến trường trong trạng thái cô đơn đầy mặc cảm khi có một người cha như Trung . Nhiều lúc nó muốn trốn chạy nhưng chẳng biết đi đâu với tuổi đời bé nhỏ . Nghĩ đến con , Trung cảm thấy tiếc nuối một thời đã qua . Ngày trước , khi cắp sách đến trường lúc nào Trung cũng được ba đưa mẹ đón . Được chăm sóc rất đầy đủ đến nỗi Trung cảm thấy mất tự do . Nhiều lần Trung muốn đi học một mình , rồi những mong mỏi cũng được thoả mãn . Thiếu lời nhắc nhở của cha mẹ , Trung đã rơi tự do và hoàn toàn không biết cạm bẫy đang giương móng vuốt chực chờ những ham muốn của mình . Cuối cùng học vấn cũng dở dang , không vào được lớp 10 , Trung lấy sự buông thả đi bụi làm lẽ sống . Xa vòng tay cha mẹ , sống bầm dập trong cái mà Trung cho là thoải mái đã đem lại cho mình cảm nhận thực về lòng cha mẹ .


Đến tuổi 18 , Trung xin đi nghĩa vụ quân sự mong rằng kỷ luật trong quân đội sẽ giúp Trung trưởng thành . Nhưng không , ba năm đi nghĩa vụ , Trung chẳng thay đổi được gì . Ngày ra quân , đi xin việc Trung được ưu tiên hơn những người khác , thế nhưng Trung chẳng làm ở nơi nào hơn một tuần . Trung không lượng được sức mình , mới vào , tài hèn sức kém mà lại muốn ngồi vào chỗ của những người làm việc lâu năm . Thất bại nối tiếp thất bại do tính cách Trung gây ra . Hy vọng mượn tiếng nhạc bên ly cà phê sẽ khỏa lấp nỗi buồn . Vòng tay tiếp viên đã góp phần xoa dịu sự thiếu thốn Trung . Chuyện gì đến phải đến , Trung mướn nhà trọ sống như vợ chồng với bạn gái bước ra từ quán cà phê . Chưa hình dung được thế nào là làm chồng và làm cha thì vợ Trung có thai . Không thể sức dài vai rộng sống bám vào phụ nữ , thế là Trung đi buôn hàng trắng . Không hiểu sao Trung đi buôn lại thuận buồn xuôi gió , tiền kiếm được khá dễ dàng . Lúc đầu Trung cũng thừa biết tai hại của ma tuý nên Trung không dại gì “thử”. Chính lần bị vố hàng dỏm Trung đã thử để không bị lừa. Cứ thế Trung sa vào nghiện ngập lúc nào không hay , mọi thứ đều khác với suy nghĩ lúc đầu … thế là trở thành con nghiện và xài hơn những gì Trung kiếm được . Đi buôn hết vốn , thêm cơn nghiện hành hạ Trung đi từ hít , hút rồi đến chích , không có tiền thì sẵn sàng làm đủ mọi thứ kể cả đe dọa trấn lột . Trước hết bắt đầu từ người thân rồi dần dần kết bè kết đảng lấn ra ăn hàng ở bên ngoài cho tới ngày bị bắt . Giờ đây ngồi trong trại cai nghiện nghĩ đến đứa con trai ở nhà , Trung đã tự biết rằng niềm hy vọng đó quá nhỏ nhoi ! .

3 Buổi chiều ngày hôm sau , thầy sửa soạn ấm trà để tiếp người học trò cũ . Một mình thầy vừa nhâm nhi cốc trà vừa miên man nghĩ ngợi . Đã hơn mười lăm năm rồi còn gì. Không biết lúc này nó ra sao ? Hoàn cảnh nào đã khiến tình cảnh nó đến vậy . Lần đầu tiên có đứa học trò cũ đến hỏi vay tiền .Nhiều câu hỏi làm thầy nghĩ mông lung . Ngồi uống trà mà lòng thầy bồn chồn .Thầy đã chuẩn bị đủ thứ , kể cả khoản tiền thầy cẩn thận bỏ vào bì thư , có chủ ý giúp đứa học trò đang gặp khó khăn .Lúc này thầy có vẻ nôn nóng mong trò đến nhiều hơn . Quá sáu giờ chiều , chó không sủa. Chuông điện thoại reng , nhưng chỉ là những lời chúc muộn của học trò ở xa . Khoản tiền trong bì thư vẫn còn trơ ra đó . Cả nhà đã dùng cơm xong . Thầy vẫn để bụng chờ cùng ăn với trò , tiện thể hỏi về hoàn cảnh của nó . Thói thường , học trò cũ đến thăm thầy đa phần là những người thành đạt . Những học trò cũ khi gặp thất bại trong cuộc sống , họ mặc cảm đủ mọi thứ , nhất là với bạn bè cùng trang lứa . Họ luôn tìm cách tránh né thầy cô , có lẽ vì thế , trong ngày hiến chương nhà giáo , giáo viên chỉ toàn thấy bông hồng và những lời chúc tốt đẹp .Thầy cô giáo đâu có hay rằng trong những góc khuất nào đó của cuộc đời vẫn còn đó những con người . Ngày nay , họ không còn là học trò song hễ nhắc đến tên thầy , tên cô là kỷ niệm của thời đi học đã làm cho họ như trẻ lại . Vì một lẽ gì đó , họ đã không gặp may , phải đứng bên lề cuộc sống . Thầy mong , nhưng trò vẫn không trở lại .Tiền vẫn còn nguyên trong bì thư . Gần 10 giờ tối bằng thời gian của ngày hôm qua . Tưởng trò sẽ đến , nhưng không , người học trò cũ đã không còn đến nữa./. PHẠM KIM SƠN


KHOẢNG LẶNG VỚI SÀI GÒN Tác giả :Phạm Kim Sơn -Khóa 12

Sau nhiều năm rời xa thành phố hôm nay có dịp trở về , tôi muốn nhìn thật lâu để tìm lại cái thời trai trẻ của mình nhưng không dễ gì nhận ra những thứ quen thuộc dù nhỏ nhất . Hỏi thăm về con hẻm nhỏ , ai cũng lắc đầu mặc dầu nơi đó tôi đã đi mòn vẹt nhiều đôi dép . Hẻm của ngày xưa giờ đã không còn là hẻm nữa , nó là phố của những căn nhà lầu đúc mặt tiền . Đâu đâu cũng có những đổi thay rất lớn . Lớn đến độ , mới nhìn những dãy nhà cao tầng tôi đã có cảm giác đường

chân trời như được nâng cao hơn và buổi chiều như được mang đến phố sớm hơn . Cái nóng hâm hâm nơi ghế đá công viên đã xua những cặp tình nhân lùi xa xuống bãi cỏ. Bàn ghế cứ mặc sức xô ra làm vỉa hè bỗng trở thành mặt tiền chật chội cho những quán cà phê ven đường . Các cụ già tập dưỡng sinh bách bộ chưa kịp soãi chân đã phải chệch hướng bước xuống lòng đường . Dòng chảy chậm chạp buổi trưa đã làm gián đọan nhịp sống trong ngày , phố Sài Gòn trỗi dậy với quần jeans áo


dây lượn lờ khi chiều vừa nhạt nắng . Ao khoác xổ tung nhường chỗ cho những bộ cánh áo mỏng tang gần sát với da thịt phảng phất mùi nước hoa. Các loại đèn néon sign đủ màu sắc tranh nhau sáng từ rất sớm làm tròn xoe ánh mắt trẻ con từ xe nôi đu đẩy trên công viên . Cũng không lạ lắm khi có ai đó nói chiều phố là chiều của sắc màu và hương hoa. Màu và mùi không gây cảm giác dễ chịu níu giữ chân khách dừng lại mà chỉ gợi tò mò kinh ngạc . Chính sắc màu và hương hoa ấy đã làm khách xa lạ các bàn tay thô ráp của những cậu choai choai đứng sẵn dưới vệ đường chặn xe

người ta cười vào nhau khi nghe được tiếng rao “ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát hôn”. Thời đại văn minh đã giúp người ta đỡ phí sức , chỉ cần nghe tiếng gõ “xực tắc” là bụng đã nôn nao thèm ăn hũ tiếu mì ; Nghe tiếng còi chát chúa đứa trẻ trong nhà vội xin bố tiền mua kem . Nửa đêm nghe nắp chai khua lạo xạo vào nhau tôi chợt thấy thân mình ê ẩm sau buổi làm việc : tiếng khua của những người tẩm quất . Chiều ở phố không bịn rịn chia tay như ở sân ga mà là chiều cà phê hay là chiều hát với nhau , từng bông hoa hồng giả không có cánh chếnh choáng chạy lên sân khấu mừng ca sỹ đang chờ nhạc để hát lời hai . Thuở còn cắp sách đến trường , cứ vào những giờ Việt văn thầy giáo hay mượn hình ảnh “buồn trông cửa bể chiều hôm” để nâng tưởng tượng của những học trò tinh nghịch như chúng tôi có được cảm giác hoàng hôn đã về nơi bến sông .

chỉ khách vào quán “nhà em” .

Nhiều khi sắc và mùi chưa đủ gây cảm giác mạnh , họ còn trộn vào đó một thứ âm thanh xập xình mới hy vọng giảm tốc độ những chiếc xe gắn máy chở đôi .Thật vậy ngoài sắc , mùi còn có cái loa điện tử làm người ta hốt hoảng . Tiếng rao của bà mẹ quê thô mộc ngày trước bây giờ được thay thế bằng tiếng rao đì-gi-tồ . Sẽ đến một lúc nào đó

Màu chiều vẫn là màu nhan sắc , tôi yêu buổi chiều không phải trong đó có màu nhan sắc mà ở đó nhịp sống tuổi thơ trong tôi như hồi sinh . Buổi chiều của tôi không cao giá đến nỗi lãng mạn đánh đổi “hai mai lấy một chiều” ; Chiều Sài Gòn cũng chẳng phải là không gian để nắng chia nữa bãi ; Và hiện giờ không còn thấy những buổi chiều rắc nắng thủy tinh lên thềm nhà em ! Từ xa xưa , Sài Gòn đã nổi tiếng với những buổi chiều thơ mộng nên dù có xa thành phố đến bao lâu


người ta cũng không thể nào quên được những buổi chiều Sài Gòn . Đất nước đã hội nhập WTO , người thành phố có nên nhìn nhau bằng con mắt thủy tinh ; Có nên chào nhau qua lần vải khẩu trang ;

Có nên nhăn cánh mũi vì mùi và hai tay ôm đầu như chạy để trốn âm thanh . Thương phố Sài Gòn đã làm quay quắt trong tôi những dấu hỏi và dấu chấm than .

