khamdinhvietsu

Page 448

448

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển XVIII

"Vậy, thần dân các ngươi ai nấy đều nên trình bày cho trẫm biết rõ những điều sai trái thiếu sót. Hễ thấy có người hiền lương, chân phương, thẳng thắn và dám nói thì cho phép tiến cử ngay. Các người phải căn cứ vào sự thực mà điều trần, chứ đừng vin dẫn những lời văn suông của người xưa làm gì". Lời phê1 - Nhà vua bấy giờ nào đã biết gì2, chẳng qua chỉ là lời văn suông thôi. Tháng 6. Tha thái phó Lê Liệt ra khỏi ngục3. Bấy giờ vụ án Lê Liệt để kéo dài đến bốn năm, không xử dứt khoát. Đến đây, tông chánh Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin lựa uốn phép nước, mở rộng ơn trên, bèn tha cho Lê Liệt, rồi lại tha cả vợ con của Liệt. Tháng 7, mùa thu. Miền Tây Đạo4 đói kém lớn. Triều đình xuất thóc trong kho nhà nước ra cho dân vay. Tri Tây đạo là Nguyễn Phú tâu trình rằng địa phận ba trấn Tuyên Quang, Quy Hóa, Gia Hưng và các lộ Đà Giang thuộc miền rừng núi, ruộng đất cứng rắn xấu kém, luôn năm hạn hán và hoàng trùng, nhân dân phải nheo nhóc đói kém. Vậy xin xuất thóc gạo trong kho nhà nước ở sở tại để phát chẩn và cho dân vay. Nhà vua hạ chiếu y theo. Lời chua - Tuyên Quang, Đà Giang: Đều xem Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 (Chính biên XXI, 27, 30). Quy Hóa: Xem Trần Thái Tông, năm Nguyên Phong thứ 7 (Chính biên VI, 41). II, 41).

Gia Hưng: Tức Lâm Tây. Xem Lý Thái Tông, năm Thông Thụy thứ 4 (Chính biên

Sao Huỳnh Hoặc đóng ở phận sao Tâm. Hai sao lấp ló vào giới phận của nhau, lẩn quẩn (câu dĩ) đến hơn một tuần5. Lời chua - Huỳnh hoặc: Phần "Thiên quan thư" trong Sử ký (Trung Quốc) chép: Sao Huỳnh Hoặc, ở phương nam, thuộc hành hỏa, chủ về mùa hạ. Ngày bính đinh (tức ngày hỏa), người làm vua mà thiếu sót về lễ phép và không sáng suốt về sự nhìn nhận thì bị trời phạt bằng cách có sao Huỳnh hoặc xuất hiện. Sao Huỳnh hoặc mọc thì có binh lửa, lặn thì tan binh đao. Huỳnh hoặc là điềm rối loạn, tàn phá, tật bệnh, tang tóc, đói kém, binh đao. Sao Tâm: Chòm sao Tâm là nơi minh đường6: ngôi sao lớn ở giữa là chính vị thiên vương, ngôi sao ở phía trước là chỉ thái tử, ngôi sao ở phía sau là chỉ con thứ của vua. Mục "Chính nghĩa" trong phần "Thiên quan thư" của Sử ký trên đây chép rằng: "Khi đóng ở phận sao khác, gọi là thù". Đây có nghĩa là sao Huỳnh hoặc xuất hiện mà đóng ở phận sao Tâm. Câu dĩ (lẩn quẩn): Theo phần "Thiên văn chí" trong sách Quân khuy tập yếu, thì "câu" có nghĩa là quanh về tả, lại vòng về hữu, như hình chữ "câu"; "dĩ" có nghĩa là đi rồi lại lại, lại rồi lại đi, quanh co như hình chữ "dĩ".

1

Về lời chiếu của Lê Nhân Tông.

2

Bấy giờ Lê Nhân Tông mới lên bảy.

3

Năm Giáp Tý (1444), Liệt đang làm thái phó, vì có người gièm pha, nên bị Lê thái hậu bắt giam vào ngục, đến đây (1448) mới được tha: cách hai năm sau, vợ con của Liệt mới được phóng thích (theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Chính biên XVII, 27).

4

Gồm các trấn Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa và Gia Hưng (xem Chính biên XV, 5).

5

Một tuần là mười ngày.

6

Tượng trưng nơi cung ở của thiên vương để ban bố chính sự và mệnh lệnh.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.