khamdinhvietsu

Page 44

44

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Tiền Biên - Quyển III Bản: Tức là phủ bản. Theo Tống chí, được nhà vua bổ dụng thì làm chức tham quân, do quan tiến cử bằng "phủ bản" thì làm chức hành tham quân. Năm Đinh Mão (427). (Tống, Văn đế, năm Nguyên Gia thứ 4).

Tháng 4, mùa hạ. Thứ sử Giao Châu là Đỗ Hoằng Văn chết. Nhà Tống dùng Vương Huy là thứ sử. Nhà Tống với Hoằng Văn về làm đình úy. Bấy giờ Hoằng Văn đang bị bệnh, cũng tự mình cố gắng đi kiệu lên đường. Có người khuyên Hoằng Văn nên đợi khi bệnh khỏi sẽ đi. Hoằng Văn trả lời: "Nhà tôi ba đời giữ phù tiết, tôi vẫn muốn đem thân cống hiến đế đình, huống chi bây giờ lại có lệnh triệu". Nói rồi, nhất quyết đi, đến Quảng Châu thì mất. Năm Tân Mùi (431). (Tống, năm Nguyên Gia thứ 8). Nước Lâm Ấp cướp Cửu Chân. Thứ sử Giao Châu là Nguyễn Di Chi đánh không được, kéo quân về. Theo Sử ký của Ngô [Thì] Sĩ, bấy giờ vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai hơn một trăm thuyền lầu sang cướp Cửu Chân, vào cửa sông Tứ Hội. Thứ sử Giao Châu là Nguyễn Di Chi sai đội chủ là Tướng Đạo Sinh đem quân đi đánh. Đánh thành Khu Lật không được, kéo quân về. Lâm Ấp, từ sau khi thứ sử Giao Châu là Đỗ Viện mất, không năm nào không vào cướp các quận Nhật Nam và Cửu Chân, giết hại nhiều lắm, đến nỗi Giao Châu bị hư nhược. Đầu năm Nguyên Gia (424453), Dương Mại lại càng xâm lấn dữ lắm. Hoằng Văn định đi đánh, nhưng nghe tin có người sang thay mình, nên lại thôi. Đến đây (Nguyên Gia thứ 8), Lâm Ấp lại đem lực lượng toàn quốc sang cướp. Hai biên giới Nhật Nam và Cửu Chân từ đấy mới sinh ra nhiều sự rối loạn. Lời chua - Thành Khu Lật: Ở phía Bắc nước Chiêm Thành. Theo sách Thủy Kinh chú, sông Lư Dung phát nguyên từ núi cao ở phía Nam thành Khu Lật thuộc huyện Lư Dung, quận Nhật Nam, về mặt đông chảy qua phía Bắc thành Khu Lật1. Binh khí chiến cụ của nước Lâm Ấp để ở cả trong thành ấy. Sau này Đàn Hòa Chi từ đồn Chu Ngô, tiến quân vây Phạm Phù Long ở thành Khu Lật, tức là thành Khu Lật này. Năm Quý Dậu (433). (Tống, năm Nguyên Gia thứ 10). Tháng 5, mùa hạ. Vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang nhà Tống xin quản lĩnh Giao Châu. Vua Tống không cho. Vua nước Lâm Ấp là Phạm Dương Mại sai sứ sang cống nhà Tống, xin quản lĩnh Giao Châu. Vua Tống xuống chiếu trả lời vì cớ ở xa, không cho. Ngay năm ấy, nhà Tống dùng Hữu quân tham quân là Lý Tú Chi làm thứ sử Giao Châu. Năm Bính Tuất (466). (Tống, năm Nguyên Gia thứ 23). Tháng 3, mùa xuân. Nhà Tống sai thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp, thu được toàn thắng. Hòa Chi kéo quân vào kinh thành Lâm Ấp. Trước kia, vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại tuy sai sứ sang cống hiến nhà Tống, nhưng vẫn cướp bóc Giao Châu luôn luôn. Vua Tống mới sai Đàn Hòa Chi đi đánh. Bấy giờ có người quận Nam Dương là Tông Xác, vốn là dòng dõi nhà Nho, nhưng riêng về phần Tông Xác lại thích võ nghệ, thường nói: "Muốn giong ruổi theo luồng gió, phá tan làn sóng muôn dặm". Đến khi Hòa Chi đi đánh Lâm Ấp, Tông Xác hăng hái quyết xin tòng quân: vua Tống cho Tông Xác làm chấn vũ tướng quân. Hòa Chi sai Tông Xác làm tiền phong. Phạm Dương Mại nghe tin quân Tống đã xuất phát, sai sứ dâng biểu xin trả lại những dân quận Nhật Nam trước kia đã cướp về và xin nộp một vạn cân vàng, mười vạn cân bạc. Vua Tống hạ

1

Cương mục, không biết Cương mục dùng bản Thủy kinh chú nào. Nay theo bản Thủy kinh chú hiệu đính đời Kiền Long thì thấy như sau "Ở huyện Lư Dung thuộc quận Nhật Nam. Sông Lư Dung phát nguyên

Đây là dịch đúng nguyên văn dẫn trong

ở phía tây nam, miền núi cao ở phía nam thành Khu Túc. Phía nam các núi dài liên tiếp, ở phía Tây Thiên chướng lĩnh, có sông Lư Dung chảy ra, đi lẩn vào khe núi, vòng ra phía Bắc Tây vệ, rồi đi sang Đông qua phía Bắc thành Khu Túc rồi lại sang Đông" (c.33, trang 50).


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.