Một Chút Sẽ Chia Phạm Thị Nhiệm -Nhị 18-Khóa 12

Thật phiến diện và vô tình nếu chúng ta chỉ là một vị khách trong ngôi nhà lớn, gia đình sư phạm của chúng ta, ngôi nhà đã được các thầy chăm chút gầy dựng bằng công sức, tình cảm nồng ấm; những người thầy, người cha mẫu mực mà chúng ta luôn quý trọng và kính mến. Chúng ta cũng đã biết với mục đích để cho chúng ta có một ngày thật ý nghĩa: Thầy trò, bè bạn hội ngộ cùng nhau và cùng sẻ chia những khó khăn hoạn nạn. Vì thế các thầy dù tuổi đời đã quá cao vẫn không quản ngại ra sức góp công, thậm chí góp cả vật chất để cho chúng ta có một sân chơi thấm đậm tình người ấm áp. Nếu nhìn một cách khách quan thì tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất chúng ta cũng phải biết rằng để tổ chức cho một vài trăm người có chỗ để đến, có chỗ để hàn huyên cũng

không phải là dễ dàng gì; cũng phải có tiền để in ấn thư mời, có tiền để có tem gởi đi, có tiền để thuê mặt bằng, có tiền để trang trí, lễ tân, trang bị âm thanh ánh sáng và cuối cùng là có tiền để đặt tiệc. Hồi tưởng lại những buổi đầu họp mặt, số người đến dự chỉ ở mức trên dưới một trăm nhưng thử nhìn lại, các thầy đứng mũi chịu sào được mấy người, một thầy Sỹ, thầy Bửu, thầy Linh, thầy Tín, thầy Lượm, thầy Thường, chừng ấy người lo cho một số đông hơn một trăm người thử xem các thầy của chúng ta xoay sở như thế nào. Khi mà số người được gởi giấy mời hầu như không hề hồi đáp. Rốt lại, là sau mỗi lần chúng ta họp mặt, có năm các thầy móc tiền túi ra bù hai ba triệu, có năm bốn năm triệu vì số người tham dự thường là ít hơn số người


dự đoán nên không thể đủ cho mọi chi phí trong và ngoài. Được vài năm thì các thầy cũng không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục gánh vác nên đã bàn giao lại cho các khoá đảm nhiệm nói là khoá nhận nhiệm vụ nhưng thực chất mỗi khoá chỉ có một vài người nhất là các khoá đầu đàn; ra trường đã quá lâu mấy ai còn giữ được liên lạc với các bạn đồng môn nên rút lại là chỉ còn hai ba người đứng mũi chịu sào lãnh tránh nhiệm cho cả khoá mình và khoá 4 cũng được hình thành trong hoàn cảnh đó nhưng với tấm lòng của người sư phạm khoá nào cũng muốn tổ chức thật tốt và mong có thật nhiều người đến tham dự. Việc có vẻ giản đơn nhưng cũng thật muôn vàn khó khăn; thư được gởi đi có lúc đến hơn hai ngàn thiệp nhưng thư hồi đáp chỉ vài mươi thiệp. Điều này là một áp lực rất lớn cho người tổ chức. Biết bao nhiêu phần ăn mới là đủ. Lỡ ra đặt ít hơn thì bị qui tội không chu đáo, chẳng biết tổ chức; đặt nhiều hơn số người dự thì lấy tiền túi mà bù đắp vào. Ai cần biết đó là đâu! Biết bao nhiêu điều phàn nàn đến nhức đầu, lâu dần lại hoá ra chai đá vì nghe quen quen. Nhìn lại những năm đã qua có năm vài chục người có năm hai ba trăm, năm 2008 vọt lên hơn bốn trăm và năm nay hơn năm trăm người; vậy ai có thể đưa ra được dự đoán chính xác cho mỗi năm để chúng ta chỉ cần làm một động tác nhắc máy điện thoại đặt bàn là xong. Tôi thành thật chia sẻ và cảm thông với anh Thời và các anh trong khoá bốn. Từ ngày nhận cờ luân lưu cho đến ngày trao trả trách nhiệm anh Thời đã gầy đi sáu ký thịt vì lo lắng, chạy ngược chạy xuôi lang thang tìm người hỗ trợ mình và tìm những người bạn cùng khoá để chia sẻ vì nhiệm vụ được giao, vượt quá khả năng cho phép nhưng đáp lại, chỉ có vài ba người (anh Sáng, anh Lộc) và ban đại

diện khoá hỗ trợ vòng ngoài. "Lực bất tòng tâm" tất nhiên sẽ có nhiều bất cập. Khi anh dự kiến trên bốn trăm người thì thực tế lại tăng vọt hơn năm trăm người; với lượng người tăng quá lớn, ban ẩm thực không thể đáp ứng kịp thời được nhất là khi bữa tiệc lẽ ra được phục vụ đến từng bàn thì vì sự nhầm lẫn của người đến dự và vì quá lu bu người tổ chức không kịp lên sân khấu thông báo, đã biến thành một bữa tiệc buffet thật tội nghiệp. Chỗ thì thức ăn ê hề dư dả chỗ thì trống trơn chẳng có gì nhất là các bàn khách mời và bàn các thầy cô. Dở khóc, dở cười chẳng biết lấy đâu ra ngay mấy chục phần ăn đắp vào. Biết nói thế nào nhỉ? Biết quy lỗi cho ai bây giờ? Biết bao nhiêu lo lắng, biết bao nhiêu chuẩn bị đến từng chi tiết nhỏ bỗng chốc hoá thành một mớ lộn xộn thật đáng buồn và đáng suy ngẫm lại. Với tư cách là người chịu trách nhiệm tổ chức ai cũng mong rằng mọi cố gắng của mình sẽ mang đến những điều vui vẻ và đáp ứng được lòng khát khao của mọi người về một thời thanh xuân đã qua nhưng "Mưu sự tại nhân, thành sự cũng tại ... nhân" ! Nhưng cũng chỉ là chuyện nhỏ. Thật vậy nhìn chị Nguyễn Thị Ba giáo sinh khoá 11 vì mong muốn được đến với các thầy cô và bạn bè nhưng nhà đơn chiếc nên đã một mình lóc cóc đẩy mẹ một cụ già yếu đuối, bệnh hoạn ngồi trên xe lăn theo con vào hội trường. Chúng ta không khỏi cảm động và chạnh lòng. Anh Hoàng Minh khoá 11 dù bị tai biến, đi đứng khó khăn, năm nào cũng cố đến với gia đình sư phạm bằng những bước chân run rẩy ngập ngừng và anh Thuận khoá 5 tuy chống hai bên hai chiếc nạng mà lúc nào cũng có mặt trên từng cây số. Còn biết bao nhiêu các anh chị vượt lên mọi khó khăn, từ các tỉnh xa xôi tìm về với gia đình sư phạm và còn nhiều nhiều


trường hợp khác nữa. Điều này đã nói lên điều gì nhỉ? Có lẽ hầu hết chúng ta đều cảm nhận và ghi gói với tất cả tấm chân tình người sư phạm. Chúng tôi xin cảm ơn khoá 4, cảm ơn anh Thời đã cho chúng tôi có một ngày để hội ngộ dù có những bất cập không thể lường hết được .Nhưng trên hết, chúng tôi vẫn cảm nhận được ở các

anh một sự cố gắng hết sức mình, một sự hy sinh thầm lặng không cần được đền đáp để cho chúng tôi được đến với nhau. Xin được chia sẻ một chút nổi niềm trắc ẩn trong các anh. Cũng chẳng biết mối tình sư phạm của chúng ta sẽ còn tồn tại được bao lâu khi ngay cả chúng tôi những người được coi là trẻ nhất cũng đã U 60.

Môt Chút Sẽ Chia Phạm Thị Nhiệm K12

Thôi thì cứ gặp được nhau ngày nào hãy vui ngần ấy ngày dù chỉ để đến nhìn nhau "Trăm năm trước thì ta chưa gặp, trăm năm sau biết gặp nhau không? Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau." Xin được ân cần gởi đến các anh chị thông điệp này và xin cầu chúc các anh chị trong khoá 4 dồi dào sức khoẻ, an khang hạnh phúc.


GIỜ RA CHƠI Tác giả : Tuệ Hải 1 . Khi hồi chuông báo giờ ra chơi vừa dứt , bước chân vào phòng giáo viên tôi vô cùng ngạc nhiên thấy các thầy cô giáo chụm đầu nhìn bảng thông báo : “Tin buồn …17 h hôm nay nhà trường đi viếng đám tang cô Thùy Nhân tại …” . Dòng tin vỏn vẹn chỉ có vậy mà sao tôi vẫn chưa tin , bởi lẽ cách đây ba hôm bạn bè còn đi hát ka ra ô kê mừng sinh nhật lần thứ ba mươi tám của Nhân . Tôi chưa quên được hình ảnh Nhân xòe tay ra và nói : “Bàn tay em có đường sinh đạo dài và sâu , sách nói rất thọ !” Cái cảm giác lạc quan nóng hôi hổi trên bàn tay nóng ấm của Nhân vẫn gây cho tôi và một số bạn trong trường không ít bàng hoàng . Mọi ngươì trong trường không khỏi bất ngờ .Thuỳ Nhân , một cô giáo trẻ tận tụy với nghề , nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố . Trường dự định ngày 20 tháng 11 sắp tới sẽ trao huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục ” cho một số giáo viên trong đó có Nhân .

Thùy Nhân đã về dạy tại trường được hơn mười năm , là giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh . Nhân được phân công dạy đúng lớp do tôi chủ nhiệm . Không hiểu sao , năm nào Ban Giám hiệu nhà trường cũng giao lớp yếu nhất khối cho tôi phụ trách . Có nhiều vị quản lý cho rằng giáo viên chủ nhiệm như là hiệu trưởng của một lớp , chưa biết câu nói ấy có là liều thuốc dopping cho chúng tôi hay không , nhưng giáo viên làm công tác chủ nhiệm có cảm giác như mình là một cái thùng chứa . Có lần tôi nghe được một học sinh gọi giờ chủ nhiệm là giờ nghe “ổng bả chửi” .Cólẽ do tiết chủ nhiệm chúng tôi phổ biến cho học sinh thật nhiều vấn đề , nào là thu học phí , nào là nhắc nhở học sinh còn chểnh mảng trong tiết học các bộ môn khác ...chưa kể có khi phải tranh thủ giờ ra chơi tiếp phụ huynh học sinh . Chỉ vì cái tâm nhà giáo mà thầy cô nhận công tác chủ nhiệm . Dĩ nhiên cũng không tránh khỏi những giáo viên làm việc để lấy thành tích...! Phần lớn giáo viên chủ nhiệm


đều phải gắn kết với thầy cô bộ môn để lên kế hoạch phụ đạo khi trong lớp còn có học sinh yếu kém . Các phòng học đều xít xao với số học sinh chính khoá nên muốn tổ chức phụ đạo phải chọn những giờ thích hợp cho cả thầy và trò . Chúng tôi đành bàn với nhau chọn hai tiết cuối của ngày thứ năm và cả một buổi sáng chủ nhật phụ đạo ba môn Văn , Toán , Anh văn . Ngày thứ năm các em học hai tiết Văn do cô Chi phụ trách , hai môn còn lại tôi và Nhân đảm nhiệm vào sáng chủ nhật . Học sinh đã yếu lại có hoàn cảnh hết sức đặc biệt , có em thiếu sự chăm sóc của gia đình . Em khác do cha mẹ ly dị , ở với bà ngọai , ngoại đã không biết nhiều về chuyện học hành để mà nhắc nhở . Không hiểu sao trong giờ chính khoá thầy cô giáo ra rả giảng bài thì trò cứ mải nói chuyện đâu đâu .Có phần do thói quen học thêm đã ăn sâu vào tiềm thức nên các em xem nhẹ chuyện học trên lớp . Nhiều phụ huynh đã hình thànhn nếp nghĩ , xem chuyện đưa con đi học tư mới có chất lượng . Cũng có thể , thầy cô giáo bây giờ lên lớp dạy qua loa , chừa một ít còn lại để thương mại hoá cái nghề của mình . Chả trách người ta cho rằng mọi điểm số có thể trả giá bằng tiền . Đấy cũng là vấn nạn nhức nhối cho giáo dục trong thời đại hiện nay . Nhưng có lẽ nỗi day dứt lớn nhất thuộc về những thầy cô giáo còn đang đứng trên bục giảng . Từ chỗ họ hiểu “hữu xạ tự nhiên hương” nên lòng tự trọng không cho phép họ phân bua giãi bày . Thế nhưng vẫn còn những thầy cô giáo xem chuyện dạy thêm là một cách làm giàu . Đó cũng là nỗi buồn của những người tâm huyết với giáo dục .Thầy ra sức kêu gọi trò đi học phụ đạo thì trò lại xem đó làm một thứ “học chay , dạy chùa” nên tìm cách thoái thác . Không khác gì khi đứng trước một món hàng giá rẻ đã khiến lòng người phải phân vân . Mở

