khamdinhvietsu

Page 50

50

thứ 1).

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Tiền Biên - Quyển IV Năm Bính Dần (546). ([Tiền] Lý, năm Thiên Đức thứ 3; Lương, năm Trung Đại Đồng

Tháng giêng, mùa xuân. Bọn Dương Phiến đánh được thành Gia Ninh, Nam Việt đế Lý Bôn chạy đi Tân Xương. Lời chua - Tân Xương: Tức là Phong Châu. Xem thuộc Ngô, năm Kiến Thành thứ 3 (Tb.3, 14). Mùa thu, tháng tám. Nam Việt đế Lý Bôn đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương đến đánh, quân Lý Bôn bị vỡ, rút vào giữ động Khuất Lạo. Theo sách Cương mục (Trung Quốc), Lý Bôn lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Bá Tiên bảo các tướng: "Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!". Các tướng không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Bôn bị vỡ, lại trốn vào trong vùng người Lạo. Sử cũ chép: Nam Việt đế Lý Bôn lại rút lui, giữ trong động Khuất Lạo, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau; giao cho tả tướng quân Triệu Quang Phục giữ nước, cầm quân chống nhau với Bá Tiên. Lời chua - Hồ Điển Triệt: Theo lời chua của Hồ Tam Tỉnh trong sách Thanh Tông giám tập lãm, hồ này ở Tân Xương, tức là Phong Châu. Theo sách Phương dư kỷ yếu, của Cố Tổ Vũ1 đời Minh thì hồ Điển Triệt ở về phía Tây phủ Thái Nguyên, nay đã bị lấp. Trong hai thuyết ấy, chưa biết rõ ai phải, nay hãy ghi cả hai để cùng tham khảo. Động Khuất Lạo: Không rõ ở đâu. thứ 1).

Năm Đinh Mão (547). (Nhà [Tiền] Lý, Năm Thiên Đức thứ 4; Lương, năm Thái Thanh Tháng giêng, mùa xuân. Triệu Quang Phục đóng giữ Dạ Trạch.

Quang Phục cầm cự với Bá Tiên, chưa phân thua được. Quân Bá Tiên nhiều và mạnh lắm. Quang Phục liệu mình không chống nổi, bèn lui giữ Dạ Trạch. Dạ Trạch là cái chằm, chu vi không biết bao dặm mà kể, cỏ cây rậm rạp, giữa chằm có bãi ở được, bốn mặt thì bùn lầy. Người ở đấy thuộc đường, dùng sào đẩy thuyền độc mộc để đi lại. Quang Phục đem hơn một vạn người vào giữ trong chằm ấy: ban ngày thì bặt hẳn khói bếp thổi nấu, đến đêm thì đem quân ra đánh úp trại quân Lương giết chết và bắt được địch rất nhiều; trông vào những lương thực bắt được để làm kế duy trì lâu dài. Bá Tiên cứ theo dõi để đánh nhưng rút cục vẫn không thắng được. Người trong nước bấy giờ gọi Quang Phục là Dạ Trạch vương. Lời chua - Dạ Trạch: Bây giờ thuộc huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Theo sách Thanh Nhất thống chí, Dạ Trạch thuộc huyện Đông Kết, phủ Kiến Xương. Thời Lương Vũ đế, Trần Bá Tiên đánh Lý Bôn, Lý Bôn trốn vào trong chằm này, đêm đến đem quân ra đánh; nhân thế gọi là Dạ Trạch. Huyện Đông An trước kia gọi là Đông Kết. Sử cũ chua: Tục truyền: con gái Hùng Vương là Tiên Dung mị nương2 ra chơi ngoài cửa biển, khi thuyền trở về đến bãi Chử Gia, gặp Chử Đồng Tử, hai người kết làm 1

Tức là tên gọi của Độc sử phương dư kỷ yếu. Cố Tổ Vũ (1624-1680), tên tự là Phục Sơ, lại có tự nữa là Cảnh Phạm, quê ở Vô Tích thuộc Giang Tô, người cuối đời Minh đầu đời Thanh. Sách này gồm 130 quyển, trong có 9 quyển chép về hình thế cương vực châu quận các triều đại, 114 quyển chép về Nam Bắc trực lệ 13 tỉnh, 6 quyển chép về nguyên ủy núi sông, 1 quyển chép về phân dã thiên văn. (theo Trung Quốc văn học gia đại từ điển, trang 1354-1355, Từ nguyên tập dậu, trang 59).

2

Tiếng "mị nương" ở đời Hùng Vương cũng như tiếng công chúa ở đời sau, chứ không phải tên riêng.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.