lớp phụ đạo, thầy cô chỉ mong những em khả năng tiếp thu chậm sẽ có cơ hội lấy lại căn bản . Vậy mà lòng tốt đã bị coi rẻ , trong giờ phụ đạo chỉ thấy loe ngoe vài ba học trò nghèo hiếu học , những em không có tên trong danh sách đi học phụ đạo lại đến ngồi dự thính , còn những đứa yếu kém thầy mỏi mắt tìm không ra . Hễ thầy mở miệng nói tổ chức lớp dạy thêm , trò sẽ nườm nượp ghi tên bởi chúng tin rằng đồng tiền sẽ mua được sự tận tâm . Bắt đầu từ những suy nghĩ như thế nên mới sinh chuyện dạy thêm học thêm tràn lan . Mọi người trong phòng giáo viên xôn xao khi đọc thư nặc danh của học sinh góp ý về việc cô Nhân đì một học sinh không học thêm môn tiếng Anh của cô . Ở trường cũng có một vài giáo viên do chuyện dạy thêm đã tạo sự phân biệt giữa học sinh với nhau . Nhưng đâu phải tất cả thầy cô giáo trong trường đều tham gia dạy thêm mặc dù dạy thêm đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống người thầy. Dạy thêm giúp một bộ phận giáo viên có cuộc sống tươm tất hơn , dàng hoàng hơn , giảm một phần gánh nặng giáo dục đặt lên toàn bộ xã hội .Từ đó việc dạy thêm được xem như một cách để giáo viên tự lo lấy bản thân bằng cái nghề chính hiệu của mình .Thế nhưng chuyện dạy thêm không dừng ở cái tâm cải thiện mà lấn sang cánh cửa làm giàu . Không tránh khỏi thầy cô giáo đua nhau dạy thêm . Giờ chơi hôm ấy tôi thấy mắt Nhân đỏ , hình như Nhân vừa mới khóc . - Con em bị mổ ruột thừa , mấy hôm nay em phải chăm con trong bệnh viện . Bị mất ngủ hai tối , quầng mắt Nhân thâm đen . Ngước nhìn tôi , Nhân nói tiếp :


- Từ trước đến giờ em đâu có dạy thêm , mà sao học trò ác ý nó ghi một lá thư bậy bạ quá. Tình cảm thầy trò bây giờ bạc bẽo quá anh ơi. Có lẽ đó cũng là động lực để năm nào ngày Hiến chương các nhà giáo , phụ huynh cũng có dịp nhắc lại truyền thống tôn sư trọng đạo . Ca ngợi nhằm cho vui một ngày , những ngày còn lại giáo dục tiếp tục là gánh nặng đặt trên vai thầy cô giáo . Có vị Trưởng phòng Giáo dục còn buộc giáo viên không được bày tỏ chuyện lương thấp . Người nào đả động đến lương không đủ sống liền bị đánh giá thế này thế khác. Nhưng nếu không sống bằng lương thế thì làm thế nào hiểu được những người trông chở vào đồng lương . Mới hôm nào báo chí có phản ảnh về việc phòng giáo dục và nhà trường vắt kiệt sức lao động người thầy . Dư luận ác ý không từ bỏ một ai , họ kháo rằng lấy quyền là giáo viên chủ nhiệm , tôi tìm cách bắt học sinh đi học phụ đạo để thuyết phục những em này về nhà dạy thêm . Họ còn nói trung tâm văn hóa ngoài giờ của nhà trường cũng là một hình thức dạy thêm có giấy phép . Thực tế đã bày ra trước mắt , trong trường công lập các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau nở hoa sau giờ làm việc . Một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hoá và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức : tiền trao , cháo múc .Trước đây người ta vẫn ví von nghề dạy học là nghề bán cháo phổi, có thể nói học sinh lấy món cháo phổi làm viên thuốc tiêu hoá hết lượng kiến thức thừa của chương trình giáo dục hiện nay . Hay biết đâu thầy cô giáo đã kỹ thuật số hoặc vi tính hoá món cháo truyền thống để tiếp thị khách hàng trong kỷ nguyên internet .Và cũng do dạy thêm, học thêm nên trong trường học giữa thầy cô giáo có môn dạy thêm và thầy cô giáo

môn khác có khoảng cách .Nếu như dạy thêm học thêm đã góp phần làm cải thiện bộ mặt thầy cô giáo và cũng chính nó đẩy tai tiếng người thầy đi quá xa ! Dư luận chưa dừng lại về chuyện chuyên môn của tôi và Thùy Nhân mà còn đồn thổi thêm , rằng rủ nhau dạy phụ đạo ngày chủ nhật để có cớ đi chơi vơí nhau . Trong trường ai cũng biết Nhân đã ly dị chồng do nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân ít ai hiểu được đó là Nhân sợ theo chồng đoàn tụ sẽ không còn cơ hội theo nghề dạy học . Định cư ở nước ngoài , Nhân phải chấp nhận làm bất cứ nghề gì .Tất nhiên đều là những nghề lương thiện để kiếm tiền , nhưng tiếp tục theo nghề dạy học ở xứ người đối với Nhân là một điều rất khó . Trước đây vừa nuôi con nhỏ , vừa đi thăm chồng trong trại cải tạo Nhân vẫn không có ý định bỏ nghề . Có một dạo giáo viên xin nghỉ hàng loạt do kinh tế khó khăn vậy mà Nhân vẫn không rời bục giảng . Hôm nay , cuộc sống thầy cô giáo có phần đỡ hơn không lý gì Nhân bán rẻ lương tâm mình. Suy nghĩ miên man về chuyện của Nhân khiến tôi nhớ lại vào một buổi sáng chủ nhật sau khi dạy phụ đạo xong tiết toán , tôi đã thấy Nhân mỉm cười đứng ngòai cửa lớp chờ đôỉ tiết .Trong bộ quần Jean áo pull ,vóc người cô tầm thước thon gọn , tóc dài , giẽ ngôi giữa , tóc mái trước trán thả buông một chút che gương mặt xương xương toát lên vẻ sang trọng và thanh tú . Nụ cười tươi nhưng ánh mắt vẫn không giấu được nỗi buồn .Vẻ đẹp của Nhân nó hiền thục ,có vẻ thần tiên đến độ học sinh nữ phải trầm trồ . Với dáng người như vậy , ai mới gặp Nhân lần đầu thật khó tin Nhân đã là mẹ của đứa con mười ba tuổi . Tuy vậy tôi vẫn thấy có một điều gì đó khó gần ở cô . Sự kiêu kỳ hình


thức bao giờ cũng bù cho phần tâm hồn rỗng tuếch .Tôi vẫn quen nghĩ thế , mặc dù bạn bè vẫn chế giễu rằng : tôi sẽ “gặt bão” nếu tiếp tục “gieo gió” . Có lúc tôi nghĩ tôi đang lừa mình .Tôi cố tìm trong cái đẹp một điều xấu để không bị cái đẹp làm mờ đi lý trí. Tôi cố tìm trong cái tốt một điều xấu để không bị mê hoặc.

Nhân vẫn thường kể tôi nghe , khi làm chủ nhiệm cô luôn có ý thức chọn một học sinh nghèo nhất có hòan cảnh đặc biệt để âm thầm giúp đỡ nó một năm học phí và hai bộ quần áo .Năm nay Nhân chọn trò Thương . Hầu hết học sinh đều mến cô , nhiều em đã học qua nhiều năm vẫn thường nhắc đến cô. Hoàng kể tiếp :

2 Trong phòng giáo viên , mặc dù hai máy lạnh , hai chiếc quạt đang hoạt động hết công suất nhưng không khí như đặc quánh khi cô Hoàng kể lại sự cố xảy ra .Các bạn đồng nghiệp ai cũng im lặng không vội chọn cho mình một chỗ ngồi, nôn nóng nghe kể chuyện .Trong số giáo viên nam anh Sỹ là người chỉn chu trong trang phục , vậy mà phải đưa tay lên kéo củ ấu xuống và mở nút cổ áo để lắng nghe cô Hòang: - Sáng hôm qua sau khi từ trường về , Nhân có kết hợp đến tặng quà cho một học sinh đang gặp khó khăn . Kế đó có người chạy đến báo tin Nhân bị tông xe. Thông thường Nhân hay đi đường Lê Văn Sỹ để về nhà, nhưng hôm đó là sáng chủ nhật Nhân muốn đem cho thằng Thương một bộ quần áo . Thương là học sinh nghèo của lớp lại thêm bệnh suy dinh dưỡng . Nhân để ý thấy em đi học chỉ độc một bộ quần áo đã ngả màu . Ao thì ố vàng thâm kim , quần kéo trễ xuống khỏi rốn mà ống còn trên mắt cá chân .Thương là con lớn , nhà nghèo , đông em .Trước đây , khi ba của Thương chưa bị tai nạn sập giàn giáo làm chấn thương cột sống thì nghề thợ hồ cũng tạm đủ cho gia đình . Bây giờ cả nhà chỉ còn biết trông cậy vào gánh chè đậu lủng lẳng trên đôi vai gầy guộc của mẹ Thương .

- Khi Nhân quẹo vào con hẻm thì bất ngờ một xe mô tô ở trong hẻm phóng ra , cái dây túi xách của đứa con gái mặc đầm ngồi sau quàng vào tay lái xe của Nhân làm Nhân mất đà loạng choạng ngã ra đường , một chiếc xe lam chở rác trờ tới thắng không kịp , đầu Nhân va vào cái kiếng vỡ của xe rác .Tên lái xe rác mãi lo ý ới phân bua thì tay lái xe mô tô phóng xe mất hút .Tin báo về trường , thầy Xuân đưa Nhân đi cấp cứu và Nhân tắt thở tại bệnh viện lúc 13 giờ 30 ngày chủ nhật định mệnh .

3. Bây giờ tôi chưa quên buổi tối nán lại nhà Nhân , nghe mẹ cô kể , trong số những phong bì phúng điếu có một bao thư mang nét chữ học trò . Càng đọc tôi càng không cầm được nước mắt . “ Kính thưa cô , Cái tin cô mất vì tai nạn giao thông quá đột ngột với em . Riêng em không nguôi suy nghĩ về cô. Nếu cô không đến nhà đứa học trò nghèo trong xóm lao động để tặng một bộ quần áo thì chưa chắc tai nạn ấy đã xảy ra cho cô. Cô mất đi để lại đứa con gái nhỏ vốn đã thiếu cha giờ đây lại mất mẹ. Cô ơi , em phaỉ làm sao để ở coĩ vĩnh hằng , cô vẫn biết rằng đang có


đưá học trò ngày đêm ân hận vì đã có lần vô lễ với cô. Đã lâu em cứ tưởng rằng người tốt hiếm có trên cuộc đời này .Cô đã giải cho em một bài toán khó về lối sống . “Vẫn còn có nhiều người tốt chung quanh ta” đó là đáp án của cô . Em viết những dòng này thay cho nén nhang tưởng niệm đến cô .Bộ quần aó cô cho sẽ là phần thưởng vô gía theo em suốt cuộc đời .Càng nhìn nó em càng nhớ tiết dạy của cô. -Các em cứ sống tốt để tâm hồn được thảnh thơi Lời cô giảng chưa dứt thì một tiếng xuỵt từ đâu đó phát ra .Mọi ánh mắt trong lớp 7A1 đều đổ dồn về cuối lớp để tìm ra tiếng xuỵt lạc lỏng.Lúc này em mới thấy sợ trước sự im lặng . Tiết học trôi qua, giờ ra chơi đã đến .Cô lặng lẽ bước ra khỏi lớp với lưng áo ướt đẫm mồ hôi.Em nhìn theo mà day dứt i. Mấy đứa bạn gái uà về phía em tranh nhau trách móc. -Sao bạn dám vô lễ ngắt lời giảng của cô ? Cái tính tự aí vẫn còn đọng lại ở trong em :

-Tao thấy người nào sống tốt đều bị hàm oan , đều chịu thua thiệt .Tao là bằng chứng sống: nhà nghèo , quần áo cũ .Đi học bị coi khinh , nhiều lúc tuỉ thân tao muốn bỏ học . Môĩ lần đến tiết của cô là em cảm thấy lo lắng bồn chồn hôì hộp . Cứ thế hết ngày này sang ngày khác ; hết tuần này sang tuần khác nôĩ lo âu cứ đeo đuôỉ em.Thà rằng cô quở phạt em một lần cho xong .Chẳng biết tâm hồn cô có thảnh thơi không chứ riêng em mang một tâm trạng ân hận dày vò từng giây từng khắc . Bây giờ thì cô không còn nữa nhưng bài học mà em ghi nhớ suốt đời là “Hãy sống tốt để tâm hồn được thảnh thơi” Đọc xong lá thư của đứa học trò , bao nhiêu suy nghĩ không hay về Nhân trước đây trong tôi cũng có dịp thổn thức .Trong đó em cũng đã nói thay một phần cho suy nghĩ của tôi .

4. Sau giờ chơi sân trường vắng lặng , vài con chim se sẻ sà xuống nhặt những mẫu bánh mì còn rơi vãi . Tiếng thầy cô giáo giảng bài vọng ra ngòai cửa lớp .Còn Thùy Nhân , cô mãi mãi với giờ ra chơi của riêng mình .


TÌNH …. YÊU THƯƠNG Tác giả :TUỆ HẢI

Thủy ra cầu Sài gòn hai lần , đến lần này Thủy sực tỉnh khi nghe tiếng bảo vệ quát: “bộ muốn tự tử hả má!” . Trước đó mươi phút Thủy như người mộng du , đạp xe lên cầu mà lòng nhẹ tênh , cứ nhẹ nhàng chạy giữa lằn ranh , không màng đến những câu rủa sả của người đi đường : “ chắc con nhỏ này khiến chết ” . Chậm chạp lách vào hành lang bảo vệ cầu , Thủy còn kịp ngoái lại nhìn rõ mặt người đã thốt nên lời cay nghiệt . Tấm thân mình , Thủy còn không luyến tiếc sá gì đến lời cay độc , kiêng dè gì một từ “chết” khô khan . Chợt nghĩ về mẹ rồi Thủy lẩm bẩm một mình “mẹ tha lỗi cho con !” . Biết rằng lời thì thầm thốt ra sẽ không thấu đến tai người mẹ nơi quê nghèo song đối với Thủy những câu mẹ dạy ngày nào vẫn còn văng vẳng bên tai . Mỗi khi quyết định điều gì hệ trọng , Thủy hay tìm đến lời mẹ . Thế nhưng lần này , vẫn còn đó lời mẹ , nó thúc dục Thủy không thể vì ích kỷ cá nhân mà thay đổi nếp nhà “nghèo cho sạch , rách cho thơm”. Vì muốn cho thơm lời mẹ nên Thủy không thể để cả dòng họ phải mang tai tiếng bởi có đứa con gái hư . Đã hư thì bỏ , vậy bỏ bằng cách nào ? Thuốc rầy ư ! Mùi thuốc nồng như thế làm sao uống hết cả chai . Thủy đã vứt thẳng nó vào xó bếp . Rồi một lần khác nghĩ về một sợi dây , sau lại thôi . Bỏ lại cái xác treo toòng teng , lưỡi thè ra . Đem lại sự sợ hãi cho người khác , liệu đó là cách từ bỏ cõi đời ư ! Để đi đến quyết định như vậy , Thủy dằn vặt lắm , nghĩ mông lung về một dòng sông . Tự cái tên mình , Thủy đã thấy nó không chắc chắn , nó mềm mại mong manh , yếu đuối , dễ thay hình đổi dạng . Mẹ đã từng khóc bao nhiêu lần khi lên bàn sanh

chỉ vì muốn có cái tên Thủy trong giấy khai sinh . Niềm mong ước một đứa bé gái của cả nhà cũng được bù đắp ; Ấy vậy mà đứa bé vừa lọt lòng chưa được ba ngày đã lên cơn động kinh . Từng ngày , từng ngày mầm sống của mẹ dần khôn lớn với ngần ấy thời gian mẹ gánh chịu cơ man nỗi nhọc nhằn . Làm sao Thủy quên lời mẹ :“ biết bao cặp vợ chồng hiếm muộn , muốn có một mụn con mà không được”. Đôi lúc mẹ tự hào với bà con lối xóm: “ bé Thủy tuy khó nuôi , nhưng từ khi có nó , nhà tôi gặp toàn những điều may ”. Nhưng mẹ ơi , đứa con gái mà mẹ thương yêu nhất , nay đã không còn là của mẹ nữa rồi . Bất hạnh đã đổ ụp vào đời con , khi phải xa vòng tay mẹ vào đời lập nghiệp . * * * Thủy vẫn tự nhủ khi nhớ mẹ : “chốn xa hoa không phải là chỗ của mình”, cứ giữ lối sống mộc mạc quê nhà khi bước chân lên thành phố làm ăn . Khó khăn lắm Thủy mới xin được chân bán sách .Gần với sách vở giống như gần bạn tốt , có dịp rảnh rỗi Thủy học thêm điều hay lẽ phải từ những trang sách , bổ khuyết những kiến thức còn thiếu của thời đi học . So với thời gian ở trường , học trong sách tự do hơn , muốn học môn gì chỉ việc tìm loại sách về môn đó. Hoặc giả như chán môn này có thể lựa môn khác , đọc sách cũng là một cách tự học . Thấy lợi ích của việc trông nom cửa hàng sách Thủy rất vui với công việc . Lắm lúc nhìn những đứa bé tội nghiệp không có tiền mua sách ; Tìm được cuốn truyện nào hay nó vội lẩn vào


góc khuất đọc say sưa . Nhiều đứa đã làm những ông bố bà mẹ không ít phen hoảng hốt vì mê đọc truyện . Họ tìm kiếm khắp nơi cứ ngỡ con mình đi lạc , bất chợt cu cậu mới lò dò ra từ trong góc với cuốn truyện đọc dang dở trên tay . Biết tính mê xem truyện của trẻ thấy chúng ngồi lâu trong nhà sách cũng chẳng làm Thủy khó chịu . Nhưng có một lần tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cha con đứa bé gái . - Hôm nay nội bệnh , hai cha con mình về sớm. Tiếng người cha chưa kịp dứt , vẻ phụng phịu trên mặt đứa bé gái hiện ra. -Về nhà buồn lắm ba ơi ! Nghe con nói làm ý định về nhà của ông có vẻ gì nghèn nghẹn. Đã trải qua tuổi thơ thiếu thốn , Thủy cảm thông được phần nào về bé gái . Gương mặt nó buồn buồn nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh lý lắc . Thủy mạnh dạn cầm tay cháu bé và nói nửa đùa nửa thật: - Hay cháu ở lại với cô . Vốn bé đã quen thuộc với hiệu sách nên không lấy gì làm lạ lẫm trước cử chỉ của cô hàng sách . Với điệu bộ dùng dằng không về , muốn đọc nốt cuốn truyện hay , đứa bé ngước lên nhìn cha . Hiệu sách có thêm người càng vui , Thủy cầm tay cháu gái và nói với người đàn ông : - Thôi anh cứ về , nửa tiếng sau ra đón cháu. Xuất phát từ tấm lòng mến trẻ , Thủy đã để lại nơi người đàn ông một tình cảm đẹp . Bé gái ngoài thời gian đến trường , những ngày nghỉ vào hiệu sách đọc truyện tự nhiên , thoải mái hơn lúc trước . Tình cảm cả ba người cũng nảy nở kể từ đó . Đứa bé thiếu tình mẹ

lại càng muốn gần Thủy như tìm một sự chia sẻ . Người đàn ông đã ly dị vợ xem Thủy như là chỗ dựa thứ hai của mình . Cả ba người , hai nữ một nam được gắn với nhau qua hiệu sách . Đối với cha con người đàn ông nọ , Thủy cám cảnh gà trống nuôi con , chứ trong lòng không ẩn chứa tình cảm riêng tư nào khác . Nghĩ đến nghĩ đến em thơ nơi quê nghèo và nghĩ về thân phận mà trải lòng ra . Theo dòng thời gian , Thủy trở thành một nhu cầu không thể thiếu của cha con người đàn ông nọ , thêm vào đó niềm cảm mến nơi bé gái có đôi lúc khiến Thủy chạnh lòng . Thế rồi tình yêu muộn cũng nảy nở giữa hai người . Ở người đàn ông từng trải, giàu kinh nghiệm , không ngại miệng ngỏ lời yêu thương , cử chỉ ngọt ngào hào phóng bao giờ cũng được họ chọn làm nơi xuất phát . Còn với Thủy nó là mối tình đầu thiêng liêng , luôn luôn toát ra nhiều vẻ mộng mơ . Rồi một lần cầm lòng không đậu trước lời ong mật của gã đàn ông , thế là Thủy trao cả đời con gái của mình cho gã . Thời gian dần trôi , tương lai và sự trưởng thành của đứa bé gái trở thành một nhu cầu bức thiết , nó cũng là cái cớ để người vợ cũ tìm cách về với gia đình . Sự khôn khéo của người phụ nữ có gia đình biết cách thu hút người đàn ông bao nhiêu thì cá tính ấy của Thủy lại nghèo nàn bấy nhiêu . Trước đây Thuỷ những tưởng đã tìm được một nửa của mình thì nay một nửa ấy cũng lần hồi trở nên mong manh . Sự mạnh mẽ của gã đàn ông lúc đầu bây giờ được thay vào đó là những câu nói nhát gừng yếu ớt ; Tìm nhiều lý lẽ thoái thác , để từ chối những lời hứa hẹn khi xưa. Đến chừng Thủy nhận ra mình bị lừa dối cũng là lúc gã đàn ông cao chạy xa bay . Giờ đây Thủy chỉ còn biết tự trách mình nhẹ dạ cả tin . *

*


* “Chết nếu được quyền chọn lựa thì cái chết phải được đặt vào chỗ thích hợp ” . Đạp xe trên đường trở về phòng trọ Thủy càng nghĩ càng thấy mình bình tĩnh hơn . Hít thật sâu luồng gió mát thổi lên từ bờ sông , Thủy lại nhớ lại dòng sông quê , dòng sông mà ở đó thuở ấu thơ còn đầy ắp kỉ niệm .Tắm sông , nước sông mơn man vỗ nhẹ vào làn da tạo cảm giác khoan khoái hơn . Nào những lúc cùng dăm ba bạn chơi đùa té nước vào nhau , nhiều khi mượn dòng nước ẩn mình lặn sâu để rồi bất ngờ trồi lên từ một chỗ khác . Kỷ niệm về dòng sông với Thủy là như thế đó , lẽ nào hôm nay chỉ vì một phút yếu lòng mà mượn dòng sông để tẩy rửa những ô uế cuộc đời ! Ai một thời không tắm mát ở một dòng sông thì với họ khi đi xa khó lòng thấy ấm áp một tình quê. Đứng trước thất bại con người thường mất bình tĩnh và có những hành động đáng tiếc . Đương đầu với thất bại phải có một khoảng lặng thời gian mới đủ sáng suốt .Cuộc đời con người đâu phải là một canh bạc .Có ai đem sinh mạng mình ra đánh cược với cuộc đời . Ai cũng có nhu cầu sống và sống hạnh phúc . Bây giờ Thủy mới nhớ những trang sách mà đã có lần Thủy chỉ đọc lướt qua để giết thời gian . Những dòng suy nghĩ trong đầu Thủy cứ miên man : “Nảy sinh một nhu cầu kiếm tiền . Đó cũng là một cách để trả thù , để khẳng định mình chứ không đến nỗi phải bỏ xác dươí lòng sông ....”. Tự suy nghĩ và tự đặt ra những câu trả lời , nó giúp Thủy liên tưởng đến một ý khác : “chết đâu phải là lối thóat” . *

* *

Những lần trong bóng tối nhờ nhờ quán cà phê , những màn kịch cuộc đời trải ra dưới mắt Thủy . Họ , những gã đàn ông , đủ mọi thành phần gác tay qua vai Thủy tỏ lời thì thầm bốc mùi men ,nghe đến câu thứ hai Thủy có thể biết họ đang cần gì ? Họ kiếm Thủy chẳng qua vì “dục tình” , cái chất con trong người họ trỗi dậy . Không hiếm người dáng vẻ đạo mạo , trịnh trọng ngoài đời mà đã vào vòng tay Thủy chỉ còn là một gã mù rượu tán tỉnh bằng tay . Đổi lại cái giá đó là một buổi tối mệt nhọc chịu đựng những vòng tay hộ pháp tì trên vai . Không tủi nhục nào bằng những giọng điệu thèm “thịt ” nghe rờn người ! . Thủy mệt mỏi bước vào phòng trọ , chỉ còn kịp khép mạnh cánh cửa và ngã vật xuống giường với một túi sắc tiền thả lỏng vương vãi trên mặt nệm . Ghếch đầu vào cạnh giường Thủy nôn thốc nôn tháo . Tiền ư ! nhiều vô số kể tuôn ra từ cái đám đàn ông . Nếu có chết thì chính những cái ngữ ấy chứ không phải Thủy . Toàn một lũ lừa phỉnh , bỏ bê gia đình vợ con để thỏa mãn thứ dục vọng tầm thường. Mặt trời hắt nắng xiên qua khe cửa , tiếng người nói và tiếng xe máy trộn lẫn vào nhau làm Thủy thức giấc . Không thể nằm lì trên giường , trang điểm qua loa , Thuỷ dắt nhanh chiếc xe @ ra ngõ , để lại nhiều cặp mắt nhìn theo tán gẫu về khói xe và mùi nước hoa còn vương trong ngõ hẹp . Hôm nay ngày rằm tháng bảy Thủy lên chùa cầu xin cho mẹ được sớm vãng sanh , mẹ Thủy mất vì bệnh ung thư gan gần được một năm . Mẹ chết làm Thủy sốc , nhìn những vị sư trong chùa an nhiên tự tại , gương mặt người nào cũng ánh lên những niềm vui . Qua lần thất bại đầu đời , Thủy cứ tưởng mình nghèo nên chịu nhiều thua thiệt . Khi làm lại cuộc đời, bằng mọi cách Thủy lao vào kiếm


tiền để “ mua tiên ”. Hôm nay , đã có đủ thứ mà trong lòng không gợn một niềm vui , hết đêm này qua đêm khác Thủy mạnh mẽ đi kiếm tiền từ bàn tay đàn ông . Càng có nhiều tiền Thủy càng thỏa mãn cho ý tưởng trả thù và triết lý thiên đàng của mình. Từ một cô gái nghèo , Thủy đã làm thay đổi cuộc đời mình bằng một diện mạo khác : Một cô gái thành thị sang trọng , nhìn đời bằng nửa con mắt . Bắt những gã đàn ông lắm tiền nhiều tật phải cung phụng mình . Có những đêm chính người con gái mà hôm nay có tất cả tiền bạc ấy lại khóc một mình . Thuỷ khóc cho thân phận mình , khóc sự đời dư giả dối và thiếu thương yêu . Khi trải lòng chân thật mình ra thì nhận lại sự lừa dối . Khi dùng nhan sắc điểm tô thêm lời giả dối thì nhận được những lời yêu thương chớp nhoáng kèm theo những tờ tiền mới cứng . Bây giờ Thủy mới thấy mình đi quá xa , không lẽ với cái thân gái bé nhỏ phải đương đầu với nghịch cảnh ở đời bằng cách cùng lúc sắm vào người hai bộ cánh : áo cà-sa và áo giấy . Liệu có ăn ngon ngủ yên khi sống ở đời với trạng thái phòng thủ phòng thân , lúc này Thủy mới thật hiểu , sống cho thật có ích còn khó hơn vạn lần đi tìm cái chết . Hình ảnh chiếc áo màu lam của vị ni cô trẻ an nhiên tự tại trên chùa ban sáng Thủy thấy nó đẹp làm sao ! Vị ni cô nhẹ nhàng bước vui . Điều đó cũng dễ dàng lý giải tại sao gương mặt Thủy lúc nào cũng đượm buồn , mặc dù khi ra đường không bao giờ Thuỷ quên trang điểm .

*

* *

Thời gian sau này , người ta không còn thấy cô gái đi chiếc xe @ bỏ lại màu khói , mùi nước hoa đắt tiền và ánh mắt buồn vương lên ngõ hẹp . Đám con trai trong hẻm không còn dịp chọn khuôn ngực hở sâu dưới làn áo mỏng của Thủy bàn tán . Cô Thủy bây giờ , ban ngày ngồi bán sách báo ở đầu ngõ , tối tối đến câu lạc bộ thanh niên phường dạy phổ cập cho học sinh nghèo cơ nhỡ .Trong nhà Thủy không còn cùng một lúc hai chiếc aó : áo cà- sa và áo giấy . Thủy không còn mất ngủ như xưa . Cũng trong căn phòng trọ ấy , đã có tiếng con trẻ học bài . Chồng Thủy , chỉ là người phu đêm đêm quét rác , không thiếu những bọc rác do những cô gái bán cà phê đêm mạnh tay vứt xuống đường . Giờ đây , Thủy đã tìm lại chính mình , cô gái ngày nào mộc mạc chân quê, sống cho gia đình , cho con và cho những con người có hòan cảnh khốn khó. Những bài đạo đức , Thủy dạy con ngoài lý thuyết từ sách vở còn có một phần thực tế cuộc đời mình . “Chưa hẳn có nhiều tiền là có hạnh phúc .Chưa hẳn trả được thù là lòng thanh thản ...Con người sống với nhau nên bắt đầu bằng tình… yêu thương”

Mùa xuân nhớ mẹ . Tác giả : Phạm Kim Sơn - Khóa 12 - kimson195563@gmail.com Những ngày giáp Tết , lắng lòng mình lại mới thấy nỗi nhớ về mẹ là day dứt đầu tiên . Mỗi mùa xuân đi qua với mẹ không phải là nhành mai hay cánh én mà là những nồi bánh chưng . Nấu bánh ở một vùng quê nào đó thì không có gì để nói đằng này ở phố thị mẹ vẫn thiết tha nấu bánh . Không phải mẹ nhớ về tuổi thơ nơi đất Bắc , mẹ mượn nồi bánh chưng để đánh dấu ngày trở về của con . Hết chiến tranh con về lành lặn


bằng xương bằng thịt . Có những sự trở về đem đau buồn nhức buốt : Về với hòm gỗ cài hoa ; về với bại tướng cụt chân . Ngày còn bé mỗi lần con ngã là những lần mẹ đau nhói lòng . Thế mà cách đây hơn 30 năm có một mùa xuân tôi đã không ăn Tết với gia đình .

Do công việc phải ăn Tết xa quê , trong lòng ai chẳng mang nỗi nhớ cồn cào . Tôi mới hơn 10 tuổi đã phải xa quê vào ngày Tết . Chỉ vì một lẽ giản đơn , bác tôi không có con trai . Chỉ độc một cơ con gái đã gả chồng xa . Ba ngày Xuân bác muốn tôi lên ăn tết với vợ chồng bác , trước là có trẻ cho vui nhà vui cửa , sau đó bác chia sẻ một phần cái nghèo của gia đình tôi . Gia đình tôi nghèo lắm , anh trai đi lính cơng hồ đóng quân ở xa , năm nào cũng thuộc nằm lòng bài hát “xuân này con không về”. Chị gái đi lm thuê cho nhà người ta càng không được về nhà vào dịp Tết .Thế là ở nhà ngoài cha mẹ , chỉ có môĩ mình tôi là trẻ con . Những ngày được mẹ dắt đi chợ , sắm quần áo , mới biết “ lòng mình đang Tết” . Mua mỗi bộ quần áo mà mẹ tôi dắt đi ướm

khắp các gian hàng . Bà chọn bộ quần áo mới cho tôi , sao cho dùng được vào nhiều việc . Không chỉ ăn diện trong ba ngày tết mà còn để dành ra ngày thường mặc đi học . Tuổi ăn chưa no , lo chưa tới như tôi luôn mừng rơn khi tết đến . Lần này ăn tết với bác quả thực tôi choáng ngợp trước mọi thứ tiện nghi . Nội nhìn bộ lư sáng bóng , khói hương nghi ngút tôi đã thấy toát lên cái vẻ trang nghiêm .Tính tôi vốn nhút nhát , bây giờ lại được bao bọc bởi sự trang nghiêm khiến tôi cảm thấy sợ .Ở nhà bác không có ai nhỏ hơn nên bỗng chốc tôi trở thành người nhỏ nhất . Nhỏ từng bước đi cho đến hơi thở . Mỗi lần bưng nước ra mời khách , chỉ vài câu chúc tết lơ ngơ , lúng búng trong mồm , lời chưa hết , tôi kịp nhận được những phong


bao lì xì màu đỏ . Sống trong căn nhà rộng thênh thang mà sao tôi thấy lòng mình chật chội . Ăn tết ở phố mà lòng cứ gởi về quê : nhớ nhà , nhớ mẹ . Mẹ tôi đã từng muốn tôi biết thế nào là tiện nghi vật chất , bà sợ sự nghèo hèn nó lấp đầy mặc cảm ở trong tôi .

như thế này , nhất là vào ngày tết . Khi mọi thứ đủ đầy cũng là lúc mình thấy thiếu thốn nhiều nhất . Đó là một chút tình quê . Hạnh phúc nhất của mẹ là đêm giao thừa gia đình ta sum họp có các con quây quần bên mẹ .Thế mà hôm nay gia đình ta đông đủ cả duy chỉ có mẹ là chúng con không còn thấy nữa .

Nhưng không , tôi hoàn toàn thấy rất rõ tình cảm của mình vào lần xa quê

LẮNG SÂU TỪ LỜI MỘT BÀI HÁT ! . Tác giả : Phạm Kim Sơn - K12 Nghe đi nghe lại câu hát “thiếu quê hương ta về , ta về đâu” trong bài Về quê của nhạc sĩ Phó Đức Phương , tôi mới thấy lòng mình buồn đến lạ . Mắt không nhòe mờ vì ngân ngấn nước , sóng mũi không cay song vẫn không giấu được những nỗi niềm .

mẹ , các chị bán hàng rong . Mỗi khi xem sách , đọc báo chạm đến các cụm từ : luỹ tre, đụn rơm , dòng sông , mái tranh hay con đò . Những câu chữ ấy tuy mô tả cảnh vật về một miền quê nhưng với tôi đều xa lạ , nếu hiểu được cũng chỉ mang tính chất giáo khoa .

Sài Gòn là nơi tôi sinh ra và lớn lên do đó những kỷ niệm buồn vui thuở ấu thơ quanh đi quẩn lại vỏn vẹn chỉ có xe cộ , phố xá , cộng thêm tiếng rao của các

Tuổi thơ tôi không được tắm mát nơi bến sông , mỗi chiều không được ngồi trên triền đê ngắm những cánh diều bay lượn . Cho nên , giả như có lạc vào


giấc mơ của tôi chắc chắn không thể là những con cò mà thay vào đó bằng âm thanh nhạc ngựa vỗ xuống mặt đường bê-tông nhựa nóng . Chưa kể có những giấc mơ kinh hoàng , giật mình với tiếng súng đì đùng ; tiếng thét thất thanh ; tiếng khóc thảm thiết của các mẹ , các chị mỗi đêm khuya . Tôi cũng có một vùng quê với phiên chợ nghèo lều tranh mái xiêu .Tôi cũng có một trời quê với dòng sông bên lở bên bồi song tuổi thơ tôi suốt một thời chỉ toàn những nhọc nhằn oằn trên vai mẹ tôi gánh chè lê la hè phố . Tuổi thơ tôi thấm đẫm nước mắt và mồ hôi của chị bên tủ thuốc lá lề đường . Rồi thời

thiếu niên cũng đi qua , tôi lại hiểu thêm một điều rằng phiêu bạt nơi phồn hoa cát bụi không chỉ đơn độc mỗi mình tôi mà còn có mẹ , có chị tôi . Mùa hè năm 2006 , lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất nhãn lồng Hưng Yênphố Hiến quê tôi . Đến bữa cơm chiều , trước bậc thềm , chị tôi bưng cho chậu nước rửa mặt , khi ngâm tay vào chậu nước mưa mát lạnh tôi mới thấy sâu lắng tự đáy lòng mình lời câu kết : “ Một chiều bưng bát cơm quê , “ Rưng rưng ta hát giọng quê giãi dền …”

GẶP LẠI TUỔI THƠ Tác gia : Phạm Kim Sơn

Trước đây vào độ tuổi còn đi học , khi trở về thăm thầy cũ , tôi vẫn tự hỏi không biết thầy cô dạy hoài một cấp lớp như thế liệu có chán không ? Hôm nay , được làm thầy giáo , sau hơn ba mươi năm giảng dạy , tôi vẫn còn cảm

giác vui khi làm bạn với phấn trắng bảng đen và câu hỏi ngày trước giờ đã có câu trả lời : Đi dạy là niềm vui được gặp lại tuổi thơ của mình .


Chẳng biết tự bao giờ và từ khi nào , ở trong tôi luôn luôn bị ám ảnh về tuổi thơ thiếu thốn và nghèo khó . Ở bậc tiểu học , tôi được mẹ may cho chiếc quần tây bằng vải bao bột mì .Trên vải quần còn in những dòng chữ của cơ quan viện trợ , trước khi mặc phải nhuộm màu đen. Loại quần bằng vải bao rất bền , tôi nô đùa chạy nhảy cỡ nào cũng khó rách , chỉ có một nỗi khổ là hay bắt mùi môĩ khi ra mồ hôi và gặp trời mưa . Cũng nhờ nó mà nhiều lần giành giật đồ cúng cô hồn vào rằm tháng bảy tôi chẳng bị hề hấn gì trong khi mấy đứa khác không bị rách quần cũng bị lửa nhang xuyên thủng áo . Đồ cúng quanh đi quẩn lại chỉ là những lọn mía , quả cóc , đậu phọng , bánh men … thế mà chiến lợi phẩm thu về khiến chúng tôi hả hê vô cùng . Cái nào bể nát , bọn tôi ăn trước, thứ nào còn tươi nguyên để dành đem về nhà cho em . Làm như ông trời thấu hiểu nỗi cơ cực của trẻ thơ nên đã tạo ra những ngày rằm để chúng tôi biết được thế nào là “tay làm hàm nhai ” . Hết rằm tháng bảy chúng tôi có rằm tháng tám , mùa trung thu , chúng tôi nô nức rước đèn ca hát , vui nhất là rước đèn . Đèn trung thu của tôi đơn sơ lắm , nó chỉ là hai chiếc lon sữa bò : chiếc bên dưới làm bánh xe và chiếc bên trên có gắn đèn cầy . Khó nhất là chiếc lon làm bánh xe , phải đủ hai nắp , những thứ này phải bươi trong

.

thùng rác nhà giàu mới hy vọng còn nguyên hai nắp .Cũng may số người chơi trung thu bằng lon sữa bò ít dần nên tôi kiếm cũng khá dễ dàng . Mỗi khi trời tối lất phất mưa , lăn xe trên đường lầy lội mới thấy đèn trung thu bằng lon sữa bò của tôi có ưu thế hơn đèn ngôi sao hay các loại đèn bằng giấy khác . Sau này giới kinh doanh chen vào cạnh tranh với chúng tôi đã tạo dáng hình con chim bằng thiếc , mỗi lần xe lăn bánh hai cánh chim chạm vào nhau tạo thành những tiếng kêu . Thời gian đi qua , tuổi thơ cũng đi qua , con cái tôi giờ đã lớn , bản sao tuổi thơ từng nét đậm nhạt ở trong tôi cũng mờ dần . Duy có nghề dạy học giúp tôi nhìn lại nhiều lần tuổi thơ của mình vào mỗi năm . Chỉ cần nhìn đứa học trò mặc chiếc áo nhàu nát màu ố vàng ; mặc quần dài mà cộc đến mắt cá chân đã làm tôi xốn xang . Giờ ra chơi thoạt nghe các em kể chuyện đi giật đồ cúng cô hồn rằm tháng bảy bị nhang đâm thủng áo cũng gây cho tôi cảm xúc bàng hoàng . Mùa trung thu ở thành phố , đủ loại đèn cao cấp bày bán la liệt trong các cửa hàng thế mà vẫn còn những tuổi thơ đẩy chiếc đèn trung thu bằng hai ống lon sữa bò lăn trên hè phố . Cám ơn các em đã cho tôi những phút giây tìm lại tuổi thơ của mình mà đã có lúc tôi tưởng chừng rất khó gặp lại

Mùa Thi Cha, con và mùa thi PHẠM KIM SƠN (TP.HCM)

AT - Nhịp đập trái tim cha luôn rộn rã theo bước con trên mỗi chặng đường thi. Con đi thi mà nỗi lo trở nên gần gũi, gắn bó thân thiết quá. Một buổi sáng ngày thi đầu tiên, trước khi đưa con đi cha nói nhỏ với mẹ ra dọn ngõ để hai cha con đi cho suôn sẻ. Cần dọn ngõ vì sợ gặp điều không hay. Đưa con đi thi, cha lại nghĩ vẩn vơ nếu con biết điều này chắc con cho rằng cha mê tín, dị đoan. Có thể con không cần nhưng nỗi lo khi nghĩ về con nó đã đẩy cha theo cái vòng luẩn quẩn.


Đưa con đến nơi, cha dõi mắt nhìn bóng con khuất hẳn sau cổng trường thi. Chưa yên tâm, cha nấn ná ngoài cổng, sợ nhỡ con có quên điều gì nên khi ra đến cổng con vẫn còn thấy cha ở đó. Chưa vội ngồi trên yên xe đọc báo, cha lân la hỏi han người này, tìm hiểu chuyện của người kia. Họ là những người cùng cảnh đưa con đi thi giống như mình, cha đang tìm nơi họ một sự chia sẻ. Nhờ đưa con đi thi mà cha tìm ra giá trị bóng mát vỉa hè, cũng do đưa con đi thi mà cha có dịp nhìn lên bầu trời biết được thế nào về sự di chuyển của những đám mây. Vầng mây xanh nõn nà óng ả cha liên tưởng về bài làm đạt kết quả tốt của con, vầng mây đen xám xịt từ đâu ùa đến chợt làm cha thấp thỏm, không biết giờ này trong phòng thi con đang gặp khó khăn gì? Chờ con mà muôn vàn suy nghĩ cứ chảy cuồn cuộn trong đầu cha, khi vui vui tự cha tủm tỉm cười, lúc khác cha chau mày nhăn mặt. Đưa con đi thi như thể cha bắt gặp lại thời trai trẻ của mình, duy chỉ khác một điều ngày ấy cha đi thi một mình vì ông nội không thông thuộc đường sá như cha bây giờ. Áo Trắng số 12 (ra ngày 1-7-2009)

Làm Cha Đôi Khi Cũng Khóc Vanhung 2008 Thường ta nghe nói mẹ ru con chứ ít khi nào nói về lời ru của Cha. Đã có không biết bao nhiêu thơ văn ca tụng về tiếng ru của mẹ. Tôi thì lại khác, đôi khi nhiều đêm trằn trọc không ngủ được, tôi nhớ đến những lời ru của mẹ tôi và thật lạ kỳ khi hình ảnh ru con lướt qua trong trí óc của tôi thì tôi lại thấy thấp thoáng bóng một người cha. Tôi nhớ làm sao cảnh con gái tôi nằm ngủ trong lòng mình và tiếng hát của tôi nó não nề u uất làm sao. Năm đó tôi cũng đã xấp xỉ bốn mươi tuổi đầu. Cả hai vợ chồng đều làm nghề dạy học. Chúng tôi mỗi đứa dạy một

trường. Thời buổi còn nhiều khó khăn. Buổi sáng tôi dạy, vợ tôi ở nhà coi con. Hai đứa lớn học lớp một và lớp ba thì ở trường. Nhà chỉ còn cháu nhỏ nhất mới sanh chừng năm tháng. Buổi trưa cơm nước xong vợ tôi phải đến trường, tôi ở nhà chăm con nhỏ. Bây giờ ngẩm lại thấy ngày xưa sao mình khổ thế. May là cháu cũng rất ngoan , tôi chỉ việc bế cháu gục đầu vào vai vừa đi tới đi lui vừa hát ru. Đợi cháu ngủ say thì đặt nằm trên võng và có thể vừa kéo võng vừa soạn bài hay làm việc nhà. Thường thì khi ru, tôi hát đủ mọi thể


loại . Ru Bắc, ru Nam, hò dân ca. Tuỳ hứng thì hát tân nhạc và đôi khi ca vọng cổ. Tôi vẫn nhớ như in những bài hát ru mẹ tôi vẫn hát khi còn nhỏ. Mẹ tôi ru : " À ơi, cái ngủ mày ngủ cho say. Mẹ mày đi cấy lấy công chưa về. Bắt được con trắm con trê. Đem về cho cái ngủ ăn. Cái ngủ ăn chẳng hết đợi chờ đến Tết mùng ba. Mèo già ăn trộm, mèo ốm phải đòn... ". Hay là : " Con có mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi ông vớt tôi nao. Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con.."

hát ấy đã đi vào lòng người dân miền Nam. Một câu khác : " Má ơi đừng gả con xa, chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.." hay là : " Một mai cha yếu mẹ già. Bát cơm chén nước bộ tỷ trà ai dâng..." Câu hát : " Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai ?.. " thì có xuất xứ từ vở kịch " Tấm lòng của biển" khi nghệ sĩ Kim Cương thủ vai người mẹ định bỏ nhà đi theo tiếng gọi tình yêu nhưng nghe con khóc đòi mẹ mà không đành đoạn dứt núm ruột của mình ra đi. Những bài hát tân nhạc mà tôi hát ru con cũng pha trộn đủ mọi thể loại : tiền chiến có, nhạc sếnh có.. . nói chung là nhạc trữ tình. Tất nhiên không thể ru con bằng những bài hùng ca như " Ngày bao hùng binh tiến lên..."

Đấy là ru Bắc. Có khi mẹ tôi ngâm Kiều : " À ơi ! Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ sắc ấy là ghét nhau..". Nhưng mẹ tôi không hò. Có lẽ vì mẹ là người Bắc. Còn tôi thì khác. Tôi sinh trong Nam, được thừa hưởng cả hai nền văn hóa nên tôi hò . Hầu như người miền Nam ai cũng thuộc câu hò này : " Hò ơi, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con thi trường học mẹ thi trường đời... " Thực ra ca dao này chỉ có hai câu đầu còn hai câu sau bắt nguồn từ vở cải lương Tuyệt tình ca. Nghệ sĩ Thanh Sang hát trong vai Lê Long Hồ và câu

Có lẽ vì vậy mà tính chất buồn bã của những bài hát ru ngày xưa đã thấm sâu vào tâm hồn những đứa trẻ thơ. Con tôi vốn yếu đuối. Cháu bị bệnh tim bẩm sinh nên đến năm bốn tuổi cháu từ trần trong một hoàn cảnh đau lòng.. Hôm đó, vợ tôi từ trường về.. Mọi lần thấy mẹ về cháu mừng lắm và vợ tôi dù có bận việc gì bao giờ cũng phải bế con một chút rối mới có thể làm việc nhà. Khi bế con vợ tôi thường hay bế cháu xoay mặt vào lòng để cháu có thể tựa mình trên vai mẹ. Có lẻ cách được bế như vậy cũng làm cháu yên lòng vì một đứa trẻ ốm yếu, bệnh tật rất cần sự bờ vai của mẹ. Vợ tôi không nhìn thấy sự đau đớn và gương mặt tái xanh của con mình . Chỉ


đến khi mua gói đậu phộng đưa cho cháu, thấy cháu buông tay làm rớt gói đậu và nói : " Con không ăn đậu đâu, con bệnh.. " Vợ tôi mới kịp nhìn thấy gương mặt của tử thần . Nghe vợ kêu, tôi lật đật lấy chiếc xe đạp cọc cạch ra đèo vợ con mình đến bệnh viện. Trên đường đi, vợ tôi luôn luôn hối " Nhanh lên anh ơi kẻo con chết mất.." Còn cháu thì nghiến răng kèn kẹt. Tôi ra sức đạp xe, chỉ sợ con mình chết trước khi kịp đến nhà thương. Mãi đến khi tới cổng khu cấp cứu của bệnh viện , tôi mới hơi yên tâm là con mình còn sống và được cứu. Bệnh viện ngày ấy còn te tua lắm chứ không hiện đại như bây giờ. Tuy nhiên , ở đó người ta vẫn có phương tiện. Tôi nhớ khi họ cắm một đầu ống thở oxy vào mũi cháu, tôi đã mừng biết mấy. Tôi vừa rớm nước mắt vừa nói với vợ tôi : " Con mình còn sống và thế nào cũng sống.. " Chúng tôi đã hồi hộp , đã chờ đợi dù rất mong manh. Một y tá đến bên giừờng nhìn cháu rồi nói : " Bệnh tim làm sao mà chữa được. Sao để con tới nông nỗi này.." Họ đâu biết rằng chúng tôi đã từng chạy hết khắp cửa, van lạy khắp nơi nhưng không ai có thể giúp đỡ. Con tôi bị một căn bệnh hiểm nghèo mà sau này qua tra cứu sách vở tôi mới biết. Cháu bị mắc chứng bệnh " Ngũ chứng Falô" nghĩa là trong trái tim của cháu có đến năm khuyết tật. Để chữa cho cháu phải dùng phẫu thuật và phải có máy trợ tim nhân tạo. Cả miền Nam trước giải phóng chỉ có bệnh viện quân đội duy nhất là bệnh viện Cộng Hòa mới có và sau ngày 30/4, cỗ máy đó đã biến mất. Có nghĩa là con tôi đã được kết án tử ngay từ lúc lọt lòng. Bởi theo các y văn thời bấy giờ, căn bệnh này chỉ có thể

điều trị tại các Viện y học của quốc tế chứ bệnh viện thông thường của các nước tư bản cũng không giải quyết nổi. Người ta thường nói " Giá như.. " Giá như có một Viện tim như Viện tim TP HCM bây giờ. Riêng tôi thì biết chắc vào thời điểm bấy giờ không thể nào có được . Vậy là chuyện con tôi phải chết là điều hiển nhiên. Buồn quá phải không ? Tệ hại nhất là cháu vẫn phát triển, vẫn lớn, vẫn đi lại nói năng được như mọi đứa trẻ bình thường khác. Thậm chí còn thông minh hơn người nữa chứ. Có người nói với tôi những đứa trẻ như thế thường rất khôn. Vì do bản chất yếu đuối, cháu ít chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi mà thường bám người lớn để tìm sự che chở. Chính vì cận kế người lớn nên các cháu thường khôn trước tuổi. Nhiều đêm khi bị cơn đau tim hành hạ, cháu thường khóc và kêu tôi : " Bố ơi cho con đi bác sĩ nếu không thì con chết.." Nếu ai đó đã từng có con và nuôi dạy con trưởng thành nghe câu nói đó từ miệng của một đứa trẻ chưa đầy bốn tuổi chắc cũng đau lòng. Hôm đó khi ca trực kết thúc và chuẩn bị bàn giao cho ca sau. Người ta đã nhẫn tâm rút ống dưỡng khí ra khỏi mũi cháu chỉ vì khi đưa cháu đi cấp cứu vì vội tôi đã không mang theo tiền. Để yêu nước và yêu Cách mạng người ta có thể phải mất nhiều năm được giáo dục và rèn luyện. Nhưng để căm thù chế độ thì có thể chỉ trong tích tắc. Tôi đã học bài học xương máu đó chính là trong giây phút ấy. Tôi hận cái xã hội nghèo đói , đầy tai ương và bệnh tật đã đẩy con tôi vào hoàn cảnh vô phương cứu chữa. Tôi hận cái phong cách làm việc máy móc theo ca kíp không biết đến sinh mạng con người. Tôi rất hận dù đã


nhiều năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ mãi. Cách mạng đã dạy tôi câu nói " Nhớ mãi để căm thù.." Nhưng có một việc đã giúp tôi thấy được lòng nhân ái của con người không bao giờ tắt. Đó là tấm gương của một nữ bác sĩ. Trong số những bác sĩ mà tôi đã từng biết, không có một ai có phong độ tồi tàn như vị này. Vóc dáng nhỏ con, cặp kính cận dày cui và áo quần cũ kỹ. Bà là người tôi kính trọng nhất. Vì chỉ có bà khi con tôi hấp hối đã cố gắng hồi sức bằng tay một cách thủ công. Với cả sức lực nhỏ bé của mình bà cố gằng làm hô hấp nhân tạo suốt nửa tiếng đồng hố. Cho đến khi không thể làm nỗi bà mới ngừng tay và rớt nước mắt phân trần với chúng tôi : "Tôi đã cố hết sức nhưng không thể được. Tất cả phủ tạng trong người cháu đều vỡ.." Hình ảnh người bác sĩ ấy tôi không bao giờ quên. Sau này tôi được biết bà là người mà thân nhân người bệnh quý nhất. Đó là vị bác sĩ tận tâm và không bao giờ hống hách ở khoa Nhi. Có lẽ vì trong số bác sĩ hiện còn công tác, bà là người kém thế nhất vì có chồng đi học cải tạo và có ba con nhỏ. Đêm ấy là một trong những đêm buồn và tăm tối nhất cuộc đời tôi. Tôi phải lén ôm xác con ra cổng sau của bệnh viện vì nguyên tắc nếu bệnh nhân chết ở bệnh viện phải đưa xuống nhà xác chờ hôm sau làm thủ tục. Chúng tôi không đành lòng để con năm lạnh lẽo một mình trong ấy. Cũng chính vị bác sĩ đó đã đưa chúng tôi ra cổng sau và năn nỉ bảo vệ cho tôi bế con ra cổng. Đường khuya thanh vắng không một bóng người. Chỉ có tôi bồng xác con và vợ tôi lẽo đẽo xách giỏ đi sau. Ôi buồn làm sao. Về nhà tôi đặt con vào giừơng. Tôi lau người và mặc cho cháu bộ váy đầm màu hồng đẹp nhất. Tôi rũ màn

nhìn con tôi nằm yên như nhìn cô công chúa ngủ trong rừng của một câu chuyện cổ tích. Tôi nhớ lại có lần mình đã cầu nguyện : " Nếu có phúc còn sống được với cha mẹ xin con hãy lướt qua bệnh tật. Còn không được thì xin con hãy ra đi thật nhanh và êm ả đừng đau đớn làm cha mẹ đau lòng xót dạ con ơi..". Lời nguyện đó cuối cùng đã thành sự thật. Sáng hôm sau tự tay tôi bế con đặt vào cỗ quan tải bé nhỏ vừa mới đóng. Khi tôi đặt cháu nằm xuống đáy hòm thì máu mũi cháu tuôn ra thành dòng. Những người chứng kiến đều bật khóc. Bác tôi thét lên : " Đã bảo bố mẹ không được nhìn con lúc liệm mà cứ cãi.." Tôi bình tĩnh lau máu mũi cho con vừa trấn an : " Tim phổi của cháu đã vỡ nên khi động thì máu trong người ứa ra chứ có sao đâu ? " Con tôi may mắn được chôn cách mồ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi một trăm mét. Suốt hai mươi năm qua không năm nào chúng tôi không đến viếng mồ của cháu. Tất cả những bài hát ru của Việt Nam đều rất buồn. Buồn như nỗi lòng bà mẹ quê vò võ nuôi con. Hình ảnh người mẹ ru con và đẩy đưa tao nôi trông rất yên bình thật sự là có nhưng hơi hiếm. Và càng hiếm hơn cảnh người cha vừa bế con vừa hát nghêu ngao những làn điệu dân ca pha mùi sếnh cải. Hiện giờ con tôi không còn ru con. Chỉ vợ tôi mới ru cháu ngủ bằng một câu hát nghe đến nhàm tai và lạc điệu : " Gió mùa thu mẹ ru con ngủ... " Nếu muốn tôi vẫn có thể ru cháu bằng cassete hay đầu DVD với đầy đủ thể loại ru hời mà người ta đã từng hội diễn.. Nhưng tôi không làm thế và thỉnh thoảng đêm đêm trong giấc ngủ tôi mơ thấy mình vẫn ôm đứa con bé bỏng vào


lòng để hát cho cháu nghe bài : " Lòng

mẹ thương con như biển Thái bình dạt dào..."

Với Em Tôi Vẫn Là Tương Lai PHẠM KIM SƠN - Khóa 12 AT - Dẫu biết ngày 8-3 là ngày mọi người hướng về phụ nữ. Em cũng phận nữ nhi thế mà đã nhiều năm qua tôi vẫn vin vào đâu đó để trôi tuột mất niềm vui của em. Nhất là vào những ngày 14-2, 8-3 hoặc 20-10, mọi người dành cho phái đẹp những nhánh hồng tươi, những lời nói dịu êm hay những cử chỉ thân mật. Với tôi tất cả đều không. Tôi thường biện bạch với em: "Sự nghiệp nơi anh là của em, thậm chí cả trái tim này cũng vậy". Tôi luôn khẳng định những điều tôi gửi đến em là cái gì đó vĩnh hằng, không hình thức, không ba hoa sáo ngữ. Hình như tôi thường nghĩ mọi thứ cần phải đơn giản, mộc mạc mới thể hiện được sự chân tình.

Tôi hay tâm sự với em: hoa hồng tươi bày biện ở phòng khách, chăm chút lắm cũng chỉ giữ được vài ba hôm. Lời nói dịu êm chỉ là câu nói gió thoảng, đâu bằng tấm lòng anh đối với em. Một vòng tay, vài nụ hôn nóng bỏng, anh có thể dành cho em một cách dễ dàng. Hiểu như thế nhưng tôi vẫn xốn xang khi bắt gặp bàn tay nào đó trân trọng tặng em một nhánh hồng tươi trong ngày 8-3. Tôi vẫn không giấu được nỗi bực dọc khi có một ai đó rót lời dịu ngọt vào tai em. Tôi lại càng buồn hơn khi thấy em hớn hở cắm cành hồng vào lọ hoa và đặt nó vào nơi trang trọng nhất. Tôi bỗng thấy mình nhàu nhĩ khi bất chợt bắt gặp ánh mắt em nhìn xa xăm, vài phút im lặng trầm ngâm của em khi nghe xong một cuộc điện thoại. Lại thêm lần nữa ngày 8-3 về, chỉ riêng mình tôi co ro trong căn phòng, gặm nhấm nỗi cô đơn nhiều suy ngẫm: làm sao ai biết được sự chân thành xuất phát tự đáy lòng mình? Để khi tôi nhận ra rằng em rất cần một cành hồng, một câu nói dịu êm, một cử chỉ âu yếm nhân ngày 8-3, thì em đã không thuộc về tôi nữa rồi!


Em là hiện tại, trong khi tôi đã quên mất một điều, dưới mắt em, tôi chỉ là biểu tượng của tương lai, mà tương lai thì luôn luôn thay đổi và không chắc chắn. Đăng trên Tạp Chí Áo Trắng Số 4- Ngày 1-3-2009 Báo Tuổi Trẽ

Lá Thư Ngày Khai Trường

SAO LẠI ĐỔ TỘI CHO CON, THẦY ƠI ! ThăngAnh – Nguyễn Thành Vũ ( Khóa 9 )

Thưa Thầy, Một mùa khai trường mới lại đến. Không chỉ nhà trường mà toàn xã hội đều chuyển động theo bước chân của chúng con, những học sinh các cấp, trên đường đến trường để tiếp thu kiến thức văn hóa của nhân loại. Bỏ qua những khó khăn về tài chính mà hầu như bố mẹ chúng con đang phải đối mặt, tìm mọi cách để tháo gỡ để mỗi chúng con được đến trường, đến lớp xây dựng cuộc sống tương lai. Tâm trạng học sinh chúng con nói chung là đều vui mừng phấn kích. Tuy vậy, riêng bản

thân con và rất nhiều bạn có cùng hoàn cảnh như con không những không hân hoan mà lại có một tâm trạng hoàn toàn trái ngược, rất khó trình bày một cách rõ ràng để cho mọi người hiểu và chia xẻ. Vậy chúng con là ai ? Chúng con chính là những học sinh mà trong hai năm học vừa qua ( năm học 2005-2006 và 2006-2007 ) được Thầy nêu tên và dư luân báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng khác thường xuyên nhắc tới. Chúng con chính là “ học sinh ngồi nhầm lớp. “


Không biết Thầy có suy nghĩ gì khi gọi chúng con bằng cụm từ này. Nhưng riêng con, với số vốn liếng kiến thức chưa hoàn chỉnh của mình, con cảm nhận rằng Thầy đang vô tình hay cố ý trút hết tội lỗi không phải do chính chúng con gây ra lên đầu chúng con. Vì thế con mạo muội viết lá thư này, thông qua Báo Tuổi Trẻ, gửi đến Thầy với hy vọng rằng mọi người sẽ hiểu rõ hơn nữa những “ bất tiện ” mà chúng con găp phải khi lâm vào tình huống này. Trước hết, xin cho phép chúng con tự khẳng định với mọi người rằng : Chúng con không phải là những học sinh ngồi nhầm lớp. Bởi lẽ việc chúng con đang ngồi tại chỗ chúng con trong trường không phải là một hành động do

chính chúng con gây ra. Và thật bất công khi lên án một người mà người đó chỉ là nạn nhân của những hành động do những người khác gây ra. Không thể kết tội đứa bé sơ sinh “tè” lên chiếc ghế sofa trong phòng khách được. Vì vậy chúng con xin đề nghị đổi cụm từ này ra dạng bị động thì nghe đỡ chướng tai hơn. Và nếu cụm từ này được chấp nhận dưới dạng bị đông, thì chúng con lại xin phép được trao đổi thêm chút nữa trong lá thư sau để làm sáng tỏ hơn. Thật không phải khi làm phiền Thầy trong lúc này, nhưng chúng con hy vọng Thầy sẵn sàng đứng về phía chúng con để từ nay về sau chúng con được gọi đúng tên của mình vì chính Thầy đã dạy chúng con rằng : Danh không chính thì ngôn không thuận. Chúc Thầy một năm học mới nhiều thành tích thật.


Một học sinh không chủ động ngồi nhầm lớp. ThăngAnh – Nguyễn Thành Vũ ( Khóa 9 )

Vì Sao Ngồi Nhằm Lớp ? Thưa Thầy. Chắc hẳn Thầy đã đồng ý khi gọi chúng con bằng đúng cái tên là : Học sinh không chủ động ngồi nhầm lớp. Ngồi nhầm lớp. Làm sao mà chúng con có thể vượt qua nổi bao nhiêu cửa ải thi cử trong một năm học, một cấp học, qua mặt được một bộ máy quản lý giáo dục đồ xộ để nghiễm nhiên ngồi vào chỗ không dành đúng cho mình. Và khi đã xác định là hành vi ngồi nhầm lớp không phải do chúng con thực hiện một cách có ý thức thì có lẽ cũng cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và động cơ khiến hiện tượng này đã xảy ra và tồn tại ở hầu hết các nhà trường, các cấp học, các ngành học, các địa phương trong một thời gian khá dài. Công việc này có lẽ phải cần đến sự nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà giáo dục và có lẽ cũng cần có cả những đề án cấp quốc gia để chi tiêu một khỏan ngân sách dành cho giáo dục. Riêng con, là một trong những đối tượng trên, con nhận thấy rằng : Tuy cũng là những học sinh không chủ động ngồi nhầm lớp nhưng chính chúng con cũng được chia thành hai nhóm rõ rệt. Nhóm thứ nhất chúng con hiểu và gọi tên là : “ Học sinh được cho ngồi nhầm lớp. “ Và trong nhóm thứ nhất này cũng được chia thành những nhóm nhỏ tùy theo thành phần đối tượng được cho. Trước hết là những đối tượng ưu

đãi nằm trong diện được nhà nước bảo hộ bằng những văn bản pháp qui. Số lượng nhóm này không nhiều và cũng không có gì để thắc mắc trao đổi. Nhưng bên cạnh nhóm này, vẫn còn không ít những đối tượng cần phải được ưu đãi chiếu cố cho ngồi nhầm lớp để duy trì và củng cố những mối quan hệ qua lại được hiểu ngầm là “ có lợi cho sự phát triển giáo dục.”. Hiện tượng này hầu như ở trường nào, cấp học nào, địa phương nào cũng có. Một nhóm nhỏ nữa dược cho ngồi nhầm lớp thuộc về số đối tượng mà gia đình có thực lực về kinh tế. Với nguồn lực kinh tế, thành phần này được cho ngồi nhầm lớp, nhầm trường . Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các thành phố lớn, các vùng miền đang phát triển và được một số người làm công tác giáo dục hỗ trợ để “ có lợi cho bản thân mình.” Đây là một thực tế đau lòng trong ngành giáo dục mà Thầy không thể không thừa nhận là không tồn tại. Còn nhóm thứ hai với tên gọi là : “ Học sinh phải cho ngồi nhầm lớp.” Đối tượng này chiếm một số lượng lớn và là kết quả cuả cái gọi là cơ chế, là con đẻ của bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu mà chính tập thể những người làm công tác giáo dục là thủ phạm. Một thầy cô giáo nào đó đánh giá học sinh đúng theo thực chất thì kết quả học tập bộ môn, của hoc sinh trong lớp sẽ thấp. Và chỉ cần thực hiện một phép suy diễn đơn giản : Không thể đạt giáo viên giỏi.


Một đơn vị giáo dục nào đó có tỉ lệ học sinh lưu ban cao, kết quả thi tốt nghiệp thấp, và cũng thực hiện phép suy diễn đơn giản : Không thể là đơn vị tiên tiến. Từ đó chữ Tâm của người Thầy trở thành chữ Đồng Tâm của cả ngành giáo dục. Đồng tâm thực hiện việc làm trái với cái Tâm của người Thầy. Có một số lời bào chữa rằng ngành giáo dục không chủ trương như vậy, chẳng qua là phải gánh chịu sức ép của xã hội. Nhưng tại sao ngành giáo dục từ bao năm nay không dám mạnh dạn đặt câu hỏi lại với xã hội rằng : Có chịu chấp nhận cho ngành giáo dục cung cấp cho xã hội những đứa con qùe quặt dị dạng, không đủ năng lực đảm đương gánh vác trọng trách mà xã hội sẽ giao cho chúng trong tương lai không ? Có phải Thầy cũng đã từng bảo với chúng con rằng : Sự im lặng cũng có nghĩa là đồng thuận ?

Qua những suy nghĩ nông cạn của mình, một lần nữa chúng con mong Thầy đứng ra minh oan cho chúng con, để tránh ngộ nhận là chúng con cố ý hoặc cố tình ngồi nhầm lớp để mưu cầu lợi ích riêng tư cho bản thân mình. Và ai là người thu lợi nhiều nhất trong “ dịch vụ “ này thì, tuy là những học sinh có nhiều hụt hẫng trong việc tiếp thu kiến thức do Thầy cung cấp trong nhà trường, chúng con cũng đã nhận diện rõ rồi. Trong nhà trường, nếu chúng con xả rác bừa bãi thì Thầy phạt chúng con phải dọn vệ sinh cho sạch. Vì thế chúng con rất mong Thầy săn tay dọn sạch đống rác chúng con để ngôi trường chung của chúng ta ngày một sạch đẹp thêm hơn. Chúng con đang mong đợi Thầy hành động. Một học sinh sẽ không còn cho ngồi nhầm lớp.


Màu Mực Đỏ Yêu Thương Tocmay-Nguyễn Tiến Hùng-Khóa 12 Thời đi học, tôi rất ghét màu mực đỏ. . Mỗi khi phát bài, mực đỏ gạch ngang,dọc trên giấy trắng tinh có ô vuông ,càng nhiều mực dỏ thì diểm thấp nên nét mực đỏ làm tôi ghét…. , vô cùng. Sau này tôi cũng là thầy giáo và thường dùng mực dỏ …không biết có học sinh nào không ưa mực dỏ giống như tôi không ? Bây giờ tôi thích viết lách, muốn viết gì thì viết. , đọc đi đọc lại vẫn không vừa ý. Ước gì có những nét mực đỏ để bài viết của tôi được hay hơn. Giờ tôi ân hận vì năm xưa tôi không có cảm tình với mực dỏ nếu không muốn nói là ghét cay ghét dắng . Thầy cô ơi xin hãy dùng mực dỏ ,xin hãy tha lỗi cho người học sinh còn quá trẻ nên suy nghĩ lệch lạc … Bây giờ tôi yêu mực dỏ Thầy cô ngày xưa, người còn ... người mất .... xin kính tặng thầy cô năm xưa


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.